Chuyện thật bất ngờ vì chắc chắn chưa có mấy người Pháp nghĩ tới là vừa mới đây nước Pháp được Trung tâm Ngoại giao thuộc viện Đại học Nam California của Huê kỳ và Văn phòng Tư vấn thông tin Porland xếp hạng nhứt về "Quyền lực mềm". Huê kỳ đứng hạng nhứt năm 2016 nay tụt xuống hạng ba và Anh chiếm hạng nhì. Dĩ nhiên dân Pháp bìết được tin này sẽ vui mừng vì qua 5 năm do đảng xã hội với ông Hollande trị vì, nước Pháp từ từ tụt hậu về mọi mặt.
Theo định nghĩa "quyền lực mềm là khả năng gây ảnh hưởng và thuyết phục của một quốc gia, của các tác nhơn chánh trị, kinh tế, văn hóa trên phạm vi quốc tế mà không dùng tới bất kỳ phương tiện quân sự nào".
Nhưng điều muốn nói ở đây là nước Pháp được xếp hạng đứng đầu về quyền lực mềm, thật ra, vẫn nhờ vào những ưu thế vốn có từ lâu về những di sản lịch sử, văn hóa trong đó Pháp còn là một địa điểm du lịch hàng đầu thế giới. Năm 2016, có 82,5 triệu lược du khách tới thăm viếng nước Pháp, đông nhứt là vào mùa HÈ, mặc dầu trong năm trước, đã xảy ra những vụ hồi giáo khủng bố rùng rợn làm chết 230 người.
Năm nay, 2017, Bộ Ngoại giao ước tính sẽ có không dưới 88/89 triệu du khách tới Pháp, tăng lên từ 5% tới 6% so với năm rồi. Du khách Huê kỳ và Nhựt năm rồi không dám tới Pháp nay cũng lục tục trở lại trong lúc đó du khách Nga, Nam Mỹ, Ấn độ, cả Đức và Tây-ban-nha mạnh dạng ồ ạt tới. Chánh phủ đang chuẩn bị cho năm 2020 sẽ đón tiếp 100 triệu du khách tới Pháp, đem lại 50 tỷ euros, tạo thêm 300 000 công ăn việc làm (Theo AFP).
Còn dân Pháp, HÈ tới, được nghỉ làm việc từ 5 tới 6 tuần có lương, nên ai cũng thu xếp gia đình đi nghỉ HÈ, phơi nắng ở vùng biển hay miền núi, đồng quê.
Năm nay, chánh phủ cổ võ dân Pháp đi về miền núi cho đông đảo thay vì chỉ tập trung ra biển. Đi đâu cũng được miển có nhiều nắng ấm. Báo chi tập trung vào chuyện đi HÈ của dân chúng, hướng dẩn về vài chuyện quan hệ tới đời sống, sức khỏe, vệ sanh ăn uống và thân thể trong thời gian nghỉ HÈ.
Nắng ấm, café và chút rượu
Pháp là xứ sản xuất bia rượu, nhứt là các loại rưọu chát nổi tiếng vế phẩm chất và giá bán trên thị trường. Người Pháp cũng tiêu thụ nhìều rượu chát hơn các loại rượu khát. Khi người Pháp nói "uống" (boire) là "uống rượu chát". Còn "uống nước", phải nói kèm theo tiếng "nước" thì họ mới không hiểu lầm.
Những kết quả nghiên cứu trong gần đây xác nhận uống thường xuyên rượu chát với liều lượng chừng mực, 2/3 ly/ ngày, sẽ có tác dụng tăng thêm tuổi thọ. Chắc chắn. Tây là nưóc dân chúng ít bị bịnh tim mạch, béo phì hơn Huê kỳ vì nhờ Tây uống rượu chát cả ngày. Phơi nắng cũng vậy. Khi đi nghỉ HÈ năm nay, bà con đừng ngần ngại mà không nhăm nhi vài ly mỗi ngày dưới nắng ấm.
Café, trước đây bị hù dọa là mầm móng gây bịnh ung thư là lách (cancer du pancréas). Thật ra, nghiên cứu khoa học quả quyết café, trái lại, làm giảm nguy cơ bịnh ung thư và bịnh tim mạch. Vậy dân ghiền café còn đợi gì nữa nhưng nhớ đừng uống quá 8 tách café / ngày (tách nhỏ).
Phơi nắng thường xuyên hay làm việc dưói trời nắng sẽ kéo dài tuổi thọ. Sống thiếu ánh mặt trời đồng nghĩa với cái tai hại như thuốc lá. Nắng ấm cũng có tác dụng lợi lạc cho bịnh tim mạch. Người ta so sánh một người không hút thuốc mà thiếu ánh mặt trời thì sẽ có đời sống bằng người hút thuốc mà phơi nắng thường xuyên (Le Point, 15/07/2017).
Tuy nhiên, bên cạnh những điều hay vẫn có những điều nên tránh.
Kem chống nắng
Hội "Water Responsable" có nhiệm vụ bảo vệ môi trường biển đang vận động chống những người nghỉ HÈ bôi kem chống nắng xuống biển tắm. Hiện có khá nhiều loại kem được người đi HÈ dùng là sản phẩm hóa học trong đó có chứa những hóa chất chẳng những gây dị ứng cho người dùng mà còn tác hại môi trường biển nghiêm trọng. Không phải những loại kem này làm cá chết như ở Vủng Áng, mà làm cho san hô, rong bìển nhỏ, nhiều loại sò ốc li ti chết mà những thứ này là thức ăn nuôi sống tôm cá ở vùng đó.
