“Tình già” giữa cụ Chuyên hay ghen và bà Xuân.
I.TìnhgiàTrúng “tiếng sét ái tình” ngay lần đầu tiên gặp mặt
Những ngày cuối đông gió mùa thổi từng đợt lạnh buốt, cuốn theo những đám bụi mịt mù. Ngoài trời, thời tiết vô cùng khắc nghiệt nhưng bên trong Viện dưỡng lão Tuyết Thái (huyện Đông Anh, Hà Nội) tình người và những trái tim đong đầy yêu thương vẫn luôn hiện hữu. Nhìn gương mặt in hằn những vết chân chim nhưng vẫn rạng ngời của ông Nguyen Văn Chuyên (sinh năm 1933 tại Tây Hồ, Hà Nội, năm nay 85 tuổi) và bà Võ Thị Thanh Xuân (sinh năm 1942 tại Sài Gòn, 76 tuổi, kém ông Chuyên 9 tuổi) , người ta bỗng thấy ấm lòng.
Mặc dầu đã ở bên kia sườn dốc của cuộc đời với mái tóc bạc trắng, bước đi không còn nhanh nhẹn nhưng hai ông bà vẫn dành cho nhau những ánh mắt rất tình tứ, những cử chỉ âu yếm và cả những cái nắm tay trao gởi. Tình yêu của họ cứ thế lớn lên bằng sự quan tâm chân thành mà chẳng cần tô vẽ, màu mè.
Chỉnh trang lại y phục cho ông Chuyên, bà Xuân bắt đầu kể về mối nhân duyên thiên định của mình bằng chất giọng ngọt ngào nhỏ nhẹ của người phụ nữ miền Nam: Trước khi vàoviện dưỡng lão, bà cũng có một gia đình trọn vẹn. Chồng bà là bộ đội ở vùng Pleiku, Ban Mê Thuột. Những năm chiến tranh ác liệt, ông bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam nên sức khỏe giảm sút rất nhiều. Ông bà có 3 người con nhưng năm 2008 cậu út đã mất vì bạo bệnh. Năm 2012 chồng bà cũng qua đời sau 10 năm điều trị tại Hà Nội. Hai con gái ở xa, một người có gia đình, sinh sống bên Nga; một người cũng đã có chồng con êm ấm, có cửa tiệm buôn bán ở Sài Gòn. Cả hai người đều làm ăn khá giả nhưng không thể chăm sóc mẹ được chu đáo nên hàng tháng gửi tiền về Hà Nội để đưa bà vào Viện dưỡng lão Tuyết Thái là viện dưỡng lão (nursing home) tư nhân sang trọng bậc nhất trong nước do cô Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã từng đi du học bên Mỹ về làm chủ.
Sống tại Viện dưỡng lão Tuyết Thái, bà Xuân được chăm sóc tận tình cả về vật chất lẫn tinh thần. Bà xem đây là ngôi nhà thứ hai của mình nên rất vui vẻ. Tuy nhiên, đó là một nguyên nhân, còn nguyên nhân thứ hai níu chân bà là ông Chuyên. Bà tâm sự: “Mọi chuyện giống như một mối nhân duyên khi chồng tôi và ông Chuyến bằng tuổi nhau. Ông ấy vào Viện dưỡng lão Tuyết Thái sau tôi 5 tháng. Ban đầu ông ấy bị liệt phải ngồi xe lăn do sự trục trặc của lần phẫu thuật tiền liệt tuyến và một số bệnh khác. Khi đó chúng tôi cũng trò chuyện với nhau như đối với mọi cụ già khác trong viện chứ chưa hề có tình cảm gì đặc biệt. Ông Chuyên sau 20 ngày được làm vật lý trị liệu, bắt đầu tập đi. Hôm ấy ông ấy ngồi xe lăn trên thềm nhà trước cửa phòng tôi rồi ngừng lại, cố gắng đứng dậy. Chả hiểu tại sao tự nhiên tôi chạy ra dang rộng hai cánh tay định đỡ ông ấy. Ông Chuyên đứng chập chững rồi ôm chầm lấy tôi, tôi cũng ôm chầm ông ấy làm các cô nhân viên ở gần đấy cười và vỗ tay hoan hô. Lại có cô nói: “Mẹ, mẹ với bố cứ ôm nhau như thế, chờ con đi lấy máy chụp hình, chụp ảnh kỷ niệm ngày bố bắt đầu tự đứng dậy được”. Tôi xấu hổ buông tay ra nhưng cô ấy đi lấy máy đem đến, bắt chúng tôi làm lại. Ông Chuyên có vẻ thich lắm cứ ôm tôi chằng chằng làm tôi cũng thấy thích. Từ đấy chúng tôi quyến luyến nhau không rời ra được như người bị cú-đờ-phút (“tiếng sét ái tình”)”. Bà Xuân vốn là một giáo viên cấp 3 môn Vật lý, tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn hồi trẻ nên biết tiếng Pháp.
