logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 30/10/2017 lúc 06:59:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một cảnh trong Vietnam War.

Cho đến lúc chúng tôi viết xong bài này, là đúng một tháng, cuốn phim 10 tập “THE VIETNAM WAR” của hai nhà đạo diễn Mỹ là Kenn Burnes và Lynn Novick đã được trình chiếu rộng rãi trên các phương tiện truyền thống đại chúng. Đối với khán giả các giới Việt Nam trong và ngoài nước, đã có những cảm nhận khác nhau, đưa đến các cuộc tranh cãi trong chốn riêng tư hay qua các bài viết về nội dung, ý nghĩa, tính trung thực và khách quan hay không của bộ phim này.
Trong bài trước “The Vietnam War là chiến tranh gì?”, được đăng tải trên diễn đàn này của Đài VOA, người viết đã định danh, định hình là “Cuộc Nội Chiến Ý Thức Hệ Quốc-Cộng” giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (chủ nghĩa quốc gia: Nationalism) và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (chủ nghĩa cộng sản: Communism) trong bối cảnh cuộc “Chiến Tranh Ý Thức Hệ Toàn Cầu” (The Global War Of The Ideology) giữa cộng sản chủ nghĩa (Communism) đứng đầu là Liên Xô với phe các nước xã hội chủ nghĩa; và tư bản chủ nghĩa (Capitalism) đứng đầu là Hoa Kỳ với phe các nước tư bản chủ nghĩa.
Trong bài viết này, người viết sẽ định tính và định lượng “The Vietnam War là chiến tranh của ai, do ai và vì ai?”.

I/- THE VIETNAM WAR LÀ CHIẾN TRANH CỦA AI?
Theo cách định danh, định hình của chúng tôi (bên cạnh cách định danh, định hình khác như chúng tôi đã trình bày) thì The Vietnam War là cuộc chiến giữa “Hai phe, bốn bên”.
Hai phe đó là: Phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) đứng đầu là Liên Xô và các nước XHCN (hay cộng sản) trong đó có bên cộng sản Bắc Việt (gọi tắt là Việt cộng); và phe tư bản chủ nghĩa (TBCN)đứng đầu là Hoa Kỳ và các nước tư bản chủ nghĩa, trong đó có bên quốc gia Nam Việt (gọi tắt là Việt quốc). Cả hai phe cùng thực hiện “cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu” giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa dưới hình thái một “cuộc Chiến tranh nóng” (The Hot War) hay “Chiến tranh cục bộ” tại chiến trường Việt Nam.
Bốn bên đó là: Bên Liên Xô, Trung Quốc với các nước XHCH (bên ngoài gián tiếp tham chiến) và bên Việt cộng (bên bản xứ trực tiếp tham chiến) thuộc phe XHCN.- Bên Hoa Kỳ với các nước đồng minh TBCN (bên ngoài tham chiến gián tiếp lúc đầu (1954-1963), sau trực tiếp tham chiến) và bên Việt quốc (bên bản xứ trực tiếp tham chiến) thuộc phe TBCN.
Như vậy có thể coi “The Việt Nam War” là “ngoại chiến”(chiến tranh ngoài nước) của các nước Liên Xô, Trung quốc với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa; cũng là “ngoại chiến” của Hoa Kỳ với các nước đồng minh trong phe tư bản chủ nghĩa. Đồng thời “The Vietnam War” “Nội chiến” của hai bên người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản và người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia. Chính vì vậy chúng tôi đã định danh, định hình chiến tranh Việt Nam là một “Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”. Cuộc nội chiến này diễn ra trong bối cảnh của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa là như thế.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, dù hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam, trùng lắp không gian và thời gian, có thể bề ngoài cùng chung mục tiêu, lý tưởng (của chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản) , nhưng khác biệt lợi ích và ý đồ giữa các bên tham chiến muốn thành đạt thông qua “The Vietnam War”. Bởi lẽ nếu hai “cuộc chiến ý thức hệ toàn cầu” “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam là một, thì sau ngày 30-4-1975, “bên thua cuộc” Việt quốc đã không còn lý do tiếp tục chống lại “bên thắng cuộc” Việt cộng cho đến nay và vẫn đang tiếp tục cho đến khi nào giành được mục tiêu tối hậu của chủ nghĩa quốc gia là dân chủ hóa đất nước. Và mặc dù cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa (hay là cuộc Chiến tranh Lạnh theo cách gọi của Tây phương) đã chấm dứt 27 năm rồi (1990-2017).

II/- THE VIETNAM WAR LÀ CHIẾN TRANH DO AI ?

Cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu” hình thành sau Thế Chiến II diễn ra dưới hai hình thái “Chiến tranh Lạnh ” (The Cold War) giữa các cường quốc giầu mạnh (Chiến tranh tâm lý, tuyên truyền, chạy đua vũ trang…) và “Chiến tranh Nóng” (The Hot War) nơi các nước nghèo yếu như Việt Nam (chiến tranh tâm lý, khủng bố, chiến tranh vũ trang…(1)).
Phe cộng sản, đứng đầu là Liên Xô thì phất cao ngọn cờ “Cách mạng vô sản” để lôi kéo các nước nghèo đi vào quỹ đạo của mình, để cùng thực hiện mục tiêu lý tưởng chung của chủ nghĩa xã hội (Chính trị độc tài toàn trị- Kinh tế chỉ huy hoạch định cứng rắn, tài sản công hữu, tiến tới xã hội cộng sản không còn giai cấp…(2)
Phe thư bản đứng đầu là Hoa Kỳ thì phất cao ngọn cờ “ tự do dân chủ” để lôi kéo các nước nghèo đi vào quỹ đạo của mình để cùng thực hiện mục tiêu lý tưởng chung của chủ nghĩa tư bản (Chính trị dân chủ pháp trị, kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, tôn trọng quyền tư hữu trong một xã hội tự nhiên vốn có giai cấp, cộng đồng đồng tiến...(3).
Sự cạnh tranh giữa hai phe cộng sản và tư bản để “lấn đất dành đồng chí hay bảo vệ đồng minh giữ đất” đã đưa đến các cuộc chiến tranh cục bộ nơi các nước thường là những nước nghèo, mới thoát ách thống trị của các đế quốc thực dân.Các cuộc chiến tranh cục bộ này thường là các cuộc nội chiến ý thức hệ do có sự xung đột giữa ý thức hệ vốn có từ trước của những người trong nước (chủ nghĩa quốc gia) với ý thức hệ cộng sản (chủ nghĩa cộng sản) mới du nhập. Thực tế tựa hồ như có sự phân công: Phe cộng sản thường ở thế tấn công, phát động chiến tranh lấn chiếm lãnh thổ, cướp chính quyền. Phe tư bản thì thường ở thế phản công, ngăn chặn, đẩy lùi để bảo vệ lãnh thổ, chính quyền với tổ chức xã hội hiện hữu nơi các nước có hiểm họa cộng sản (Chủ thuyết Domino)
Việt Nam cũng như một số nước nghèo yếu ( như Miên, Lào, Đại Hàn, một số nước ở Châu Phi, Châu Mỹ Latin…) có số phận không may đã rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu. Vì trước đó, chủ nghĩa cộng sản đã du nhập Việt Nam, với đảng CSVN chính thức có mặt trên chính trườngViệt Nam từ ngày 3-2-1930 tạo ra mâu thuẫn đối kháng với chủ nghĩa quốc gia (quân chủ chuyên chế rồi dân chủ tự do…). Nói cách khác, nếu chủ nghĩa cộng sản không du nhập, đã không có đảng CSVN, đã không có cuộc “nội chiến ý thức hệ quốc-cộng” kéo dài nhiều thập niên qua, trước cũng như sau cuộc chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975) cho đến nay vẫn chưa chấm dứt. Do đó, dù muốn dù không Việt Nam đã được chọn là chiến trường thực hiện hình thái “Chiến tranh nóng” cao độ, để qua đó các cường quốc đứng đầu hai phe cộng sản và tư bản tranh dành lãnh địa, lôi kéo Việt Nam đi vào quỹ đạo của mình, nhân danh mục tiêu lý tưởng tối hậu của chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản.
Một số người Việt Nam, hàng đầu như Ông Hồ Chí Minh, đã bị mê hoặc của lối mời chào này, quy tụ thành “Đảng Cộng sản Việt Nam” ( đảng CSVN ra đời năm1930), nằm trong hệ thống các đảng cộng sản quốc tế, nên đã tự nguyện, chủ động tiến hành “Cách mạng vô sản” dưới ngọn cờ “chống ngoại xâm, giành độc lập” (thời kỳ kháng chiến chống pháp)hay “Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”(Thời kỳ chến tranh ý thức hệ toàn cầu) để cướp chính quyền Miền Nam, cộng sản hóa Việt Nam, mở mang bờ cõi cho phe xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa. Vì vậy, để thực hiện cuộc chiến tranh này, bên Việt cộng đã được Liên Xô, Trung Quốc và “Các nước xã hội chủ nghĩa anh em” chi viện dồi dào mọi mặt về của, về người, như vũ khí, lương thực, y tế và cả nhân lực cố vấn, chuyên gia, hậu cần hay ngụy trang tham gia chiến đấu, để “giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, cộng sản hóa cả nước..
Hiệp Định Genève 1954 chia đôi Việt Nam đã chấm dứt chế độ thuộc địa của thực dân Pháp kéo dài gần 100 năm (1858-1954). Vì Hiệp định này chỉ là sự ký kết giữa chính quyền thực dân Pháp và Việt Minh (tức Việt cộng) sau khi căn cứ chiến lược Điện Biên Phủ bị thất thủ, nên việc giao Miền Bắc Việt Nam từ vỹ tuyến 17 cho Việt cộng chỉ có ý nghĩa như là Pháp bị mất một nửa thuộc địa Việt Nam cho phe xã hội chủ nghĩa, để sau đó, một nửa nước Miền Bắc Việt Nam trở thành “tiền đồn cho phe xã hội chủ nghĩa”, có nhiệm vụ phát động cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam, đưa Việt Nam vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, có chung một “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô” (có sự cạnh tranh ngôi vị của Trung Quốc).
Một nửa Miền Nam Việt Nam Pháp đã đến lúc không thể tiếp tục kéo dài chế độ thuộc địa,buộc phải trao trả độc lập hoàn toàn, sau khi đã trao trả độc lập từng phần từ năm 1949, cho chính quyền quân chủ Việt Nam với vua Bảo Đại, là vị vua cuối cùng của dòng họ Nguyễn đã trị vì trước và sau khi bị thực dân Pháp xâm chiếm đô hộ. Và vì vậy, chính quyền quốc gia quân chủ và sau đó chính quyền dân chủ Việt Nam Cộng Hòa coi mình là một chính quyền chính thống của quốc gia Việt Nam, tiếp nhận nền độc lập từ tay thực dân pháp. Thế nhưng sau đó lại rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu. Miền Nam Việt nam đã trở thành “Tiền đồn cho phe tư bản chủ nghĩa” hay còn gọi là “Tiền đồn thế giới tự do” đứng đầu là Hoa Kỳ với các nước phe tư bản chủ nghĩa, viện trợ mọi mặt cho chính quyền và nhân dân Miền Nam, trực tiếp tham chiến chống cộng,để cùng ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam, nhuộm đỏ đất nước của Việt cộng, được Liên Xô, Trung Quốc và các nước phe xã hội chủ nghĩa chi viện toàn diện.
Đến đây có thể trả lời cho câu hỏi “THE VIETNAM WAR” là chiến tranh do ai gây ra: Rằng chính Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở thế tiến công đã gây ra cuộc chiến, khi chủ mưu và hổ trợ cho đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Việt khởi động cuộc chiến tranh Việt Nam, với vũ khí, lương thực đạn dược, các phương tiện giết người của Liên Xô, Trung quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Vậy các bên khởi động cũng như bị động tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam là vì ai?

