logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/06/2017 lúc 09:30:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Năm nay 2017, Ngày của Mẹ hay Hiền Mẫu nhằm Chủ Nhựt 14 tháng Năm và Ngày của Cha hay Thân Phụ nhằm Chủ Nhựt 18 tháng Sáu ở Mỹ. Cha mẹ là trụ cột của gia đình, gia đình Việt Nam là nền tảng của xã hội VN. 42 năm nhìn lại xã hội Việt Nam của người Mỹ gốc Việt phát triển trong xã hội Mỹ mới thấy vai trò, công ơn trời biển của cha mẹ nơi quê hương mới của người Việt tại Mỹ.

Lịch sử chỉ đánh giá đúng anh hùng, liệt nữ sau khi quan tài đã đóng kín. Ngày của Mẹ, của Cha năm thứ 42 này, những người cha, người mẹ Việt Nam đầu tiên đưa gia đình sang tỵ nạn CS ở hải ngoại chắc cũng không còn nhiều lắm. Đây là cơ hội tốt để thấy công ơn trời biển của những người cha, người mẹ đã hy sinh đưa con cái đến bến bờ tự do, quên mình nơi quê hương mới để lo cho con cái – là lớp trẻ Việt hải ngoại -- được như ngày hôm nay.

Census 2010 của chánh phủ Mỹ làm 7 năm trước đã cho thấy cộng đồng người Mỹ gốc Việt phát triển một cách đặc biệt. Đã lên hạng tư trong khối di dân gốc Á châu đến trước rất lâu tại Mỹ quốc. Đã giữ được hồn Việt, tiếng Việt trong gia đình, “nói tiếng Việt ở nhà” nhiều hơn các sắc dân khác. Nhưng ra ngoài xã hội người Mỹ gốc Việt ăn học cũng chẳng thua ai, 25% có bằng đại học 4 năm hay cao hơn. Trong 10 năm, dân số gốc Việt tăng gần nửa triệu người, và ngay tại thời điểm kiểm tra, tổng số người mang họ Việt Nam tại Hoa Kỳ là: 1,548,449.

Lợi tức trung bình của gia đình 4 người là 59,000 USD một năm so với 62,000 của toàn quốc. 67% có việc làm, đứng hàng thứ tư trong cộng đồng di dân Á Châu, cao hơn tỷ lệ toàn quốc Mỹ là 65%. Tỷ lệ ly dị 6%, thấp hơn tỷ lệ chung toàn quốc Mỹ là 11%. Tỷ lệ làm chủ căn nhà mình đang ở là 65% so với 66% của toàn quốc cho thấy gia đình là trụ cột của cộng đồng Mỹ gốc Việt.

42 năm là thời gian gần nửa đời người. Thế hệ thứ nhứt đại đa số là những quân dân cán chánh VN Cộng Hoà liều mình dẫn gia đình con cái đi tỵ nạn CS ở hải ngoại, trẻ nhứt cũng 30, bây giờ đã hơn sáu, bảy, tám mươi rồi. Không ít người đã ra đi; số còn lại cũng mấp mé bờ sanh tử theo luật vô thường của Tạo Hoá.

Tre tàn măng mọc là qui luật sinh tồn. Con hơn cha nhà có phước, sau hơn trước đất nước có phần là đà tiến hoá của một dân tộc.

Hậu duệ của những người cha người mẹ đến bến bờ tự do, đứa con sanh sớm nhứt tại hải ngoại bây giờ cũng trên 40 tuổi. Có người gọi là thế hệ thứ hai bây giờ cũng đã tứ thập nhi bất hoặc rồi. Còn thế hệ thứ ba thì nhiều lắm đang đại học hay ngoài đời, hoà nhập sâu sát vào xã hội Mỹ. Dù bi quan và khiêm tốn sắc tộc thế mấy đi nữa cũng thấy lớp người hậu duệ của những bậc cha mẹ thuộc thế hệ thứ nhứt của những người Việt tỵ nạn CS, không thua sút bất cứ sắc tộc nào đã nhập cư các siêu cường Tây Phương hàng thế kỷ trước.

Đặc biệt ở Mỹ là hiệp chủng quốc, nơi người Việt định cư đông nhứt trên thế giới, những cố gắng vươn lên, thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội của người gốc Việt thấy rõ nhứt. Bác sĩ, luật sư, kỹ sư, tướng tá quân đội Mỹ, chuyên viên gốc Việt đã bão hòa so với tỷ lệ dân số gốc Việt.. Ngành nào lớp trẻ VN cũng có mặt, chen vai sát cánh với những sắc tộc khác.

Sự thành công này của thệ hệ hậu duệ theo phân tích và nhận định của những nhà xã hội học là do yếu tố gia đình VN. Nói đến gia đình VN là nói đến cha mẹ. Gia đình tự nó là một nhóm xã hội (social group). Bất cứ nhóm xã hội nào cũng có sự lãnh đạo mới mưu cầu hạnh phúc và thăng tiến được. Nhóm xã hội gia đình VN, người cha thường đóng vai trò lãnh đạo thực hiện (instrumental leadership), nặng về lý trí, thực tiễn, đòi hỏi con cái phải thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của gia đình.

