logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/06/2013 lúc 06:21:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khi bước chân con người đã ghi dấu trên khắp các lục địa, “đôi cánh” công nghệ đưa trí tuệ nhân loại chinh phục bầu trời và khoa học vén mở bức màn bí ẩn của lòng đại dương sâu thẳm, chúng ta tưởng chừng như không còn nơi nào không có bóng dáng con người; song không gian nội tâm mênh mông sâu thẳm trong lòng người thì vẫn là miền đất chưa được khám phá tường tận. Con người luôn hướng ra bên ngoài, cố tìm hiểu và chinh phục ngoại cảnh trong khi chính bản thân mình thì còn chưa hiểu hết, chưa “tỉnh thức” thì làm sao chinh phục được chính mình. Và BS Prashant V.Kakode nói: “Con người còn luôn mãi khổ đau một khi chưa tỉnh thức”.
Hoà Thượng Kim Cương Tử có trích ra 14 lời dạy của Phật mà lời đầu tiên là: “Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình”. Câu này khiến không ít người thắc mắc, thậm chí nói là vô lý! Vậy chúng ta thử phân tích kỹ câu này xem nó có đúng sự thật không vì đây cũng là điều mà Đức Phật nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn suy xét thật kỹ bằng trí của chính mình trước khi chấp nhận một điều gì dù lời đó là của bất kỳ ai, kể cả của Đức Phật.
II-PHÂN TÍCH CÂU TRÊN:
Theo tôi, hai chữ quan trọng nhất trong câu này là chữ “kẻ thù” và “chính mình”.
A.KẺ THÙ: Kẻ muốn chống đối, phá đám, làm hại người khác. Chữ này ngược lại với chữ “bạn” nghĩa là người thuận theo mình, luôn giúp đỡ mình về mọi mặt và vì hạnh phúc của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp tưởng là thù mà thật ra là bạn và ngược lại. Do đó, ta không nên xét hình thức bên ngoài qua lời nói và hành động mà nên tìm hiểu kỹ tâm ý của người đó trước khi kết luận.
B.CHÍNH MÌNH: Chữ này có nghĩa là “Cái Tôi”, “Cái Ta”, “Ta đây”, “Ta”, “Cái Ngã”, �y theo cảnh nữa mà phải biết dừng lại, quay trở về chính mình để tỉnh thức, biết rõ “con người thật” của mình từ đó mới đạt được Chân hạnh phúc.
Đa số tin rằng mình có một cái tôi bằng xương bằng thịt độc lập với mọi người khác, có những suy nghĩ riêng biệt, muốn làm gì thì làm nghĩa là làm chủ được mình, có sự tự do quyết định vận mệnh của mình (libre arbitre) và đặc biệt là một số người tin là mình có một linh hồn tách biệt với thân xác, khi thân xác này hoại diệt thì linh hồn vẫn tồn tại mãi.
B2/Vậy thì theo Đạo Phật, ta (Ngã) là gì?
Ngã gồm 5 uẩn (aggrégat). (“Uẩn” nghĩa là sự tập hợp thành một nhóm, còn được gọi là “ấm” nghĩa là che mờ. Đó là vì các yếu tố ở mỗi uẩn, một khi tập hợp lại tác động lẫn nhau rất khó cho ta phân biệt rõ chính yếu tố nào trong một uẩn là yếu tố chủ động còn yếu tố nào ở một uẩn khác là yếu tố phụ thuộc). 5 uẩn đó là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức.
Sắc là nói về Thân xác nghĩa là phần vật chất, còn phần tinh thần gồm 4 u��Ngã” v.v… Đây là chữ quan trọng nhất trong câu này vì nếu mình có thể trả lời được cái “chính mình” đó là ai thì ta mới biết thật sự nó là bạn hay là thù.
B1/Vậy thì Ta là ai? Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi này không?
Tôi tin là có rất nhiều người sống cho đến cuối đời cũng không hề thắc mắc mình là ai cả. Khi được hỏi “bạn là ai?” thì hầu hết người được hỏi sẽ lúng túng vì thật ra đây không phải là câu dễ trả lời. Có người phản ứng lại bằng cách nói người kia lẩm cẩm và trả lời: “Tôi là tôi chứ còn là ai nữa !”.
Thậm chí có người cho rằng cứ sống theo lẽ tự nhiên, vô tư, chuyện gì đến thì đến, kể cả cái chết, đừng thắc mắc gì cả. Nhưng thật sự trong giờ hấp hối, họ có bình tĩnh được không? Họ như những con đà điểu chui đầu vào cát mà tưởng rằng đã thoát được nguy hiểm. Nhưng đó là sai lầm vì nghiệp báo theo mình như bóng với hình. Con người khác súc vật ở chỗ chúng ta có lý trí nên chúng ta không nên buông xuôi để tiếp tục trôi mãi trong vòng sinh tử luân hồi. Ta không nên chạẩn còn lại.
1/Sắc (corps) là phần vật chất mà mắt mình nhìn thấy và thường được người ta chia ra 3 phần: đầu, mình và chân tay. Sắc do tứ đại tạo thành. (Đại có nghĩa là lớn nghĩa là 4 thứ gặp được khắp nơi trong vũ trụ: Đất, Nước, Gió, Lửa).
-Đất tượng trưng cho thành phần đặc như xương, cơ, các tạng đặc, mô mềm .
-Nước tượng trưng cho thành phần dịch trong và ngoài tế bào, máu, các dịch tiết v.v…
-Gió tượng trưng cho hơi thở, ợ, ngáp, hắt xì…
-Lửa tượng trưng cho sức nóng trong người (thân nhiệt của chúng ta trung bình là 37 độ C) và năng lượng do biến dưỡng thức ăn. Trung bình cơ thể con người cần 1800 calories/ngày. Người lao động nhiều có nhu cầu nhiều hơn 5500 calories/ngày.
Về phương diện Y học (cơ thể học và sinh lý học), chúng ta thấy Đức Phật đã nêu lên đầy đủ các đặc tính chính của thân thể con người.
2/Thọ (sensation) nói về cảm giác mà con người có được khi tiếp xúc với ngoại giới bằng các giác quan và bằng sự tiếp xúc qua da như tê, nhức, đau, nóng, lạnh, dễ chịu, sung sướng. Đây là tính cảm nhận lạc-khổ-xả thể hiện động lực tình cảm.
3/Tưởng (perception) là tất cả tri giác được nhận thức bên trong tâm qua sự cảm xúc nơi các giác quan, như các sự thấy, nghe, ngửi. Các hình ảnh cũng có thể do sự suy diễn, tưởng tượng mà ra. Tưởng tuỳ thuộc xúc và thọ mà sinh khởi nên tri giác về thế giới vật lý hay tâm lý mang nhiều tính chủ quan, sai lầm dẫn đến khổ đau.