III/- THE VIETNAM WAR LÀ CHIẾN TRANH VÌ AI?

Như ở phần (I) chúng tôi đả viết: “dù hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam, trùng lắp không gian và thời gian, có thể bề ngoài cùng chung mục tiêu, lý tưởng, nhưng khác biệt lợi ích và ý đồ giữa các bên tham chiến muốn thành đạt thông qua “The Vietnam War”.
Vậy THE VIETNAM WAR là chiến tranh vì ai? - Chúng tôi thử nhận định qua bốn bên trong hai phe tham gia trực tiếp hay gián tiếp cuộc chiến Việt Nam là vì ai?
Đối với hai bên ngoại chiến đứng đầu phe XHCN là Liên Xô ( thêm Trung Quốc) và đứng đầu phe TBCN là Hoa Kỳ, thì cả hai bên tham gia chiến tranh Việt Nam gián tiếp hay trực tiếp đều vì quyền lợi quốc gia của họ, dưới chiêu bài khác nhau. Bên Liên Xô (cũng như Trung Quốc) và bên Hoa Kỳ và một số nước đồng minh khi tham chiến đều nhằm thành đạt các lợi ích chính trị,quân sự kinh tế và các lợi ích khác của chính quốc gia của họ, thông qua cuộc chiến Việt nam. Cả hai bên ngoại chiến đều nhân danh những lý tưởng cao đẹp khi tham chiến là để giúp hai bên nội chiến đồng chí (Việt cộng) hay đồng minh (Việt quốc) thắng cuộc để thực hiện mục tiêu lý tưởng chung.
Chẳng hạn về chính trị cả Liên Xô và Hoa Kỳ đều thông qua chiến tranh Việt Nam để tạo ảnh hưởng, lôi kéo Việt nam vào quỹ đạo của mình. Liên Xô thì có tham vọng cộng sản hóa toàn cầu để trở thành bá chủ. Hoa Kỳ thì tham gia chiến tranh Việt Nam trong nỗ lực ngăn chặn, đẩy lùi các cuộc chiến tranh xâm lấn lãnh địa, thực hiện tham vọng cộng sản hóa toàn cầu của Liên Xô
Chẳng hạn về quân sự, kinh tế …các cường quốc trong hai phe cộng sản và tư bản nhờ chiến tranh Việt Nam đã tiêu thụ được lượng vũ khí đạn dược và các khí tài quân sự tồn đọng sau Thế Chiên II và là nơi thử nghiệm thêm nhiều loại vũ khí mới. Một điển hình là sau Hiệp Định Genève chia đồi Việt Nam, quân đội VNCH ở Miền Nam ở thế thủ, trong thời gian đầu đã chỉ được Hoa Kỳ trang bị các loại súng cá nhân từ thời Thế Chiến II như súng Garant (mỗi khi bắn phải lên cò từng viên), hay súng liên thanh Carbin M.1 hay M.2. Mãi cho đến khi quân đội CSBV được Liên Xô, Trung Quốc trang bị cho vũ khí cá nhân AK, thì quân đội VNCH mới được Hoa Kỳ trang bị cho AR.15 hay 16. Nghĩa là quân đội VNCH được trang bị vũ khí các loại tối tân theo kiểu “nước lên, thuyền lên”. Bên Việt cộng đóng vai trò tấn công trong cuộc chiến được Liên Xô, Trung Quốc trang bị các loại vũ khí tối tân đến đâu thì quân đội VNCH ở thế thủ cũng được Hoa Kỳ và đồng minh trang bị vũ khí tối tân đến đó.
Vì vậy, theo nhận định của chúng tôi, một khi thấy “The Vietnam War” không còn lợi ích, các cường quốc đứng đầu hai phe đã tìm cách chủ động đưa cuộc chiến Việt Nam đi đến kết thúc.Vì vậy chúng tôi từng nhận định rằng, thực tế “The Vietnam War” chấm dứt như thế “không phải là thắng lợi của phe này ( Phe XHCN và Việt cộng) đối với phe kia (Phe TBCN và Việt quốc) mà chỉ là vì nhu cầu phải thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực mà thôi” (4)
Đối với bên nội chiến Việt cộng ở Miền Bắc thì phát động chiến tranh nhân danh lợi ích ngụy dân tộc “kháng chiến chống Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” để đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì “độc lập- tự do-Hạnh phúc” của nhân dân. Đồng thời, nhân danh quyền lợi giai cấp vô sản, thực hiện nghĩa vụ quốc tế cộng sản làm “Chiến tranh cách mạng” để nhuộm đỏ Việt Nam và các nước Đông Dương (Việt-Miên-Lào…), cộng sản hoá tòan cầu để thực hiện mục tiêu lý tưởng cộng sản tối hậu (một thế giới đại đồng, không còn biên giới quốc gia, xã hội cộng sản viên mãn như “Thiên đường cộng sản”). Do đó đã được Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe XHCN chi viện vũ khí đạn dược, lương thực dồi dào để giành chiến thắng bằng bạo lực cách mạng.
Đối với bên nội chiến Việt quốc ở Miền Nam thì buộc lòng phải tham gia một cuộc chiến tự vệ vì lợi ích dân tộc, để bảo vệ phần đất Miền Nam và chế độ dân chủ VNCH vì lý tưởng tự do dân chủ, với sự trợ giúp nhiều mặt của Hoa kỳ và đồng minh. Mục tiêu lý tưởng của Việt quốc là dân chủ hóa cả nước, không phải bằng bạo lực chiến tranh thôn tính, mà bằng ưu thắng của chế độ dân chủ pháp trị giầu mạnh văn minh tiến bộ ở Miền Nam trên chế độ độc tài toàn trị cộng sản nghèo yếu, lạc hậu ở Miền Bắc. (như thực tế nước Đức đã thống nhất bằng sự ưu thắng của chế độ dân chủ Tây Đức giầu mạnh, trên chế độ độc tài cộng sản Đông Đức …)
Vậy thì, một cách khách quan và công bằng, chúng tôi cho rằng cả hai bên nội chiến phát động chiến tranh từ Miền Bắc (Việt cộng) hay chiến tranh tự vệ ở Miền Nam (Việt quốc) đều có ý hướng muốn thống qua cuộc chiến giành chiến thắng để có điều kiện thực hiện mục tiêu lý tưởng tối hậu của mình trên cả nước, theo chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa quốc gia. Vì tự tin rằng đó là điều tốt đẹp cho nhân dân, đất nước và dân tộc.
Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng hai bên Việt quốc cũng như Việt cộng, dù ở thế chẳng đặng đừng phải làm công cụ cho hai phe ngoại bang trong cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu, nhưng không người Việt quốc gia chân chính nào ở Miền Nam nghĩ rằng mình tham gia cuộc chiến chống cuộc chiến tranh xâm lấn của CSBV là “đánh thuê cho Mỹ”, mà là để bảo vệ phần đất Miền Nam vì lý tưởng tự do dân chủ của chủ nghĩa quốc gia. Trái lại, cũng như những người Việt cộng sản chân chính, không ai nghĩ rằng “Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc” như Cố Tổng Bí Thư đảng CSVN Lê Duẩn đã phải tuyên bố khi Việt Nam bị Trung Quốc bức bách sau chiến tranh; mà hầu hết thực tâm tham gia cuộc chiến là say mê vì lý tưởng cộng sản mà họ tin là cao đẹp, có thể hiện thực. Chẳng thế mà trong thời kỳ chiến tranh, cố Thủ tướng Việt cộng Phạm Văn Đồng đã ra công hàm năm 1958 tán đồng tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, có lẽ vì cả tin cho rằng “không còn biên giới quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản,” thì các hải đảo ở Biển đông là của Việt Nam hay Trung Quốc cũng thế thôi?-
Tựu chung, cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn” (1954-1975) và sau khi cuộc chiến tranh này đã kết thúc 42 năm rồi (1975-2017) đã cho thấy cuộc chiến tranh ấy đã không đem lại những điều tốt đẹp gì cho nhân dân, đất nước và dân tộc như mong đợi của cả đôi bên Việt Quốc cũng như Việt Cộng. Thực tế chẳng cần nói ra thì ai cũng biết, cuộc chiến ấy đã chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho dân, cho nước. Trong khi mục tiêu lý tưởng tối hậu của “bên thắng cuộc” cũng như “bên thua cuộc” vẫn chưa bên nào đạt được.
“Bên thắng cuộc” (Việt cộng) thì đã có điều kiện và cơ hội thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình là xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh. Thế nhưng đã thất bại hoàn toàn sau 10 năm đầu thử nghiệm triệt để chủ nghĩa xã hội(1975-1985) qua “đổi mới” 10 năm (1985-1995) vẫn không thành, phải “mở cửa” bắt tay với cựu thù “Đế quốc Mỹ” để cho các nước tư bản tràn vào đầu tư. Từ đó và nhờ đó đảng CSVN đã thoát hiểm, kinh tế Việt Nam cất cánh để có bộ mặt xã hội phát triển phồn vinh như hôm nay. Đời sống nhân dân ngày được nâng cao, dù sự cách biệt giầu nghèo còn sâu sắc; nhân dân từng bước đã được trả lại các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền.
“Bên thua cuộc” (Việt quốc) thì tiếp tục đẩy mạnh các hình thức “chống cộng” vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước, tạo lực đẩy, lực xoay cùng chiều về phía dân chủ, làm tăng tốc dân chủ hóa để sớm kết thúc giai đoạn cuối cùng của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam một cách hòa bình.
Thiết tưởng, đảng và nhà cầm quyền hiện nay, mà thực chất cũng như thực tế không còn là cộng sản nữa, đã đến lúc phải thức thời, mạnh dạn vất bỏ “cái mặt nạ cộng sản” đi và công khai khẳng định con đường đưa đất nước đến phôn thịnh, văn minh tiến bộ và dân chủ là “con đường phát triển theo kinh tế thị trường, định hướng tư bản chủ nghĩa”, không nên tiếp tục lừa bịp nhân dân bằng “con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Vì đó là chiếu hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam.
Houston, ngày 17-10-2017
Thiện Ý
______________
* Ghi chú: (1), (2), (3) và (4)
Xin vào: luatkhoavietnam.com, Mục “Diễn Đàn”, Tiểu mục Tác giả-Tác phẩm” để đọc thêm “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” của Thiện Ý, ấn hành tháng 4-1995, tái bản năm 2005- Vào Tiểu mục “Thuyết trình-Phỏng vấn” để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả về tác phẩm này.

phai  
#2 Đã gửi : 30/10/2017 lúc 07:02:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
The Vietnam War, ai thắng ai?