Do đó người cha tỏ ra cứng rắn với con cái và ít được con cái thân tình như đối với mẹ. Còn người mẹ đóng vai trò lãnh đạo hoà hợp, tạo sự thông cảm chung, hạnh phúc, êm ấm chung cho gia đình nên được lòng con cái hơn người cha. Hai thể thức lãnh đạo này không xung khắc nhau mà bổ túc cho nhau, làm gia đình VN phát triển tốt trong xã hội Tây Phương và làm cho lý do lớp trẻ VN thăng tiến nhanh trong xã hội các quốc gia định cư cách nước nhà có nơi nửa vòng Trái Đất.

Trên đường định cư cũng như trên bất cứ đường đời nào đều vạn sự khởi đầu nan. Cha mẹ lấy thân phận lót đường cho con cái để lớp trẻ có ngày nay. Hầu hết thế hệ thứ nhứt quên mình, để dĩ vãng qua một bên, hướng về tương lai phía trước, lo cho gia đình thăng tiến.

Tướng lãnh Quân Lực VNCH không ngần ngại đi làm người lau cửa sổ cho các building, người quản lý nhà hàng. Nghị sĩ, dân biểu VNCH đi bán xăng, bán tiệm rượu, làm thợ nhà in, thợ lắp ráp điện tử. Công chức cao cấp đi cắt chỉ, ủi đồ, cắt cỏ, làm móng tay, làm mặt trong thời kỳ chân ướt chân ráo. Làm với tất cả lòng tận tụy, với sự hiểu biết và tin tưởng nơi lớp trẻ tiến lên, tiến thân.

Con cái dầng công nhau xây đắp đại gia đình. Một chiếc xe ban đầu đôi ba anh chị em chia giờ nhau đi và đưa rước nhau. Anh học ra trường tiếp cha mẹ đóng tiền trường cho em đi đại học cao hơn. Cả nhà chung đậu tiền cho người anh mua căn nhà đầu tiên và anh tiếp tay em mua căn nhà hay sang căn tiệm mới.

Việc dầng công đó thực hiện được nhờ sự lãnh đạo thực hiện và hoà hợp của cha mẹ. Sư kết hợp này có và làm được là do tình thương gia đình, và chữ tín nghĩa này có và mạnh hơn mọi credit mà không ngân hàng nào có thể so sánh được. Bất thành văn tự nhưng long trọng và chắc chắn như nền tảng gia đình VN.

Do vậy Ngày Của Mẹ, Của Cha thứ 42 của người Việt hải ngoại này là ngày tưởng nhớ tới những người cha người mẹ đã dẫn dắt con ra khỏi chế độ CS, đến miền Đất Hứa. Ngày tưởng nhớ những hy sinh của những người cha người mẹ lót đường cho con cái tiến thân nơi quê hương mới. Ngày ngưỡng mộ lòng dũng cảm của những người cha người mẹ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, một ngày 24 giờ, một tuần bảy ngày để con cháu được như ngày nay; lòng dũng cảm của những người mẹ người cha đó can đảm hơn người chiến sĩ can trường xung phong ngoài mặt trận vì giờ phút can đảm xung phong ngắn hơn, ít khi xảy ra hơn so với lòng dũng cảm gần như suốt đời của cha mẹ.

Chẳng những thế có nhiều cha mẹ gốc Việt còn muốn hy sinh cho con khi không còn ở cõi trần này nữa. Nhiều người cha người mẹ dặn dò hay di chúc cho con cái, sau khi theo ông theo bà, thì con cái đem hoả thiêu, lấy tro đem rải ngoài biển hay gởi trong các cơ sơ thờ phượng. Vì không muốn đem tro xương của mình trở lại nước nhà còn nằm trong tay CS. Vì biết con cháu ở xứ văn minh kỹ nghệ, quá bận bịu này phải chạy theo việc làm, thường khi phải ở xa, ngày giỗ tết, thanh minh mà vì bận bịu công việc làm ăn không về viếng mộ được, thì bùi ngùi, tủi buồn tội nghiệp.

Trong những lý do vệ sinh, giản dị, niềm tin tôn giáo, nhiều gia đình VN bớt theo phong tục Việt sống cái nhà chết cái mồ, mà chấp nhận hoả táng thân nhân, lấy tro rải biển hay gởi ở các cơ sở tôn giáo, thờ tự, có lý do gia đình ấy
Vi Anh
song  
#2 Đã gửi : 17/06/2017 lúc 09:32:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mừng Ngày Lễ Cha: 6 Câu Chuyện Đẹp Về Cha...

Mừng ngày lễ Cha, mời quý độc giả đọc và suy ngẫm 6 câu chuyện đẹp về người Cha.

1. Có một người cha giữ hai cuốn nhật ký viết về con gái. Trong đó có một cuốn anh viết khi con đang còn trong bụng mẹ. Chín tháng mười ngày trải dài trong 100 trang viết khắc khoải mong chờ đứa con đầu lòng.

2. Có một người cha giữ một kỷ vật trong hộp đồ nữ trang gia bảo. Đó là một miếng kẽm hình tròn có đục lỗ đeo dây. Trên cả hai mặt đều ghi chữ số 34. Ít ai biết vật này có giá trị gì mà anh sợ mất nó hơn bất cứ món nữ trang quý giá nào.