Bà và ông Chuyên tuy đã già nhưng trước tình yêu cũng hóa con trẻ. Họ cũng không ngoại lệ là có những khi cãi vã, giận hờn và ghen tuông như các cặp đôi khác. Bà hóm hỉnh kể lại: “Trước đây ổng ở phòng số 1, tui ở phòng số 2, tui hay gọi ổng là “người hàng xóm tốt bụng”. Sáng ổng thường sang gõ cửa rất sớm lúc tui còn ngủ, tui không thích nên dán miếng giấy: “Cấm gõ cửa buổi sáng”. Ổng bèn năn nỉ: “Cấm cả buổi sáng thì lâu quá, cấm một tiếng đồng hồ thôi được không?”. Có lần ổng sang phòng tui chơi, chẳng hiểu lấy trộm được chìa khóa cửa phòng lúc nào. Hôm sau ổng không gõ mà mở cửa đi vào khiến tôi giật mình. Dịp khác, tôi giận ổng nên ở lì trong phòng không ra ngòai, ổng bèn qua, tự động mở cửa rồi ôm lấy tôi. Tôi kêu ầm lên: “Loan ơi, cứu mẹ với con ơi!”. Loan là nhân viên trong Viện dưỡng lão. Cả mấy đứa đều chạy ùa vô rồi ôm bụng cười ngặt nghẹo”.
Từ ngày quen nhau, hai ông bà đã có nhiều kỷ niệm đẹp. Đối với họ, người này là điểm tựa tinh thần và tình cảm của người kia, đồng thời cũng là người bạn thân thiết để chia sẻ tâm sự khi cô đơn và chăm sóc nhau lúc đau yếu. Thứ tình cảm chân thành ấy có lẽ chàng bút mực nào diễn tả nổi.
Phải chiều vợ mình chứ, đẹp như thế này kia mà!
Ở viện dưỡng lão Tuyết Thái, hầu như ai cũng biết ông Chuyên là người có tính hay ghen. Sự ghen tuông có phần trẻ con của ông không ít lần khiến bà Xuân hờn dỗi và những người chứng kiến phải ôm bụng cười. Bà vốnlà giáo viên cấp 3, có học thức nên cư xử chuẩn mực, ăn nói dễ nghe. Không những thế, tính thích ca hát, yêu văn hóa văn nghệ của bà được nhiều người thầm thương trộm nhớ.
Trong Viện dưỡng lão Tuyết Thái có một ông cụ để ý đến bà, cứ tới bữa ănlại đến ngồi gần bà. Bữa đó ông cụ có gắp đồ ăn cho bà. Cụ Chuyên thấy thế ấm ức lắm, đòi đuổi ông cụ ra chỗ khác. Bà Xuân thấy vậy bèn kê ghế ra xa để tránh “chiến sự” bùng nổ.
Bà kể: “Lần khác, có ông Việt kiều tới, tôi nhường ghế cho ông ấy ngồi. Vậy mà ông Chuyên cũng ghen và trách móc tôi: “Bà thích Việt kiều đên thế kia à?”.
Bà Xuân tủm tỉm cười: “Ông Chuyên là người thật thà, chất phác, nghĩ gì nói nấy chứ không để bụng. Nhiều lần ông ấy ghen quá, cô Bạch Tuyết giám đốc Trung tâm Tuyết Thái phải can thiệp đấy”.
