logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 12/08/2017 lúc 09:57:48(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Trang bìa L'OBS : La Fontaine : đạo lý và chính trị Ảnh chụp màn hình
« Những giấc mơ điên rồ » của các tỉ phú phiêu lưu, « những bóng ma » của Cách Mạng Pháp, hay ngụ ngôn La Fontaine : Đạo đức và chính trị là một số tựa trang nhất của các tuần báo Pháp trung tuần tháng 8/2017. L’Obs tuần này dành ba bài cho nhà sáng tác ngụ ngôn La Fontaine. Trước hết xin giới thiệu với quý vị bài « Nhà viết truyện ngụ ngôn bất tử », phỏng vấn tác giả một cuốn sách mới về nhà văn Pháp, vốn không xa lạ với độc giả Việt Nam.
L’Obs giới thiệu tiểu luận về La Fontaine vừa ra mắt của viện sĩ Hàn lâm Erik Orsenna (1), mang tên « La Fontaine : une école buissonnière » (tạm dịch : La Fontaine : Trường học cuộc đời). Với nhiều bạn đọc Việt Nam, ngụ ngôn thâm thúy của La Fontaine gắn liền với các bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh từ đầu thế kỷ trước như « Ve sầu và kiến », « Chó sói và chùm nho », « Hội đồng chuột » hay « Nhái muốn to bằng bò »….
Theo nhà văn Erik Orsanna, các câu chuyện ngụ ngôn của nhà văn thế kỷ 17 tiếp tục khiến ta « sửng sốt », bởi chúng còn hết sức thời sự. Tác giả tâm sự : trong các câu chuyện ngụ ngôn của mình, La Fontaine nói lên những gì ông suy ngẫm về cuộc đời, về chính trị. Hơn 60 con vật trong các chuyện ngụ ngôn đã trở thành những « tấm gương », bạn đồng hành với ông, nói thay cho ông.
Tận đáy lòng người…
« Về nhiều khía cạnh, triều đình của ông Vua Mặt Trời (Louis XVI) », như đã được La Fontaine phác họa, rất giống với « các tập quán sinh hoạt chính trị » đương đại. Các câu chuyện ngụ ngôn cho phép ông thoát khỏi hệ thống kiểm duyệt đã « rất tinh vi » thời đó. Cần nhấn mạnh là, La Fontaine sống vào cái thời của Vua Mặt Trời, người vốn coi các nghệ sĩ chỉ là « những nhân công », những kẻ phục vụ ngai vàng. Trong khi đó, nhà viết truyện ngụ ngôn lại ái mộ Nicolas Fouquet – người đứng đầu ngân khố triều đình – vốn coi các nghệ sĩ như « bạn hữu ». Quan hệ giữa La Fontaine và ông Vua Mặt Trời rất khó khăn, bởi với Louis XVI, Nicolas Fouquet là địch thủ, còn La Fontaine vẫn tiếp tục trung thành và sẵn sàng bảo vệ ông, ngay cả khi viên đại thần bị vua kết án tù chung thân.
Theo tác giả cuốn « La Fontaine : Trường học cuộc đời », ngụ ngôn của La Fontaine rất hiện đại, « bởi lòng người không đổi thay, giống như âm nhạc… Chuỗi đời biến động trên nền những giai điệu vĩnh cửu, của cái chết, tình yêu, sự tham tàn, lòng ham muốn… Những thất tình, lục dục. Với mỗi thời có thể có thêm những biến tấu mới, nhưng lòng người, xét tận đáy, vẫn là động vật. Có những điều rất giản dị, như ta có cảm thấy lạnh hay không ? ta sẽ phải chết hay không ? ta là kẻ mạnh hay không ? ta lớn hay nhỏ ?... ».
Chuột chũi, sư tử…
Áp dụng cách nhìn ngụ ngôn của La Fontaine, nhà văn thấy trong sự sụp đổ của ứng cử viên tổng thống Fillon, hồi đầu năm 2017 này, hình ảnh của một « con ếch nổ tung ». Erik Orsanna thấy trong « vụ Fillon » cả một kho tiếu lâm, nào là quà tặng áo quần, nào việc làm cho trẻ, việc làm ảo… và nhất là câu chuyện về chú chuột chũi đột ngột tiến thẳng ra quảng trường, để rồi bí mật bị bung ra, bởi con đường thăng tiến của chàng phơi bày trước con mắt bàn dân thiên hạ.
Đối với Erik Orsanna, tổng thống không gì khác « sư tử », « vua của các loài thú » và « cái lý của kẻ mạnh nhất vẫn là cái có lý nhất », và nếu tổng thống không còn là sư tử, thì ông ta « cũng rất nhanh chóng không còn là chúa sơn lâm ». Đó là trường hợp François Hollande. Ngược lại, câu chuyện mà Erik Orsanna muốn soạn để gửi riêng đến đương kim tổng thống Macron là « Nhà vua bị cầm tù trong hoàng cung, bị bao vây bởi những nịnh thần » (2).
Erik Orsanna cũng nghĩ đến câu chuyện về một chúa sơn lâm, một ngày nào đó phát hiện ra « không phải thần dân nào cũng có bờm, không phải thần dân nào cũng là sư tử con, không phải ai cũng muốn trở thành sư tử ». Tác giả nhớ lại chuyện từng được tổng thống Sarkozy đề nghị làm bộ trưởng Văn Hóa năm nào. Khi từ chối, ông nhận được câu hỏi đầy ngạc nhiên : « Nếu không làm bộ trưởng, liệu bác sẽ thành gì trên đời này ? ».
