logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/04/2018 lúc 09:27:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhận định về văn hóa Việt Nam 
Bài phỏng vấn GS Nguyễn Đăng Trúc do Lê Hải thục hiện
 
 
Lê Hải :
Với tôi thì điểm đặc biệt của Công giáo Việt Nam thể hiện qua chuyến hành hương của cha Bartholomé Ruis (năm 1586) và cha Ordonnnez de Cevallos (năm 1591) về hai xứ đạo mà nay được coi là gốc của Công giáo Việt Nam là Bùi Chu và Phát Diệm, và qua việc Công Đồng Vaticanô II cho phép thờ cúng cha mẹ ông bà, vốn là một hình thức tôn giáo sơ khai ở Việt Nam. Nhà thờ ở Lê Nê (Bắc Giang) cũng có nơi thờ hậu giống như kiến trúc của đền chùa cổ truyền. Và nhà thờ cũng là nơi đem vào Việt Nam rất nhiều yếu tố hiện đại để xây dựng dân tộc quốc gia, như những "tiếng chuông nhà thờ rung" đem nhạc lý đến cho Văn Cao - tác giả của bài quốc ca hiện nay của Việt Nam - và nhiều nhạc sĩ khác trong thế hệ đầu tiên của dòng tân nhạc Việt Nam [chú thích sách của Phạm Duy], hay hệ thống mỹ học Tây phương qua những bức tranh Thánh. Nhờ có những người đi tu như Petrus Trương Vĩnh Ký mà Việt Nam có được một thế hệ tri thức, và cả những sản vật như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt được họ mang về. GS Benedict Anderson (chú thích) từng nhắc đến một ngôn ngữ tâm linh (tiếng La-tinh) và thành tựu in ấn giúp hình thành bản sắc dân tộc. Vậy thì theo anh, "Định Hướng"[1] cho bản sắc Việt Nam, cho tương lai nước Việt sẽ là như thế nào nhìn từ góc độ của một trí thức Công giáo như anh, và cũng là một thành viên chủ động trong cộng đồng giáo dân Công giáo Việt Nam. 
 
Nguyễn Đăng Trúc :
 
Ở phần đầu, anh Hải nói lên một số nhận xét của anh về ảnh hưởng văn hóa của cộng đồng Công giáo Việt Nam trên đất nước mình ; nhân dịp anh Hải cũng nói đến quan điểm của Giáo Hội Công giáo (đặc biệt là Công Đồng Vaticanô II) về việc « thờ cúng cha mẹ ông bà », một sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam ; anh còn nhắc đến những đóng góp và ảnh hưởng của một số nhân vật, một số sinh hoạt trong cộng đồng người Công giáo VN trên cuộc sống của người dân nói chung.
Về phát biểu nầy của anh Hải, một phần có liên quan đến lịch sử, một phần là những nhận xét riêng của anh Hải về sự hiện diện của cộng đồng người Công giáo trong sinh hoạt văn hóa và xã hội VN.
Tôi không phải là một nhà nghiên cứu lịch sử nói chung cũng như lịch sử Giáo hội Công giáo và cũng không phải là chuyên gia về lịch sử Giáo hội Công giáo VN, nên không thể đi sâu vào lãnh vục nầy. Nhưng chuyến đi của hai linh mục tiên phong đến miền Bắc VN vào cuối thế kỷ 16 xem ra không liên quan trực tiếp đến việc hình thành và phát triển hai Giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm sau nầy.
Còn nhận xét riêng của anh Hải về sự đóng góp của cộng đồng và cá nhân người Công giáo vào sinh hoạt văn hóa và xã hội VN, hy vọng rằng những người viết lịch sử một cách khách quan cũng ghi nhận như thế. Tuy nhiên phần đóng góp của người Công giáo vào cuộc sống dân tộc không phải chỉ có chừng đó; và cũng không thể ngây thơ cho rằng những người Công giáo VN toàn là những siêu nhân, nếp sống của họ hoàn toàn chỉ có phần tích cực ; hơn nữa còn phải lưu ý đến việc cảm nhận hay những phê phán của người VN không Công giáo đối với tôn giáo nầy cũng như đối với người « có đạo » : những nhận xét của họ khi thì rất khách quan, nhưng nhiều lúc cũng rất chủ quan và giới hạn phát xuất từ những định kiến chính trị  hoặc từ những tị hiềm hết sức bình thường của con người trước những gì không phải là mình và của mình…
 