Để giải thích cho những lần “nông nổi” của mình, ông Chuyên nói: “Tôi biết vợ tôi có tnnh độ, hiểu biết nhiều, lại xinh đẹp nên người ta mới để ý. Nhưng đàn ông ai chả có lúc ích kỷ, tôi chỉ muốnbà ấy là của riêng mình”.
Tay nắm tay trong cuộc “tình già”.
Ông cũng là người có hoàn cảnh tội nghiệp. Năm 2007, vợ ông mất do bạo bệnh, cậu con trai duy nhất cũng qua đời vì tai nạn giao thông. Hai cô con gái ở xa, một ở Úc, một ở Sài Gòn nên không thể chăm lo cho cha. Nhớ về buổi đầu gặp gỡ bà Xuân, ông cho biết: “Lần đau gặp gỡ bà ấy tôi đã thích luôn rồi, giống như kiểu tình yêu “sét đánh”. Chúng tôi không tổ chức đám cưới mà chỉ đến tiệm vàng mua đôi nhẫn cưới làm đồ đính ước. Cô giám đốc cũng bày tỏ nguyện vọng muốn tổ chức lễ thành hôn cho chúng tôi nhưng chúng tôi thấy điều đó không cần thiết. Tình cảm của chúng tôi đều được con cái đôi bên hết sức ủng hộ. Mấy tháng nay Viện tạo điều kiện cho chúng tôi sống chung trong cùng một phòng đúng như hai vợ chồng dù chỉ đính ước chứ chưa cưới hỏi”.
Nhờ trời, ông Chuyên và bà Xuân còn khỏe mạnh và minh mẫn lắm. Bà tự lo được mọi sinh hoạt, còn ông thì chuyện tắm rửa, giặt giũ, giữ gìn sức khỏe đã có nhân viên chăm lo. Mỗi buổi sáng ông bà dắt tay nhau ra sân tập thể dục, sau đó tưới cây cảnh. Họ san sẻ cho nhau từng ly sữa, gắp cho nhau từng món ăn ngon. Bà chu đáo đến mức chăm sóc ông như chăm trẻ nhỏ. Ông nói: “Tôi chỉ cần húng hắng ho là bà ấy đã vội vàng lấy dầu bôi vào cổ cho tôi. Có những hôm tôi cảm sốt, viện có bác sĩ, y tá trông nom nhưng cả đêm bà ấy thức bên cạnh tôi tới sáng chẳng ngủ tí nào làm tôi thương lắm. Bà ấy khéo tay, làm sữa chua (yaourt) ngon vô cùng. Các công việc bà ấy làm tuy không lớn nhưng khiến tôi rất cảm động” – ông Chuyên bày tỏ.
Khi phóng viên hỏi ông có chiều chuộng bà không, ông cười, đáp: “Phải chiều chứ, vợ mình đẹp và giỏi đến thế kia mà!”. Câu trả lời đầy thương yêu pha lẫn chút bông đùa của ông khiến bà cười chảy nuớc mắt – những giọt nuớc mắt của niềm hạnh phúc ở phía cuối đời. Mặc dù tuổi đã cao, người ngọai bát thập, người cũng súyt sóat bát thập nhưng ông bà vẫn xưng hô với nhau bằng hai tiếng thân thiết “anh,em”.
Mấy tháng trước, bà Xuân sang chơi bên Nga thăm con gái một tháng. Ở nhà ông Chuyên nhớ nhung hết đi ra lại đi vào, ngày nào cũng gọi điện thọai. Bà kể: ”Có hôm ổng mới ngủ dậy đã gọi cho tui mà đâu biết bên Nga lúc ấy mới 2 giờ sáng, trời lại lạnh nữa chớ. Tôi ngại không muốn dậy nên cằn nhằn: “Gọi gì dữ vậy, mới 2 giờ sáng mà!”. Ổng nói: “Chết chết, cho anh xin lỗi, cho anh xin lỗi”. Cái tháng tui đi chơi đó ổng tốn nhiều tiền điện thoại lắm”.
