logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/12/2017 lúc 06:42:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
THƯA QUÝ BẠN, so với cái thời sau năm 1975 thì đời sống trong nước tương đối đã đỡ hơn, nhưng thanh niên vẫn lười lấy vợ vì thấy mình chưa đủ điều kiện mà cưới vợ thi phải lo lắng nhiều chuyện có khi quá với sức mình, thôi thì cứ từ từ rồi sẽ tính sau. Việc đó gây nên hậu quả là nhiều cậu con trai và nhiều cô con gái đã ngoài 30 tuổi vẫn chưa lập gia đình. Một cậu thanh niên ngoài 30 còn độc thân thì cậu ta vẫn tỉnh bơ, coi như mình muốn lấy vợ lúc nào cũng được. Nhưng một cô gái ngoài 30 mà còn độc thân là đã thấy mình muộn màng, mong gặp được chỗ tốt đẹp, xứng đôi vừa lứa để kết tóc xe tơ như mọi người khác. Thậm chí có cô còn nói, ngoài 30 tuổi, nếu có người yêu mà anh ta hăm hở cưới hỏi, mừng còn hơn trúng xổ số nữa. Tôi không phải phụ nữ mà cũng chưa từng trúng xổ số bao giờ nên không hiểu hai cái mừng đó cái mừng nào lớn hơn. Song tôi đoán ra, cả con trai lẫn con gái, hễ yêu nhau, tâm đầu ý hợp mà lấy được nhau, khi làm đám cưới thì cũng mừng như… tui cách đây gần nửa thế kỷ!
Tuy nhiên, tôi thấy có những cặp trai gái chẳng biết có yêu nhau hay không, hoặc yêu nhau tới mức nào mà sắp đến ngày thành hôn, cùng nhau đi sắm đồ cưới lại xảy ra xích mích, gây lộn với nhau đến nỗi không thèm cưới hỏi gì nữa, “Anh đi đường anh, tôi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi” giống như hai câu mở đầu trong bài thơ của nhà thơ Thế Lữ cảm đề truyện Đoạn Tuyệt của nhà văn Nhất Linh.
Tôi nhớ, trong một bản nhạc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có câu: “Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội, người xa người tội lắm người ơi”. Đúng là người xa người thì tội lắm thật, nhưng tại sao họ lại bỏ nhau, xa nhau, không thèm nhìn mặt nhau như thế? Đấy là lý do riêng của mỗi cặp, tôi là người ngoài, không thể hiểu được mà cũng không tiện hỏi, dù có hỏi họ cũng chẳng nói. Sau này, coi trên Internet hay trên báo chí, tôi thấy một số trường hợp, bây giờ xin trình bầy lại để quý bạn rõ.
I. Hủy hôn vì bị tát trước ngày lên xe hoa!
Ngày cưới đã chuẩn bị xong, thiệp báo hỉ đã gửi nhưng cô Phượng đột ngột hủy hôn lễ sau khi bị “chàng” tát thẳng vào mặt.
Sau vụ hủy hôn lễ hai năm trước, Thu Phượng (31 tuổi), quê tại Nam Định trở nên khép kín hơn vào những dịp tiệc tùng trong công ty hay các dịp hiếu hỉ. Phượng ngại giáp mặt với vị hôn phu cũ – một bạn đồng nghiệp – không phải vì áy náy gì với anh ta mà vì sau mỗi lần họ phải chạm mặt với nhau thì các bạn đồng nghiệp lại tỏ vẻ ái ngại.
Phượng và Hội làm cùng làm việc trong một công ty nhưng khác ban. Cả hai ưng nhau rồi quyết định tiến tới hôn nhân sau 3 tháng tìm hiểu. Đám cưới được ấn định trước Tết cho “được tuổi”.
“Ngay từ những lần đầu nói chuyện mình đã cảm thấy mẹ anh ấy không có thiện cảm với mình. Còn anh ấy thì mình thấy hơi e ngại về việc hay uống rượu, có tính gia trưởng và có vẻ cục tính”, Phượng tâm sự với bạn bè. Dù có những điểm không ưng ý nhưng nghĩ tới tuổi 29 của mình, cô cũng ráng chín bỏ làm mười.
Linh cảm của cô trở thành sự thật vào ngày đi chụp hình cưới. Lúc đi thử áo cưới thì Phượng đi một mình. Đến ngày chụp ảnh, lúc Hội nhìn thấy vị hôn thê xuất hiện trong bộ đồ cưới không vừa ý, anh ta xám mặt lại rồi chỉ vào ngực Phương, ra lệnh: “Thay ngay cái váy này đi, trông chẳng ra sao cả”. Phượng tiếc chiếc váy đẹp hợp với ý mình nên trả lời: “Tại em thích mặc đồ cưới màu trắng”. Chỉ có vậy thôi mà Hội tức giận văng tục rồi tát thẳng vào mặt Phượng cái bốp khiến người đi đường và một đám học sinh của ngôi trường gần đấy tò mò đứng coi.