***
 
Trước khi tiếp tục phát biểu về "định hướng" cho bản sắc Việt Nam, cho tương lai văn hóa nước Việt theo đề nghị của anh Hải, tôi xin dừng lại một chút để nói đến tiền kiến tiêu cực về nội dung cụm từ « văn hóa dân tộc VN».Tôi gọi là tiền kiến vì nhiều người nêu lên nội dung nầy làm như văn hóa dân tộc VN chỉ là một  thực thể  thuần khiết, lý tưởng, bất biến, có từ muôn đời, ở bên ngoài thời gian và không gian.
Kỳ thực « văn hóa dân tộc VN » có một cấu trúc gồm hai phần gắn liền với nhau.
Một mặt nó xây dựng trên nền tảng bất biến là Chân Thiện Mỹ (qua hình ảnh Lạc Long Quân) làm nên cấu trúc căn nguyên của nhân tính vốn không do lịch sử và bàn tay con người làm ra và quyết định; chính nền tảng đó là hồn sống, là cương thường  (như Vũ Quỳnh đã nhắc đến trong lời  tựa cuốn Lĩnh Nam Chích Quái) cho sinh hoạt  của bất cứ cộng đồng nào cộng đồng nào của nhân loại, trong đó cộng đồng dân tộc VN. Chính vì xác tín được cương thường chung của toàn nhân loại (một nhân tính chung cho mọi người bất cứ ở đâu và bất cứ thời đại nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào) mà mỗi nền văn hóa, trong đó có «văn hóa dân tộc VN», không những biện minh cho TÍNH văn hóa của mình, mà còn có thể nhìn nhận, tiếp thu, trao đổi, hội nhập giá trị của các nền văn hóa của nhân loại.
Nhưng mặt khác, cũng như bất kỳ một nền văn hóa nào, «văn hóa dân tộc VN» phải được khai sinh và còn phải được triển nở, trước hết qua lịch sử của cộng đồng với những tài năng, sáng kiến và công trình cá biệt, tiếp đến là qua những dòng trao đổi, hội nhập sinh động và liên tục với các nền văn hóa khác.
Như vậy, nói theo ngôn ngữ kinh điển, chính hai yếu bất khả phân ly - phần thể (nền tảng nhân tính chung) và phần dụng (sinh hoạt cộng đồng xuyên qua lịch sử) - làm nên căn tính của một nền văn hóa.
Nhưng cần lưu ý rằng lịch sử thì luôn sinh động và đang và sẽ diễn tiến. Do đó khó mà nói rằng một vài tập tục hay hình thức biểu lộ nào đó trong một thời kỳ quá khứ nhất định lại là khuôn vàng thước ngọc cho văn hóa dân tộc. Trong « văn hóa dân tộc VN » có thể có những sinh hoạt thời trống đồng, thời cha ông mang khăn đóng áo dài…nhưng những hình thức đó không thiết định được bản sắc cho toàn bộ văn hóa dân tộc VN.
 
[Trong một kỳ Đại Học Hè Hải Ngoại dành cho chuyên viên và sinh viên trong thập niên 90, do Trung Tâm Nguyễn-Trường-Tộ tổ chức, khi nói đến phương cách biểu lộ « văn hóa dân tộc VN », nhiều thành viên tham dự nhắc đến lối y phục khăn đóng áo dài. Một giáo sư nói đùa một cách ý nhị: Tại sao không đề nghị lối y phục mang khố vào thời « HùngVương » ! Không phải làm như thế sẽ vừa xa xưa vừa chưa pha chế với Tây Tàu hay sao ?
 Đây, tuy chỉ là câu nói quá đáng, trên một bình diện nào đó, nhưng giúp người nghe ý thức được căn tính thật sự của « văn hóa dân tộc VN », vốn vượt lên bên trên và  bên ngoài những biểu lộ giới hạn như thế.]
 