Chẳng những thể hiện tình cảm bằng lời nói, ông Chuyên còn tỏ rõ tình cảm của mình bằng cách thường đưa bà về nhà mình ở quận Tây Hồ vào các dịp lễ, Tết, giỗ chạp. Chẳng những con cái mà cả chị gái và anh em họ hàng của ông ai cũng quý mến bà Xuân.Thậm chí hàng xóm còn trầm trồ khen ngợi: “Ông ấy già rồi mà có “người yêu” bảnh quá!”.
(Theo báo NGL, Hà Nội)
II. Tình “lệch”Cô dâu hơn chú rể 13 tuổi. Họ yêu nhau nhưng ba năm không một tin nhắn, không ở gần nhau.
Đó là những điều rất đặc biệt trong chuyện tình yêu của Bùi Ngọc Đức, sinh năm 1992 và cô Phan Thị Ngọc, sinh năm 1979. Chính hai người cũng không thể giải thích được duyên nợ nào đã kết hợp họ với nhau, cùng vượt qua hòan cảnh khó khăn để đến với nhau.
Một ngày đầu hè năm 2014, khi chàng sinh viên đang học năm cuối khoa Công nghệ xe hơi (Đại học Bách Khoa Hà Nội),đi thực tập ở khu Định Công thuộc quận Hòang Mai Hà Nội và thuê nhà trọ ở đấy. Sau vài ngày, cậu thấy nhà trọ bên cạnh có một phụ nữ lớn tuổi chỉ ở một mình. Một hôm, Đức hỏi: “Chị ơi, chồng con chị đâu mà chị ở một mình thế?”. Chị ngửng lên thì thấy chàng trai với vóc dáng nhỏ nhắn, gương mặt hiền hòavà còn rất trẻ nên trả lời: “Chị chưa có chồng”.
Ngọc và Đức trong ngày sinh nhật đơn giản của Ngọc.
Lúc đó, trong đầu óc chàng sinh viên kỹ sư tò mò tự hỏi: “Sao một phụ nữ cao ráo (cô Ngọc cao 1,70 mét), đẹp và tươi tỉnh như thế lại chưa có chồng?”. Năm đó cô Ngọc 36 tuổi, còn Đức 23. “Chị” lớn hơn Đức đúng 13 tuổi.
Một ngày khác trời rất nóng, Đức đi ngang qua thì thấy “chị” đang chật vật che chắn các tấm xốp để căn phòng nhỏ giảm nhiệt. Cậu vào làm giúp. Thấy căn phòng có bàn thờ Phật, Đức hỏi thì được chị giải thích về Phật giáo, đúng là điều mà cậu đang muốn tìm hiểu. “Trong khi giải thích, mình thấy ánh mắt chị trong sáng, hiền hòa và có gì lạ lạ, đáng yêu khó diễn tả nổi” – Đức kể lại.
Những ngày sau hai chị em hay chuyện trò hơn. Thỉnh thoảng, chị Ngọc sang nhờ cậu em photocopy giùm mấy bài về Phật pháp. Có những hôm trời mưa, họ sang phòng nhau chuyện trò. Vài lần chị Ngọc đi chùa cũng rủ Đức cùng đi nếu hôm ấy Đức rảnh. Họ thân mật với nhau một cách vô tư, trong sáng.
Tiếp xúc nhiều, Đức biết lý do tại sao người có nhan sắc như chị Ngọc vẫn còn độc thân. Chị đã từng có một mối tình kéo dài 10 năm, một lòng chờ đợi người đó đi du học nước ngoài. Nhưng khi trở về, có trong tay bằng cấp, công danh, sự nghiệp thì người ấy bỏ chị, cưới cô gái trẻ đẹp “nhà mặt phố, bố làm to”. Chị Ngọc giãi bày: “Tôi đã từng tự nhủ nếu không gặp được người không thua gì người đó thì tôi sẽ không lấy chồng”.