4/Hành (formations mentales) là tất cả các biến chuyển lần lượt xảy ra bên trong tâm ý đưa đến các hành động ở bên ngoài, nơi thân và miệng, như các động tác của tay chân, như lời nói nơi miệng lưỡi. Đây là tính thúc đẩy các suy tưởng nơi tưởng uẩn, bao gồm tiếp nhận hoặc loại trừ, tạo thành nghiệp lành hay ác.
5/Thức (conscience mentale) nói về sự hiểu biết nơi tâm ý, hoặc về cảnh vật bên ngoài hoặc về các thay đổi trong nội tâm. Đây là khả năng hiểu biết, phân biệt về cảm giác hay tri giác phát hiện khi các giác quan (căn) tiếp xúc với những đối tượng (trần).
Bốn uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức có liên hệ bên trong hợp thành phần tinh thần. Vậy thì cái gọi là Ta đâu phải là một cái gì thuần nhất mà là tập hợp của nhiều thành phần tạo nên thể xác và tinh thần của con người.
Nói một cách khác, để dễ hiểu hơn, tôi xin phép xét cái Ta qua 3 tiêu chuẩn sau đây:
1/Xét về không gian:
a/Về thể xác, các thành phần đất, nước, gió, lửa chỉ là do vay mượn từ bên ngoài bằng chứng là những thức ăn sau khi vào miệng, sẽ được nghiền nát rồi tiêu hoá, cuối cùng các chất bã được thải ra ngoài hoặc không khí hít vào phổi sau khi đã diễn ra sự trao đổi dưỡng khí với thán khí thì sẽ được thải ra ngoài. Mỗi ngày, ta hít thở 26000 lần và cần một lượng không khí là 12.000 lít. Rồi cái vòng đó lại tiếp diễn. Có cái gì thật sự là của mình đâu? Đó chỉ là sự vay-trả, trả-vay mà thôi.
b/Về tinh thần, các ý kiến cho là mình nghĩ ra thật tình có phải của chính mình không hay là do vay mượn từ nhiều người rồi mình thêm thắt vào. Điều này thấy rất rõ trong các bài giảng, các luận văn. Tuy nhiên, tôi không phủ nhận những nghiên cứu khoa học kỹ thuật có tính tiên phong, những sáng chế làm thay đổi cuộc sống.
2/Xét về thời gian:
a/Về thân xác, khi gặp mặt người quen hàng ngày, ta thấy không có sự khác biệt. Nhưng nếu gặp lại người thân sau trên chục năm xa cách thì đó lại là chuyện khác. Ta chỉ cần giở quyển “album” gia đình ra xem lại chính mình lúc mới vài tháng tuổi, rồi lúc 20 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi thì ta thấy khác nhau rất nhiều, phải không? Vẫn là mình đấy nhưng sao khác nhau quá, về kích thước, về trọng lượng, về hình dạng… mặc dù còn những nét hao hao.

Vậy trong 4 hình đây, KHOÁNG là ai?
Nếu bảo là tất cả đều là KHOÁNG thì vô lý vì KHOÁNG chỉ có một người mà thôi. Còn nếu bảo chẳng có ai trong 4 hình này là KHOÁNG thì lại càng sai vì rõ ràng đây là hình chụp một người qua nhiều thời kỳ khác nhau.
Xét về mức vi mô, các tế bào trong cơ thể chúng ta thay đổi từng giờ, từng phút, từng giây tuỳ theo loại. Trong một giây đồng hồ, biết bao tế bào chết đi thì lại có biết bao tế bào được sinh ra. Thân xác của chúng ta thay đổi liên tục. Chỉ sau một tháng là thân xác của chúng ta không còn là thân xác cũ nữa nhưng chúng ta đâu hề biết, chúng ta cứ tưởng nó vẫn vậy. Vật chất không ngừng thay đổi !
b/Về tinh thần, khi bắt đầu tập ngồi thiền, chúng ta thấy có biết bao suy nghĩ lướt qua trong đầu chúng ta. Thật vậy, có biết bao nhiêu “niệm” (ý nghĩ) hiện lên rồi biến mất trong một giây đồng hồ; Đức Phật còn dùng từ “sát na” để chỉ một đơn vị thời gian rất nhỏ. Các niệm của chúng ta thay đổi từng sát na. Có những ý nghĩ mà ta quyết như “đinh đóng cột” nhưng sau khi tự mình xét lại hoặc bị người khác thuyết phục, ta quay ngoắt lại 180 độ. Vậy thử hỏi cái Ta nó ở đâu?
Có lúc, tôi ví cái Ta như một dòng sông. Đứng ở một điểm nhìn, ta thấy dòng sông vẫn vậy nhưng nếu quán sát sâu xa thì ta thấy ở điểm đó, không còn là cùng các giọt nước ở trong giây trước so với giây sau.
Cái ta cũng còn có thể được ví như một vòng lửa tạo ra từ cách xoay tròn 360 độ một sợi dây mà ở đầu tận cùng có buộc một cục đá được bao bởi một bùi nhùi có tẩm dầu đang cháy. Khi quay thật nhanh, ta có cảm tưởng như có một vòng lửa thực nhưng sự thật không phải vậy. Vì thế, cái ta cũng chỉ như vòng lửa, chỉ là ảo ảnh mà thôi.
Cuối cùng, ta có thể ví cái Ta như một cuộn phim gồm hàng vạn, hàng triệu hình chụp nhưng khi được quay mau thì ta thấy sống động như thật vậy.
3/Xét về chủ thể:
Nếu nói cái Ta có thực thì ta phải làm chủ nó. Ta phải điều khiển nó theo ý muốn của ta. Nhưng thật sự có phải vậy không?
Nếu ta là chủ của thân xác ta thì ta có thể bảo trái tim ngưng đập một lát không, các quai ruột không co bóp nữa, dòng máu xoay theo hướng khác hoặc tạm ngưng chảy được không?
Nếu ta là chủ của thân xác ta thì
- ta muốn cơ thể mãi mãi trẻ trung nhưng sao nó lại cứ già đi?
- ta muốn cơ thể luôn khoẻ mạnh nhưng sao nó lại cứ bệnh hoạn?
- ta muốn sống mãi mãi nhưng sao nó lại chết?
Vậy thì cái Ta chính là cái ý thức (chứ không phải là một thực thể vật chất) về thân tâm qua tất cả các hành động của thân, khẩu, ý. Chính những hành động này làm con người sống động và được các người chung quanh biết đến và cũng chính những hành động của thân, khẩu, ý tạo thành nghiệp thức chẳng những ảnh hưởng ngay trong kiếp hiện tại mà còn có hậu quả đến việc tái sinh trong tương lai theo định luật bất biến của Sinh tử-Luân hồi. Tóm lại, cái Ta:
*chỉ là tập hợp của ngũ uẩn, gồm những chất nạp vào và thải ra giữa bên ngoài với bên trong cơ thể, không hề có một thực thể thuần nhất.
