Các nhà nghiên cứu cho rằng áo choàng thời gian có tác dụng như xóa bỏ quá khứ (iStockphoto: aetb) (Credit: ABC Licensed) .Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, một ngày nào đó, liên lạc viễn thông sẽ an toàn hơn nếu phát triển được ‘áo choàng thời gian’ có khả năng giấu dữ liệu truyền qua sợi quang.
Kỹ sư điện Joseph Lukens từ Đại học Purdue và đồng nghiệp công bố báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Nature.
“Giống như bạn có thể giấu một vật thể trong không gian, bạn có thể tưởng tượng khả năng giấu những khoảnh khắc thời gian,” ông Lukens nói. “Cái gì mà người ta không thể lấy ra được hay không thấy thì cũng xem như đã không xảy ra. Phương pháp này giống như xóa bỏ quá khứ.”
Để làm cho các dữ kiện trở nên vô hình, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về áo choàng không gian, tương tự như chiếc áo choàng vô hình trong truyện Harry Potter.
Ông Lukens và đồng nghiệp đã thực hiện một thí nghiệm cho thấy trên nguyên tắc có thể áp dụng những ý tưởng tương tự để giấu dữ liệu trong một hệ thống thông tin quang học.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển chiếc áo choàng thời gian bằng cách tạo ra những “lỗ hổng thời gian” để giấu dữ liệu trong khi truyền đi.
Các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị điều biến pha (phase modulators) để đẩy ánh sáng trong một tia la-de lùi lại và tiến lên, tạo ra ‘những lỗ hổng thời gian’. Hiện tượng này cho phép các nhà nghiên cứu chèn dữ liệu vào lỗ hổng để khi người ta nhìn vào thì dường như không có dữ liệu nào được truyền qua sợi quang.
Theo ông Lukens, áo choàng hiện vận hành với tốc độ 12,7 gigabit/giây nhưng vẫn có thể đạt tốc độc cao hơn.
“Chúng tôi có thể truyền 1 bit dữ liệu và sau đó một bit khác với tốc độ rất nhanh,” ông Lukens nói.
Ứng dụng trong quân sự và hành phápÔng Lukens cho rằng mặc dù ứng dụng thực tế của công nghệ này còn xa vời, nó có thể hữu ích trong việc ngăn chặn việc nghe lén thông tin bởi dường như không có dữ liệu nào được truyền đi. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn gửi thông tin bằng cách làm cho thông tin trở nên vô hình với người nhận.
“Tôi có thể thấy ý tưởng này được sử dụng trong ứng dụng quân đội hoặc hành pháp,” ông Lukens nhận định.
Nghiên cứu được Quỹ Khoa học Quốc gia hỗ trợ, đồng thời nhận ngân sách từ cơ quan an ninh và quốc phòng Úc.
Theo ông Lukens, mặc dù các khái niệm ‘áo choàng thời gian’ khác đã được phát triển, đây là công nghệ đầu tiên sử dụng các thiết bị có sẵn.
Tuy nhiên, chiếc áo chỉ tồn tại trong 36 tỉ tỉ giây (picoseconds) và giấu những bit dữ liệu ngắn hơn nửa quãng lặp. Mặc dù vậy, ông Lukens tin rằng có thể cải thiện được hạn chế này trong tương lai.
“Tôi chưa thấy giải pháp dễ dàng nào cho vấn đề này, ít nhất là với công nghệ hiện nay,” ông Lukens nói. “Tôi hi vọng ai đó đọc bài này sẽ có ý tưởng để thời gian giấu dữ liệu kéo dài hơn.”
Source: ABC Australia
Sửa bởi người viết 13/06/2013 lúc 08:29:37(UTC)
| Lý do: Chưa rõ