Vậy là sau khi chia tay, chị vẫn lẻ loi. Bố mất sớm, mẹ hay đau yếu, chị Ngọc phải nghỉ học để đi làm nuôi mẹ, nuôi em. Chị làm công nhân may mặc trong khu công nghiệp Định Công, Hà Nội. Lúc gặp Đức, chị nhận ra sự đồng điệu của chàng trai này. Chính điều đó kết nối họ với nhau, rồi tình cảm dần dần tiến triển lúc nào không hay.
Một hôm Đức về quê vài ngày chưa ra, chị Ngọc có cảm giác thiếu vắng. Chị tìm số điện thoại của Đức trong sổ rồi gọi: “Em đi chẳng bảo gì, làm chị thấy thiếu kiểu gì ấy”. Đức cũng có tình cảm như vậy đối với chị. Chỉ hai tháng sau khi quen biết, cậu thấy thôi thúc phải cầu hôn người con gái này. Một buổi tối,cậu sang căn phòng trọ cấp 4 của chị, mở lời: “Hôm nay chị ngồi xuống đây. Em có chuyện muốn nói với chị”.Chị Ngọc chưa hiểu đầu đuôi gì thì Đức quỳ xuống trước bàn thờ Phật, sau đó quay sang nói: “Chị làm vợ em nhé!”. Chị Ngọc im lặng cả phút đồng hồ, sau đó nhìn người con trai, hỏi: “Em đã suy nghĩ kỹ chưa?”. Đức thoáng ngẩn người nhưng rồi đáp chắc nịch: “Em quyết định rồi”.
Ngay sau đó, Đức thông báo với gia đình: “Con yêu một người lớn tuổi hơn con nhiều”. Bố Đức chỉ hỏi vềsự chênh lệch tuổi tác, xuất thân, công việc của Ngọc, sau đó trầm ngâm: “Con là người có học, đã biết suy nghĩ, yêu ai là do con. Hạnh phúc là của con, tự con chịu trách nhiệm”.
Tháng tiếp theo, họ đăng ký kết hôn. Đôi vợ chồng ở với nhau vài tháng trước khi Đức trở về quê phụ giúp bố mẹ cấy hái. Trong khoảng thời gian này, người thanh niên 24 tuổi nghĩ gia cảnh nhà mình chật vật, vẫn còn nợ một khoản tiền sau đám cưới của chị gái, mà với đồng lương 4-5 triệu đồng của mình nếu ở đất Hà Nội thì không biết tới khi nào mới có tiền cưới vợ. Đức quyết định vào Nam lập nghiệp.
Ở ngòai Bắc, sau khi đăng ký kết hôn hoặc “sống thử” với nhau, giới trẻ thường xưng hô với nhau là vợ, chồng. “Còn hai ngày nữa chồng đi Nam rồi, vợ ở nhà chờ. Chồng đi ba năm sẽ trở về làm đám cưới”, Đức gọi điện thọai cho Ngọc và chỉ nói như vậy. Ngọc tuy bàng hoàng nhưng chồng đã quyết định, chị chỉ còn biết tin tưởng.
Chàng kỹ sư trẻ vào Sài Gòn và chấp nhận làm công nhân sửa chữa ôtô, sống cùng chị gái. Sự xa cách, hoài nghi, khiến họ nói chuyện với nhau căng thẳng, không thể giải quyết. Sau một tháng vào Nam, Đức gọi cho vợ: “Chồng đã hứa với vợ nhiều rồi. Nói đi nói lại cũng chỉ thế thôi. Nay chồng muốn chuyên tâm niệm Phật. Vợ đừng gọi cho chồng nữa”. Anh mong vợ tin mình, chờ đợi mình, sau đó tháo sim điện thoại, cắt toàn bộ liên lạc với Ngọc cũng như với bố mẹ.
Mỗi ngày Đức đi làm và chuyên tâm luyện một bộ môn của Phật pháp. Cậu chuyển sang ăn chay hoàn toàn. Mỗi tháng nhận tiền lương, cậu đưa hết cho chị gái giữ giùm, sống không lo không nghĩ.