* thân thể cũng như tinh thần của ta thay đổi liên tục theo thời gian.
* không hề có một chủ thể. Đây chính là Lý VÔ NGÃ của Đạo Phật.
III. SỰ QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA LÝ VÔ NGÃ:
1/ GIÁO LÝ VÔ NGÃ đã được Đức Phật Thích Ca giảng tại vườn Lộc Uyển cho 5 anh em ông Kiều Trần Như sau khi đã giảng xong Kinh Chuyển Pháp Luân. Kinh Vô ngã tướng (Anattalakkhana sutta) kết luận bằng một câu ngắn gọn, rất quan trọng:
“CÁI NÀY KHÔNG PHẢI LÀ TA,
CÁI NÀY KHÔNG PHẢI LÀ CỦA TA,
CÁI NÀY KHÔNG PHẢI LÀ TỰ NGÃ CỦA TA”
(Để cho dễ hiểu hơn, xin cho phép tôi được chú thích thêm cho chữ “CÁI NÀY”: Đó chính là “cái ta đây”, “cái tôi đây”, “cái thân này”, “cái thân-tâm này”).
Đức Phật muốn phá bỏ ý niệm sai lầm về bản thể của con người,
1/phá bỏ cái chấp thủ vào 5 uẩn, xem đó là Ta, như đang có tấm thân nguyên thuần một khối.
2/phá bỏ cái chấp thủ có một Tự ngã, một linh hồn vô hình bất diệt. Tuy nhiên, Đạo Phật khẳng định là có thần thức, vô hình nhưng không bất diệt (mà là thay đổi do duyên hợp) và giúp cho sự tái sinh và chuyển nghiệp báo từ đời này qua đời khác.
Hoà Thượng Thích Thiện Siêu có viết một quyển sách “Vô ngã là Niết Bàn” và các vị chân tu chứng được Lý Vô Ngã đều đạt quả vị A la hán.
2/ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC CHẤP NGÃ
a/Ưu điểm: Có người quan niệm là chính nhờ có cái Ngã mà con người mới phấn đấu, xã hội mới tiến bộ. Chính sự cạnh tranh mới thúc đẩy khoa học kỹ thuật luôn đổi mới, kinh tế phát triển, mới đem lại sự tiện nghi vật chất cho con người, mới đem lại sự giàu có cho các quốc gia. Điều này chúng ta không phủ nhận.
b/Nhược điểm: Nhưng cũng chính cái Ngã này đã đem lại bao nhiêu đau khổ, phiền toái cho mỗi chúng ta, cho cả nhân loại , như sóng thần ở Nhật Bản, Thái Lan v.v…. Tại sao vậy?
* Về cá nhân, nếu ta chấp vào cái Ta nghĩa là tự xem cái Tôi to lớn (ta tự đồng hoá mình với danh xưng, chức vụ, địa vị trong xã hội …) thì nếu ai chạm tự ái của ta như nói xấu, mắng nhiếc…thì ta sẽ nổi sân lên.
Chính vì quan niệm rằng ta có một cái tôi thật sự khác biệt với mọi người nên ta muốn (cả ta và chính người thân của ta) hơn người khác về mọi mặt như học giỏi hơn, địa vị cao hơn, giàu có hơn…Chỉ vì lòng tham mà ta bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được những điều đó.
*Về tập thể, vì chấp cái này là ta, cái này là của ta, cái này là tự ngã của ta nên có sự kình chống giữa phe này với phe kia, tôn giáo này với tôn giáo kia (thậm chí có tôn giáo mà các tín đồ cùng thờ một Thượng Đế nhưng vì chia 2 phái khác nhau lại giết hại lẫn nhau. Tôi nghĩ Thượng Đế trên trời cũng phải khóc vì sự ngu muội của các tín đồ của mình), quốc gia này với quốc gia kia. Cùng một lúc trên trái đất có sự thừa mứa thực phẩm ở nơi này nhưng lại có sự chết đói ở nơi khác cũng như chiến tranh xẩy ra không dứt, hết ở vùng này thì lại đến vùng khác…
Tài mà không kèm theo Đức chỉ đem đến sự đau khổ cho nhân loại như Rabelais đã nói: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tán tận của tâm hồn). Đúng là khoa học đã giải phóng con người khỏi những việc nặng nhọc, giúp việc đi lại mau hơn rất nhiều, khiến việc liên lạc với nhau dễ không thể tưởng được, đem lại nhiều tiện nghi vật chất mà người xưa không bao giờ dám mơ đến nhưng cũng chính nhờ khoa học công nghệ, con người đã chế ra đủ loại vũ khí, bom đạn, nhất là bom hạt nhân để tàn sát nhau.
Vì lợi ích cá nhân và tập thể, con người đã phá huỷ môi trường sống khiến giờ đây, bao nhiêu thiên tai xẩy ra trên Trái Đất, bao nhiêu người chết hoặc rơi vào cảnh lầm than, màn trời chiếu đất. Sóng thần ở Thái Lan và Bangladesh trước đây cũng như động đất, lở bùn, lụt lội ở Trung hoa và Pakistan gần đây là những bài học cho nhân loại. Rồi đến nhiệt độ trái đất đang tăng dần khiến các tảng băng ở Bắc cực tách ra và tan dần, nước biển dâng lên tạo ra Đại hồng thuỷ trong một ngày không xa. Sau này, dù con người có trốn khỏi trái đất và sống trên một hành tinh khác như nhà thiên văn học nổi tiếng của Mỹ Stephen Hawking đã tiên đoán mà Tâm vẫn không thay đổi, vẫn đầy tham, sân, si thì phỏng có lợi ích gì, có thay đổi được gì cho nhân loại?
Trong suốt lịch sử của nhân loại, khoa học kỹ thuật phát triển vượt bực đem lại sự tiện nghi vật chất cho con người nhưng lòng con người thì không hề tiến bộ hơn. Chỉ vì Si mê (chấp vào cái Ta) mà Tham lam và Sân Hận không bao giờ dứt. Ở đâu con ngườí chạy theo vật chất, xem trọng “kim-tiền” quá mức thì ở đó đạo đức đều suy đồi.
3/Ý NGHĨA CỦA LÝ VÔ NGÃ
Đây là một trong các giáo lý căn bản của Đạo Phật và độc nhất vô nhị vì không có tôn giáo nào trên thế giới này lại phủ nhận cái Ta như Đạo Phật cả.