Phượng bàng hoàng và xấu hổ vô cùng. Mọi người chung quanh đều ngỡ ngàng, không ai kịp can ngăn. Cô dâu với chiếc áo cưới mới tinh chỉ biết cúi gầm mặt, nước mắt ứa ra làm nhoà phấn son. Hội tiếp tục ra lệnh: “Có thay ngay váy khác thì cưới, không thì không có cưới hỏi gì nữa!”. Lời Hội vang vang bên tai, Phượng ôm mặt chạy đi kiếm taxi để về nhà tiếp tục khóc còn Hội thì tức giận bỏ đi.
Phượng buồn lắm, khóc kể cho bố mẹ biết chuyện và quyết định huỷ hôn. Ông bà không có ý kiến mà chỉ nói lưỡng: “Mọi việc tùy con, lấy được thì lấy, không lấy được thì thôi chứ lấy phải thằng chồng cục súc, sấp mặt như thế thì khổ cả đời”.
Về phần gia đình Hội, Phương kể với bạn : “Lúc nghe nói mình định huỷ hôn, mẹ anh ấy bảo: “Tưởng quý báu lắm đấy, 29 tuổi rồi chứ còn trẻ trung gì nữa! Chẳng lấy người ấy con tôi lấy người khác, không thiếu!”. Lạ một điều là mình không tức giận mà thấy may mắn vì không sa chân vào gia đình đó”.
Hai năm đã trôi qua, năm nay Phượng 31 tuổi nhưng chưa có sự gặp gỡ nào khác. Con gái thiệt thòi ở chỗ là khi thiệp báo hỉ đã gửi đi, sắp đến ngày cưới mà có sự đổ vỡ chẳng lẽ lại…in thiệp khác, báo với mọi người rằng tôi đã hủy hôn lễ, bây giờ hoàn toàn “tự do” hay sao? Là đàn ông, nếu đi sắm đồ cưới mà mỉnh không vừa ý với bộ đồ đó thì cũng chỉ cười xòa: “Tùy em thôi, anh thấy bộ đồ này không đẹp lắm”. Chắc chắn nàng sẽ đổi bộ khác hay kiểu khác, còn nếu nàng cứ thích bộ đó thì mình đành chịu vậy, bởi lẽ dễ hiểu là nàng mặc chứ không phải mình mặc. “Đồ cưới” của đàn ông chỉ gồm bộ vest, chiếc cà vạt, đôi giầy và cùng lắm là mái tóc mới ra tiệm chải chuốt lại chút đỉnh mà thôi. Mình sẽ nhường nhịn nàng suốt đời còn được huống chi ba cái lặt vặt, nhỏ như con thỏ mà để đến nỗi: “Một buổi lỗi thề hiên Lãm Thúy. Ngàn năm để hận chốn Tiêu Tương” như hai câu thơ của thi sĩ Bùi Khánh Đản phải không thưa quý bạn?
Lặng lẽ rút lui vì lần đầu tiên đến nhà bị “mẹ vợ tương lai” hỏi mượn tiền đánh bạc!
Cờ bạc là bác thằng bần, làm đảo lộn cuộc sống gia đình, khiến các thành viên trong nhà khốn đốn. Hai người con của bà Từ Thị Ngần đã phải chịu muôn phần đắng cay khi có người mẹ đam mê bài bạc. Con gái bà dù đã qua tuổi thanh xuân vẫn chẳng có đám nào ngó ngàng tới. Người con trai út cũng không thể yêu bất cứ cô gái nào trong làng vì không ai muốn gả con làm dâu một bà mẹ chồng không biết gì khác ngoài tiền và bài bạc.
Đi giúp việc nhưng suốt ngày ăn mặc bảnh bao
Bà Từ Thị Ngần năm nay 52 tuổi, sống tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, lập gia đình với ông Lê Văn Thảo (sinh năm 1960, hơn bà 5 tuổi). Năm 1987, bà Ngần mới 22 tuổi đã là mẹ của cô con gái Lê Thị Trinh và 2 năm sau bà sinh thêm cậu con trai đặt tên Lê Văn Đức. Cụ Nguyễn Thị Tảo, mẹ chồng của bà Ngần kể: “Ngần là người ở thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Con trai tôi quen Ngần khi cùng bạn xuống Phủ Lý chơi, chẳng bao lâu hai đứa nên vợ nên chồng. Ngần ngoan ngoãn, nhanh nhẹn, chịu thương chịu khó đúng kiểu con gái nhà quê, bù cho thằng Thảo hiền lành, chậm chạp từ thuở bé”.