Nguồn cảm hứng bất tận
Cũng trong số báo về La Fontaine, L’Obs giới thiệu quan điểm của diễn viên hài Pháp Fabrice Luchini, người trình diễn các tác phẩm La Fontaine từ hơn 40 năm nay. Ông Fabrice Luchini không hề quan tâm đến khía cạnh đạo lý của ngụ ngôn La Fontaine, cũng như cuộc đời của tác giả. Cái vĩ đại duy nhất đáng chú ý ở La Fontaine là nghệ thuật ngôn từ, vừa mộc mạc, vừa tinh tế, công phu.
Đối với ông, tác giả các câu chuyện ngụ ngôn thế kỷ 17 ấy chính là « nhà văn vĩ đại nhất của nước Pháp », là « thiên tài Pháp ở trạng thái tinh ròng ». Tuy nhiên, theo ông, La Fontaine không còn dễ hiểu với xã hội đương đại. Các câu chuyện đa tầng, phức tạp của ông cần được « diễn giải lại toàn bộ », kể cả đối với người lớn. Đây hoàn toàn không phải truyện kể cho nhi đồng.
Trong khi đó, nhà văn Fabrice Pliskin nhìn thấy trong kho tàng ngụ ngôn La Fontaine nguồn cảm hứng bất tận, mà bất kể ai cũng có thể sử dụng, từ những người theo tư tưởng cánh tả, cấp tiến, cách mạng, hay phản cách mạng. Bài « Nếu La Fontaine trở lại… » nói đến một La Fontaine lên án thẳng thừng « sự điên rồ » của con người, những kẻ khai thác thiên nhiên một cách tàn bạo trong câu chuyện « Triết nhân xứ Scythie » (Philosophe scythe). Hay ngụ ngôn « Người và rắn » (L’Homme et la Couleuvre), lên án người mới là kẻ vô ơn chứ không phải rắn….
Hippolyte Taine, nhà sử học (thế kỷ 19) chống cách mạng, giễu cợt nhân vật chuột trong chuyện « Chuột và Voi », là « nhà triết học chĩnh gạo ». « Đệ tử ra đời trước » thầy Jean-Jacques Rousseau (được coi là một trong những nhà tư tưởng của Cách mạng Pháp) « đang thai nghén một chuyên luận về quyền của loài chuột, và sự bình đẳng trong thế giới động vật ».
Người hát bằng nhiều thứ giọng
Nhà văn Fabrice Pliskin lưu ý là La Fontaine « hát bằng mọi thứ giọng ». Ông vừa biết cách « mơn trớn tinh thần chống trí thức » của các tiểu thương, nhưng cũng lại « có cái để quyến rũ » các đại trí thức. Nhiều nhà xã hội dân chủ đương đại có thể hài lòng với những ngụ ngôn như « Ếch nhái đòi có vua ». « Ếch nhái chán chính quyền dân chủ » kêu Trời, được ban cho « Một ông vua hoà bình hết ý », thực tế là một « khúc củi khô ». Thất vọng vì sự bất động của vua, đòi tiếp « một đức ngài động đậy », thì được Trời cử sếu xuống, « Sếu nhai sếu giết búa xua đêm ngày ». Ếch nhái lại van xin, lần này Trời giải thích : « Lẽ ra cứ giữ nguyên chính phủ/Việc trước tiên các chú phải làm/Vua củi nhu nhược hiền lành/Mà không ai chịu thì đành vậy thôi/Vua sếu cứ thế được rồi/Hơn gặp vua khác còn tồi tệ hơn » (3).
Giễu cợt chua cay sự ngu muội của người dân, La Fontaine đả kích giới thống trị, chỉ là « lũ kỳ nhông thay nhan biến sắc » (« Đám tang sư tử cái ») (4).
Theo RFI
____________
(1) Trong phần nhận xét cuối bài, L’Obs ví : « nếu Erik Orsenna là một con vật trong ngụ ngôn, thì ông hẳn sẽ là một con bướm mải mê tìm mật ngọt, hân hoan giao tiếp với những gì tinh túy nhất trong cuộc đời những nhân vật mà ông kể lại ». Sau truyện kể về Louis Pasteur, ông đã mang lại da thịt cho cuộc đời của một tác giả, vốn rất nổi tiếng, nhưng trên thực tế ít được biết đến.
La Fontaine của Erik Orsenna không hề có dáng dấp của nhà giảng đạo, mô phạm, như một số người nghĩ. Cũng có thể gọi văn hào là một người « ham vui » (« quetard »). Thoải mái trong hôn nhân, bị vợ « cắm sừng », nhưng không coi là gì. Sẵn sàng đọ súng với « tình địch », để rồi rủ nhau cạn chén, bởi ông rất ghét chiến tranh. Đối với ông, giá trị trong đời là tình bạn và tự do.
(2) Tác giả cuốn « La Fontaine : Trường học cuộc đời » vốn rất gần gũi với giới nắm quyền, hay « triều đình », gọi theo lối xưa. Erik Orsenna từng chấp bút cho cố tổng thống François Mitterand trong những năm 80, người ủng hộ và là bạn của đương kim tổng thống Emmanuel Macron, ngay từ lúc khởi sự phong trào Tiến Bước !.
(3) Theo bản dịch Lê Trọng Bổng.
(4) « Tôi (tức tác giả - người viết) giải nghĩa đại trào là chốn/Kẻ vui buồn săn đón thờ ơ/Lựa theo ý thích nhà vua/Không thì cũng cố đóng trò cho ngoan/Lũ kỳ nhông thay nhan biến sắc/Loại bú dù bắt chước chủ nhân/Một linh hồn khiến nghìn thân/Ở đây rõ một nhân quần lò xo » (bản dịch Tú Mỡ).

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.