Đây không phải là một giả thuyết mà là một chân lý được soi sáng bằng sự thực chứng của Trí Tuệ. Bằng chứng là có một bài kinh rất quan trọng trong Đạo Phật, đó là “Bát-Nhã Tâm Kinh” được bắt đầu bằng một câu rất đặc biệt: “Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát-Nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”. Câu này có nghĩa là Bồ tát Quán Thế Âm thực hành sâu xa pháp tu Bát-Nhã bằng cách dùng Trí Tuệ để soi chiếu và thấy thật rõ thân tâm này gồm có năm uẩn rỗng rang. Do nhờ sức quán chiếu thâm sâu đó mà Ngài đã được giác ngộ và giải thoát,vì thế Ngài vượt qua được mọi khổ đau của cuộc sống luân hồi. Lý Vô Ngã phải được thấy, biết bằng chứng ngộ chứ không phải bằng trí phân biệt thì mới đưa đến giải thoát được. Nếu không, khi đụng trận, chúng ta sẽ bị dính mắc liền.Tại sao vậy? Vì khi người khác nói một câu chạm tự ái ta thì cái Ta nó trổi dậy ngay. Cái biết của ta về lý Vô Ngã chỉ mới là cái hiểu “ngoài da” chứ không phải cái biết từ “tuỷ xương”.
Giáo lý Nam tông dạy: “Năm uẩn là Vô ngã”; còn giáo lý Bắc tông nói: “Năm uẩn là Không”. Đây là chỗ gặp gỡ kỳ thú giữa hai nền giáo lý, thật ra đều cùng xuất phát từ Giáo pháp của Đấng Thế Tôn. Giáo lý đầu dùng để giáo hoá hàng Thanh văn còn giáo lý thứ hai dùng để nhắc nhở hàng Bồ tát.
Giáo lý Vô Ngã phủ nhận tính cách đồng nhất và bất biến của một tự ngã thường tại. Nếu có một linh hồn bất biến, bất diệt thì làm thiện hay làm ác có khác gì nhau đâu. Trái lại, Đạo Phật thừa nhận là có “Thần thức” tạm gọi là “hồn” nhưng không bất biến và không bất diệt mà là do các thức hợp lại. Đặc biệt, Mạt Na thức (thức thứ 7) và A Lại Da thức (thức thứ 8 ) sẽ chuyển nghiệp báo của cá nhân đó qua đời sau.
Đức Phật muốn phá sự chấp thủ vào cái “chính mình” (cái Ta giả) của con người để chúng ta tránh được đau khổ vì Tham và Sân như đã trình bày ở phần trên. Phá tan sự chấp thủ vào 5 uẩn chứ không phải là phá tan 5 uẩn, xin chớ vội hiểu lầm. Giáo lý Vô Ngã không khuyên con người diệt chính mình bằng cách tự hành xác hay tự tử mà chỉ khuyên con người nên có một cái nhìn đúng đắn (Chánh kiến) về chính mình.
Đề xướng Vô ngã không phải để hư vô hoá con người, xoá bỏ sự có mặt của con người trong cuộc đời, trái lại kết hợp chủ thể với tha nhân, xoá bỏ biên giới cách biệt giữa người với người, trải rộng lòng từ bi đến tất cả chúng sinh. Thế nên, ai dựa vào giáo lý vô ngã để chối bỏ cuộc đời thì người đó mắc sai lầm nghiêm trọng vì Đạo không lìa Đời và người đó chưa thấy rõ được diệu dụng của Đạo Phật.
phai  
#2 Đã gửi : 12/06/2013 lúc 06:22:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
IV. Ý NGHĨA CỦA CÂU: “KẺ THÙ LỚN NHẤT ĐỜI NGƯỜI LÀ CHÍNH MÌNH”
Đây là câu Đức Phật nói cho những người chưa giác ngộ.
Chính vì ta còn mê, chấp có cái “CHÍNH MÌNH” nên Đức Phật mới nói là nó chính là “KẺ THÙ”. Vì sao? Vì cái mình vẫn tưởng là “Ta thật” thực ra chỉ là cái “Ta giả” như trong Kinh Phật nói “nhận giặc làm con”. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, ngài Anan chấp mắt là gốc của cái nhìn, tai là gốc của cái nghe mà quên mất Tánh thấy, Tánh nghe nên bị Phật quở là “nhận giặc làm con”. Chúng ta quên mất cái “Ta thật” (Bản thể chân thật, Bản thể Chân như, Bản lai diện mục) trong mỗi chúng ta. Đó là khả năng giác ngộ và giải thoát, vượt qua mọi khổ đau và sống trong cảnh an lạc tự tại. Khả năng quý báu đó, chính là Phật tánh sẵn có nơi mọi chúng sanh, chúng ta chỉ cần biết nhận thức ra và chuyên tâm tu tập để sống lại với Phật tánh đúng như Đức Phật đã từng tuyên bố: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.
Gọi là “kẻ thù” nghe hơi nặng nhưng thật ra, thù hay bạn là do chính ta quyết định:
1/Là kẻ thù nếu ta chấp chặt vào cái Tôi để rồi tham đắm cảnh giới của chiêm bao khiến tạo thêm bao nhiêu ác nghiệp, hậu quả là ta mãi mãi trôi lăn trong vòng sinh tử-luân hồi. Kẻ thù này lại được sự hỗ trợ của một “ông luật sư” rất giỏi luôn luôn bênh vực cho những hành động sai trái của chính ta. Luật sư đó lại cũng chính là mình.
Trong giấc mộng, ta thấy có ta, có người nên mới sinh bao nhiêu phiền toái. Ngược lại khi tỉnh rồi thì ta đâu con thấy có cái ta nữa để mà chấp, để mà gọi là thù.
2/Là bạn vì thân-tâm này cũng rất hữu ích. Thân tâm này chẳng qua chỉ là phương tiện cũng như cái áo mặc vào để tránh sự lạnh lẽo, như chiếc xe dùng để di chuyển. Nếu không có nó thì ta dựa vào đâu để tu, để biến thức thành Trí, để giác ngộ.
V. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÂU “KẺ THÙ LỚN NHẤT ĐỜI NGƯỜI”
Qua những gì chúng ta đã phân tích trên đây, đặc biệt là dựa vào Lý Vô Ngã của Đạo Phật, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ ích sau đây:
1/ ĐỜI LÀ VÔ THƯỜNG, CHỈ NHƯ GIẤC MỘNG = Hiểu được lý Vô Ngã, chúng ta triển khai rộng ra là Pháp vô ngã. Vạn vật trên thế gian này chỉ do duyên hợp, chúng ta càng thấm thía được lẽ vô thường của trời đất.