 Để dẫn chứng về việc định nghĩa cấu trúc văn hóa nói chung của một cộng đồng nào bất kỳ (trong đó có cộng đồng người Việt chúng ta) mà tôi đã sơ phác như trên, tôi xin đưa ra ba đoạn văn của các tác giả VN đã mặc nhiên đề cập đến văn hóa, những tác giả mà cộng đồng người Việt chúng ta xem là đáng tin cậy trong lãnh vực nầy :
 
- Bản văn Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái  của Vũ Quỳnh (thế kỷ 15-16) ;
- Truyện Kiều của Nguyễn Du ;
- Phàm lệ cuốn Khổng Học Đăng của Phan Bội Châu (thế kỷ 20).
 
Bản văn Truyện Họ Hồng Bàng của Lĩnh Nam Chích Quái  được chia làm hai phần : Phần thể và phần dụng.
 
Phần thể ở phần đầu, được viết xuyên qua những hình ảnh của huyền thoại, nhằm gợi lên những cấu trúc siêu nhiên ghi sâu trong lòng người, vượt thời gian, không gian, làm nền cho nhân tính. Vũ Quỳnh gọi tên phần thể nầy là CƯƠNG THƯỜNG ; trong bài tựa cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, tác giả viết :
 
Than-ôi! Lĩnh-Nam có nhiều kỳ-trọng, các truyện làm ra không cần phải chạm vào đá, khắc vào ván mà rõ-ràng ở lòng người, bia truyền ở miệng người, ông già, con trẻ thảy đều thông-suốt, đem lòng ái-mộ, khuyên răn nhau, thời việc có hệ ở cương-thường, quan ở phong-tục, há có phải ít bổ-ích đâu?
 
Phần thứ hai là phần dụng với những tên gọi có nét lịch sử và địa lý nhất định, những phong tục tập quán cá biệt của một cộng đồng dân tộc.
 
Văn hóa được mặc nhiên định nghĩa như là một sự nối kết bất phân ly giữa thể và dụng, trời và đất :
 
Bây giờ phải ly-biệt, ta đem năm mươi trai về Thủy-phủ phân-trị các xứ, năm mươi trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai-trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau. (Trích Truyện Họ Hồng Bàng của Lĩnh Nam Chích Quái)
 
Cũng nơi bản văn nầy, bản văn mà tôi đánh giá như là một « Sách Sáng Thế » của văn hóa VN, chúng ta chứng kiến trước hết trực giác của tổ tiên về nền tảng về nhân tính, tiếp đó là tài năng sáng tác độc đáo về mặt văn chương với những cảm xúc tâm lý, những hình ảnh liên hệ đến khung cảnh địa lý, sinh hoạt kinh tế xã hội… . Nhưng bên cạnh đó, bản văn có vô số những hình ảnh, điển tích của hai nền văn hóa lớn trong vùng (văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa). Một cách mặc nhiên, tác giả Vũ Quỳnh cho rằng việc « hội nhập » nầy không phi bác bất cứ điểm nào về bản sắc « văn hóa dân tộc VN » của bản văn, trái lại nó phản ảnh tinh thần vô chấp và khai phóng của nền văn hóa chúng ta. Thực vậy, Trong truyện Bạch Trĩ của cùng cuốn sách nầy[2], Vũ Quỳnh ghi lại cuộc đối thoại có tính cách huyền thoại và tượng trưng giữa Chu Công (là vị thầy của Khổng Tử) với sứ giả nước ta, để biện minh cho giá trị  « văn hóa dân tộc VN » của cuốn Lĩnh Nam Chích Quái :
 
Chu-Công hỏi :
- Vì sao mà đến đây ?
Sứ-giả thưa :
-    Trời không gió lớn mưa dầm, biển không nổi sóng nay đã ba năm, ngỡ là Trung-quốc có thánh-nhân nên mới sang đây. (Trích Truyện Bạch Trĩ của Lĩnh Nam Chích Quái)
 
Thánh nhân, con người đặc biệt đó là người chu toàn nghĩa làm người vốn vượt biên giới chủng tộc, lịch sử…
Đến gặp gỡ thánh nhân ở phương bắc, phương đông hay phương tây…, thánh nhân thời xưa hay thời bây giờ…học hỏi, hội nhập và thực thi các giá trị cao cả làm cho con người thành thánh, đó không phải là nhìn nhận niềm tin vào nền tảng cao siêu và bất biến của nhân tính của bất cứ ai là người hay sao? Đó không phải là xác tín mối tương giao nhân loại và tinh thần liên đới, đồng trách nhiệm cùng nhau hoàn thành nhân tính hay sao ? Đó không phải là thực thi đạo lý căn nguyên « tứ hải giai huynh đệ, trăm con trên trái đất nầy cùng sinh ra từ một bào thai chung » hay sao ?
 