Những ngày đầu con gái chào đời là những ngày anh phập phồng "lẻn" vào phòng sơ sinh mỗi ngày cả chục lần, để âu lo dòm vào đứa bé mỏng mảnh đang nằm trong lồng kính và chưa chịu mở mắt. Đứa bé mang số 34. Và những lần cô hộ lý đưa con anh đi tắm là một lần anh mong ngóng hồi hộp nhìn con số 34 để biết chắc rằng con anh không bị "lạc". Ngày đón con từ bệnh viện về, khi thay áo cho con gái, anh mừng rú lên khi thấy người ta bỏ quên "vật báu" 34 vẫn còn đeo ở cánh tay con. Anh biết đó sẽ là vật quí còn theo anh mãi mãi.

3. Có một người cha khắc những vết khắc lên cột, vạch những vạch vôi lên tường để đo con gái lớn dần trong niềm vui và nỗi lo. Những vết khắc, vạch vôi là những bức tranh nhân bản đẹp tuyệt vời trong bất cứ ngôi nhà nào.

4. Có một người cha cứ trồng thêm một cây khi con thêm một tuổi. Và vườn cây cho con gái cứ nhiều lên trong hạnh phúc pha lẫn tiếc nuối của người cha khi nghĩ về cái ngày con lên xe hoa về nhà người khác.

5. Tất cả những việc tưởng chừng như "ngớ ngẩn" của người cha dành cho con, để làm gì?

Để một ngày kia con về cùng hạnh phúc.

Ba đôi lúc nhìn quanh cho đỡ nhớ nhà mình …

Đó là câu thơ của một nhà thơ, anh đã giải thích hộ cho mọi người cha yêu con gái. Rằng đối với cha, con gái có ý nghĩa thân thiết ngự trị vào tất cả gia đình, ngôi nhà. Đến mức nếu không còn có con trong ngôi nhà này thì có nghĩa là ngôi nhà cũng không còn, đã xa lạ như nhà của người khác mất rồi.

May mắn sao những kỷ vật kia, những vạch vôi, vết khắc kia, "vườn cây - con gái" kia là hiện thân của con qua năm tháng, vẫn còn ở lại. Và thế là cha nhìn quanh, nhìn lên những "hiện thân" ấy để gặp lại một chút nhà mình, cho đỡ nhớ nhà mình.

6. Một ngày nọ vào bệnh viện, thấy một cô bạn gái đang đút cháo cho bố ăn, tôi chợt thấy thảng thốt với câu nói của nhà thơ Thanh Tịnh "Bố cho con ăn, con cười, bố cười. Con cho bố ăn, bố khóc, con khóc". Mới thấy vòng đời ngắn ngủi làm sao!

Mỗi người đều lưu giữ trong tim những câu chuyện đẹp về một người cha. Hình ảnh thứ 7, thứ 8… xin dành cho bạn, cho những ai được may mắn sinh ra trên Trái Đất này.

ST
song  
#3 Đã gửi : 17/06/2017 lúc 09:51:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhớ ba

Sáng này tôi vô hãng bị sao quả tạ rớt ngay tim đau nhói, chút hiểu lầm nhưng tôi là người nhậy cảm nên cũng dễ bị tổn thương, chiều đi làm về chan vội miếng canh với vài hột cơm, mệt mỏi nên tôi leo lên ghế nằm suy nghĩ miên man, không chịu kềm hơi thở cho khỏe lại nghĩ tới bé Quậy có khuôn mặt như vằng trăng thật dễ thương đang nhìn mình, bé đang đấm lưng cho bé nội hay bé ông , trong nhà bé, ông bà nội cũng được kêu bằng bé cho vui, thật là gần gủi thân thương , gần tới ngày father day ngh ĩ tới bé Quậy bé ông, tôi nhớ về những ngày tháng cũ xưa còn cha còn mẹ , kỹ niệm tràn về, nhớ quán phở cuả ba lúc nào cũng đông người, ba tôi bán giá bình dân, lấy công làm lời, gần rạp hát nên đông khách, nếu có người quen hay họ hàng ai nhớ phở cứ ghé thăm, ba thường tiếp đón nồng hậu cùng được thưởng thức một tô phở đặc biệt có tái nạm gầu… thật ngon mà cô bác vẫn nhớ, ba tôi nghĩ rằng cho con ăn thì hết cho người ta ăn thì còn, ông chỉ nói lưng chừng không hết ý , tôi cứ lơ mơ sao ba nói kỳ vậy mà không hỏi , nghĩ lại buồn cười ghê, má chỉ làm thợ phụ và con còn nhỏ phải đi học chẳng giúp gì được bao nhiêu, ba phải lo hết, nhớ lại thấy thương ba vất vả quá .