Đàn ông cũng như đàn bà có khác gì bông hoa. Lúc bông hồng mới là búp thì trông thật dễ thương, rồi từ khi bắt đầu nở cho đến khi nở rộ thì trông thật kiêu sa, lộng lẫy với mùi hương thoang thoảng khiến người ta ngất ngây. Sau đó các cánh hoa thâm lại và nhăn nheo với mùi chát chát để cuối cùng cành hoa rũ xuống, các cánh hoa rụng dần. Đây là luật thành, trụ, hoại, diệt của tạo hoá; không ai tránh khỏi! Hiểu được rõ ràng như vậy, ta mới không bị động tâm, không buồn khổ khi lẽ vô thường ứng dụng trên ta. Có đó và mất đó. Cuộc đời có khác gì một tấn tuồng gồm có đủ hỉ, nộ, ái, ố mà ta vừa là diễn viên, vừa là khán giả. Chức vụ mà ta được giao có khác gì một màn kịch mà ta đóng vai giám đốc,bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống… trong năm, mười năm. Khi hạ màn thì ta lại là thường dân. Nếu ta cố chấp vào cái vai đó, ta tưởng nó là thật, nó là vĩnh viễn thì khi mất nó, ta sẽ rất đau khổ.
Hoà Thượng Tuyên Hoá có giảng: “Bỏ gốc chạy theo ngọn, lấy giả cho là thật, chính là nhận giặc làm con. Kẻ đó không thức tỉnh, vẫn còn sống trong mộng và tham luyến cảnh giới của chiêm bao”. Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình đang sống trong một giấc mộng lớn như giấc mộng Nam Kha trong chuyện ngụ ngôn Việt Nam hay không? Có bạn sẽ phản đối liền. Vô lý! Nếu tôi đang mộng, tại sao tôi véo vào thịt thì biết đau, tôi đập tay lên mặt bàn thì thấy cứng, tôi tiếp xúc với mọi người và có những cảm xúc vui, buồn, giận, ghét…Thậm chí khi tôi khóc thì nước mắt tôi chảy. Làm sao nói là giả được? Vậy tôi hỏi bạn, ban đêm bạn đang ngủ trên giường và mơ thấy một ác mộng, bạn sợ hãi tột cùng và khóc, sáng dậy bạn thấy gối của bạn ướt. Như thế là trong giấc chiêm bao, bạn cũng thấy tất cả đều thật như cuộc đời bạn đang sống vậy. Nếu bạn biết đó là giả thì bạn đã tỉnh rồi!
Chính vì thế mà, Kinh Kim Cang kết thúc bằng bốn câu kệ rất quan trọng:
“Nhất thiết hữu vi pháp tạm dịch là “Tất cả các pháp hữu vi
như mộng, huyễn, bào, ảnh như mộng, giả, bọt, bóng
như lộ diệc như điện như sương cũng như điện chớp
ứng tác như thị quán” nên khởi quán như thế”
“Hữu vi” là tất cả những gì có tướng mạo nên đều vô thường và sanh diệt. Tất cả các pháp hữu vi đều như giấc mộng, đều giả hợp như bọt nước trên đường khi mưa rơi, như bóng người và vật in trên tường trong ánh nắng mặt trời, như giọt sương trên hoa lá lúc ban mai cũng như luồng điện xẹt do sét đánh khi sắp mưa. Ta hãy thường xuyên nên nghĩ cuộc đời là như vậy. Có đó mà cũng không đó, “sắc sắc không không! Trên đời này, đâu có gì là bền vững, đâu có gì là bất biến.Quán như vậy, ta mới hàng phục được Tâm, mới an trụ được Tâm.
Thường khi chiêm bao thấy một giấc mộng đẹp, ta muốn nó dài ra. Ngược lại, khi gặp một ác mộng, ta muốn tỉnh giấc cho mau. Chính vì thế mà những người đang sống sung sướng với đầy đủ tiện nghi vật chất thường không nghĩ đến việc tu hành. Xét cho cùng, trên đời này, có gì là chắc chắn đâu? Ngay cả nền nhà, mặt đường mà chúng ta tưởng là cứng chắc khi đi, đứng trên đó có thể nứt ra khi bị động đất, gần đây lại xuất hiện những hố địa ngục ở nhiều nơi, đặc biệt ở Trung Quốc. Trước các thiên tai như bão tố, sóng thần, lũ lụt, núi lửa phun, cháy rừng, động đất, thiên thạch, dịch bệnh… ta thấy mình quá nhỏ bé. Khi có dịp ngồi trên máy bay và nhìn xuống đất, ta thấy nhà cửa, xe hơi chẳng khác đồ chơi trẻ em còn con người thì nhỏ như con kiến. Ngoài ra, trên trái đất này, có nơi nào thực sự là an toàn khi mà ngoài những thiên tai kể ở trên, loài người lại còn gây khủng bố, chiến tranh để sát hại nhau?
Tất cả những gì mình tưởng là của mình, là chắc chắn, là mãi mãi bền vững có thể sụp đổ, biến mất chỉ sau một đêm. Do đó, trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật mới ví thế gian này như một căn nhà đang bốc cháy mà con người cứ vui đùa trong đó như những trẻ nít. Theo lịch Maya, ngày tận thế (Doomsday) là ngày 21/12/2012 khi một thiên thạch khổng lồ va mạnh vào trái đất của chúng ta. Nghe như vậy, chẳng lẽ chúng ta không có một phản ứng nào sao? Riêng tôi thì dù tin này đúng hay là sai thì đây cũng là lời cảnh báo cho loài người và khuyên mọi người hãy thương yêu nhau, “ăn hiền, ở lành” vì chỉ có phước đức mới giúp con người tai qua, nạn khỏi. Đứng trước thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ta không làm gì được cả nhưng cái mà ta có thể làm, đó là trên chính bản thân ta. Ta có thể tu nhân, tích đức để có thể làm nhẹ bớt nghiệp báo mà đáng lẽ chúng ta phải trả, như tổ tiên chúng ta thường nói “Đức năng thắng số”. Vô Ngã là vô ngã trên mặt tuyệt đối nhưng Giả Ngã là giả ngã trên mặt tương đối. Tương đối và Tuyệt đối là hai mặt của một thực tại. Sống trên đời, dù mê vọng, huyễn hoá, tương đối, chúng ta phải có bổn phận tránh làm các điều ác, nên làm các điều lành vì “nhân giả nhưng cũng có quả giả” và nghiệp báo sẽ theo ta như bóng với hình ngay trong giấc mộng. Để áp dụng trong việc sửa mình cho thật tốt, chúng ta nên nhớ lời một Bậc Thầy Mật Tông đã dạy: “Hãy luôn luôn nhận thức rõ ràng tính mộng huyễn của cuộc đời để giảm bớt luyến ái và thù ghét. Hãy có tâm tốt đối với mọi loài, có tâm thương xót bất kể kẻ khác đối xử với bạn ra sao. Những gì người khác làm đối với bạn không quan trọng khi bạn xem như mộng huyễn. Cái chính là bạn phải có những ý định tốt trong giấc mộng. Đây là điểm cốt yếu. Đây đích thực là Tu Tâm”.
2/ KHÔNG NÊN CHẤP NGÃ=Đức Phật khuyên chúng ta không nên xem cái “chính mình” là có thật vì nó gây mọi rắc rối như đã trình bày ở phần “nhược điểm của việc chấp Ngã” (III 2b); như vậy chẳng phải nó là kẻ thù của mình hay sao?