Nguyễn Du[3] là một nhà văn hóa dân tộc, khi truyện Kiều của thi hào đã dấy lên nơi tâm thức của người Việt qua nhiều thế hệ một nguồn cảm hứng thi ca[4]. Nhưng phải chăng truyện Kiều ấy được tiếp nhận là một gia sản văn hóa dân tộc chỉ vì nó phản ảnh tài làm thơ mô tả sâu sắc cảnh tình cảm nam nữ lứa đôi, hoặc tài viết truyện ghi lại đầy đủ nhưng sinh hoạt kinh tế, xã hội của cộng đồng người Việt vào đầu thế kỷ 19 ? Hoặc phải chăng vì truyện Kiều của Nguyễn Du chỉ là một bản phỏng dịch từ một truyện Tàu qua tiếng Việt[5] mà nay cần xét lại giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc của bản văn ? Cách nầy hay cách khác, không thiếu những nhà phê bình văn học đã đánh giá truyện Kiều của Nguyễn Du xuyên qua những chuẩn mực đại loại như thế.
Nhưng bên trên và bên ngoài những khen chê của các trào lưu văn học, đặc biệt trong thế kỷ 20 và những năm tháng gần đây, lời thơ của truyện Kiều luôn là nguồn cảm hứng của bất cứ tầng lớp nào trong cộng đồng người Việt : là lời ru con, là châm ngôn trong câu truyện hằng ngày, cũng là dấu tích lời thần thánh để bói toán, hoặc là lời diễn đạt minh triết… Như thế, sự kiện cộng đồng người Việt tiếp nhận truyện Kiều của Nguyễn Du như là một gia sản văn hóa không phải vì, xuyên qua bản văn ấy, cộng đồng người Việt tiếp cận được Đại Ký Ức của dân tộc mình, luôn nhớ cương thường làm nên cuôc sống văn hóa của mình và cố gắng áp dụng vào bất cứ sinh hoạt nào của mình hay sao? Không phải Kiều của Nguyễn Du cũng như Âu Cơ của Vũ Quỳnh đã cưu mang được Đại Ký Ức của dân tộc, đã trực giác được nghĩa của cuộc sống làm người (trăm năm trong cõi người ta), vừa bị trói buộc của Tài (kiếp hồng nhan = nghiệp phải bị ràng buộc với Đế Lai qua hình ảnh Sở Khanh, Thúc Sinh, Từ Hải), vừa ấp ủ hy vọng cứu độ của Mệnh (lắng nghe lời Đạm Tiên, gắn bó với Giác Duyên = tương giao gắn bó với Lạc Long Quân, hoặc đêm ngày NHỚ Long Quân) hay sao ? Không phải chính vì trực giác và diễn tả được nghĩa của nhân tính của mọi người trong mọi thời đại như thế mà nhà văn hóa của dân tộc Việt Nam Nguyễn Du cũng được các dân tộc khác trên thế giới chân nhận là nhà văn hóa, là người hiền của nhân loại hay sao[6] ?
 
Trong phàm lệ giới thiệu về cuốn Khổng Học Đăng, Sào Nam Phan Bội Châu viết: 
 
"Cái danh từ học cũ chẳng phải là cái đồ để đánh cắp áo mũ cân đai đâu? Cái danh từ học mới chẳng phải là cái mồi để hốt gạt mề đay kim-khánh đâu...!
Hễ ai đọc bản sách nầy, trước phải lập định một cái chí khí tự nhiên rằng: "Ta là Khổng Tử, ta là Mạnh Tử, ta là Bá Lạp Đồ (Platon), ta là Khang Đức (Emmanuel Kant), chẳng qua đời tuy có xưa nay, đất tuy có đông tây, mà tâm lý in như nhau, thánh hiền tức là ta, ta tức là thánh hiền; ta chỉ là người hậu tiến của cổ nhân mà thôi. Có chí khí ấy thời đọc quyển sách nầy mới thích.
Nếu ai chưa đọc sách nầy mà trước đã có một ý kiến sẵn: định làm nô lệ cho người đời xưa, hay định làm nô lệ cho người đời nay thời xin chớ đọc.
 