UserPostedImage
F-5 thả bom một vị trí "Việt Cộng" ở miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến Việt Nam.
Sau khi coi bộ phim 10 tập “The Vietnam War” của hai nhà đạo diễn Mỹ là Kenn Burnes và Lynn Novick nhiều người Việt Nam cho rằng: Nếu so với các bộ phim tài liệu về “Chiến tranh Việt nam” do các đạo diễn người Mỹ thực hiện trước đây, thì bộ phim mới nhất này có tính khách quan hơn nhưng vẫn chưa đủ khách quan thể hiện đúng thực chất cũng như thực tế của cuộc chiến Việt Nam và còn nhiều sai lầm, bất công với bên Việt quốc. Vì vậy bộ phim này vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong công luận người Việt quốc gia ở hải ngoại. Riêng với nhà đương quyền Việt cộng từng là một bên trong cuộc chiến thì tỏ vẻ không hài lòng vì có một số sự thật bao lâu nay họ muốn che dấu đã được phơi bày trong bộ phim. Do đó, họ không chính thức cấm, nhưng cũng không muốn hay ngầm tìm cách ngăn cản bộ phim phổ biến rộng rãi trong nước; mặc dầu bộ phim này vẫn có nhiều lợi thế tuyên truyền cho kịch bản “ngụy dân tộc” để phát động cuộc chiến tranh nhuộm đỏ Miền Nam dưới ngọn cờ “chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc”.
Phần người viết đã cố gắng nhận định một cách khách quan, theo phương pháp sử học, qua ba bài:
“The Vietnam War là chiến tranh gì?”, để định danh, định hình cho cuộc chiến Việt Nam.
“The Vietnam War là chiến tranh của ai, do ai và vì ai?” để định tính, định lượng cho cuộc chiến Việt nam.
“The Vietnam War ai thắng ai?”, để định vị bên nào đã thắng trong cuộc chiến Việt nam, mà chúng tôi xin trình bày dưới đây.

I/- Ý NGHĨA THẮNG CUỘC TRONG MỘT CUỘC CHIẾN TRANH.

Theo ý nghĩa thông thường, trong một cuộc chiến tranh “Bên thắng cuộc” là bên đã đánh bại hoàn toàn đối phương, sau khi đối phương đầu hàng hay bị tiêu diệt, đưa cuộc chiến tranh đến kết thúc. Chẳng hạn Thế Chiến II (1939-1945) đã kết thúc sau khi Phe Trục thua cuộc (Đức-Ý-Nhật) phải đầu hàng phe thắng cuộc Đồng Minh (Mỹ-Anh-Pháp-Nga-Trung). Vậy thì…

II/- THE VIETNAM WAR AI THẮNG AI?

Như chúng tôi đã trình bày trong bài ““The Vietnam War là chiến tranh của ai, do ai và vì ai?”, rằng đó là cuộc chiến tranh giữa hai phe, bốn bên. Hai phe đó là phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa (Chiến tranh ý thức hệ toàn cầu); với bốn bên Liên Xô và Trung quốc, bên Hoa Kỳ và đồng minh (Ngoại chiến), bên Việt cộng và bên Việt quốc (nội chiến quốc-cộng). Cả hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam, trùng lắp không gian và thời gian, nên thường gọi chung là cuộc “Chiến tranh Việt Nam”. Cuộc chiến này đã chấm dứt vào ngày 30-4-1975, sau khi bên cộng sản Bắc Việt đánh bại hoàn toàn bên quốc gia Nam Việt, thôn tính được Miền Nam, thống nhất đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Như vậy theo ý nghĩa thông thường, phe xã hội chủ nghĩa đã thắng phe tư bản chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, thông qua cuộc chiền tranh cục bộ tại Việt nam, vì đã giành thêm lãnh địa toàn cõi Việt Nam cho phe XHCN. Hay nói cách khác một cách cụ thể là bên Liên Xô và Trung quốc đã thắng bên Hoa Kỳ và đồng minh trong cuộc chiến tranh cục bộ Việt Nam. Đồng thời, bên Việt cộng cũng đã thắng bên Việt quốc trong “cuộc chiến tranh quốc-cộng” tại Việt Nam (một giai đoạn của cuộc “Nội chiến ý thức thức hệ Quốc-Cộng”, hai giai đoạn kia là “Tiền chiến tranh Quốc-Cộng” (1930-1954) và “hậu chiến tranh Quốc-Cộng” (1975 đến nay vẫn chưa kết thúc).
Thế nhưng theo nhận định tổng quát của chúng tôi, đó chỉ là “chiến thắng biểu kiến” (coi vậy chứ không phải vậy)). Vì “The Vietnam war” đã kết thúc nhanh gọn, bị động và bất ngờ cho hai bên nội chiến Quốc-Cộng; cùng với diễn biến các sự kiện vào những ngày tháng cuối cùng trước và sau khi khi kết thúc cuộc chiến một cách không bình thường, tựa hồ như một kịch bản tiền định… Vì nếu việc kết thúc chiến tranh Việt Nam quả là một “thắng lợi thật” của phe XHCN trong đó có “bên thắng cuộc” Việt cộng, thì tình hình Việt Nam và thế giới phải biến chuyển theo chiều hướng khác với thực tế kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975.(1)
Vì vậy, chúng tôi cho rằng sự kết thúc chiến tranh Việt Nam vào ngày 30-4-1975 như thế không phải là thắng lợi thực sự của phe này (phe xã hội chủ nghĩa và Việt cộng) với phe kia (phe tư bản chủ nghĩa và Việt quốc) mà chỉ là vì nhu cầu thay đổi thế “chiến lược toàn cầu mới” (The New Globle Trategy) của các cường quốc cực nói chung, Hoa Kỳ nói riêng, sau khi các mục tiêu và lợi ích chiến lược trong vùng đã thành đạt thông qua cuộc chiến Việt Nam; mà Hoa Kỳ đã chủ động đưa cuộc chiến tranh Việt Nam đến kết thúc, để khởi động cho một tiến trình đưa “các bên thắng cuộc” (phe XHCN và Việt cộng ) đến “thua cuộc hoàn toàn” (4). để đi vào “Chiến lược toàn cầu mới” (2)
Thực tế quả đã diễn biến đúng như vậy. Vì chỉ 15 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Liên Xô “Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa” và hầu hết các nước XHCN trên thế giới đã xụp đổ (1990-1991). Tất cả đã chuyển đổi qua “chế độ dân chủ với nền kinh tế thị trường tự do” (vốn là nội dung chủ yếu của thế chiến lược toàn cầu mới). Như vậy là phe XHCN đã “thua cuộc hoàn toàn”. Cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hình thành sau Thế Chiến II,diễn ra dưới hai hình thái “Chiến Tranh Lạnh “ (The Cold War) và “Chiến tranh Nóng” (The Hot War) coi như chấm dứt sau 16 năm sau chấm dứt chiến tranh Việt Nam.(1975-1991).
Bên thắng cuộc Việt cộng, nằm trong phe XHCN, trong cuộc chiến tranh Việt Nam hôm qua, tất nhiên cũng không tránh khỏi số phận là “bên thua cuộc hoàn toàn” trong cuộc “nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam, khi quá trình tiêu vong đã, đang diễn ra và sắp đi đến kết thúc. Nghĩa là chế độ độc tài đảng trị hay toàn trị cộng sản dưới bảng hiệu “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam” cũng đã và đang trên quá trình tiêu vong để hình thành một chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng với “ nền kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa”; dù thực tế đảng và nhà cầm quyền CSVN (đỏ vỏ xanh lòng) hiện nay vẫn cố ngụy biện để kéo dài tuổi thọ, rằng Việt Nam đang đi theo con đường “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; nhưng không thể cưỡng lại chiều hướng mới không thể đảo ngược của “chiến lược toàn cầu mới” của các cường quốc cực.
III/- KẾT LUẬN:
Tựu chung, căn cứ vào diễn biến các sự kiện không bình thường trước và sau khi The Vietnam War kết thúc vào ngày 30-4-1975, chúng tôi cho rằng Liên Xô, Trung quốc và phe xã hội chủ nghĩa trong đó có “bên thắng cuộc” Việt cộng, chỉ đạt được “Chiến thắng biểu kiến” có tính giai đoạn; do nhu cầu thay đổi thế chiến lược toàn cầu mới của các cường quốc cực, mà Hoa Kỳ đã chủ động thực hiện kịch bản đưa cuộc chiến tranh Việt nam đi đến kết thúc.
Thực tế là, chế độ độc tài toàn trị công sản Liên Xô cũng như các nước XHCN Đông Âu đã tiêu vong vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, đưa cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đi đến kết thúc 16 năm rồi (1991-2017). Thực tế này cho phép kết luận ngắn gọn rằng, The Vietnam Warphe tư bản chủ nghĩa đã thua (giai đoạn chiến tranh Việt nam) để thắng (toàn cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu)- “phe xã hội chủ nghĩa đã thắng (giai đoạn chiến tranh Việt Nam) để thua bại hoàn toàn (cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu). Tương tự, The Vietnam War, bên Việt quốc đã thua giai đoạn (chiến tranh Quốc-Cộng) để thắng toàn cuộc (nội chiến ý thức hệ Quốc-Công) tại Việt Nam trong một tương lai không xa.

Houston, ngày 26 tháng 10 năm 2017.
Thiện Ý
______________
Ghi chú: (1), (2):
Trong tài liệu viết cho “Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam”năm 1976, người viết đã đưa ra nhận định, rằng “Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế, chẳng phải là thắng lợi của phe này đối với phe kia, mà chỉ là vị sự thay đổi thế chiến lược quốc tế của các cường quốc cực mà thôi…”; để sau đó đưa ra lời kêu gọi những người CSVN, rằng “chúng tôi khẩn thiết kêu gọi những người đang miệt mài xây một “Thiên đường cộng sản” trên đất nước này cần xét lại. Bởi vì biên giới quốc gia muôn đời vẫn là cái giới hạn mà các dân tộc sống chung phải bảo vệ trên hết và trước hết…” ; và rằng “Chỉ có đứng trên lập trường dân tộc, dưới ánh sáng chủ nghĩa yêu nước,chúng ta mới có thể tìm ra được con đường đúng nhất, có lợi nhất cho dân tộc Việt Nam, phù hợp với ý nguyện của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, chứ không phải là tham vọng của những kẻ cầm quyền…”.
Tài liệu quay roneo dày khoảng 30 trang này người viết đã nhờ một người (Bs. N.T.T hiện sống tại Canada) là bạn thiếu thời và cũng là đồng hương Quảng Trị với Lê Hãn, Trưởng nam của cố TBT Lê Duẫn, chuyển tài liệu này đến thân phụ Ông. Chúng tôi không rõ tài liệu này có đến tay ông Lê Duẩn hay không.
Tất cả những nhận định và lời kêu gọi trên, chúng tôi có in lại trong cuốn “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” của Thiện Ý, ấn hành tháng 4-1995, tái bản năm 2005-
Xin vào đọc thêm chi tiết tại : luatkhoavietnam.com, Mục “Diễn Đàn”, Tiểu mục “Tác giả-Tác phẩm” để đọc tác phẩm- Xin vào Tiểu mục “Hội luận-Phỏng vấn” để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả về tác phẩm này(Tháng 5-1995), có nhắc lại lời kêu gọi trên.
song  
#3 Đã gửi : 01/11/2017 lúc 09:05:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chiến tranh và bài học lịch sử