Tình cảnh của Ngọc lúc đó ngược lại có nhiều lời “góp ý”: “Chồng em bỏ em rồi, đừng chờ đợi nữa”, “Bọn em mới đăng ký kết hôn chứ đã làm đám cưới đâu, cậu ta sẽ không trở về Hà Nội”, “Chồng em trẻ tuổi, đẹp trai, lại kỹ sư nữa, gái theo đầy, em thì đã đứng tuổi rồi”… Nhiều người cũng mai mối cho Ngọc những người có bằng cấp, địa vị, có hộ khẩu tại Hà Nội. Song chị một mực nói: “Em tin chồng em lắm, chắc chắn anh ấy sẽ trở về”.
Ngày ấy chị đặt ra giới hạn cho mình, nếu sau 3 năm Đức không liên lạc, chị sẽ không chờ nữa. Một ngày tháng 11/2017, Đức cảm thấy nôn nóng trong người. Anh gọi về cho bố. Nghe tiếng con sau bao ngày mong ngóng, ông Xoan mừng mừng tủi tủi: “Bố mẹ không cần tiền. Bố mẹ chỉ cần con thôi. Nay bố thấy mệt rồi. Con về đi”.
Đức cũng gọi về cho vợ. Nước mắt chị trào ra vì hạnh phúc. Những tủi hờn không thể nói bao năm qua bay biến hết. Chị hỏi chồng những điều anh đã giác ngộ được về Phật pháp.
Đám cưới của Đức và Ngọc sau 3 năm xa cách.
Vài ngày sau, Đức không nói gì với vợ mà bay ra Hà Nội. Đứng trước công ty may của chị, anh gọi: “Vợ ơi, ra ngoài có người gặp”. Chị Ngọc không thể ngờ được người ấy là chồng mình. “Cảm giác lúc đó không phải mừng vui mà là bàng hoàng, sung sướng, không thể tin là anh ấy đã xuất hiện”, chị diễn tả. Hai người nhìn nhau, vẫn nét mặt ấy, nụ cười ấy, sau bấy nhiêu thời gian xa cách, trên hai gương mặt dường như có thêm sự già dặn. Họ chỉ nhìn nhau và cười.
Chị khoác tay chồng đi ra chợ mua bánh kẹo, rồi sau đó dẫn anh về công ty giới thiệu: “Em dẫn chồng em về rồi này”, chị cười nói, còn vui hơn cả Tết.
Khoảnh khắc ấy Đức cảm thấy ba năm mà như mới qua một ngày. Giữa anh và vợ không có ngăn cách nào.
Cảm động trước tình yêu của hai con, bố mẹ Đức nhanh chóng bắt tay vào việc chuẩn bị đám cưới. Hơn một tháng sau, chú rể 26 tuổi và họ hàng đi chặng đường hơn 200 km đến Ba Vì (quê cô dâu) đón dâu. Bữa đó trời đẹp, mát mẻ.
Tết vừa rồi vợ chồng chở nhau về thăm quê ngọai.
Sau đám cưới, chị Ngọc muốn trả nghĩa nốt cho công ty mình gắn bó bao năm qua nên vẫn ra Hà Nội làm hết Tết vừa rồi. Đức ở quê phụ giúp bố làm xưởng mộc. Ngày 27 Tết, anh ra Hà Nội đón vợ đi Tết nhà ngoại rồi mới về chính thức sống chung một nhà.
Tổ ấm của họ là một ngôi nhà nho nhỏ hướng ra một cánh đồng bát ngát. Nơi đó, đôi vợ chồng dự định mở rộng xưởng mộc của cha, phụng dưỡng bố mẹ già. Chuyện con cái, họ đang chờ đợi…
III. Tình chia ly – lời kể của một người vợTôi không tha thứ cho tội ngọai tình. Lúc anh cưới tôi, hết sức trang trọng. Tôi đã nói trước tính tôi như thế, tuyệt đối không tha thứ cho tội ngọai tình. Nay anh ngọai tình, tôi phải làm minh bạch mặc dầu bị nhiều người cho là quá khắt khe, quá lạnh lùng…
Nhìn những bằng chứng rành rành trước mắt, tôi bưng mặt khóc nức nở. Vậy là chồng tôi đã ngoại tình. Lời hứa mãi mãi không bao giờ phụ tôi ngày anh khóac tay tôi bước vào lễ đường, anh quên rồi sao? Chẳng lẽ anh cũng quên tôi đã từng nói với anh rằng tôi sẽ không tha thứ nếu anh ngoại tình, dù chỉ một lần. Bởi tôi là người vô cùng coi trọng chuyện chung thủy, có bỏ qua sống tiếp với nhau thì cuộc sống cũng chẳng còn như xưa nữa.