Cưới nhau xong, vợ chồng Thảo quanh quẩn ở làng, cấy lúa trồng rau sinh sống. Làm nghề nông cực nhọc lại không khá được, khi Trinh – cô con gái – đã lớn, bắt đầu lên lớp 6 trung học cơ sở, Ngần bàn với chồng rằng Thảo ở nhà tiếp tục làm ruộng còn mình thì ra Hà Nội kiếm việc làm, bất quá là giúp việc nhà cho người ta cũng được, để có đồng ra đồng vào, dành dụm lo cho con khi nó học lên các lớp trên.
Ngần ra Hà Nội, chỉ ít lâu sau mỗi khi về chơi đã thấy thay đổi hẳn, quần là áo lượt, nói năng điệu đà. Hễ có ai hỏi thì Ngần đều nói chủ nhà mua sắm cho, họ là nhân viên cao cấp nhà nước đã về hưu, có vốn chuyển sang kinh doanh, giàu lắm nên không muốn người giúp việc trong nhà ăn mặc xấu xí, quê mùa.
Cụ Tảo kể: “Nghe con dâu nói thế, lại thấy tháng nào nó cũng gửi tiền về đều đều nên tôi với thằng Thảo cũng yên tâm. Nhưng đến khi cháu Trinh lên trung học, học hành tốn kém lại còn phải học tư thêm môn này môn nọ thì tiền của con Ngần gửi về lại ít dần. Thằng Thảo hỏi, nó nói bây giờ kinh tế khó khăn, chủ nhà nuôi mình ăn, có tiền trả cho mình chút đỉnh là tốt lắm rồi chứ không như trước”.
Cụ Tảo nhớ lại: “Bẵng đi một thời gian, nghe bà con cũng đi làm ở Hà Nội thỉnh thoảng về chơi nói với mọi người là mấy lần gặp con Ngần đến đánh đề ở nhà chủ sòng bí mật Vân Đức, tôi lo lắm, bảo với thằng Thảo để nó nhắc khéo vợ thì con Ngần trả lời: “Thỉnh thoảng em đến chơi một hai nghìn đồng giải trí chứ không bài bạc gì đâu, anh cứ yên tâm”. Thằng Thảo vốn hiền lành, nghe lời vợ nói thì cũng yên lòng thật, không hề mảy may nghi ngờ”.
“Đùng một cái, khi gia đình nhận tiền đền bù mấy sào đất bị quy hoạch làm khu công nghiệp trong vùng thì con Ngần về khóc lóc, cho biết mình lỡ nợ tiền đề đóm hơn 200 triệu đồng, bọn xã hội đen đòi nợ thuê sắp tìm đến làng đòi tiền, nếu không trả chúng sẽ giết chết cả nhà”.
Gia đình bà cụ Tảo sợ hãi nháo nhào. Không ai có thể ngờ được một phụ nữ quê mùa, mới ra Hà Nội ít lâu mà lại sa chân vào vòng đề đóm, bài bạc như vậy.
Trinh, con gái bà Ngần, kể: “Tự nhiên gia đình phải trả nợ đạy hàng trăm triệu đồng về tiền cờ bạc, đề đóm của mẹ, đêm nào em cũng khóc vì sợ không còn được đi học nữa, tiền đền bù giải tỏa mấy sào đất đâu được bao nhiêu . May mắn là sau đó em thi đậu vào ngành Cao đẳng Kinh tế Tài chính. Từ lúc nhận được giấy báo nhập học, em nghĩ mình phải cố gắng tự lo cho bản thân, sau này còn nuôi đứa em trai tiếp tục ăn học”.
Xác định không thể trông chờ gì vào gia đình đã quá túng thiếu do bàn tay người mẹ bài bạc, suốt những năm đi học Trinh phải tự lực, một buổi đến trường, một buổi đi rửa bát đĩa thuê cho các nhà hàng. Không chỉ có vậy, 8 giờ tối Trinh còn phải đạp chiếc xe đạp cũ kỹ đi lấy bánh mì và yaourt, đem đi bán trộm trong các ký túc xá. Phải bán trộm bởi vì bà con của các bác bảo vệ cũng bán, nếu bắt được các bác ấy sẽ mắng và đuổi ra ngoài.
