Hình ảnh nơi một thời chia cách VN.
Ngày 20 tháng 7 năm 1954 Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt Nam. Cầu Hiền Lương sông Bến Hải vỉ tuyến 17 phía Bắc Tỉnh Quảng Tri là lằn ranh giửa hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Phía Bác là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Cộng Sản Chủ Nghĩa, đặc thủ đô tại Hà Nội. Được Liên Bang Soviết và Trung Cộng Yểm Trợ. Phía Nam là Việt Nam Cộng Hòa đặc thủ đô tại Saigon. Được Mỷ và các nước tự do trên thế giới yểm trợ. Cuộc chiến giữa hai miền kéo dài từ 20 thàng 7, 1954 cho đến lúc chánh phủ Saigon sụp đổ và Việt Nam được thống nhứt kể từ ngày 30 thang 4 năm 1975.
Chiếc cầu lịch sử này không cho xe lưu thông, giờ là một di tích lịch sữ. Một chiếc cầu mới được xây dựng kế bên cho xe cộ lưu thông.
Phân vân nhìn những chiếc ghe đánh cá neo bên bờ sông Thạch Hãn Quảng Trị.
Tỉnh Quảng Trị. Dọc phố đèn đường đã tắt, thành phố êm đềm dường như thị dân còn đang ngủ. Chiếc xe chở chúng tôi sô lô xuyên qua thành phố. Mặt trời khi ẩn khi tàng, một màng sương mỏng khoác lên cánh đồng bác ngát. Chiếc xe đưa chúng tôi vượt qua cầu Hiền Lương, bầu không khí trong xe bỏng dưng yên lặng, chiếc xe chạy chậm chậm rẽ qua bên phải rồi ngừng hẳng. Cô hướng dẩn viên phát biểu bằng Anh ngữ rất rõ ràng "This is the Hiên Lương Bridge-đây là Cầu Hiền Lương" rồi nhã nhặn mời du khách xuống xe tham quan.
Trên xe có khoảng 20 người khách phần lớn là người Âu Châu và Úc Châu đến. Trong xe vỏn vẹn chỉ có hai người khách có giòng máu Việt Nam đó là tôi và anh Cang một người đồng hành. Tại cổng phía Bắc của chiếc cầu Hiền Lương nhìn về phía Nam, thấy một đài kỷ niệm với hình dáng mấy trái bom to khổng lồ đứng thẳng mủi nhọn xỉ lên trời, một biểu tượng Miền Nam vẩn là một bải chiến trường mà du khách từ phương Bác sắp bước vào. Thật tế bên này vĩ tuyến 17 là một vùng đất cơ hội, là động cơ đây mạnh kinh tế mà xả hội chủ nghĩa cần đến để cải thiện đời sống người dân, đưa đến một Việt Nam hùng cường.
Mắt tôi đâm chiêu đang tìm vị trí để chụp hình chiếc cầu lịch sử, chiếc cầu mà tôi đã từng nghe danh hơn 50 năm qua nhưng chưa bao giờ bước đến, hôm nay trong những ngày kỷ niệm 32 năm tôi định cư ở Mỹ, tôi về đây và đang đứng tại chiếc cầu này trong lòng rất là bàng hoàng.
Mấy mươi năm trước, khi đất nước còn phân tranh, tại chiếc cầu này và vùng Đông Hà, Do Linh và tỉnh Quảng Trị nói chung súng đạn triền miên. Sáng hôm nay một buổi sáng không gian cô tịch, bầu trời yên lặng, mọi vật bất động, vủ trụ như ngừng quây, bỏng dưng tôi nghe tiếng hát của Thanh Tuyền bay bỏng trong không gian. Mấy mươi năm trước Thanh Tuyền mở đầu bài hát bằng một lời vang xin thật là rung cảm, cô hát "Có ai..qua vùng hỏa tuyến, ...nhắn cho tôi một vài lời..."
Chiếc cầu mới được xây dựng cho xe cộ lưu thông... chiếc cầu này được xây dựng kế bên chiếc cầu cũ và không thấy đề tên chiếc cầu...
Đầu cầu phía Nam là một công viên tưởng niệm. Đưôc biết đây là một trạm thông tin của Chính Phủ VNCH, họ đặt loa cực lớn phát thanh tin tức hướng về phía Bắc cho đồng bào miền Bắc nghe.
Nhìn chung quanh đầu cầu phía Bắc tôi không thấy một thông tin gì về lịch sử của chiếc cầu, chỉ thấy tấm bản màu đỏ chữ STOP màu trắng bằng Anh ngữ cấm xe chạy, cấm người đi bộ trên chiếc cầu, ngoài ra không một thông tin gì hết. Nhìn hình ảnh này tôi nghĩ tôi may mắn còn sống, ngày nay còn đứng ở đây mà nhớ lại lịch sữ của nó, còn sáu mươi lăm phần trăm dân số tám mươi triệu người Việt Nam hiện nay sanh sau 1975, các em đó có biết lịch sữ của chiếc cầu này hay không.
Khách sạn Mê Kông thuộc Thị Xã Đông Hà. Du khách vào đây ăn trưa trước khi lên đường đi Khê Sanh.
Đường Bình