UserPostedImage
Cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Ngô Đình Diệm.
54 năm về trước, vào những giờ phút này tính mạng của hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đang bị “ngàn cân treo sợi chỉ”.
Những tính toán và quyết định sai lầm của lãnh đạo Hoa Kỳ, cùng với sự tiếp tay của thành phần chống đối ông Diệm ông Nhu tại miền Nam, đã đưa đến cái chết bi thương của hai ông và nền Đệ Nhất Cộng Hoà.
Biến cố 1 tháng 11 năm 1963 là điểm ngoặc đưa đến bao nhiêu bất ổn chính trị, để rồi chiến tranh Việt Nam leo thang và, 12 năm sau, kết thúc như một định mệnh không thể đảo ngược.
42 năm, gần hai thế hệ sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến. Nhưng những hậu quả mà chiến tranh để lại cho đến nay vẫn còn quá to tát. Một phần vì những vết thương quá sâu, về mặt tinh thần, nên vẫn chưa lành, đối với mọi bên. Phần khác vì bởi các lý do chính trị, nhất là khi không bên nào muốn thừa nhận vai trò và trách nhiệm của mình về hậu quả của cuộc chiến này.
Trong khi đó nhà cầm quyền hiện tại vẫn chủ trương kiểm soát toàn bộ “sự thật lịch sử” đối với những gì xảy ra trước, trong và sau cuộc chiến này.
Đâu là sự thật lịch sử? Trên thực tế, không có một sự thật lịch sử, dù là lịch sử về chiến tranh Việt Nam hay, nói chung, bất cứ một cuộc chiến hay biến cố chính trị lớn nào. Tính đa diện, phức tạp và vô cùng chia rẽ của cuộc chiến Việt Nam cho thấy tất cả mọi nhận xét, dù khách quan và thành tâm cách mấy, cũng chỉ là cách nhìn nhận vấn đề ở các góc cạnh khác nhau, ngay cả từ phía cùng chiến tuyến.
Điển hình là phim tài liệu mới nhất về cuộc chiến Việt Nam được đạo diễn tiếng tăm Ken Burns (và Lynn Novick) thực hiện, mất hơn 10 năm, gồm 10 tập kéo dài 18 tiếng đồng hồ. Tập phim tài liệu này được giới truyền thông chính mạch tại Hoa Kỳ và ngoài Mỹ phê bình một cách tích cực. Các báo, tạp chí, truyền hình lớn và nhiều ảnh hưởng như The New York Times, Washing Post, Guardian, Economist, Newsweek, Vanity Fair, PBS, CNN v.v..., tuy có phê bình một số thiếu sót hay sai sót, nhưng phần lớn khen ngợi công trình đồ sộ của Ken Burns: chi tiết, kỹ lưỡng, chuyên nghiệp, độc đáo, với bao nhiêu phỏng vấn nguyên thuỷ của các nhân vật trực tiếp tham gia cuộc chiến từ mọi phía cũng như bao nhiêu hình ảnh, phim ảnh và âm nhạc được sáng tác liên quan đến cuộc chiến này.
Về phía Việt Nam, thì có lẽ nhiều người sinh ra hoặc lớn lên sau khi cuộc chiến chấm dứt mong muốn được tìm hiểu một cách đầy đủ, nhất là trong bộ phim tài liệu này Novick đã nỗ lực về Việt Nam phỏng vấn những người trong cuộc. Thế hệ trẻ hình như chưa đánh giá mà chỉ muốn được xem rồi nhận xét sau.
Tuy nhiên nhận xét sơ khởi của thế hệ đi trước thì không tích cực chút nào. Một số người cho rằng bộ phim tài liệu này không phản ảnh trung thực lịch sử cuộc chiến và bối cảnh đưa đến chiến tranh Việt Nam.
Trong số những người lên tiếng cho Việt Nam Cộng Hoà, giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, tác giả của Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, Khi Đồng Minh Tháo Chạy và Khi Đồng Minh Nhảy Vào, đã phân tích chi tiết về những khuyết điểm, thành kiến, thiếu sót và sai sót của bộ phim tài liệu này trong bài “Viết về bộ phim The Vietnam War” [1]. Nhưng tiến sĩ Hưng cũng chỉ mới xem có năm tập đầu, chưa xem hết, cho nên những thắc mắc ông nêu ra như tại sao có chiến tranh Việt Nam, trách nhiệm của người Mỹ trong cuộc đảo chánh và hạ sát ông Ngô Đình Diệm v.v... có được trình bày đầy đủ và nghiêm chỉnh chứ không thiên vị và thành kiến không thì chính ông cũng chưa rõ!
Trong khi đó thì có nguồn tin bán chính thức cho rằng lãnh đạo hàng đầu tại Hà Nội rất không hài lòng về bộ phim này [2]. Họ cách chức vài viên chức trong Bộ Ngoại Giao đã phụ giúp dàn dựng các cuộc phỏng vấn cho bộ phim. Họ tức tối vì bộ phim phơi bày cuộc thảm sát Mậu Thân năm 1968, những tranh chấp trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu tại Hà Nội trong thời chiến, hay sự đối xử tồi tệ của bên thắng cuộc đối với người dân miền Nam khi chiến tranh chấm dứt v.v...
Tựu chung chiến tranh nào cũng chết chóc, thảm khốc, mất mát và tan thương. Chiến tranh Việt Nam thì khốc liệt bội phần. Trong vòng hơn 10 năm, khoảng một triệu người chết trong cả hai miền Nam Bắc, trong đó 58 ngàn lính Mỹ, và hàng triệu người khác bị thương tích. Tất cả các diễn biến này, qua hình ảnh chết chóc hay hàng triệu tấn bom rơi, được trình chiếu hàng ngày trên truyền hình Mỹ và khắp thế giới, điều mà không xảy ra trong Thế Chiến Hai hay trước đó. Chính những hình ảnh đó là một trong những nguyên nhân mà chiến tranh buột phải kết thúc bằng mọi giá.
Tuy cuộc chiến Việt Nam vô cùng phức tạp và gây nhiều tranh cãi, mục tiêu chiến lược của các bên tham gia tương đối đơn giản dễ hiểu.
Mục tiêu của Hoa Kỳ, và đồng minh, khuynh hướng đại diện cho thế giới tự do/tư bản, trong cuộc chiến này là để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại Đông Nam Á (mặc dầu ngay cả lý thuyết gia hàng đầu của thuyết ngăn chặn George Kennan không đánh giá cao vai trò chiến lược của Việt Nam trong chủ trương ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản toàn cầu).
Mục tiêu của miền Nam, trong nền Đệ Nhất lẫn Đệ Nhị Cộng Hoà, là phải ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản để toàn đất nước không bị nhuộm đỏ. Những người quốc gia từng hiểu biết và kinh nghiệm xương máu với cộng sản, nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, không tin rằng chủ nghĩa này mang lại sự phát triển cần thiết cho đất nước và dân tộc, nếu không phải là thảm hoạ.
Mục tiêu của miền Bắc, về mặt tuyên truyền, là để “chống Mỹ cứu nước”, độc lập và thống nhất dân tộc, nhưng thực tế họ đã chứng minh là đệ tử trung thành của cộng sản quốc tế, thi hành nghiêm chỉnh các chỉ thị từ đàn anh như Liên Sô và Trung Cộng trong việc đối đầu với khối tự do, bằng chính xương máu của đồng bào họ. Độc lập và thống nhất dân tộc, theo tư duy của lãnh đạo miền Bắc, cũng chỉ là mục tiêu hay phương tiện phụ. Mục tiêu chính, quan trọng hơn, là phải tiến nhanh tiến mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa và sau đó là cộng sản chủ nghĩa. Những gì xảy ra sau 30 tháng Tư năm 1975 cho đến khi Đổi Mới chứng minh điều này.
Chỉ có mỗi ông Ngô Đình Diệm là người có tầm lãnh đạo quốc gia lớn, có tư duy độc lập thật sự, và có tầm nhìn chiến lược và mục tiêu vì đất nước dân tộc Việt Nam. Dù có những lỗi lầm chiến lược và chiến thuật - điều mà không một vị lãnh tụ nào tránh khỏi dù tài giỏi và kiên cường đến mấy khi đối diện với bao thử thách khắc nghiệt của thời cuộc - cuộc đời dấn thân xuyên suốt của ông Diệm đã chứng minh điều này. Ông Diệm không hề muốn Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam. Lãnh đạo Hoa Kỳ tuy có lúc không tin tưởng khả năng ông Diệm có thể vượt qua bao thử thách cam go, và tuy có lúc bất bình với ông, nhưng họ không hề coi thường ông. Ông luôn có suy nghĩ độc lập, đặt mình ngang hàng với Hoa Kỳ, và không bao giờ nghe theo lời khuyên của Hoa Kỳ nếu nó đi ngược lại quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Hoa Kỳ đứng đằng sau cuộc đảo chánh ông Diệm vì họ không thuyết phục được ông trong các vấn đề chiến lược mà lại quá chủ quan về sức mạnh quân sự của mình [3].
Trong cuốn “Nền tảng Chung” (Common Ground), cố Thủ tướng Úc Malcolm Fraser cũng xác định là ông đã rút ra được một số bài học quan trọng về cuộc chiến Việt Nam. Đọc hồi ký của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara xuất bản năm 1996, với tựa đề “Nhìn lại: Bi kịch và Bài học của Việt Nam” (In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam), ông Fraser đặc biệt chú tâm đến cung cách đối xử của Hoa Kỳ đối với nguyên thủ quốc gia miền Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm [4].
Ông McNamara kể chi tiết về cuộc đảo chánh và ám sát ông Ngô Đình Diệm mà vào thời điểm đó chỉ là tin đồn là có bàn tay của Hoa Kỳ hoặc CIA nhúng vào. Ám sát là ý kiến của nhân viên Nhà Trắng. Khi quyết định xảy ra, cả ông McNamara và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Rusk không có mặt ở Nhà Trắng. Có gợi ý cho rằng Tổng thống John F Kennedy đưa ra quyết định này ở sân chơi golf. Quyết định này của Tổng Thống Kennedy không tham khảo ý kiến của Rusk hay McNamara. Mật tin được truyền đi qua Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và mật vụ CIA tại Sài Gòn. Đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge sau khi nhận mật tin, đi tìm một số tướng Việt Nam được ủy quyền lật đổ ông Diệm. Ông Diệm và ông Nhu bị ám sát. Ông Đại sứ ngạc nhiên vì Hoa Kỳ chỉ muốn ông Diệm bị lật đổ, không phải bị giết như thế! Ông Đại sứ được phe đảo chánh cho hay rằng ông Diệm phải bị giết đi vì ông là người duy nhất có được sự ủng hộ đáng kể tại Việt Nam. Sau cuộc đảo chánh, ông McNamara đặt câu hỏi “Có ai đủ khả năng/tốt hơn để thay thế ông Diệm?”
Những ai đã đọc hồi ký của McNamara, kể cả những người từng là tướng lãnh và lãnh đạo chính trị Việt Nam Cộng Hòa thời đó, có thấy điều gì bất ổn với sự kiện kể trên? Riêng ông Fraser cảm thấy cung cách hành xử của Hoa Kỳ hoàn toàn sai trái. Thứ nhất, McNamara qua cuốn hồi ký không hề phê bình tính cách Hoa Kỳ loại bỏ ông Diệm. Theo ông Fraser thì ông Diệm là người đứng đầu chính phủ và là nguyên thủ của một quốc gia mà Hoa Kỳ đang là đồng minh. Quyết định loại bỏ một đồng minh trong hoàn cảnh như thế là cực kỳ bất thường. Nó chỉ chứng tỏ tính độc đoán loại bỏ tất cả các quyền lợi khác ngoài mình. Thứ hai, một nước mà có thể thực hiện những hành động như thế, qua sự nhận thức về các sự kiện mang tính hệ trọng và bao quát như thế, là điều làm cho ông Fraser ngờ vực về khả năng và quyền lực của Hoa Kỳ.
Nhìn lại lịch sử cận đại và hiện đại Việt Nam, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Nguyễn Tây Sơn để thống nhất đất nước để rồi sáu thập niên sau lại mất độc lập. Nhưng lần này thì không phải Bắc thuộc mà là Tây thuộc, gần một trăm năm. Nguyên do chính yếu là vì giới lãnh đạo Việt Nam cực kỳ bảo thủ, giáo điều, tư tưởng lệ thuộc phương Bắc một cách vô thức, nên không hề đặt nặng cải cách, canh tân. Không cách tân thì tụt hậu, nghèo túng, thua kém, rồi không có sức mạnh để đối phó với nạn ngoại xâm luôn chờ chực nước nhà. Và một khi đã mất độc lập thì làm sao canh tân!?
Quan sát tình hình Việt Nam hơn 200 năm qua, đặc biệt là ngày hôm nay, tất cả những vấn đề nhức nhối, những thử thách lớn lao vẫn còn đó. Nó còn có dấu hiệu trầm trọng hơn, nhất là thảm hoạ của môi trường sống. Không có môi trường sống lành mạnh ổn vững thì mọi kế hoạch cho tương lai sẽ bất định.
Ngay vào thời điểm lãnh đạo miền Bắc âm mưu xâm chiếm miền Nam, lãnh đạo miền Nam đã có tầm nhìn và kế hoạch dài hạn vì quyền lợi của đất nước.
Trên 200 trang trong “Chính Đề Việt Nam”, Tùng Phong Ngô Đình Nhu đã biện luận sâu sắc về những vấn đề quan yếu đối diện với Việt Nam trong thời đại của mình. Một, canh tân đất nước để phát triển, nhưng phải biết “trụ mà không trụ”, để bảo đảm sự phát triển không ngừng. Hai, để có được sự phát triển đó, vị trí trụ vào phải là vị trí dân tộc, chứ không phải vào lý thuyết Cộng Sản, và không phải dựa vào vị trí của Trung Cộng hay các thế lực ngoại bang nào. Ba, mối đe dọa triền miên của dân tộc Việt Nam, từ xưa đến nay, là Trung Quốc/Cộng [5].
Mối quốc nguy mà thế hệ ông Nhu đã quan tâm thời đó cũng là điều mà lãnh đạo quốc gia trước thời bà Trưng bà Triệu mãi cho đến hôm nay đều quan tâm.
Nên nhớ thời ông Ngô Đình Diệm, dân số Trung Cộng chỉ là 800 triệu. Sự bành trướng của Trung Cộng, cho dầu ở mức ôn hoà nhất, như nhu cầu dân sinh thôi, đã là khủng khiếp rồi. Sau gần 60 năm, dân số đã tăng lên gần 600 triệu dân nữa. Giới lãnh đạo Trung Cộng ngày nay có những toan tính thâm độc hơn, với tham vọng xâm chiếm toàn Biển Đông và trở thành cường quốc số một với quân đội hùng mạnh hơn cả Hoa Kỳ, thì Trung Cộng lại càng là mối đe doạ tối nguy và thường trực của Việt Nam hơn nữa. Các viện Khổng Tử mà Trung Cộng đã ra công xây dựng trong nhiều năm qua trên khắp thế giới và bàn tay nối dài của Trung Cộng để gây ảnh hưởng lên cộng đồng người Hoa ở khắp nơi, hay các nỗ lực xâm nhập tạo ảnh hưởng lên các sinh hoạt chính trị dòng chính, hay các chính sách ngoại giao của các nước sở tại, như Úc, chẳng hạn, cho thấy giấc mộng Trung Hoa quả là ác mộng Việt Nam.
Ông Ngô Đình Nhu đã nhận định rất rõ bài toán và giải pháp của Việt Nam thời đó, và đã kêu gọi lãnh đạo miền Bắc hãy kịp thời nhìn ra được nhu cầu tiến hoá của dân tộc để không trụ đóng vào phương tiện cộng sản nữa, nhất là vào phía Trung Cộng.
Lãnh đạo miền Bắc, tất nhiên, hoàn toàn không chia sẻ quan điểm của ông Nhu.
Lãnh đạo Hoa Kỳ, và phần lớn tướng lãnh của Việt Nam Cộng Hoà, cũng không chia sẻ các quan điểm này.
Tất cả đều muốn biểu dương sức mạnh bắp thịt, xem ai mạnh hơn, to gan hơn.
Kết quả là hai ông Diệm và ông Nhu bị sát hại.