Anh đã quên hết rồi, con trai mới 4 tuổi anh đã phải lòng một phụ nữ khác. Chẳng những thế anh còn thuê nhà đẹp đẽ cho cô ta ở, chu cấp cho cô ta, dẫn cô ta đi đây đi đó như những cặp tình nhân thực thụ. Ở bên cô ta, anh cười hạnh phúc như ngày xưa từng nhìn tôi trìu mến như vậy.Ngày ấy tôi đã đọc được trong mắt anh một tình cảm sâu đậm, thật lòng. Tính anh trung thực, vậy tại sao anh không nói thẳng một lời cho tôi biết, tôi sẵn sàng buông tay cho anh sốngvới người ta cơ mà?
Sau một đêm thức trắng suy nghĩ, tôi đã có quyết định của mình. Tôi gói ghém tất cả những chứng cớ là anh ngoại tình, cho vào một tập sơ-mi làm tài liệu. Giữa giờ đang làm việc trên công ty, tôi gọi cho anh: “Tối nay anh dành cho em được không? Em đã đặt bàn ở nhà hàng X. rồi…”. Anh ngần ngừ một lát sau đó trả lời: “Ừ, được, cũng đã lâu hai vợ chồng mình chưa đi ăn tối với nhau”. Tôi cúp máy, cười nhạt. Anh nghĩ tôi muốn hâm nóng lại tình cảm vợ chồng mà anh đã lừa dối ư?
Buổi chiều tôi xin phép nghỉ làm để qua nhà bố mẹ ruột. Tôi trình bày ngắn gọn với ông bà tất cả mọi chuyện, đồng thời thông báo quyết định của mình. Bố mẹ tôi biết tính con gái khi đã quyết định điều gì là đã suy nghĩ rất kỹ, ông bà không dễ gì thay đổi, nên chỉ đành im lặng gật đầu. Tôi tiếp tục đến nhà bác tổ trưởng dân phố nơi vợ chồng tôi đang ở để nhờ bác giúp một việc.
Buổi tối tôi đón con và ăn bữa cơm tối ở nhà bố mẹ ruột xong, tôi gửi con nhờ bác hàng xóm trông giúp rồi lái xe đưa bố mẹ qua đón bố mẹ chồng. Tôi không nói rõ với ông bà, chỉ nói chồng tôi đang ở nhà hàngchờ ông bà tới.
Đến nhà hàngmình đã đặt sẵn một phòng riêng, tôi lấy một sim điện thoại lạ, nhắn cho người tình của anh: “Anh Hùng đây, em tới ngay nhà hàng X. nhé, phòng riêng số 3, có một bất ngờ dành cho em… Anh yêu của em!”. Đồng thời gọi cho chồng thông báo phòng tôi đã đặt, để khi anh đến thì cứ tự động vào luôn.
Tôi và bố mẹ ruột, bố mẹ chồng vừa ngồi xuống bàn ăn thì anh cũng tới. Nhìn thấy có mặt đông đủ hai bên bố mẹ, anh hơi giật mình nhưng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cho rằng tôi muốn tổ chức một bữa ăn thân mật mà thôi. Anh vừa đến thì điện thoại của tôi réo vang, tôi ra ngoài đón bác tổ trưởng dân phố. Bác ấy vừa tới thì“vị khách cuối cùng” cũng xuất hiện: người tình của anh!
Cánh cửa bật mở, cô nàng ngỡ ngàng còn anh thì sững sờ tột độ. Anh nhìn trộm tôi rồi nửa như muốn bước tớiđón người tìnhnửa như lại sợ làm như thế quá lộ liễu. Tôi nói với chồng: “Cô ấy là do em mời đến” rồi bước nhanh tới kéo cô nàng vào, không để cho cô ta chạy trốn.