(… )
 
Mục đích người làm bản sách nầy là cốt phù trì nhân đạo; nếu ai không để lòng vào nhân đạo thời xin chớ đọc"[7].
 
Cũng như Vũ Quỳnh và Nguyễn Du, Phan Bội Châu chân nhận nền tảng văn hóa là nhân đạo, là cương thường hay thể chung cho mọi người, mọi nơi mọi lúc ; nhưng nhân đạo đó được khai sinh, được diễn tả, được thực thi do những con người, những cộng đồng khác nhau trong những thời đại khác nhau; cũng vì thế nhìn bên ngoài (qua cách diễn tả và qua lịch sử) lại có những nền văn hóa khác nhau, những học cũ, học mới.
Cũng như Vũ Quỳnh và Nguyễn Du, Phan Bội Châu cho rằng tinh hoa của văn hóa được cưu mang bởi hình ảnh của thánh hiền[8] là di sản chung của nhân loại : thánh hiền tức là ta, ta tức là thánh hiền, vì đằng sau những học cũ, học mới của các vị là nhân đạo chung của mọi người trong đó có ta.
 
 
Nhưng truyền thống dân tộc gắn liền nội dung của sinh hoạt văn hóa với thánh nhân, thánh hiền, đạo làm người đã hụt hơi kể từ những đổi thay của xã hội Việt Nam vào giữa tiền bán thế kỷ 20. Cuộc tranh cãi về học cũ - học mới như Phan-Bội-Châu đã nói đến, những nghiên cứu rất có giá trị về cổ học và nhân chủng học … của Trường Viễn Đông Bác Cổ, những trào lưu canh tân xã hội v.v., tất cả vốn là những sinh hoạt bên ngoài của văn hóa, đã bị đồng hóa là toàn bộ sinh hoạt văn hóa. Từ đó, TÍNH hay hồn của văn hóa như bị lãng quên. Trước hiện tượng đứt đoạn đó của truyền thống văn hóa dân tộc, Phan-Bội-Châu đã mạnh mẽ lên tiếng cảnh giác như ta đọc thấy trong mấy hàng trích từ Phàm Lệ cuốn Khổng Học Đăng; tác giả Lê-Văn-Siêu trong cuốn  Việt Nam Văn Minh Sử Cương  còn nói rõ hơn : “chỉ lưu ý tới phần xác của nó lắm khi khô khan và trơ trẽn”[9]. Trong một bối cảnh như thế, cuốn Việt Nam Văn Hóa Sử Cương của Đào-Duy-Anh được cho xuất bản. Ngay chương đầu, tác giả đi ngay vào định nghĩa thế nào là văn hóa. Tôi nhắc đến cuốn sách nầy và định nghĩa nầy về văn hóa vì các tác giả nghiên cứu sinh hoạt văn học Việt Nam từ gần một thế kỷ qua thường trích dẫn chúng như một tài liệu cổ điển có giá trị đối chiếu.
Cuốn sách xuất bản sau cuốn Khổng Học Đăng của Phan-Bội-Châu chưa đến mười năm, nhưng nội dung định nghĩa văn hóa của đôi đường hoàn toàn cách biệt.
 
Theo Đào-Duy-Anh:
 
Người ta cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại không phải là ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng : Văn hóa tức là sinh hoạt.
Văn hóa đã tức là sinh hoạt thì không kể là dân tộc văn minh hay dã man đều có văn hóa riêng của mình, chỉ khác nhau về trình độ cao thấp mà  thôi. Ví dụ văn hóa của các dân tộc Âu Mỹ thì cao, mà văn hóa của các dân tộc mọi rợ Phi châu, Úc châu cùng các giống người Mường, Mán Mọi ở nước ta thì thấp.
Vì lẽ gì văn hóa của các dân tộc khác nhau như thế? Vì rằng các sinh hoạt của các dân tộc không giống nhau. Chính vì những điều kiện tự nhiên về địa lý khiến mỗi dân tộc sinh hoạt ở trên cơ sở kinh tế khác nhau, cho nên cách sinh hoạt cũng thành khác nhau vậy. Bởi thế muốn nghiên cứu văn hóa của một dân tộc, trước hết phải xét xem dân tộc ấy sinh trưởng ở trong những điều kiện địa lý thế nào.
Các điều kiện địa lý có ảnh hưởng lớn đối với cách sinh hoạt của người ta, song người là giống hoạt động cho nên trở lại cũng có thể dùng sức mình mà xử trí và biến chuyển những điều kiện ấy cho thích với những điều cần thiết của mình. Cách sinh hoạt vì thế mà  cũng biến chuyển và khiến văn hóa cũng biến chuyển theo (...)[10]
 