Vài lời kết

Lãnh đạo cộng sản tự bản chất không hề đề cao vai trò trí tuệ trong việc trị nước hay giữ nước. Họ đã từng đề cao “hồng hơn chuyên”, “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa” v.v... Qua các hành động của họ từ xưa đến nay, họ muốn người dân và đảng viên trung thành với đảng hơn với nước. Họ tiếp tục dùng thành quả chiến tranh để đề cao hoặc bảo vệ tính chính nghĩa của họ bấy lâu nay. Họ không chỉ say sưa trong chiến thắng mà còn sử dụng nó để biện minh cho tất cả tội ác của họ trong chiến tranh và về sau, từ Mậu Thân cho đến Đại Lộ Kinh Hoàng cho đến tù cải tạo khắp nước khi chiến tranh chấm dứt. Kết quả của những chính sách vô cùng sai lầm này đã làm kiệt quệ sức sống của dân tộc, làm thui chột các thế hệ trẻ lẽ ra là rường cột nước nhà, và làm mất đi bao nhiêu cơ hội để xây dựng lại con người và đất nước.
Trong khi đó, vấn đề cấp bách ngày hôm nay, cũng như của hai thế kỷ qua, là sự phát triển bền vững của Việt Nam trước hiểm họa ngày càng to lớn của Trung Quốc. Không phải phát triển kinh tế bằng mọi giá, mà là phát triển bền vững, trong đó môi trường xã hội và con người là yếu tố then chốt. Một khi người dân Việt Nam có được tư duy đúng đắn và tích cực thì cái gì cũng làm được cả, và đó mới là sức mạnh thật sự. Sự thành công của người Việt trên khắp thế giới về mặt trí tuệ và chuyên môn cho thấy khả năng và sức mạnh thật sự của dân tộc mình. Nếu có những lãnh đạo quốc gia tài giỏi và đức độ để huy động và khai dụng tiềm năng dân tộc cho quyền lợi quốc gia và quốc dân thì con đường phát triển đất nước sẽ thênh thang.
Để xây dựng cái mới, chúng ta phải can đảm dứt khoát đoạn tuyệt cái cũ. Phải can đảm nhìn ra cái dở cái sai cái hư cái thối của mình. Đừng tự mê và tự sướng với những cái quá lỗi thời, hủ lậu, thuộc viện bảo tàng, nhất là mặt tư tưởng. Nỗ lực nghiên cứu những giá trị văn minh nhân bản của các quốc gia tiên tiến hàng đầu có thể là bước đầu cho một sự thay đổi bền vững và cần thiết cho đất nước và dân tộc Việt Nam hôm nay.
Nhưng điều căn bản và quan trọng trước tiên là phải tìm hiểu lịch sử để học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm. Muốn học hỏi rốt ráo thì phải từ bỏ lối suy nghĩ một chiều, độc tôn độc đoán, và biết tôn trọng sự thật, không bóp méo nó. Tôn thờ sự thật và nỗ lực đi tìm nó sẽ giúp con người tránh lập lại những đau thương mất mát từ sự thiển cận, thù hận, tham lam, dối trá và hèn hạ mà quyền lực tạo ra.
Qua bao nhiêu bài học lịch sử như thế, điều đáng nói là nhóm lãnh đạo Việt Nam hôm nay vẫn trụ đóng vào Trung Cộng. Tổ quốc dân tộc chẳng là gì cả đối với họ. Quyền lực và quyền lợi là tất cả ngày hôm nay, trên mọi thứ.

Úc Châu, 01/11/2017
Phạm Phú Khải
_____________

Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tiến Hưng, “Viết về bộ phim The Vietnam War”, Người Việt, 27/09/2017.
2. Jeff Stein, “Vietnam War: New Ken Burns Documentary Dismisses The Origins Of The Futile, Disastrous Conflict”, tạp chí Newsweek, 9/17/2017.
3. Phạm Văn Lưu, “Lịch Sử Chính Trị Cận Đại Việt Nam - Quyển I: Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt Mỹ 1954-1963”, Centre For Vietnamese Studies, 2016.
4. Malcolm Fraser, “Common Ground”, Viking, 2002, trang 95 đến 97.
5. Tùng Phong – Ngô Đình Nhu, “Chính Đề Việt Nam”, Sài Gòn, Nhà Xuất Bản Đồng Nai, 1964.
song  
#4 Đã gửi : 02/11/2017 lúc 09:28:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
The Vietnam War - Đôi điều cần phải nói
Bộ phim tài liệu The Vietnam War được thực hiện bởi hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Norvick, hiện đang được phổ biến rộng rãi trên truyền hình NRK (NaUy) và được một số báo chí thiên tả NaUy tán thưởng. Bộ phim này cũng được trình chiếu tháng trước trên hệ thống truyền hình PBS tại Mỹ, đã tạo nên làn sóng tranh cãi, nhiều phản bác hơn là ngợi khen, từ những người Mỹ lẫn người Viêt. Người ta công nhận The Vietnam War có khá hơn nhiều so với Vietnam – The Ten Thousand Day War (của Michael Maclear) trước đây, tuy nhiên nó vẫn là một bộ phim tồi. Những người thực hiện vẫn tiếp tục đi theo lối mòn định kiến của giới truyền thông Mỹ. Trong khi đa phần những người trong cuộc, từng tham dự và bị nhiều hệ lụy từ cuộc chiến ấy, dễ dàng nhận ra sự thiên lệch, thiếu chính xác của cuốn phim, từ trong tư tưởng, tài liệu, hình ảnh đến việc phỏng vấn và mục đích thực hiện.


1/- Trước hết, nên biết Ken Burns, người thực hiện The Vietnam War là ai?


Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Ken Burns là một thành viên đắc lực của phong trào phản chiến. Ông là một người theo phái tả, và triệt để ủng hộ Đảng Dân Chủ.


Với một người như thế, tất nhiên Ken Burns luôn mang nặng thành kiến về cuộc chiến Việt Nam. Chính những người phản chiến như ông đã tạo nên một nhận định khá phổ biến “Cuộc chiến Việt Nam không thua tại Việt Nam nhưng đã thua tại Hoa Kỳ”.

2/- The Vietnam War dựa theo những tài liệu, hình ảnh nào, do ai cung cấp?


Tất nhiên phần lớn dựa theo tài liệu, hình ảnh của Hoa Kỳ và của chính quyền Việt Nam Cộng sản cung cấp. Ai cũng biết là các chính quyền CS không bao giờ tôn trọng sự thực, nên tất cả mọi tài liệu, hình ảnh đưa ra đều tô vẽ có lợi cho họ. VNCH không còn tồn tại, mọi tài liệu bị thất tán, phá hủy, không còn tiếng nói để chứng minh lẽ phải về họ, mặc dù chính họ mới là lực lượng chính trong cuộc chiến và đã phải nhận nhiều hệ lụy nhất chứ không phải Hoa Kỳ.

3/- The Vietnam War đã phỏng vấn những ai?


Có 3 thành phần:


- Những người Mỹ, một số cựu chiến binh tại Việt Nam, nhân viên của chính phủ, nhà báo, người có chồng, con tử trận tại Việt Nam, và có cả những người thuộc thành phần chủ chốt trong phong trào phản chiến trước đây.


- Những người Việt Nam trong nước. Hầu hết là những sĩ quan cao cấp, nhà văn nhà báo phục vụ chế độ CS. Ai cũng hiểu rằng, khi những nhà làm phim muốn tiếp xúc với họ đều phải qua chính quyền CSVN sắp xếp, chọn lựa hay tối thiểu là phải có sự cho phép, và tất nhiên phải nói những điều có lợi cho sự tuyên truyền của họ.


- Những người miền Nam (VNCH) đang sống tại Mỹ. Một số cựu sĩ quan, viên chức ngoại giao, và một vài người thành công ở Hoa Kỳ.