“Mời mọi người cầm đũa đi ạ, vừa ăn vừa nói chuyện”, tôi thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra trong khi anh với cô nhân tình thì như ngồi trên đống lửa. Bố mẹ anh lộ vẻ ngạc nhiên thấy rõ, chỉ có bố mẹ tôi và bác tổ trưởng dân phố là đã biết mọi chuyện nên im lặng không nói gì cả.
Tôi đưa cho mỗi người một tập tài liệu đã chuẩn bị sẵn và nói: “Mọi người đã thấy rồi, con làm mọi việc đều có chứng cớ đàng hoàng chứ không vu oan giá họa cho ai cả. Anh Hùng chồng con đã ngoại tình, cô gái ấy cũng ngồi ở đây. Trước mặt đông đủ mọi người, con mong hai bên bố mẹ và bác tổ trưởng làm chứng cho con chuyện này. Con quyết định ly hôn. Tính con như thế, con không tha thứ cho chồng chuyện phản bội, xin mọi người đừng ai khuyên nhủ con hay vun vén, hàn gắn cho chúng con”, tôi nhấn mạnh rành mạch từng lời.
“Bồ nhí” của anh có hơn được tôi không?
“Em… hãy nghe anh nói…”, anh lập cập lên tiếng. Bố mẹ anh cũng vội góp lời:“Con đừng quyết định vội vàng như vậy…”.Tôi lắc đầu: “Xin bố mẹ đừng khuyên cangì cả, con đã quyết định rồi, dù thế nào cũng không thay đổi. Hôm nay con mời mọi người tới đây chỉ để chứng thực cho con mà thôi”. Rồi tôi nhìn anh, gằn từng tiếng: “Ngày cưới anh đón em về long trọng thế nào thì hôm nay em chia tay anh cũng phải rõ ràngminh bạch như thế anh hiểu chưa”. Rồi tôi nói tiếp: “Thưa hai bên bố mẹ, con với anh ấy chỉ có căn nhà và chiếc xe hơi là tài sản chung sau khi kết hôn, cứ để pháp luật phân chia theo quy định. Còn con trai con thì do con nuôi. Nó không có tội tình gì mà phải ở với dì ghẻ. Nếu anh ấy tốt và nghĩ đến con thì không nên tranh giành với con. Theo luật pháp, nếu đứa trẻ còn nhỏ dưới 7 tuổi, nó sẽ sống với mẹ. Ấy là chưa kể anh ấy ở thế yếu khi ngoại tình, vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, Một vợ một chồng, nếu bị tố cáo với bằng chứng cụ thể thì sẽ có tội chứ chưa nói đến chuyện tranh giành con cái”. Tôi nhìn chồng rồi nhìn bố mẹ chồng sau đó đưa đơn ly hôn đã viết sẵn cho anh ký: “Em không đổi ý đâu, anh ký vào đơn đi. Hơn nữachẳng lẽ anh không sung sướng được sống với người tình một cách đàng hoàng như đã từng sống với em hay sao?Đây là cơ hội quá tốt đối với anh rồi còn gì!…”.
Anh thở dài, chán nản ký vào đơn còn người tình của anh thì có vẻ sung sướng, thở phào nhẹ nhõm. Tính tôi vẫn quyết đoán và dứt khoát như thế. Tôi không thèm đánh ghen. Đánh ghen làm gì với hạng người hèn mạt, người ta có vợ con đàng hòang mà vẫn nhào vô. Họ có đáng để cho tôi đánh ghen hay không? Họ có gì đáng để anh quên vợ con để chạy theo họ hay không? Từ khi anh ngọai tình, tôi biết kết cục cuộc hôn nhân tốt đẹp đầy hạnh phúc của chúng tôi sẽ phải như vậy, mặc dầu khi quyết định ly hôn tôi rất đau khổ, khóc trắng đêm và thấy đời mình không còn gì nữa.■
Đoàn Dự