Qua đây chẳng có đứa nào nối nghiệp cha, chỉ tạm thời nhớ lại ba nấu phở rất ngon, xương hầm phải nhiều nước mới ngọt , gia vị như cánh hồi, củ hành, gừng.. .má thường giúp ba phần này, nên má thường nhắc chừng phải nướng hành, gừng… cho thơm lừng nồi phở, bí quyết phải bỏ 20 phút sau cùng khi nồi phở được sẵn sàng để ăn. Ba thường dậy sớm 3 giờ sáng để hầm xương, cở 4, 5 tiếng sau có 1 nồi nước phở thật ngon để đón khách thân quen đến đầy nhà, bây giờ mỗi lần đi ăn phở như phở Đầu bò tôi lại nhớ quán phở Hiệp lợi của ba .

Ôi núi cao như tình cha cao ngất

Cha thầm lặng như hàng thông vi vú
Dưới bóng cổ thụ

Bóng mát che cho đàn con
Ôi tuyệt vời tình cha

Bâng khâng tôi gặp lại tôi trong nỗi nhớ

Bé con trong tay cha
Tìm vòng tay thân thương

Tìm ánh mắt, nụ cười ngọt ngào

Ngủ ngon nhé bé con

Giờ rong rủi đường dài

Không bước chân cha…
Không lối mộng, thảm trải đường hoa

Nhưng sâu thẳm con tim
Vẫn còn lại mật ngọt tình cha

Tới vô tận…

Mai An

song  
#4 Đã gửi : 18/06/2017 lúc 09:30:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngày Biết Ơn Cha

Chủ Nhật 18/6 là ngàỳ lễ Father's Day của năm 2017 tại Hoa Kỳ.

Truyền thống tại Hoa Kỳ, Ngày Của Cha là một ngày lễ được dùng để tôn vinh những người làm cha, tôn vinh cương vị làm cha, mối quan hệ với người cha và ảnh hưởng của người cha trong xã hội. Ngày này được kỷ niệm vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 tại nhiều quốc gia và có thể rơi vào những ngày khác ở một số nơi khác. Ngày này bổ sung cho Ngày của Mẹ - lễ tôn vinh các bà mẹ.

Wikipedia ghi rằng Ngày Của Cha được ăn mừng phổ biến từ những năm đầu thế kỷ 20 để bổ sung cho Ngày của Mẹ trong những ngày lễ tôn vinh những bậc làm cha mẹ. Ngày của Cha được cử hành vào nhiều ngày khác nhau trên toàn thế giới và thường liên quan đến việc tặng quà, bữa ăn tối đặc biệt cho cha, mẹ, và các hoạt động mang tính gia đình.

Việc ăn mừng Ngày của Cha sớm nhất được biết đến diễn ra ở Fairmont, Tây Virginia vào ngày 5 tháng 7 năm 1908. Sự kiện được bà Grace Golden Clayton tổ chức, với mong muốn vinh danh cuộc đời của 361 người tử nạn trong tai nạn hầm mỏ của Thảm họa Hầm mỏ Monongah ở Monongah, Tây Virginia, vào ngày 06 tháng 12 năm 1907 vài tháng trước, trong số đó có 250 người là cha bị tử thương, để lại khoảng một nghìn trẻ em mồ côi.

Tiểu bang Tây Virginia không chính thức công nhận ngày lễ này, và nó không được tổ chức trở lại.

Hai năm sau, cô gái Sonora Dodd tại Spokane, Washington đề xuất lễ kỷ niệm ngày của cha vào năm 1909 và được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 6 năm 1910 tại trụ sở Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc (YMCA), trước hết nhằm tôn vinh người cha mình là một nông dân và cựu quân nhân trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, người đã một minh nuôi dưỡng 6 người con sau khi vợ ông mất sớm. Sau đó, nhiều người tại nhiều nơi khác cũng có sáng kiến tạo 1 ngày để vinh danh người cha.

Một dự luật công nhận Ngày của Cha là ngày lễ quốc gia được đưa lên trình Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1913. Năm 1916, Tổng thống Woodrow Wilson đến Spokane để nói chuyện trong lễ kỷ niệm Ngày của Cha và muốn công nhận nó chính thức, nhưng Quốc hội đã phản đối, vì sợ rằng nó sẽ bị thương mại hóa. Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge đề nghị vào năm 1924 rằng nên đưa Ngày của Cha vào diện ngày được kỷ niệm toàn quốc, nhưng chưa phát hành một công bố quốc gia.

Năm 1957, Thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith viết một kiến nghị buộc tội Quốc hội đã bỏ phớt lờ Ngày của Cha suốt 40 năm, trong khi tôn vinh các bà mẹ, do đó "chỉ tôn vinh một trong hai phụ huynh của chúng ta". Năm 1966, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ban hành công bố tổng thống đầu tiên tôn vinh những người cha, và chỉ định dành ngày Chủ nhật thứ ba trong tháng 6 làm Ngày của Cha. Sáu năm sau, ngày này đã được chính thức trở thành ngày nghỉ lễ trên toàn quốc ở Mỹ sau khi Tổng thống Richard Nixon ký luật vào năm 1972.

Sau đây, xin ghi lại một số dòng ca dao về tấm lòng người con đối với cha mình...