Tuy nhiên trong suốt cuốn phim, ai cũng nhìn thấy là họ được nói rất ít. Một hai câu ngắn. Tất nhiên các nhà làm phim tìm họ để phỏng vấn, không phải chỉ để hỏi một đôi câu ngắn ngủn như thế, nhưng chắc chắn những lời nói của họ đã bị cắt bỏ, chỉ còn lại một vài câu có lợi theo quan điểm của người làm phim. Ngoại trừ bà Dương Vân Mai Elliott, là nhân vật được xuất hiện nhiều nhất và phát biểu lâu nhất. Bà là nhà văn, tác giả cuốn sách “The Sacred Willow” được đề cử giải Pulitzer trong đó nói về bốn thế hệ sống trong một gia đình Việt Nam. Bà gốc người Bắc, thân phụ Bà làm việc cho Pháp. Năm 1954 cả gia đình di cư vào Nam, ngoại trừ người chị cả ở lại cùng chồng tham gia kháng chiến. Năm 1960 bà được học bổng, sang Mỹ học về ngành ngoại giao. Năm 1964, khi 23 tuổi, bà lập gia đình với người chồng Mỹ cùng ngành và sau đó cả hai vợ chồng cùng làm việc cho Rand Corporation ở Sài Gòn từ 1964 đến 1967. Với thân thế như vậy, nên bà Dương Vân Mai Elliott hiểu biết khá tường tận về tình hình chính trị và quân sự ở miền Bắc VN trước 1954, cũng như ở miền Nam sau 1954. Tuy nhiên về sau này, từ giữa thập niên 1960, dường như Bà đã có cái nhìn về cuộc chiến Việt Nam dưới lăng kính của một người Mỹ.


Một người đặc biệt nữa là Ông thẩm phán Phan Quang Tuệ. Ông là con trưởng của Ông Phan Quang Đán, người sáng lập Đảng Dân Chủ Tư Do, luôn quyết liệt chống đối chính phủ Ngô Đình Diệm và tham gia cuộc đảo chánh bất thành 11.11.1960 (với vai trò ủy viên chính trị và cố vấn), nên bị bắt cầm tù. Thời đệ nhị Cộng Hòa, ông ra tranh cử cùng liên danh với ông Phan Khắc Sửu, trong chức vụ Phó Tổng Thống, nhưng bị thua liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ. Do đó trong The Vietnam War, con trai ông, Phan Quang Tuệ, đã phát biểu tiêu cực về chế độ Ngô Đình Diệm cũng như các chính quyền miền Nam sau này với lòng hận thù, thay vì với lương tâm của một người trí thức.

4/- Không chính xác từ cách gọi tên cho cuộc chiến.


Ken Burns gọi cuộc chiến Việt Nam là “nội chiến”. Điều này không đúng. Nếu là một cuộc nội chiến thì đã không có 58.220 người Mỹ đã chết tại Việt Nam. Chính vì sự méo mó này, mà trong suốt cuốn phim, không thấy đề cập nhiều đến các nước Cộng sản, đặc biệt là Liên Xô và Trung Cộng luôn là những quan thầy của CSVN và hỗ trợ hết mình để mang thắng lợi cho miền Bắc CS. Trong khi Hoa Kỳ đã nhảy vào Nam Việt Nam và xem miền Nam như là một tiền đồn của Thế Giới Tự Do, nhằm ngăn chặn làn sóng đỏ Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á. Hơn nữa, quân đội Nam VN (VNCH) chưa hề đưa quân tấn công ra Bắc, họ chỉ bảo vệ miền Nam để xây dựng một thể chế dân chủ tự do, không Cộng sản. Còn cái gọi là MTGPMN cũng chỉ là đám CS nằm vùng, được cài lại miền Nam sau 1954, hoặc xâm nhập từ miền Bắc sau này, được CSBV nặn ra nhằm lừa bịp quốc tế.

5/- Cách hành xử sai lầm và “kẻ cả” của Mỹ đối với một đồng minh, đã đưa đến sự thất bại tại Nam Việt Nam.


Không có một vị lãnh đạo và cả người dân miền Nam nào muốn có sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên đất nước của họ. Chính Tổng thống Ngô Đình Diệm đã từng cực lực lên tiếng bác bỏ ý định của Hoa Kỳ, ngay từ thời Tổng thống J.F. Kennedy, muốn đưa quân vào Nam Việt Nam, và cũng chính vì việc này đã đưa đến cái chết thảm khốc của anh em ông Diệm vào ngày 1.11.1963. (Mỹ đã đưa ông Henry Cabot Lodge sang làm Đại sứ để dàn xếp một cuộc đảo chánh, và một sĩ quan cao cấp CIA, trung tá Lucien Conein, ngồi ngay trong sào huyệt của Dương Văn Minh cùng các tướng lãnh phản bội ông Diệm, tại Bộ TTM/QLVNCH, để trực tiếp giám sát, theo dõi việc đảo chánh.)


Ông Diệm luôn phản đối việc Mỹ đưa quân sang Việt Nam, vì ông nghĩ như thế sẽ làm mất chính nghĩa cho công cuộc đấu tranh của dân chúng miền Nam bảo vệ tự do, và có cớ để Liên Xô và Trung Cộng vào cuộc, ra lệnh và hỗ trợ miền Bắc đưa quân vào đánh Nam Việt Nam.


Nên nhớ là nền cộng hòa non trẻ của Ông Ngô Đình Diệm được xây dựng tại miền Nam sau Hiệp định Genève 1954, trên những đống tro tàn, rác rưởi và nhiều phe nhóm bạo loạn của Pháp để lại, cùng lúc phải lo định cư cho hơn một triệu người dân di cư từ miền Bắc, trốn thoát chế độ CS. Nếu có đôi điều bất như ý cũng là lẽ tất nhiên. Nhưng đây lại là thời kỳ “vàng son” nhất mà người dân miền Nam được hưởng, giáo dục, kinh tế và cả quốc phòng phát triển tốt đẹp. Với kế hoạch Ấp Chiến lược, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiêu diệt và loại gần hết đám CS nằm vùng tại Nam VN, do CS gài lại sau hiệp định Genève.


Và có lẽ Ông là người lãnh đạo quốc gia duy nhất trên thế giới đã tha tội chết cho cả ba người từng giết hụt mình: Hà Thúc Ký, Phạm Phú Quốc và Hà Minh Trí (người ám sát Ông tại Ban Mê Thuột)


So với Hồ Chí Minh, ông Ngô Đình Diệm yêu nước, thương dân và đạo đức hơn gấp vạn lần. Ông sống độc thân, đạo hạnh, trong khi Hồ Chí Minh tự xưng mình là “Bác” của toàn dân, bắt mọi người phải tôn thờ ca tụng mình, nhưng đã từng sống với nhiều người đàn bà, ngay cả với vợ một đồng chí của mình, và ra lệnh giết một cô con gái trẻ sau khi có con với ông ta và cô ấy tỏ ý muốn được công khai chấp nhận. Một tội ác điển hình của ông ta, khi ban hành Chiến dịch Cải cách Ruộng Đất, giết dã man hàng vạn người dân vô tội, trong đó có cả bà Nguyễn Thị Năm, người bị xử tử đầu tiên, là một ân nhân đã từng cưu mang ông cùng những cán bộ cao cấp, và trợ giúp rất nhiều cho tổ chức của ông. Nhưng trong Tập 1 The Vietnam War, người làm phim đã hết sức ca ngợi Hồ Chí Minh và bôi bẩn hình ảnh ông Ngô Đình Diệm một cách ác ý đến lố bịch.


Mỹ đã lợi dụng một vài bất đồng của Phật giáo, đi đêm và đứng đằng sau một số sư sãi quá khích, tạo nên tình trạng bất ổn liên tục tại miền Nam. Nhưng thực chất, sau ngày mất miền Nam, đã lộ ra rất nhiều sinh viên Phật tử đứng đầu các cuộc tranh đấu chống Ngô Đình Diệm vốn là những đảng viên hoặc đã hợp tác với Cộng sản, như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh… tại Huế, và Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Hữu Ưng, Lê Hiếu Đằng, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm… tại Sài Gòn. (Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ, dù không còn vịn vào lý do “đàn áp Phật giáo”, nhưng những người mượn danh Phật giáo này vẫn tiếp tục phản đối các chính quyền kế tiếp, gây bất ổn cho cả nước, đặc biệt tại Huế, miền Trung Việt Nam.)


Làm như vậy, chỉ với mục đích để Hoa Kỳ biện minh cho việc đưa quân vào Nam Việt Nam, cũng như việc tổ chức lật đổ và giết ông Diệm, người luôn phản đối việc Hoa Kỳ đưa quân vào Nam Việt Nam, và chỉ yêu cầu được viện trợ trong thời gian miền Nam đang từng bước xây dựng nền cộng hòa non trẻ. Hơn nữa, dù hùng mạnh và giàu có, nhưng quân đội Hoa Kỳ không thích hợp với hình thái chiến tranh tại Việt Nam, lúc ấy đa phần là du kích chiến.


Điều trịch thượng và “phi chánh trị” quái đản khác, từ khi đưa quân ào ạt vào Nam VN, Mỹ mặc nhiên xem cuộc chiến này là của họ. Trong tất cả các cuộc đàm phán, ký kết hiệp định, Mỹ tự cho mình ngang hàng với Bắc Việt và xếp Nam VN ngang hàng với MTGPMN. Trong khi ai cũng biết rằng: MTGPMN chỉ là một nhóm tay sai do Hà Nội dựng lên để lừa bịp quốc tế. (Ngay sau khi vừa chiếm Nam VN, CS đã khai tử MTGPMN, tất cả những nhân vật trong chính phủ của MT này không nhận được bất cứ một chức vụ quan trọng nào, và bị loại dần ra khỏi guồng máy lãnh đạo). Điều đặc biệt tệ hại hơn, Hiệp định Paris ký ngày 27.1.1973 là một áp đặt trắng trợn để ngay sau đó Hoa Kỳ phủi tay khi CSBV công khai ngang nhiên vi phạm.

6/- The Vietnam War quá bất công đối với QLVNCH, một quân đội đã bị bức tử, không còn tiếng nói.


Trong khi Mỹ có 58.220 quân nhân chết tại Việt Nam, thì QLVNCH có đến trên 320.000 binh sĩ tử trận và khoảng hơn 1.200.000 bị thương. Trong Tết Mậu Thân 1968, CSBV đã tung nhiều sư đoàn đánh vào nhiều thành phố Nam VN, QLVNCH đã anh dũng chiến đấu và đập tan ý đồ của địch, gây tổn thất rất nặng nề cho CSBV. Người ta không hiểu vì lý do gì, trong những ngày đầu trong trận Mậu Thân, ở nhiều nơi, Mỹ đã không tham chiến? Và mặc dù CSBV đã vi phạm thỏa ước hưu chiến trong ngày Tết nguyên đán, bất ngờ tổng tấn công vào nhiều thành phố lớn, vậy mà đã không có khả năng chiếm được bất cứ thành phố nào. Chỉ có Huế kéo dài 26 ngày, và CSBV đã giết dã man hơn 6.700 người dân vô tội. Có tiến bộ hơn nhiều phim trước, The Vietnam War có đề cập thoáng qua tội ác này của CSBV, nhưng chỉ nói có khoảng 2.800 người bị giết kèm theo lời xác nhận và bào chữa yếu ớt của một cựu cán binh CS.