Tình duyên lận đận
Kể về các biến cố gia đình, cụ Tảo thở dài ngao ngán: “Không thể nói hết được những nỗi khó khăn vất vả chị em cháu Trinh phải chịu đựng. Trong khi con Trinh kiếm từng đồng để hai chị em ăn học thì mẹ nó vẫn cứ lén lút, không sao rút chân ra khỏi số đề, bài bạc. Kể cả khi chồng nó không cho đi làm ôsin ở Hà Nội nữa, nó về xin làm chân nấu cơm trong khu công nghiệp gần nhà, nhưng không tháng nào nó mang được đồng tiền nào về. Chẳng những thế, tôi thấy cứ lâu lại có người đến đòi nợ. Thằng Thảo thì hiền lành, chậm chạp, một mình không lo nổi việc làm ruộng nên kiếm chiếc xe Trung Quốc, làm nghề chạy xe ôm từ quê lên thị xã. Ở nhà quê thì mấy người đi xe ôm, thằng Thảo chạy xe ngày có khách ngày không, lắm hôm chẳng được đồng nào cả, mọi việc chi tiêu và đóng học phí cho hai chị em đều do con Trinh lo”.
Cụ Tảo kể tiếp: “Thằng Đức học Trung cấp xây dựng, suốt mấy năm cũng đều một tay chị nó nuôi. Mẹ nó thì không quan tâm gì đến chuyện học hành của con cái, khi chúng học xong, kiếm được việc làm thì lại luôn luôn ngửa tay xin tiền. Mọi chuyện ma chay, hiếu hỉ cho đến quà cáp thăm viếng bà con họ hàng đau ốm, con Trinh đều phải dành dụm đưa tiền cho mẹ. Căn nhà cũ nát, năm ngoái thằng Thảo phải bán đất lấy tiền xây cất lại. Nhưng cũng chỉ làm được phần thô thôi chứ sơn phết, cửa nẻo và mua sắm các đồ đạc nội thất đều do hai chị nó lo liệu. Biết hai đứa con dành dụm để sắm sửa các thứ, con Ngần đòi cầm tiền để đi mua giùm. Nhưng quá biết tính mẹ nên hai đứa nhất định không đưa. Con Ngần tức giận, đập vỡ hết các bát đĩa con gái mới mua về rồi chửi tụi nó một trận tơi bời, lấy muối với gạo ném ra sân nói tụi nó muốn xéo đâu thì xéo. Con Trinh cay đắng nói cứ vài ba tháng lại có người đến đòi nợ, lúc 5 triệu, lúc 7 triệu, không trả thì họ quăng cả mắm tôm với đồ dơ vào nhà mà trả thì chị em nó đâu có sẵn như thế”.
Cụ Tảo kể tiếp: “Thằng Đức ngoan ngoãn, từng yêu hai cô gái trong làng nhưng bố mẹ các cô ấy đều tìm cách cấm đoán. Họ không chê gì chị em thằng Đức nhưng nói gả con cho một đám mà mẹ chồng mê cờ bạc như bà Ngần thì có khác gì đẩy con xuống địa ngục, không chừng đến cái nhà cũng bán đi mất để đanh bạc”.
Cụ gạt nước mắt thương cháu: “Cái Trinh cặm cụi học hành, học xong đi làm, đến năm 26 tuổi mới dẫn một bạn trai về nhà giới thiệu với bố mẹ. Cậu này trông được lắm, hòa nhã, lễ phép, ra vẻ con nhà nền nếp. Nhưng cậu ấy tới được một lần rồi thôi, không thấy tới nữa. Con Trinh chẳng hiểu tại sao. Mãi sau cậu ấy mới nói thật là ngay lần đầu tiên cậu ấy đến chơi, con Ngần xin số điện thoại rồi sau đó hỏi vay tiền nhiều lần, bấy giờ cậu ấy mới biết mẹ của bạn gái có máu cờ bạc nên cậu ấy lặng lẽ rút lui. Sau cậu đó cũng có vài cậu nữa đến tìm hiểu, tôi thấy các cậu ấy nói chuyện với cháu rất vui vẻ, những cậu nào làm quen cũng được ít lâu là không thấy quay trở lại nữa. Thì ra cứ cái tội con Ngần không có tiền đánh bạc, gặp cậu nào cũng hỏi vay tiền nên các cậu ấy chán không muốn đến”.