Trước hết Đào-Duy-Anh có công khi phân biệt một hình thái sinh hoạt văn hóa là học thuật tư tưởng với nội dung văn hóa nói chung. Trong quan điểm hời hợt của quần chúng, nhất là vào một thời có tranh cãi về  học cũ- học mới để có thêm kiến thức làm việc nầy việc nọ, nhất là để làm quan, làm giàu như Phan-Bội-Châu từng nêu lên, thì việc phân biệt như thế rất có giá trị.
Nhưng theo truyền thống văn hóa của cộng đồng người Việt mà Vũ Quỳnh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu trước đó phản ảnh, một truyền thống chân nhận thánh nhân, thánh hiền là nguyên tượng của văn hóa, thì đâu có hiện tượng xếp văn hóa trong khuôn khổ giới hạn của học thuật tư tưởng. Không phải Vũ Quỳnh[11] từng định nghĩa văn hiến là cương thường phát xuất từ tâm con người làm giềng mối cho bất cứ sinh hoạt nào của cuộc sống con người hay sao ? Trong tâm thức người Việt Nam, ngữ nghĩa của từ thánh nhân, thánh hiền không nhằm nói đến người có nhiều kiến thức, những người lập thuyết hay biện luận giỏi, nhưng gợi lên hình ảnh người tuân thủ đạo làm người trong bất cứ sinh hoạt nào của mình.
Như thế các bậc tiền bối và Đào-Duy-Anh đều có chung quan điểm không cho rằng văn hóa chỉ là học thuật được hiểu là các lý thuyết, các loại kiến thức và kỹ năng... mà là toàn bộ sinh hoạt của con người.
Nhưng trong phần tiếp của đoạn văn nhằm giải minh đâu là nền, là thể làm cho sinh hoạt con người mang TÍNH văn hóa, và do đâu có sự khác biệt của các nền văn hóa, thì rõ ràng quan điểm của Đào-Duy-Anh đã tự tách ra khỏi truyền thống dân tộc và tâm thức sâu kín của người Việt mà văn học bình dân cũng như các tác phẩm văn chương của các hiền nhân tiền bối phản ảnh. Mẫu người văn hóa của Đào-Duy-Anh không còn là thánh nhân, hiền nhân, người tuân giữ Đạo Làm Người (= nhân đạo) qua mối tương giao “linh ư vạn vật” mà mối tình Âu-Cơ và Lạc-Long-Quân gợi lên và qua mối tương giao huynh đệ “trăm con cùng chung một bào thai” ;  mẫu người văn hóa mới không còn là kẻ “trọng nghĩa khinh tài”, cũng không còn là người chiến sĩ của cuộc chiến giữa Tài và Mệnh, giữa Tài và Tâm, nhưng là con người kinh tế đấu tranh với thiên nhiên địa lý để kiếm ăn và đấu tranh kinh tế với đồng loại để sống còn. Con người văn hóa và các nền văn hóa nay được định chuẩn qua cuộc chiến chế ngự thiên nhiên và tranh chấp giữa người với người về kinh tế. Họ sẽ được xếp loại cao thấp qua kết quả thành công hay thất bại theo thước đo mà các thánh hiền Trung Hoa và Hy Lạp gọi là Đạc Điền (= Đo đất) hoặc Géométrie, còn văn hóa truyền thống Việt Nam gọi là tương quan Âu-Cơ và Đế Lai (= con người thuần kinh tế đi tìm, chiếm giữ và hưởng thụ của cải riêng cho mình). Với thước đo văn hóa dựa trên việc chinh phục và khai thác thiên nhiên (địa lý) như thế, Đào-Duy-Anh đã đánh giá văn hóa của các dân tộc Âu Mỹ thì cao, mà văn hóa của các dân tộc mọi rợ Phi châu, Úc châu cùng các giống người Mường, Mán Mọi ở nước ta thì thấp.
 