Mùa Hè 1972, CSVN đưa một lực lượng quân sự hùng hậu, với xe tăng, đại pháo tối tân của Nga sô cung cấp, từ miền Bắc và Lào xâm nhập Nam VN, dùng nhiều sư đoàn thiện chiến, đánh vào Quảng Trị, Kontum và An Lộc. Lúc này các đơn vị chiến đấu Mỹ đã rút khỏi Nam VN, chỉ có QLVNCH đã chống trả mãnh liệt, tạo những chiến thắng lẫy lừng, giữ vững được các tỉnh lỵ này và gây tổn thất rất lớn cho CSBV. Thời điểm này, Hoa Kỳ cũng đã cắt giảm khá nhiều viện trợ cho Nam VN. (Thêm một điều cần nói: QLVNCH luôn luôn được Mỹ viện trợ vũ khí, chiến cụ kém hiệu năng rất nhiều so với vũ khí, chiến cụ của CSBV được phe CS trang bị.). Một câu hỏi được đặt ra, trong Mùa Hè 1972 này, QLVN Cộng Hòa đã chiến thắng lớn tại Kontum, An Lộc và cả Quảng Trị, nhưng trong The Vietnam War không hề được nhắc tới, thay vào đó lại là hình ảnh của một lực lượng thuộc Sư Đoàn 3 BB phải lui binh khỏi Quảng Trị?


Một cuộc chiến như thế, với những thành tích và sự hy sinh như thế, nhưng trong The Vietnam War, cả một quân đội miền Nam ấy gần như cái bóng mờ nhạt, nếu có đề cập, cũng chỉ là một vài hình ảnh tiêu cực.


- The Vietnam War chỉ đưa ra một vài trận đánh mà QLVNCH không may bị nhiều tổn thất: như Trận Ấp Bắc, Trận Bình Giã… nhưng không hề nói đến những chiến thắng lớn mà Quân lực này đã anh dũng đạt được tại các trân chiến ác liệt như An Lộc, Kontum, Quảng Trị, v.v... hay Tống Lê Chân (một tiền đồn nằm gần biên giới Việt-Miên, chỉ được phòng thủ bởi 1 Tiểu Đoàn 92 BĐQ/BP, bị lực lượng CS, có khi lên đến cấp trung đoàn luân phiên tấn công vây hãm, pháo kích suốt ngày đêm. Mặc dù nhiều tháng không được tiếp tế, tản thương, nhưng TĐ 92/ BĐQ đã anh dũng chiến đấu ròng rã trong suốt 510 ngày (10.5.72 – 11.4.74), sự kiện này cả UBLHQS và UBQT tại Việt Nam đều biết). Một chiến tích đặc biệt khác mà cả quân sử Hoa Kỳ và hồi ký của Tướng Westmoreland đều có ghi nhận đầy đủ: TĐ 37 BĐQ của VNCH được tăng phái cho lực lượng quân đội Hoa Kỳ, bảo vệ tuyến Đông Bắc Phi trường Khe Sanh, mặc dù bị một lực lượng hùng hậu của Cộng quân tấn công và pháo kích liên tục, có những ngày không được tiếp tế, nhưng đơn vị này đã dũng cảm tử chiến với Cộng quân ròng rã trong suốt 70 ngày đêm (21.2.68 – 08.4.68), giữ vững được phòng tuyến và bảo vệ phi trường Khe Sanh, một cứ điểm quan trọng cho sự an toàn của cả một căn cứ nổi tiếng của Mỹ tại Việt Nam.)


- Đặc biệt Trận Ấp Bắc, đúng là đơn vị Nam VN đã không giải quyết được chiến trường, bởi nhiều lý do (trong đó có lỗi lầm của Mỹ), nhưng không phải đến bây giờ, trong The Vietnam War, các nhà đạo diễn mới cố thổi phồng sự tổn thất của Nam VN và không nói đến tổn thất của địch. Phóng viên chiến trường Neil Sheehan, tác giả cuốn “The Bright Shining Lie”, khi ấy đi theo cánh quân thiết giáp do Đại úy Lý Tòng Bá chỉ huy, cũng đã viết rất nhiều điều phóng đại, không thực trong cuốn sách. Sau này, cựu Tướng Lý Tòng Bá gặp lại anh ta tại Mỹ đã chỉ trích điều này, nên anh ta đã viết bài “After The War Over” để gởi tặng cựu tướng Lý Tòng Bá, như một lời xin lỗi về nhiều điều anh đã viết không đúng trong trận Ấp Bắc. John Paul Vann, khi ấy là Trung tá cố vấn tại Sư đoàn 7BB, cũng đã từng nhận định và có những tuyên bố sai lạc về trận Ấp Bắc và cá nhân Đại úy Bá, sau này, năm 1972, khi làm cố vấn cho Quân đoàn II, cùng Tướng Lý Tòng Bá tạo nên chiến thắng Kontum, ông Vann cũng đã chính thức xin lỗi Tướng Bá về những nhận định thiếu chính xác về trận Ấp Bắc trước kia.


Cũng đã có những nhận định là Mỹ đã dùng trận Ấp Bắc để trắc nghiệm loại trực thăng CH-21đổ quân. Đây là lần đầu tiên có cuộc hành quân trực thăng vận tại Việt Nam. Đã sử dụng loại trực thăng cồng kềnh, chậm chạp kém hiệu năng mà không hề có các trực thăng võ trang (hay kế hoạch) yểm trợ và an toàn bãi đáp. Một nhận định khác là Mỹ cố tình tạo ra một hình ảnh thất bại của QLVNCH trong trận Ấp Bắc để có cớ đưa quân vào Nam VN.


Trong phim, khi được phỏng vấn, Tom Valley, một cựu TQLC Hoa Kỳ từng tham gia cuộc chiến Việt Nam đã buồn bã thốt lên: “Người Mỹ rất hiếm khi chịu nhìn nhận sự dũng cảm của họ (QLVNCH). Chúng ta tỏ ra khinh thường họ, phóng đại sự yếu kém của họ, chỉ vì muốn khoe khoang tài năng của ta.” Lời nói này là chân thật, nhưng cũng chỉ mới đúng được một nửa.


- The Vietnam War đã cố tình đưa ra một số hình ảnh tuyên truyền quá quen thuộc nhằm gây bất lợi cho Nam VN. Cô bé Kim Phúc bị phỏng bởi bom Napalm ở Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 8.6.72, bị CSVN lợi dụng, tô vẽ cho cả một chiến dịch tuyên truyền, sau này cô đã xin tỵ nạn tại Canada. Trường hợp Tướng Cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan xử tử tên VC Bảy Lốp sau khi tên này đã tàn sát rất dã man cả một gia đình từ bà già cho đến con nít. Và khi ấy tên VC này không hề mang quân phục hay bất cứ giấy tờ gì, thì không thể gọi hắn ta là tù binh để phải hành xử theo luật tù binh chiến tranh được. Hắn ta được xử như một tên khủng bố nguy hiểm, ác độc. Tướng Loan đã được một toà án Hoa Kỳ miễn truy tố, với lý do này.


Phóng viên Eddie Adams, người chụp bức hình xử bắn được giải Pulitzer ấy, đã tìm đến gia đình Tướng Loan xin lỗi, và khi được tin Tướng Loan mất, Eddie đã đích thân đến dự đám tang, khóc nức nở khi đọc bài điếu văn, trong đó có đoạn: “Ông là một vị anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông mới phải, tôi không muốn nhìn thấy ông ra đi như thế này, người ta không hiểu gì về ông ấy”. (The guy was a hero, America should be crying. I hate to see him go this way - Without people knowing anything about him). Trên vòng hoa phúng điếu của Eddie Adams, có đính một danh thiếp ghi rõ dòng thủ bút: "General! I'm so... sorry. Tears in my eyes" (Thưa Thiếu tướng, tôi rất ân hận. Lệ đã tràn đầy mắt tôi). Bản điếu văn của ông Eddie Adams sau đó được tuần báo Time đăng tải vào ngày 27 tháng 7 năm 1998


Bây giờ, The Vienam War lại đóng thêm những chiếc đinh oan nghiệt trên quan tài của của một người đã chết, đã từng bị sỉ nhục và khốn đốn vì tấm ảnh mang một nửa sự thực, chỉ vì ông là người của Nam VN!


Trong khi ấy, suốt cuốn phim 10 tập, dài đến 18 tiếng đồng hồ, người ta không tìm thấy hình ảnh của CSBV pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9.3.74, làm chết 32 và gây thương tích cho 55 em học sinh. Người ta cũng không hề thấy cảnh trên 2.000 đồng bào, rời bỏ làng mạc bị CS chiếm, gồng gánh chạy về phía tự do, bị CS pháo kích tàn sát, nằm chết la liệt trên đoạn đường dài 9 km (QL 1 thuộc tỉnh Quảng Trị) được báo chí đặt tên là “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Một hình ảnh rất đặc biệt mà đến nay nhiều báo chí tại Hoa Kỳ vẫn còn nhắc đến, một bé gái 4 tháng tuổi ôm bú vú người mẹ chết từ mấy ngày trước, đã được một binh sĩ TQLC/ VNCH cứu, mang về giao cho một viện mồ côi. Sau đó, cháu bé được một trung sĩ Mỹ nhận làm con nuôi, đưa sang Mỹ vào cuối năm 1972, và sau này trở thành một sĩ quan cao cấp trong Quân đội Hoa kỳ: Đại Tá Kimberly M. Mitchell! Người Mỹ đã ca ngợi cô đại tá Hải quân gốc Việt này, nhưng trong The Vietnam War không hề nhắc tới Đại Lộ Kinh Hoàng!


Khi The Vietnam War được thực hiện và trình chiếu tại Hoa Kỳ, thì không phải chỉ có Thủ tướng hay Chủ tịch nước mà ngay cả Tổng Bí thư Đảng CS Nguyễn Phú Trọng đã được chính phủ Mỹ tiếp đón tại Tòa Bạch ốc, Việt Nam được Mỹ “dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí”, “bình thường hóa toàn diện” rồi trở thành “đối tác chiến lược” của Hoa Kỳ. Trong khi đó tại Việt Nam, Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, nơi chôn cất hơn 16.000 binh sĩ Nam Việt Nam tử trận vẫn tiếp tục bị tàn phá, hoang phế, ngăn cấm thân nhân đến sửa sang, thăm viếng, và những thương binh VNCH vẫn tiếp tục bị CS lên án, kỳ thị, phân biệt đối xử.


The Vietnam War, với sự thiên lệch, giả dối chỉ khoét sâu thêm vết thương chưa lành trên thân phận của một đất nước từng tan nát bởi chiến tranh và đặc biệt của những người lính bất hạnh Nam VN, vốn là những ngươi bạn đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến ấy!


Phạm Tín An Ninh
phai  
#5 Đã gửi : 07/11/2017 lúc 06:08:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người Mỹ Gốc Việt Nghĩ gì Về Chiến Tranh Việt Nam?