.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
.
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha thác, gót con lấm bùn
.
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha Mẹ sống đời với con
.
Con ơi muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Gái thời dệt gấm thêu hoa,
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa.
Trai thời đọc sách ngâm thơ,
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Mai sau nối được nghiệp nhà,
Trước là đẹp mặt, sau là ấm thân.
.
Làm trai nết đủ trăm đường,
Trước tiên điều hiếu: đạo thường xưa nay.
Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân.
Thức khuya dậy sớm cho cần,
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.
.
Anh làm rể bên em, có cha mà không có mẹ
Em làm dâu bên anh, có mẹ mà không có cha.
Bữa ăn nước mắt nhỏ sa,
Thân-phụ ơi thân-phụ hỡi, đi đâu mà bỏ con.
.
Ngày nào em bé con-con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này:
Cơm cha, áo mẹ, công thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước-ao.
Nuôi con cho được vuông tròn,
Mẹ thầy dầu-dãi, xương mòn gối long.
Con ơi, cho trọn hiếu trung,
Thảo ngay một dạ, kẻo luống công mẹ thầy.
.
Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá
Ngó ra ngoài biển thấy cặp cá đương đua
Đi về lập miễu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.
Trần Khải

song  
#5 Đã gửi : 18/06/2017 lúc 09:32:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thơ Ngày Từ Phụ

Người bạn mới nhắc rằng, Chủ Nhật 18/6 là Ngày Lễ Từ Phụ 2017 tại Hoa Kỳ.

Nơi đây, xin chép lại ba bài thơ về tình của người cha để bày tỏ lòng biết ơn: bài Hình Bóng Cha Già của thi sĩ TNT Mặc Giang, bài Tình Cha của thi sĩ Quảng An, và bài Tình Cha của thi sĩ Mộc Lan. Và gửi lời chúc độc giả những ngày thương yêu trong cảm xúc biết ơn bậc từ phụ.


HÌNH BÓNG CHA GIÀ
.
Cha ra đi, cõi vô thường tan biến
Mái tranh nghèo, như vắng bóng Cha ơi
Vẫn còn đây, bức mành thưa cửa sổ
Gió phất phơ, reo kẽ lá không lời
.
Cha ra đi, khung trời còn nhung nhớ
Áo bà ba, nhuộm một nắng hai sương
Áo vải thô, bạc phai màu hoại sắc
Cảnh nhà xưa, nghiêng một mái Song Đường
.
Cha ra đi, bóng Cha Già còn đó
Quãng đường dài, gai góc vẫn không phai
Cát bụi bay, thì thầm khua sỏi đá
Gợi hồn con, bóng núi đổ sông dài
.
Cha rũ áo, cuộc đời như bỏ ngõ
Dòng sông xưa, nhịp sóng vỗ đôi bờ
Mỗi lần qua, thêm một lần thương nhớ
Bóng Cha già cằn cỗi tóc bạc phơ
.
Tiếng chuông đầu hôm buông thả
Tiếng chuông mỗi sớm xa đưa
Ngân vang trôi về nỗi nhớ
Mênh mang hình bóng tôn thờ
.
Lời kinh trầm bỗng bên chùa
Dọc đường rơi rụng hơn thua
Trở về nguồn tâm muôn thuở
Đây rồi hình bóng Cha ơi
Quê nhà một mái xa khơi!!!
.
Tháng 10 – 2006
TNT Mặc Giang
(Trang nhà Vô Lượng Công Đức)


* * *

TÌNH CHA
.
Tình Cha tình Mẹ bao la
Tình thương như một thiết tha đậm đà
Từ con mở mắt oa oa
Dần dà năm tháng con đà lớn khôn
.
Trải bao mưa nắng dập dồn
Cha càng tận lực nuôi con nên người
Từ những sinh hoạt vui chơi
Đến sự ăn học Cha thời lo toan
.
Con vui Cha cũng hân hoan
Con đau cha lại chu toàn thuốc thang
Mong con tốt đẹp huy hoàng
Thỏa lòng Cha Mẹ cưu mang tháng ngày
.
Làm con hiếu đạo nên thay !
Cố lo tiến bước mai này thành danh
Tấm thân con sướng đã đành
Ấm lòng Cha Mẹ sanh thành ra con
.
Quảng An, Houston, Tx
(Trang nhà Quảng Đức)


* * *

TÌNH CHA
.
Ngày xưa con bé ngây thơ
Cha luôn che chở vô bờ tình thương
Ngày đêm lo lắng canh trường
Tình cha như thế ai lường mà hay
Nuôi con cha phải cuốc cày
Chăm lo ruộng đất ươm cây tỉa trồng
Sớm hôm cha chỉ ngóng trông
Mưa hòa gió thuận cho bông kết đài
Cha là nắng ấm ban mai
Là dòng sông mát trải dài quê hương
Tình cha ấm áp thân thương
Xua tan bóng tối soi đường con đi
Thương con cha chẳng so bì
Làm người một kiếp chỉ vì đàn con
Con đi xa cha mỏi mòn
Đứng ngồi lo lắng trông con từng giờ
Nuôi con từ thuở ấu thơ
Công cha cao rộng vô bờ vô biên
Tình cha trải rộng khắp miền
Làm con xin nhớ đáp đền công cha.
(Em vẫn tinh khôi, thơ Mộc Lan gởi tặng bạn đọc nhân mùa Vu Lan -- Trang nhà Làng Mai)