3/ HÃY QUAY VỀ VỚI BẢN THỂ CHÂN THẬT, ĐÓ LÀ PHẬT TÁNH=Biết được cái “chính mình” chỉ là cái “ta giả”, ta sẽ quay về với cái ta “ta thật” để được hạnh phúc mãi mãi. Đó chính là Phật tánh sẵn có trong mỗi chúng ta. Chính Đức Thich Ca là người đã cho ta biết được giá trị đích thực của chúng ta bằng cách tuyên bố: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Tôi nhớ lại một câu chuyện ngụ ngôn về Chân Ngã trong triết học Ấn Độ: Có một sư tử cái mang bầu sắp sanh nhưng đói quá nên mon men về làng. Khi đến bờ suối, sư tử mẹ chuyển dạ và sanh ra một sư tử con. Nhưng vì kiệt sức nên sư tử mẹ đã chết ngay bên bờ suối. Một chú bé chăn dê đến nơi phát hiện sự việc bèn tri hô lên. Dân làng đến đem sư tử mẹ đi và cho chú nuôi sư tử con. Sư tử con lớn lên trong bầy dê và cứ tưởng mình là dê. Một hôm sư tử chúa đi tìm mồi, đến bên bờ suối uống nước. Thằng bé chăn dê và bầy dê sợ quá trốn mất trong khi sư tử con ngơ ngác, kêu: “be, be”. Sư tử đực vừa ngạc nhiên vừa bực mình bèn đến gần sư tử con và nói: “Mày là sư tử chứ không phải là dê!” Sư tử con luôn miệng kêu: “be, be”. Sư tử chúa giận quá ngoạm vào gáy sư tử con rồi lôi sềnh sệch đến bên bờ suối, dí mặt nó sát dòng nước và nói: “Hãy nhìn kỹ lại xem mày là ai?” Sư tử con soi mặt mình và gầm lên một tiếng. Chúa sơn lâm đã hiện hình!
Câu chuyện trên đây muốn nói là mỗi chúng ta thuộc dòng dõi Phật nhưng chúng ta cứ tưởng mình là chúng sanh.Chúng ta không hề biết hoặc không dám tin điều này giống như sư tử con cứ tưởng mình là dê cho đến ngày được sư tử chúa cho biết điều đó cũng như Đức Phật chỉ cho chúng ta biết chân giá trị của mỗi chúng ta vậy.
Có người thắc mắc bảo rằng tại sao tôi lại không thấy được Phật Tánh? Đây là một điều rất khó vì Phật Tánh vô tướng và tuyệt đối nên ngay cả Đức Phật cũng không thể dùng ngôn từ để diễn tả được,mà chỉ có thể dùng cách gián tiếp như “ngón tay chỉ mặt trăng”. Bạn có bao giờ nhìn trực tiếp được khuôn mặt của bạn không? Bạn phải dùng tấm gương soi thì mới thấy được bóng của nó, phải không? Soyal Rinpoche, một bậc Thầy Tây Tạng của thế kỷ XX nêu ra 4 “lỗi” khiến ta khó thấy Phật Tánh mà ngài gọi là “Tự tánh Tâm”:
“Tự tánh quá gần gũi đến nổi ta khó nhận ra,
Nó quá sâu xa nên ta khó dò cho thấu,
Nó luôn luôn có mặt hiện tiền nên quá dễ khiến ta không tin nổi,
Nó quá bao la nên ta không dung chứa nổi”.
Những phân tích này của Soyal Rinpoche khiến chúng ta nhớ đến Lục Tổ Huệ Năng (638-713). Khi được Ngũ tổ khai thị, ngài hân hoan thốt lên những lời nói về Tự tánh Tâm: “Đâu ngờ Tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ Tự tánh vốn không sinh diệt,
Đâu ngờ Tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ Tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ Tự tánh hay sanh muôn pháp”.
Nói như trên, chắc các bạn vẫn còn thấy mơ hồ; vậy tôi dẫn thêm lời thiền sư Bankei (1622-1693). Trong quyển Tâm bất sinh, Ngài đã chỉ một cách rõ ràng hơn để chúng ta có thể nhận ra Tâm Phật nơi chính mình: “Cái Tâm Phật mà quý vị có từ lúc mới sanh thật sự là bất sinh và chiếu sáng một cách kỳ diệu. Bằng chứng về điều này là trong lúc tất cả quý vị đang lắng nghe tôi nói mà ngoài kia có tiếng quạ kêu, tiếng chim se sẻ chíp chíp, tiếng gió xào xạc…mặc dù không cố tình phân biệt những âm thanh ấy nhưng quý vị vẫn nhận ra và phân biệt được từng tiếng, đây gọi là nghe với Tâm bất sinh… Cái bất sinh đó là suối nguồn của mọi sự, là khởi điểm của mọi sự. Ở đây không có vấn đề diệt vì cái gì không được tạo tác thì cũng không bị huỷ hoại, do đó khi nói bất sinh thì đương nhiên cũng bất diệt… Cái mà chư Phật quá khứ chứng được chính là Tâm bất sinh và cái mà chư Phật vị lai chứng cũng là Tâm bất sinh. Ngày nay chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng chỉ cần một người an trú trong Tâm bất sinh thì Chánh pháp cũng được phục hưng rồi… Hãy nhận ra một cách dứt khoát rằng Cái không sinh và đang chiếu sáng kỳ diệu ấy đích thực là Tâm Phật. An trú ngay trong Tâm ấy thì từ đây cho mãi mãi về sau, quý vị là một bậc Như Lai sống…” Soyal Rinpoche phân biệt hai phương diện nổi bật của Tâm:
-Cái tâm “thông thường” (Sem) có khả năng phân biệt,có ý thức nhị nguyên (tốt-xấu, yêu-ghét, lấy-bỏ v…v). Cái tâm này chấp vào cái Ngã nên sinh ra ham muốn, sân hận do đó tạo ra nghiệp báo, đưa đến sinh tử-luân hồi và đau khổ.
-Cái tâm “bản nhiên” (Rigpa) là cái tuyệt đối, không dính dáng đến đổi thay và chết chóc (thường còn và không sinh diệt) “Tâm bản nhiên” không chỉ có trong tâm ta mà thôi, kỳ thực nó là bản chất của mọi sự vật, mọi hiện tượng trong vũ trụ. Soyal Rinpoche còn nói rằng tâm bản nhiên này được gọi là “Thượng Đế” với người Ky Tô và Do Thái giáo, “Đại Ngã” với người Ấn Độ giáo và “Phật Tánh” với Phật Tử. Vậy làm sao chúng ta có thể trở về với Phật Tánh?