(Không biết có phải vì cuốn sách của Đào-Duy-Anh là một trong những cuốn sách đầu tiên trong văn học Việt Nam (?) minh nhiên nêu lên hai chữ văn hóa và được trình bày có hệ thống, hoặc còn do nhiều lý do khác nữa, mà nhiều sách nghiên cứu văn hóa về sau thường nêu định nghĩa từ cuốn sách nầy như một tiền đề mặc nhiên. Và sự kiện đó không phải là chuyện đương nhiên của giới nghiên cứu văn hóa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật, duy vật biện chứng... nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay cả những người không cùng quan điểm nếu không nói là phi bác chủ nghĩa nầy thì cũng trích dẫn Đào-Duy-Anh như một đề nghị tích cực.)
 
Phải chăng việc bứng gốc căn tính của văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nằm trong một bối cảnh lịch sử xã hội quá đặc biệt vào tiền bán thế kỷ 20 ? Trong cách nhìn sinh hoạt văn hóa thuần túy dự trên bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị ... mà Đào-Duy-Anh đã gợi lên một cách khá đầy đủ, có thể đưa ra giả thuyết rằng sự rút lui của căn tính của văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, trước hết là do chính hoàn cảnh lịch sử xã hội riêng của cộng đồng Việt Nam lúc bấy giờ. Khi phải chung đụng với một cường quốc thực dân Tây phương vốn tự tôn vinh họ là một dân tộc có văn hóa cao, tâm thức và sinh hoạt văn hóa của người dân mình, đặc biệt là giới có trách nhiệm, vì tư ái dân tộc, đã có những phản ứng hoặc tự tôn hoặc tự ti để rồi chủ trương bảo thủ lối cũ của cha ông hay canh tân theo nếp sinh hoạt Tây phương; điều mà Phan-Bội-Châu gọi là học cũ và học mới. Tiếp đó cũng phải lưu ý thêm về ảnh hưởng của trào lưu của Thời Đại Tân Kỳ (Les Temps Modernes) khai sinh và phát triển trong xã hội Tây phương vào hậu thế kỷ 19 và phổ biến trên thế giới vào tiền thế kỷ 20... Những nhà nghiên cứu có thể còn đưa ra nhiều dữ kiện khác nữa để dẫn chứng và biện minh cho sự đổi thay nầy. Nhưng tất cả những nghiên cứu đó đều đặt nền tảng trên một tiền kiến về căn tính của văn hóa đại loại như Đào-Duy-Anh đã diễn tả. Nói cách khác, nếu dùng lối nói của Phan-Bội-Châu thì những nghiên cứu, những tranh luận liên quan đến sự đổi thay “cái học cũ, cái học mới” vốn đã quên lãng căn tính của văn hóa, căn tính được Phan tiên sinh gọi là nhân đạo.
Theo Phan tiên sinh, sự đổi thay nầy không phải là một đổi thay về hình thái, về phương cách biểu lộ hay phần dụng của nhân đạo tùy thuộc vào hoàn cảnh tâm lý, xã hội, địa lý chính trị... nhưng là sự lãng quên hay đúng hơn là đánh mất hồn hay căn tính của văn hóa, đó là nhân đạo.
Vào thế kỷ 15 và 16, Vũ Quỳnh trong Lĩnh Nam Chích Quái  thì ví sự đổi thay nầy như việc Âu-Cơ quay lại với Đế Lai ở Phương Bắc và quên đi mối tương giao với Lạc Long Quân là cha của 100 người con nhân loại. Văn hóa lúc bấy giờ không còn là tương giao với Long Quân ẩn kín mà hiện thân là Âu-Cơ, người Mẹ nuôi dưỡng đàn con bằng sữa NHỚ của mình trong bất cứ sinh hoạt nào của cuộc sống (xem phần hai của truyện Họ Hồng Bàng). Rõ nét hơn nữa, trong truyện Bạch Trĩ, qua lời đối đáp của sứ-giả của Hùng-Vương với Chu-Công, Vũ Quỳnh nhắc nhỡ rằng căn tính của văn hóa hay đạo làm người mà hình ảnh tượng trưng là thánh nhân vượt lên trên những hình thái bên ngoài của sinh hoạt xã hội, chính trị, kinh tế... :
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.188 giây.