Xuân Niệm
song  
#6 Đã gửi : 18/06/2017 lúc 10:06:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một bông hồng cho Cha

Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gũi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
Con người sau này thì không. Cha săn sóc mẹ khi mẹ mang thai, cha đỡ đần mẹ, cha giúp tay mẹ pha bình sữa, giặt giũ tã lót khi cha mẹ cùng nghèo. Khi cúng đầy tháng, cha châm hương đốt đèn thành kính cầu xin Mụ Bà và tham lam cầu khắp thần linh phù hộ cho con mau ăn, chóng lớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên, lần trọng đại nhất trong đời mà cha trọn lòng nghĩ đến những vị thần linh. Vì con mà tin, mà khấn, mà cầu… cho dẫu mang tiếng mê tín cũng xin sẵn sàng vui nhận.
Con lên hai tháng, ba tháng, nằm ngửa huơ tay huơ chân, mở to đôi mắt ngơ ngác, xoay đầu nhìn vu vơ sang trái sang phải. Rồi con biết hé miệng cười, cái cười vô nghĩa nhưng đủ cho cả nhà mừng rỡ reo vui. Rõ ràng là nụ cười của con làm nở những nụ cười xung quanh, làm rạng rở những khuôn mặt, xóa mờ những nếp nhăn nơi trán. Lần lượt biết lật, biết bò… rồi con ngồi vững, rồi vịn tay đứng được, rồi bước những bước rụt rè. Tiếng reo vui, tiếng khuyến khích vang lên rộn ràng đầm ấm, trong đó có lẫn tiếng của cha.
Cha được phân công ngồi bón cho con những muỗng cơm đầu tiên, cha phải la: “Ùi ùi! Coi chừng con chuột kìa. Ăn mau chớ nó ăn hết,” rồi thừa lúc con đưa mắt tìm, cha đút nhanh muỗng cơm vô miệng. Hỡi ơi, từ ngày có con, cha trở thành nhảm nhí đáng thương. Con mới mở miệng ngáp, đôi mắt mới khép hờ mà cha đã vội vàng ru, ru cái kiểu nửa ngâm, nửa hát vụng về và chọn những câu nhảm nhí phù hợp với trạng thái tâm hồn của cha lúc đó.
À ơi, con gà cục tác lá chanh…
Có thể cha giỏi nhạc, cha hát hay nhưng cha ngượng không dám nghiêm trang cất giọng sợ người khác nghe biết cha đang tràn trề niềm vui, no nê hạnh phúc. Vả chăng mặt con ngây ngô thế đó thì cha biểu diễn nghệ thuật để làm chi? Cha phải ngây ngô theo, con duỗi chân thì cha nói: “Chà! Bộ định về thăm ngoại hả?” Rờ cái đít nung núc thịt, cha bế chạy vừa nói nựng: “À, con heo ú đây? Ai ra mua!” Quả là những giây phút hân hoan cực độ. Nhưng phải chợt dừng lại. Sợ người khác nghe. Phải che giấu hạnh phúc để tỏ rằng mình không tầm thường. Khi có học, cha thường phải tạo vẻ mặt nghiêm trang. Dưới thời Nho giáo, cha được gọi là nghiêm đường. Hai mươi tuổi đậu cử nhân, đậu tiến sĩ thì phải mang bộ mặt lạnh lùng của một ông quan. Chỉ có người cha quê mùa mới thong dong cõng con bốn, năm tuổi đi chơi nghêu ngao khắp xóm, bứt lá chuối quấn kèn. Lớn lên cha con cùng làm lụng cạnh nhau trên sân lúa, giữa rẫy khoai. Xã hội hôm nay trí thức hơn, văn minh hơn, trong cuộc sống cha một nghề, con một nghề, ai lo phần nấy, rốt cuộc tình thương cha con trở nên lợt lạt. Tình quấn quýt cha con chỉ thể hiện khi con còn nhỏ: quá bậc tiểu học, con bắt đầu lớn, bắt đầu chọn bạn là bắt đầu xa cha. Từ đó cha chỉ đóng vai nguồn cung cấp tiền cho con ăn học, may sắm, nguồn kinh nghiệm khôn dại đưa lời chỉ bảo khuyên răn. Tất cả đều là lý trí lạnh lùng.
Chớ mẹ thì không. Nghĩ đến mẹ là một chuỗi hình ảnh êm ái hiện ra: mẹ mang nặng đẻ đau, vạch vú cho bú, mẹ bồng ru ngủ, mẹ ôm hôn nựng, mẹ tập đứng tập đi. Khỏi cần lý luận, khỏi nhìn đâu xa, cứ nghĩ đến mẹ là như thấy rõ hồi nhỏ mình nằm như thế nào trong vòng tay mẹ, ỉa đái tự do trên mình mẹ và mẹ lo giặt, lo thay, quen thuộc với mùi khai, mùi thúi. Với cha thì phải suy nghĩ mới thấy, bởi mọi sự thương yêu chỉ hiện rõ khi mình còn nhỏ. Bây giờ nếu may mà biết được là nhờ ngẫu nhiên thấy một người cha nào đó đang thương yêu săn sóc đứa con nhỏ của họ.