UserPostedImage
Cụ Tảo uất ức nói: “Đã bao nhiêu lần tôi bảo con Ngần là chị có muốn hai đứa con của chị lấy được vợ, được chồng hay không? Con Trinh 30 tuổi rồi đấy, còn thằng Đức thì cũng 28 chứ chẳng ít gì. Người ta nói thẳng là người ta không muốn gả con cho cái nhà có mẹ chồng gặp ai cũng mượn tiền đánh bạc. Chị sống hay chết mặc chị nhưng con chị đẻ ra thì chị phải thương chúng nó. Mặt trơ mày trẽn chỉ biết quân bài lá bạc đến nỗi con không lấy được vợ được chồng mà không biết nhục. Nghe tôi nói thì con Ngần cũng có vẻ hối hận, nước mắt dài nước mắt ngăn thề sống thề chết không đụng tới bài bạc nữa nhưng chỉ ít lâu sau rồi đâu lại hoàn đấy vì mê quá, không đánh thì không chịu nổi”.
Năm nay Đức đã 30 tuổi còn Trinh 32. Không ai có thể tưởng tượng được chỉ vì bà mẹ ham mê bài bạc mà các con muộn đường tình duyên. Bà mê đánh bạc đến mức mượn cả tiền của các chàng trai đến với con gái mình khiến các cậu không muốn đến nữa thì thật hết chỗ nói!
Ra mắt mẹ chồng tương lai lại gặp bà là chủ nhà trọ
Không ngờ “mẹ chồng tương lai” lại chính là bà chủ nhà trọ quen thuộc V. từng đến với người yêu cũ.
V. và anh quen nhau đã tròn một năm, cũng đã từng ấy thời gian V. sống trong hạnh phúc. Trước khi gặp anh, V. đã có một quá khứ thật buồn khiến cô không còn tin vào tình yêu nữa.
V. từng trải qua một mối tình 8 năm trước khi yêu anh. Lúc ấy cô cứ tưởng rằng sẽ có một cái kết tốt đẹp. Vậy mà anh ta bỏ cô đi theo một cô gái khác chỉ vì cô ta có điều kiện tốt hơn.
Vậy là cuộc tình 8 năm bị chôn vùi trong ký ức. V. nghĩ rằng trên đời này sẽ chẳng bao giờ còn tồn tại một thứ tình yêu gọi là vĩnh cửu nữa… Nhưng từ ngày gặp anh – một người đàn ông tuyệt vời – đã làm cô thay đổi.
Anh là người đàn ông trưởng thành, có công việc ổn định với thu nhập khá, đặc biệt là anh yêu cô rất thật lòng và xác định muốn cùng cô tiến tới hôn nhân.
Sau một năm tìm hiểu nhau, anh quyết định dẫn cô về ra mắt với gia đình anh. Buổi đêm trước hôm ra mắt, V. hồi hộp không thể ngủ được.
Đây là lần ra mắt đầu tiên với gia đình anh, không biết ba mẹ anh sẽ nghĩ thế nào về cô. Sáng hôm đó, V. sửa soạn thật kỹ và mặc một chiếc váy mới. Lúc nhìn thấy cô xinh đẹp như vậy, anh mừng lắm.
Anh chở cô về nhà bằng chiếc xe tay ga mới tinh. V. nghĩ bụng sao con đường này quen thuộc đến thế! Và chỉ khi anh dừng xe trước cửa nhà, cô mới ngớ người ra. Mẹ anh bước từ trong nhà ra đón khiến V. không khỏi giật mình…
Nhìn thấy V., mẹ anh quay ngoắt đi và tỏ thái độ khinh bỉ, còn cô chỉ biết câm lặng, mặt mũi xám ngắt. V. xin phép ra về luôn, còn anh thì không hề biết chuyện gì đang xảy ra.
V. không thể hiểu được tại sao mẹ anh lại là chủ nhà trọ mà trước đây cô vẫn thường hay tới với người cũ?
Trở về nhà trong im lặng, V. không nghĩ cuộc đời mình lại trớ trêu đến vậy. Sau cái ngày hôm đó, anh cũng ít liên lạc và không còn quan tâm tới cô nữa. V. biết tất cả là lỗi của mình nên không hề trách anh.
UserPostedImage
Chắc chắn cô sẽ phải chia tay anh trong im lặng vì hiểu rằng, có tiếp tục mối quan hệ này sẽ chẳng có kết quả tốt đẹp gì khi mà nhà anh đã biết quá rõ về quá khứ không mấy tốt đẹp của cô. Nếu cố gắng đến với nhau V. cũng sẽ khổ.
Mẹ anh cấm không cho anh gặp V. và bắt phải chia tay. Đặt mình vào địa vị của mẹ anh, chắc chắn ai cũng không thể nào chấp nhận được người con dâu như cô. Vì thế, V. không dám oán trách bà nửa lời.

Đoàn Dự

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.