Khối lượng kem chống nắng tới mùa HÈ được dân đi HÈ xử dụng thật quá vĩ đại ít ai nghĩ tới: 25 000 tấn. Đem chia ra thì cứ mỗi giây đồng hồ, có 0,80 lít lượng kem được xịt ra bôi lên người. Rồi, sau đó, lội xuống biển.
Theo tập san Environmental Health Paerspectives thì kem chống nắng là thuốc độc trong nước bìển. Năm 2017, khu vực "Sun Cream Free" không còn chỉ dành riêng cho những Parcs thiên nhiên mà ở ngay vùng Bretagne của Pháp cũng sẽ tổ chức. Nhưng Pháp lúc nào cũng "từ từ" rồi sẽ tới hoặc "từ từ" rồi còn nguyên!
Sau hội nghị COP21, có vài thành phố duyên hải như Biarritz, mìền Tây-Nam Pháp, đã bắt đầu động viên dư luận "Yếu tố đầu tiên làm ô nhiểm môi trường vào mùa HÈ là hóa chất trong kem thoa da chống nắng".
Vậy ta hảy tẩy chay kem chống nắng là xong chớ gì?
Thưa không. Vì còn nhiều loại khác không độc hại, người tiêu dùng chỉ cần để ý chọn lựa kỷ trước khi mua. Hoặc coi danh sách các loại kem cần tránh do "60 millions de consommateurs" (60 triệu người tiêu dùng) công bố trên tập san của họ, số tháng 7/2017. Trong" màn lưới" tử ngoại (UV = Ultra-Violet) của những loại kem này có chứa những hóa chất ethylhexyl, methoxycinnamate bị nghi ngờ gây dị ứng khi phơi nắng. Cả những hóa chất khác cho mùi hương cũng gây dị ứng cho người xài.
Hội bảo vệ môi trường "Green Cross France" khuyên người đi HÈ thay vì dùng kem, có thể dùng quần áo chống UV, núp trong mát, che dù lộng,... Nhứt là đối với trẻ con.
Mùa HÈ nhổ lông, cẩn thận sức khỏe
Một tập san phụ nữ làm một cuộc điều tra tế nhị với các bà "Thật tình, thường chị thích "nhổ lông chổ kín theo kiểu hình gì?" Hoặc nhổ lông sạch trơn, tức 100%?
Nhổ lông hiện là một "mốt" (mode) rất thời thượng nên các bà chạy theo nhưng ít ai nghĩ sự tai hại khá nghiêm trọng của việc này, nhứt là vào mùa HÈ.
Theo kết quả điều tra của viện IFOP, bình thường các bà không muốn nhổ lông là 16% nhưng khi HÈ tới thì còn 13%. Vào mùa xuân, có 12% các bà muốn nhổ lông theo mẫu áo tắm trọn vẹn là 12%, HÈ tới, tăng lên 22%.
Trên bải biển hay trong hồ bơi, các bà không chịu được có một sợi lông nào ương nghạnh, mất dạy thò ra khỏi áo tắm. Vì vậy mà khi HÈ tới, các bà bèn đi tới tiệm nhờ "chuyên viên" nhổ lông cho. Theo IFOP thì cứ trong 5 bà đầm, có 1 bà là đệ tử của thời trang này. Nhờ đó mà nghề "nhổ lông" đang nở rộ, trước kia ở Huê kỳ, nay ở Pháp. Không cần phải vào Thẩm Mỹ viện cho mắc tiền, chỉ ghé vào tiệm móng tay (nails) do người Tàu hoặc người Việt nam làm chủ là đủ vừa ý. Nhưng giá một xuất nhổ lông từ 70€ tới 100€ và hơn nữa. Thợ nails nhờ vậy kìếm tiền dễ hơn nhiều công vìệc khác. Nên có cả chuyên viên là nam sinh viên du học với học bổng từ Hà nội qua, chen vào nghề này khà đông. Các cậu cho biết có học 2/3 năm đi nữa, có bằng cấp đi nữa, về nước không dễ kiếm được việc làm bằng lương làm nails. Sau thời gian học xong, cháu sẽ có được một số tiền đủ để khi về, cháu kiếm cách làm ăn hoặc xây dựng nhà cửa.
Khách hàng, dĩ nhiên là phụ nữ, phần nhiều thích các cậu nhổ lông hơn. Nhứt là phụ nữ phi châu đen. Nhưng giá tính với khách phi châu đen cao hơn vì nhiều lông, và lông lại bám rể vô cùng kiên cố. Chuyên viên yếu sức nhổ rất vất vả.
Khi các bà đi nhổ lông thường nghĩ là những nơi hiểm hóc đó, nay được khoáng đạt, thì vệ sinh tốt chớ gì nữa? Không mấy ai nghĩ hay tìm biết điều trái lại. Thật vậy, các loại vi khuẩn, và cả siêu vi khuẩn, đều không mấy mặn mà với lông. Lông nhổ sạch bóng thì các loại vi trùng sẽ không còn rào cảng, dễ dàng tấn công thẳng vào cơ thể.
Hơn nữa, môi trường nóng và ẩm ướt mà không có lông bảo vệ những yếu điểm thì dễ cho mọi thứ nhiểm độc xuất hiện. Như bịnh nấm, nhiểm trùng đường tiểu, da nổi lên những mục đỏ,...
Dầu sao, nhổ sạch lông, ít ra, cũng có cái lợi lớn là sạch chí, hết rận,... như những vùng khai quang lúc chiến tranh ở Việt nam, vc hết chổ ấn núp.
Nguyễn Thị Cỏ May