Tôi cảm thấy tinh thần kiệt quệ. Đến cuối tháng này, coi như tôi sẽ xem đến 36 giờ cho bộ phim tài liệu về một sự kiện trọng đại là nét chính của trong bản sắc của tôi. Việc tôi được sinh ra sau khi cuộc chiến kết thúc không quan trọng. Cho dù tôi cỏ thích hay không thì chiến tranh Việt Nam cũng vẫn là cuộc chiến của tôi.
Lần đầu tiên tôi xem tất cả 10 phần của "Chiến tranh Việt Nam" là khi tôi chuẩn bị phỏng vấn Ken Burns và Lynn Novick cho "Second Wave", một diễn đàn phát thanh mới của tôi về những câu chuyện của nguời Mỹ với các mối liên hệ với Việt Nam. Kể từ khi ra mắt bộ phim tài liệu về PBS, tôi đã xem phim này gần như mỗi đêm, và cộng thêm vài giờ xem trực tuyến với cha tôi để ông có thể xem phim với phụ đề tiếng Việt...
Tôi đã ngạc nhiên bởi những phản ứng tiêu cực dữ dội của một số đồng nghiệp Việt Nam về bộ phim này. Sau đêm đầu tiên, họ đã dùng các phương tiện truyền thông xã hội và dây chuyền mạng loan rằng: Đây là tin giả! Các nhà sản xuất là những người ủng hộ cộng sản! Phim này đã bôi xấu làm người miền Nam ! Đây là một bộ phim trịch thuợng của hai người da trắng!
Là một nhà báo lâu năm, chuyển qua lãnh vực sản xuất, thoạt đầu tôi thấy loạt phim này làm sáng tỏ hơn và tỏ ra tinh tế hơn các cách tuờng trình trước đây về Chiến tranh Việt Nam. Chắc chắn rằng bây giờ tôi biết thêm về cuộc chiến naỳ nhiều hơn trước đây. Một đôi khi tôi cảm thấy lòng đau nhói - một sự pha trộn giữa sự không tin, tức giận và sự thất vọng sâu sắc về con người, về chính sách đối ngoại của Mỹ và các nhà lãnh đạo tự cao tự đại đã gây ra tang thương khủng khiếp trên đầu trên cổ những người vô tội.
Chia sẻ trải nghiệm xem phim với người cha tị nạn của tôi lại càng thêm phần phức tạp hơn nữa. Ông đã là một sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, và phục vụ như một nhà giáo trong trong lãnh vực dân sự suốt cuộc chiến, ông đã bị giam cầm trong một trại "cải tạo"cộng sản sau khi chiến tranh kết thúc, và cuối cùng đã tìm ra cách chạy thoát khỏi một chế độ áp bức. Những năm chiến tranh đã rất khó khăn, nhưng ít nhất ông cũng giữ đuợc phẩm giá. Ông rất ghét chủ nghĩa cộng sản, và tôi sẽ không bao giờ trách ông về điều đó.
Sau khi cha con chúng tôi đã cùng nhau xem bốn tập, chúng tôi đồng ý rằng các nhà làm phim đã đưa ra rất nhiều điều đúng về mốc thời gian của sự kiện. Nhưng trong một số trường hợp, cha tôi đã giúp tôi hiểu đoạn phim nào các nhà làm phim đã bỏ lỡ cơ hội để dạy cho người xem những bài học đầy đủ hơn về sự phức tạp của kinh nghiệm Việt Nam [chiến tranh].
Mỗi lần ông ngớ nguời vì bất bình và sửng sốt, bởi sự giản dị hóa của họ về phía [Nam].Việt Nam, cha tôi đã yêu cầu tôi tạm dừng đoạn phim đó để ông có thể giải thích cách hiểu, cách nhìn của ông về những sự kiện ấy như thế nào.
Trong Tập 1, ông chỉ ra rằng ngoài Hồ Chí Minh ra, có rất nhiều những nhà hoạt động nổi lên chống Pháp để tranh giành độc lập cho Việt Nam. Òng mạnh mẽ chủ truơng rằng cuộc đời tranh đấu của họ không nên bị bỏ qua như thế.
Trong tập 3, ông lưu ý rằng chính quyền miền Nam Việt Nam đã phải dẹp bỏ cuộc nổi dậy của một trong các đơn vị quân đội của mình ở Đà Nẵng vì những lý do rất phức tạp, [người Mỹ vờ quên?] nên trong tập phim này, theo cái nhìn người Mỹ thì như thể trong khi quân đội VN đang đuơc yêu cầu đánh Việt Cộng thì họ quay sang đánh đấm nhau.
Tại nhiều điểm, từ vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963 trở đi, cha tôi cảm thấy sự căng thẳng giữa Phật giáo Nam Việt và người Công giáo đáng được khám phá và nghiên cứu thêm. Sự ngăn cách tôn giáo này ngăn cản sự đoàn kết vốn vô cùng cần thiết vào một thời điểm khi đất nước này phải chống lại sự đơn giản hoá [mọi chuyện] của ý thức hệ Cộng sản.
Chắc chắn rẳng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ của miền Nam Việt Nam là những nhà lãnh đạo không hoàn hảo, nhưng sự miêu tả của họ hiển nhiên và đơn giản hóa quá độ. Bộ phim đã hạ thấp ông Thiệu thành một hình hí hoạ, tham cầu quyền lực cho mục tiêu cá nhân. Tôi không cảm thấy những tiếng nói của người Việt Nam trong bộ phim đã hiểu ông Thiệu một cách trung thực hay họ có thể tin tuởng đuợc trong cái quan niệm giản lược con nguời ông Thiệu như thế.
Chúng tôi cũng đã trở nên mệt mỏi với cách đánh giá khi thế này khi thế khác về Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Những quân nhân tham chiến được miêu tả một cách toàn thể là tham nhũng và không có khả năng trong một số tập phim, nhưng sau đó thì lại được xem dũng cảm và mạnh mẽ trong các tập khác. Một người sẽ phải xem toàn bộ bộ phim để có được một cái nhìn tinh tế về QLVNCH và tôi không nghĩ rằng hầu hết mọi người đều có đủ kiên nhẫn để xem một bộ phim 18 giờ này.
Càng xem chúng tôi càng nhận ra rằng chúng ta, những nguời thiểu số, phải giảm bớt kỳ vọng và phải hiểu những giới hạn của bộ phim. Không những trong thực tế là nó bị giới hạn bởi con số 18 giờ chiếu mà nó còn nhắm vào những khán giả xem truyền hình Mỹ, những người mà hầu hết không phải là người Việt Nam. Những nguời này rất có thể chỉ quan tâm đầu tiên và truớc hết đến vai trò của Mỹ trong cuộc chiến này.
Bằng cách chấp nhận sự thực này, tôi tin rằng cha tôi đã học được cách mà người Mỹ nhìn người Việt Nam trong chiến tranh nhiều hơn.
Tôi theo dõi phản ứng của ông khi ông lắng nghe mẹ của một người lính Mỹ, người đã khăng khăng xin gia nhập quân đội và đã tử trận ở Việt Nam. Sau khi mất nguời em trai trong một vụ ném lựu đạn của Việt Cộng vào năm 1971 và đã đưa bà nội tôi đi nhận xác, cha tôi có thể thông cảm sâu xa về nỗi đau của nguời mẹ..
Trong khi ông Burns và bà Novick có thể tường trình quan điểm của người Mỹ trắng nhiều hơn quan điểm của nguời Việt Nam, họ không hề nuơng tay khi sử dụng các băng thâu thanh và tài liệu lịch sử để diễn tả mức độ mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã coi rẻ phiá [Nam] Việt Nam và đã sử dụng Việt Nam như là kẻ đại diện mình trong một cuộc chiến tranh về điạ bàn chính trị rộng lớn hơn nhiều.
Tôi rùng mình kinh sợ vì rõ ràng Bộ Quốc phòng Mỹ đã hạ giá mạng sống của người Việt Nam như những con số thống kê; rằng Tổng thống Lyndon B. Johnson tiếp tục leo thang cuộc chiến vì nghĩ rằng thêm một vài quả bom sẽ giết đuợc tinh thần của một dân tộc muốn thoát khỏi quyền lực nước ngoài; rằng ngoại giao không bao giờ đã là một biện pháp đầu tiên dùng để giải quyết tranh chấp. Và tôi không thể tha thứ cho Richard Nixon vì đã bí mật hứa hẹn với chính quyền miền Nam Việt Nam những điều mà ông ta biết ông không thể giữ được, bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 1968 và đi cho đến khi ông từ chức.
Đây là thông tin khẩn thiết mà tất cả chúng ta đều nên biết và điều này với tôi là một lời nhắc nhở quan trọng về lý do bộ phim này cần đuợc nghiên cứu và học hỏi. Bộ phim này không đơn thuần chỉ là sự tôn thờ chủ nghĩa anh hùng của nguời Mỹ... Bộ phim này là khởi đầu của một cuộc đàm thoại giữa các người Mỹ gốc Việt nên có với nhau. Tôi nhận thấy cha tôi đã im lặng và đôi mắt của òng ấy hơi uớt sau nhiều giờ hồi tưởng lại cuộc chiến... Tôi để cha tôi yên một thời gian. Sau đó, tôi hỏi ông cảm thấy thế nào khi xem phim. "Mỹ không hiểu Việt Nam. Vẫn không hiểu Việt Nam. Có quá nhiều lịch sử không được đề cập ở đây," cha tôi nói, thừa nhận điều này bổ sung thêm vào sự thách thức của việc xác minh lịch sử cho một quốc gia không còn tồn tại. "Mặt khác, chúng ta người Việt Nam có lẽ đã không hiểu chủ nghĩa cộng sản cho đến khi quá muộn."
Ngẫm lại quá khứ, ông ao ước chính phủ miền Nam Việt Nam có thể truyền đạt tốt hơn, hiệu quả hơn tới quần chúng các lý do tại sao chủ nghĩa cộng sản đáng bị chống lại. Thay vào đó, dân chúng đã học được trong thực tế, trong những tháng ngày sau khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đó là lý do tại sao hơn 1,5 triệu người đã trốn khỏi nước bằng thuyền.
Đau đớn vì phải xem bộ phim này, cha tôi vẫn nói, "Chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm sự thật để chúng ta sẽ không mắc phải những sai lầm tương tự. Chúng ta nên học hỏi từ lịch sử.. "
Tôi không chắc rằng tất cả người Việt tị nạn của miền Nam Việt Nam và con cái của họ đã sẵn sàng để mở lại vết thương cũ và xem xét vai trò mà chúng ta đóng - và nước Mỹ đã đóng, trong sự sụp đổ nhanh chóng của đất nước non trẻ của chúng ta. Liệu chúng ta có thể từ bỏ các luận điệu cũ kỹ và nghe hoài rằng cuộc chiến này là cho tự do và rằng nước Mỹ đã cứu chúng ta?
Trước khi tôi rời khỏi nhà cha mẹ tôi vào tuần trước, tôi đã nói chuyện với hai nguời về cuộc sống của họ trong suốt thời gian diễn ra của bộ phim. Tôi đã học được vài điều nho nhỏ, như cha tôi đã từng là một viên chức giám sát cuộc bầu cử ở Sài Gòn. Và các nguời tuyên truyền CS đã rủ rê mẹ tôi gia nhập Vietcong, nhưng bà ngoại tôi đã tống cổ họ đi.
Tôi tự hỏi làm thế nào cha mẹ tôi có thể sống còn trong sự khốc liệt của chiến tranh. Ngôi làng gia đình của chúng tôi là Trảng Bàng, một nơi nổi tiếng khi một cô bé chạy - trần truồng và bị phỏng bom napalm - về phía ống kính của Nick Út, một nhiếp ảnh gia của Associated Press, (Bộ phim đề cập rằng cô bé sau đó đã "giả từ" Việt Nam sang Toronto). Đó chỉ là một sự đơn giản hóa quá độ khác, cô ta đã vuợt biên. Chỉ một năm trước đó, không xa vị trí này, nguời chú của tôi đã bị sát hại vì là một sĩ quan QLVNCH. Cách duy nhất để tôi hòa giải với - hoặc để đem lại ý nghĩa cho sự hiện diện của cái lò lửa này - là hiểu được nguyên nhân gốc rễ của cuộc chiến..
"Chiến tranh Việt Nam" trên PBS đã kết thúc, nhưng cuộc hành trình cá nhân của tôi để hiểu những gì đã xảy ra cho người Việt Nam mới chỉ bắt đầu.

Thanh Tân
______________
** Xin mời xem nguyên tác ở đây:
https://www.nytimes.com/...e-vietnam-war.html 
(1) KUOW-FM 94.9 is a National Public Radio member station in Seattle, Washington. It is one of 2 stations in the Seattle/Tacoma media market, and one of the highest-rated NPR stations in the country.
(2) Public Radio Exchange (PRX) is an online marketplace for distribution, review, and licensing of public radio programming. PRX is also a growing social network and community of listeners, ...
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.798 giây.