Tìm trong văn chương thì thường chỉ gặp loại:
Công cha như núi Thái Sơn
Núi này nhất định là phải lớn lắm, và công cha cũng lớn như vậy. Không thấy ghi một nét cảm động về người cha mà chỉ phác qua một hình ảnh uy nghi, nhưng xa cách, gợi sự tôn sùng. Mọi người đều thuộc, đều đọc làu làu, nhưng mà thản nhiên như đọc khẩu hiệu.
Người cha quen thuộc, cha của Mẫn Tử Khiên, thì được vẽ là một người biết làm bổn phận: bổn phận cưới vợ kế khi vợ cả chết và bổn phận đuổi kế thiếp vì Mẫn Tử Khiên bị ngược đãi. Mà cũng ngẫu nhiên mới biết được con khổ khi thấy con mặc áo rách run rẩy đẩy xe cho mình.
Người cha trong cuốn Luân Lý giáo khoa thư dễ thương hơn. Truyện kể: Mẹ đi chợ mua về cho con trái cam. Con nghĩ đến cha làm lụng nắng nôi, liền cầm trái cam chay ra đồng tặng cha. Cha nghĩ đến mẹ đầu tắt mặt tối ở nhà, liền cầm trái cam đem về tặng mẹ. Trái cam đi một vòng, dài và rộng hơn sợi dây tình cả con thương cha, rộng gấp ba lần vì thêm tình mẹ thương con, tình chồng thương vợ.
Cổ văn thường nặng nghĩa lớn, nhẹ tình riêng. Phạm Trọng Yểm, tể tướng đời Tống, sai con là Thuần Nhân chở năm trăm thùng thóc về quê. Đến Đan Dương, Nhân gặp Thạch Man Khanh là bạn cũ của cha đang khốn quẫn vì bị ba cái tang dồn dập. Nhân đem tặng hết năm trăm thùng thóc. Lại nghe hai cô gái đến tuổi mà đang ế chồng, liền tặng luôn cái thuyền. Về kể lại chuyện cho cha nghe. Nghe tới chỗ hai cô gái của bạn ế chồng. Phạm liền ngắt lời hỏi: “Sao con không cho luôn cái thuyền?”
Cuộc sống bắt cha hướng mắt ra ngoài đời, nhìn đời, lăn lộn với đời. Mẹ thì nhìn vào trong nhà, nhìn vuông sân chái bếp, con gà con chó, cây ổi, cây xoài và bầy con của mẹ. Cha lặng lẽ đi làm kiếm tiền, con đâu biết bao nhiêu gian lao cực nhọc, lo toan đối phó làm mệt mỏi gân cốt và trí óc cha. Về đến nhà tìm sự yên nghỉ, nhiều khi mang cái bực bội, cái cáu gắt từ ngoài xã hội về theo. Con phải len lén bỏ ra sau nhà, im lặng, càng xa càng tốt, gần như muốn xóa bỏ cái hiện hữu của mình. Sự cách xa giữa cha con thường bắt đầu nhẹ nhàng như vậy. Càng thêm xa cách bởi sao cạnh mẹ con thấy êm đềm. Ai làm ra tiền không cần biết, chỉ muốn nhai viên kẹo, muốn cắn trái ổi là chỉ cần thỏ thẻ với mẹ. Mua cây viết mới, sắm đôi dép mới… thảy thảy mẹ đóng vai bà tiên. Tội thân cha, cạnh bà tiên hiền, cha thành Thiên Lôi; bà tiên càng hiền, cha càng thành La Sát.
Không, cha không muốn vậy. Cha thương con nhưng cuộc sống phân công mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp cành gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ thật chặt, hút nhựa nuôi lá, nuôi hoa, nuôi trái. Thân chĩa từng cành lớn đâm ngang, thân vươn những nhánh cao phủ trên đầu che mưa che nắng. Cha cân nhắc lời nói, chỉ nói khi cần, con lờn mẹ thì cha cần phải nghiêm. Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ lạt lòng, cha phải giữ kỷ cương. Mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực. Đi vào bước trưởng thành từ mười ba, mười bốn tuổi, con càng ngày càng ngại cha, tránh cha rồi xa cha là vậy.
Nhưng đừng đơn giản bất công, quên cái thời ta lên năm, lên mười, kẻo thành bội bạc. Hãy nhìn những đứa ba tuổi làm nũng với cha. Bắt cha bế chạy nhong nhong. Bắt phải dắt ra cổng đứng nhìn xe cộ. Bắt phải có cha nằm cạnh quạt cho mới ngủ. Lên tám, lên chín thì hay chạy tới nơi cha làm việc để đón cha cùng về. Trên đường đi phải nắm tay cha, thỉnh thoảng nhìn lên mặt cha, dẫu là khuôn mặt tầm thường hay xấu xí.