Đức Phật đã chỉ cho chúng ta rất nhiều cách thức (pháp môn) để tuỳ căn cơ của mỗi cá nhân mà ứng dụng. Người có căn cơ cao thì tu theo Đốn giáo còn người có căn cơ trung bình hoặc thấp thì tu theo Tiệm giáo. Vấn đề quan trọng trong Đạo Phật là phải thực hành chứ không phải chỉ lý thuyết suông vì chúng ta không thể dùng Trí phân biệt để “thấy” Tánh được mà phải “thấy-biết” bằng Trí Tuệ (còn gọi là Trí Bát Nhã). Cách thức căn bản trong Phật giáo nguyên thuỷ là dựa trên Giới, Định, Tuệ.
-Giữ giới là để không gây thêm nghiệp ác, để cho cuộc sống không bị xáo trộn, do đó ta sẽ yên ổn, dễ tu hành.
-Định là tâm không bị dính mắc bởi những cảnh bên ngoài và không bị vọng động bởi những tạp niệm bên trong. Muốn có chánh định phải có chánh niệm, mà muốn có chánh niệm thì phải thực hành Tứ niệm xứ.
-Tuệ là sự thấu suốt lẽ thật của mọi sự vật trong con người chúng ta cũng như trong vũ trụ, như tấm gương trong sáng phản ánh trung thực mọi sự “như nó là” (as it is) không thêm, không bớt. Vậy Tuệ là sự Tỉnh giác.
Chúng ta có thể lấy ví dụ một ly chứa đầy nước đục lấy từ một ổ gà sau cơn mưa. Nếu để một mảnh giấy có ghi một dòng chữ ở một bên thành ly thì ta không thể nào thấy được gì xuyên qua nước đục từ thành ly đối diện. Chúng ta không nên lắc cái ly hoặc lấy que quậy trong ly, như vậy ví như “không giữ giới”; như thế chúng ta càng không thể thấy được gì xuyên qua nước đục ngầu. Trái lại, ta nên để ly nước ở yên một chỗ trong nhiều giờ thì đất cát sẽ lắng xuống đáy ly tượng trưng cho “Định”. Cuối cùng, khi nước trong ly đã trở nên trong suốt thì ta sẽ thấy dòng chữ rõ mồn một xuyên qua thành ly, điều này ví cho “Tuệ”. Đây chính là nguyên lý cơ bản của Thiền định và là cách thức đã giúp Đức Thích Ca giác ngộ dưới cây Bồ Đề, thấu rõ mọi lẽ huyền vi của Trời đất, giải thoát vĩnh viễn khỏi sinh tử-luân hồi. Phật khác chúng ta ở chỗ Ngài tỉnh 24/24 còn chúng ta là người đang còn mê ngủ, “mở mắt mà chiêm bao”.

4/TA LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH CỦA CHÍNH TA.
Cuộc đời như tấm gương phản chiếu vì khi mình giơ nắm đấm lên thì trong gương cũng giơ nắm đấm lại, còn nếu mình cười thì trong gương cũng cười lại. Luật nhân quả trong Đạo Phật thì quá rõ ràng nhưng ta phải hiểu định luật này theo 3 thời: quá khứ, hiện tại, vị lai vì nhân gieo xuống thì phải đủ duyên thì quả mới trổ. Chúng ta đừng thấy những gì diễn ra trước mắt mà vội kết luận là luật nhân quả không đúng, là “Trời không có mắt”. Teilhard de Chardin, nhà thần học nổi tiếng của Pháp, đã nói là tại sao chúng ta đều công nhận có những định luật về vật lý trong vũ trụ trong khi chúng ta lại không tin có những định luật về luân lý, về đạo đức trong thế giới tinh thần. Trong Đạo Phật có một câu rất hay:“Muốn biết kiếp trước người đó như thế nào thì hãy xem kiếp này của họ. Muốn biết kiếp sau người đó thế nào thì cũng xem họ sống ra sao trong kiếp này”. Vậy ta là chủ vận mệnh của mình, hạnh phúc hay đau khổ là do chính ta quyết định, chứ không do bất cứ một ai khác, một đấng nào khác.
Đạo Phật là một Đạo khó nghe. Không phải ai cũng có đủ duyên phước, đủ căn cơ để chấp thuận. Làm sao một người bình thường lại có thể chấp nhận ý tưởng: Ta là giả, đời chỉ là giấc mộng? Người xưa nói: “Thuốc đắng thì giã tật, lời thật thì mất lòng”. Làm thiện là điều tốt rồi nhưng đừng có chấp vào cái Thiện đó mà phải vượt lên trên cái Thiện, phải tu Huệ chứ không phải chỉ tu phước. Đa số người theo Đạo Phật bây giờ là tu phước, chỉ có ít người tu Huệ. Tu phước là không làm việc ác, thường làm việc thiện với mục đích hưởng được những quả báo nhân thiên. Có phước đức, hưởng được bao nhiêu quả tốt nhưng người đó vẫn còn trong vòng sinh tử luân hồi như học giả Nguyễn Duy Cần đã nói: Dây xích dù bằng vàng cũng vẫn là xích để trói buộc con người tựa như lồng vàng cũng vẫn là ngục tù của chim. Vấn đề là phá bỏ dây xích hoặc lồng vàng để thoát khỏi ngục tù. Chính vì thế mà Đức Phật khuyên chúng ta nên tu Huệ để thoát khỏi ngục tù “Tam giới”. Có như vậy, ta mới làm chủ được Tham, Sân, Si trong chính mình, làm chủ được Sinh Tử-Luân hồi và nếu ta có tái sinh thì đó là do nguyện chứ không phải do nghiệp. Đức Phật có nói một câu bất hủ: “Thắng vạn quân thù ngoài sa trường không bằng thắng chính mình. Thắng được chính mình mới là chiến công oanh liệt nhất”.
5/ TRUNG ĐẠO “ĐỆ NHẤT NGHĨA KHÔNG”
Đây là bài học quan trọng nhất nhưng lại cao nhất và khó hiểu nhất.
Đa số chúng ta chấp vào Ngã nhưng có một số ít lại chấp vào Vô Ngã. Họ nghĩ rằng Phật nói vạn pháp do duyên hợp nên không có gì là thật cả, chết là hết mà thì dại gì mình không hưởng thụ bằng mọi cách, kể cả việc giết hại người khác. Đời chỉ như giấc chiêm bao, không có linh hồn, không có nghiệp báo, có gì mà phải sợ. Nhưng họ phải hiểu rằng mỗi người đều có thần thức như đã trình bày trong phần trên (III-3). Nếu có nhân “giả” thì cũng có quả “giả” và trong mộng họ vẫn phải trả những quả báo này, họ vẫn phải nếm mùi đau khổ trong cảnh mộng, không chạy đi đâu được cả.
Khi thuyết về lý Vô Ngã, Đức Phật không muốn chúng ta chấp vào Không vì như vậy, còn tệ hơn chấp vào Có, mà ngài chỉ muốn chúng ta thấy đúng bản chất của Ngã để đừng bị dính mắc. Khi thấy được bản chất của sự vật là duyên khởi thì ta thấy nó không có tánh chân thật, là có hay là không. Do đó, chúng ta không chấp vào có Ngã và cũng không chấp vào Vô Ngã, sự không chấp này được gọi là Trung Đạo, còn gọi là “Đệ nhất nghĩa Không”. Trung Đạo nghĩa là “không Có cũng không Không”.
Trung Đạo không có nghĩa là tổng hợp giữa cái Có và cái Không, mà là sự siêu việt khỏi thế giới khái niệm. Trung Đạo không có nghĩa là trung gian giữa sự Có – Không, Thường-Đoạn, Sanh-Diệt, Khổ-Vui mà có nghĩa là vượt lên khỏi các cực đoan ấy, ra ngoài vòng tương đối sai biệt để hiển lộ thể Chân Không Diệu hữu, dứt bặt sự suy nghĩ và lời nói. Thực tại vượt thoát bốn ý niệm: Có, Không, Thường, Đoạn. Đây là lý Bất nhị trong kinh Duy Ma Cật. Ý nghĩa siêu việt trong Trung Đạo là thái độ vô chấp, vô trụ, tức là không bị lệ thuộc vào một định kiến nào, không bị đóng khung trong một phạm trù tư tưởng nào. Trung Đạo là làm mà không bị dính mắc vào Có và Không: Cần dùng Ngã để phấn đấu, để cạnh tranh cho khoa học được tiến bộ hơn, cho đời sống được ấm no hơn nhưng không nên bị kẹt vào cái Ngã đó để chỉ nghĩ đến bản thân mình mà nên ứng dụng Vô Ngã để xoá bỏ ranh giới giữa ta và người, để thêm bạn bớt thù, để đem lại hạnh phúc cho mọi người trên thế gian này.
Đạo Phật có câu “Tuỳ duyên mà bất biến” nghĩa là tuỳ trường hợp mà ta xử trí nhưng vẫn giữ vững lập trường giải thoát sinh tử và cứu độ chúng sanh. Do đó, có khi người đó làm chuyện như phạm giới vậy nhưng thật ra mục đích để hoá độ, để cứu giúp người khác. Tế Công Hoà Thượng ra đời để phá cái chấp tướng của con người. Tuy nhiên, có những kẻ dựa vào chuyện đó để làm những việc bất chính rồi nói là mình phá chấp. Đạo Phật rất dễ bị kẻ ác lợi dụng để nguỵ biện cho những hành vi xấu xa của họ. Do đó, chúng ta phải cảnh giác đừng để bị mắc lừa.
VI . KẾT LUẬN
Trong Phật học, cái gọi là “chính mình” chỉ
* do 5 uẩn kết thành, chứ không có phần cốt lõi nào khác.
* do nhân duyên hội tụ mà thành và cũng do nhân duyên phân tán mà diệt.
* và không hề có một linh hồn bất diệt nào sau khi tấm thân tứ đại này tan rã nhưng có thần thức giúp tái sanh và chuyển nghiêp.
Ta chính là cái ý thức (chứ không phải là một thực thể vật chất) về thân tâm này qua tất cả các hành động của thân, khẩu, ý.
Đức Phật đưa ra lý Vô Ngã để phá cái chấp Ngã của chúng ta. Giáo lý Vô Ngã phá bỏ sự phân biệt giữa ta với người, đem đến sự bình đẳng và hoà đồng giữa mọi người với nhau, xem hạnh phúc của người như hạnh phúc của mình, trải rộng Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả đến mọi chúng sinh.
Lý Vô Ngã là một Chân lý, nhưng đừng ôm Đạo lý đó trong giấc ngủ siêu hình.
Phải thấy được sự tương quan giữa Vô và Hữu, giữa Không và Giả, giữa Bản thể và Hiện tượng, giữa Tuyệt đối và Tương đối, giữa Tâm và Pháp, giữa Phật thừa và Nhân thừa. Khi đã ngộ lý Vô Ngã rồi thì ta vẫn phải sống và mang cái xác thân giả tạm này nhưng ta không còn kẻ thù nào cả. Tất cả chỉ là phương tiện thuận hay nghịch hành để tu tập, “mượn giả tu Chân”, để đạt được Chân Hạnh Phúc.
Và phương tiện thiện xảo nhất để phá chấp Ngã, đó là hướng về chúng sinh để phục vụ, là phát Bồ Đề Tâm. Có như vậy, cái Ta mới càng ngày càng nhỏ đi, ta mới hoàn thiện chính mình như lời của Đại Đức Narada đã dạy: “Phục vụ để trở nên hoàn toàn và hoàn toàn để phục vụ”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Kinh Vô ngã tướng(Anattalakkhana sutta) trong “Căn bản học Kinh Phật” của cư sĩ Thiện Nhựt- Huỳnh Hữu Hồng.
2.Thân Tâm và Ta, bài thuyết trình tại Tổ đình Từ Quang, Montreal, tháng7/2008 của cư sĩ Thiện Nhựt- Huỳnh Hữu Hồng.
3.Danh từ Phật học thực dụng, Tâm Tuệ Hỷ.
4.Trung Đạo về Bản Ngã, Thường Hỷ Lê Niên.
5.Vô ngã là Niết Bàn, HT.Thích Thiên Siêu.
6.Vô Ngã, TT.Thích Trí Siêu.
7.Vô ngã, Thiền sư Sayadaw U Silananda,Tỳ Kheo Pháp Thông dịch.
8.Kinh Kim Cang giảng giải, HT.Thích Thanh Từ.
9.Khai thị, Quyển 3, HT.Tuyên Hoá.
10.Tạng thư sống chết, Soyal Rinpoche, Ni sư Trí Hải dịch.
11.Tỉnh thức, Dr Prashant V.Kakode, Lê văn Mậu và Trần Thế Lâm biên dịch.
12.Impact Médecin, Hebdo Volume 345/03.
13.Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Tâm Minh Lê Đình Thám.
14.Đức Phật và Phật pháp, Đại Đức Narada, Cư sĩ Phạm Kim Khánh dịch.
15.Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải, HT.Thích ThanhTừ.
16.Phật học tinh hoa, Thu Giang Nguyễn Duy Cần.
17.La vie vaut d’être vécue, Teilhard de Chardin.
18.Trung Đạo, Bài giảng của Đại Đức Thích Minh Khương.
19.Duy Ma Cật sở thuyết kinh, Tỳ kheo Thích Duy Lực dịch.
20.Pháp dạy người của Lục Tổ Đại Sư, Đại Lãn.
21.Tâm bất sinh, Thiền sư Bankei, Ni sư Trí Hải dịch.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.513 giây.