Tuổi già chiếc bóng, mẹ dễ sống theo con, dâu, rể. Lúc thúc sớm hôm, chăm chút tỉ mỉ, mẹ uốn mình theo nếp sống, mềm mỏng ung dung như nước. Thường cha thì không, cha ít cam khuất phục rể dâu. Chịu sống hắt hiu, thiếu thốn, cố tránh trước cái giả bộ nặng tai của dâu, cái im lặng cố ý của rể. Mẹ biết ý nên khi nhắm mắt vĩnh biệt, mẹ thường thổn thức dặn dò: “Anh ở lại nuôi con. Gắng kiếm một người hiền lành giúp đỡ. Chớ đàn ông không chịu khổ được lâu.”
Phải, tuổi càng cao, khổ càng chồng chất, dâu rể không ăn hiếp thì có con muỗi, con kiến ăn hiếp thay. Cứ cắn, cứ chích, nạn nhân nghe đau đâu đập đấy, chớ mắt mờ đâu còn thấy rõ. Nhìn lên bầu trời đâu còn thấy chòm Bắc Đẩu mà mới ngày nào lững thững dắt con đi trong sân cha chỉ cho con nhìn.
Con nay đang tuổi trung niên, bận theo quyền lực, vui với vợ con, bè bạn, việc báo hiếu cho cha thường tỏ ra bủn xỉn. Nếu có ai trách hững hờ chểnh mảng thì thiếu chi lý lẽ dẫn ra: “Được vậy còn đòi gì nữa?… Trời ơi, thì giờ đâu!”
Phải thì giờ đâu? Người xưa hay nhắc phận con kíp lo báo hiếu bởi “tử dục dưỡng nhi thân bất đãi” con muốn nuôi mà cha mẹ không chờ.
Khi con ở tuổi trung niên thì cha vào giai đoạn già yếu. Bề ngoài ngó dẫu phương cương nhưng nội tạng thường rệu rã. Dễ hiểu thôi mà: một đồ vật dùng đã sáu chục năm rồi thì dẫu lạc quan đến đâu cũng chỉ có thể tạm nói: “Cũng còn khá.” Cha thỉnh thoảng cảm thấy hơi đau nơi này, chợt nghe có cái nhéo nơi kia. Đôi hồi bỗng mệt vô cớ. Nhưng cha thường im lặng không nói. Những câu nói không còn cần thiết, êm ái cho con nữa như khi con còn nhỏ. Bây giờ, những câu nói đều quấy rầy con. Đành âm thầm nghĩ đến câu Vạn vật vô thường.
Sách xưa dạy: “Hôn định thần tỉnh,” ta dịch: “Tối viếng sớm thăm,” lạt lẽo nghèo nàn nếu không có người giảng cụ thể rằng cha mẹ già thường cần đôi mắt và bàn tay con, trước và sau giấc ngủ. Đã nằm trong mùng thì lười đứng dậy để khép bớt cánh cửa, để lấy cái mền, để tìm lọ dầu. Ngủ một đêm sáng dậy, trong mình có gì thay đổi, đó là lúc con cần hỏi han mẹ cha mới dám giãi bày.
Gần như mọi người con, cuối cùng đều âm thầm tự trách, lặng lẽ xót xa. Cha biết trước tâm trạng đó, phòng xa ngày nào mình từ trần con mới chợt ân hận muộn màng, nên trong mỗi bức thư gửi con, cha đều kết thúc bằng sự bằng lòng, rằng con đã học hành thành đạt và cha mãn nguyện, cha vui. Lòng vị tha, lòng hy sinh cho con kéo dài mãi sau khi nhắm mắt.
Báo hiếu đâu chỉ món quà, mà có thể đôi tháng gởi một bức thư. Nội dung đâu đòi hỏi cao siêu, chỉ cần mươi dòng lược kể một chuyện đã nghe, một điều vừa thấy. Thì cũng như bè bạn gặp nhau, chào nhau một câu rất nhảm mà vẫn rất cần: “Đi đâu đó? Mạnh giỏi?” Sinh nhật cha, tặng một cành hoa. Nếu ở thành phố xa, hai ba đứa con gởi về hai, ba bức điện chúc mừng, tốn không bao nhiêu mà tạo được sự rộn ràng tới tấp. Niềm vui tinh thần đâu thua bữa tiệc cao lương?
Ngày Vu Lan, nhiều chùa tổ chức lễ hội Bông hồng cài áo. Hoa hồng tượng trưng cho mẹ. Để tỏ lòng thương nghĩ đến cha, nhiều nơi buộc thêm dải nơ tượng trưng cho cha. Cha còn: nơ xanh. Cha mất: nơ trắng. Lễ đường xếp thành bốn dãy, dãy cha me song toàn: hoa hồng nơ xanh. Mẹ còn, cha mất: hoa hồng, nơ trắng. Mẹ mất, cha còn: hoa trắng, nơ xanh. Mẹ cha đều mất: hoa trắng, nơ trắng. Người dự lễ đứng theo hoàn cảnh của mình.
Có lần, một em nhỏ tuổi chừng lên tám đứng trong hàng hoa trắng nơ trắng. Em nhìn quanh, tủi thân khóc òa và cả lễ đường cùng khóc òa theo.
Cha cũng như mẹ, rồi một ngày: “Đỉnh hoa biểu từ khơi bóng hạc” (Cha mẹ mãn phần) nên mỗi người con đều phải vội vàng. Trả hiếu không bao giờ đủ, không được coi là dư bởi tình cha thương con là “cho” chớ không phải “cho vay” để có thể gọi là trả đủ.
Võ Hồng
 

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.206 giây.