logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/05/2018 lúc 10:12:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tâm lý chung của mọi người là muốn dùng hàng hóa vừa đẹp vừa tốt của những nhãn hiệu nổi tiếng, tin cậy nhưng hầu hết túi tiền không cho phép mọi người mua sắm những loại hàng ấy. Vì thế nhiều người đành bằng lòng mới những món hàng trông giống như… hàng tốt nhưng rẻ hơn.
Rẻ hơn đương nhiên xấu hơn. Bao giờ cũng tiền nào của nấy.
Hàng hiệu uy tín lâu năm bảo đảm giá trị không thay đổi. Với số tiền bỏ ra để có được món hàng không hề rẻ, hàng hiệu còn làm tôn giá trị, khẳng định đẳng cấp của người dùng nó. Vì thế hàng nhái xuất hiện khắp nơi nhằm cung ứng cho người tiêu dùng khao khát món hàng có vẻ ngoài hao hao như món hàng mà họ thực sự ao ước nhưng không thể sở hữu.
Bất cứ thứ hàng nào trên đời này cũng đều có thể làm giả để đáp ứng cho nhu cầu hào nhoáng ấy.
Việc làm giả ngày càng tinh vi, hùng hậu. Không hề lúi xùi giấu diếm trong góc bếp, ngoài cánh đồng hoang… như nấu rượu lậu ngày xưa mà là công ty, xí nghiệp đàng hoàng sản xuất và ngang nhiên quảng cáo rầm trời.
Bởi vậy khi Quản lý thị trường bắt tận tay lô mỹ phẩm giả trị giá mười một tỷ đồng, lúc đó mới tung tóe bộ mặt thật của bà hoa hậu “Quý bà châu Á” – giám đốc công ty mỹ phẩm, thực phẩm chức năng kiếm lời nửa tỷ mỗi tháng. Công ty này chuyên sản xuất và bán hàng nhái, kem trộn sản xuất ở VN nhưng vẫn ghi xuất xứ từ Hàn quốc, Tân Tây Lan, theo hình thức đa cấp, chiết khấu khủng và mời các người mẫu, hoa hậu, diễn viên nổi tiếng quảng cáo chứ không đùa.
Đó là mỹ phẩm được tiêu thụ ngay Saigon là nơi nhiều khách hàng sẵn tiền chứ đi xa hơn, xuống các tỉnh hoặc thâm nhập giới phụ nữ bình dân thì thị trường mỹ phẩm trở nên càng bát nháo lộn xộn. các cửa hàng mỹ phẩm kiêm làm đẹp dạo chuyên đắp mặt nạ, kem trộn làm trắng da… chứa trong các hũ, chai lọ… không nhãn mác. Rất lạ là khách hàng tin ngay và móc hầu bao không ngần ngại, chẳng cần kiểm tra có thật Hàn quốc, Nhật bản không.
Hàng nhái thường được giới thiệu là hàng xách tay, tức là không chính thức nhập cảng mà được giới thiệu là quà biếu, khách du lịch hay hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên hàng không xách tay về… nên không chịu thuế. Vì thế rẻ hơn hàng ngoài thị trường rất nhiều. Nghe thế ai mà không ham nhào đầu vào mua.
Quần áo, giày dép… đứng đầu mặt hàng nhái thông dụng. Dây lưng Levis,túi xách Hermes, đồng hồ Rolex…nếu không sắm nổi theo kịp thời trang thì xài đỡ hàng fake vẫn thấy sung sướng như thường. Khá nhiều người mẫu, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng VN, mặc dù lợi tức rất khá nhưng vẫn bị tố cáo dùng hàng nhái. Điển hìnhtúi Himalayan Hermes trị giá 65.000 USD được các mỹ nhân Việtđứng cạnh chụp hình, đua nhau xách đi chợ Bến Thành, không biết ăn quà vặt hay mua rau mới ghê chứ. Mới đây một đoạn clip đăng trên mạng cho thấy một thanh niên đi Air Jordan 1 phiên bản hợp tác sản xuất với nhà mốt Off-White thì bị một nhóm ba thanh niên khác đi ô tô ngang qua nhìn thấy, dừng xe lại, hai người giữ chân giữ tay cho người thứ ba rút đôi giày của nạn nhân rồi tháo chạy. Tuy nhiên sau khi mang tới một cửa hàng để thử, cả ba thanh niên thất vọng bỏ đi vì đôi giày vừa trấn lột té ra là hàng fake.
Nhắc tới chợ Bến Thành mới nhớ ngôi chợ ở trung tâm thành phố, gần bến xe buýt, chỗ mua bán thuận tiện cho khách mua hàng trong và ngoài nước, cũng là nợi tập trung đủ mọi loại hàng hóa thượng vàng hạ cám… Từ bộ áo dài may sẵn, bộ tóc giả, bức tranh sơn mài đến lọ mắm ruốc, bánh chưng, lạng thính rang… đều có sẵn.
Tưởng chừng một nơi “gần mặt trời” như vậy thì hàng hóa bày bán phải rõ ràng, minh bạch nơi xuất xứ để khách mua hàng còn chứng minh khi mang lên máy bay đi khắp thế giới và được dòm ngó thường xuyên. Thế nhưng khi bất ngờ kiểm tra thì Quản lý thị trường mới “bất ngờ” phát hiện hàng ngàn loại hàng hóa như đồng hồ, mắt kính, túi xách… đều là hàng giả. Ngay cả Việt kiều về nước cũng tìm đến đây để mua hàng giả. Bởi hàng giả nhái y như thật, không kém chút nào, chỉ có chuyên môn đưa lên săm soi dữ lắm mới phát giác ra. Cho nên Việt kiều khi về nước, xuống dưới quê làm quà bằng cả rổ điện thoại cũ không xài nữa thì khi đi, cũng ôm theo một mớ đồng hồ giả về bển làm quà cho con nít!
Quần áo, ví, túi, đồng hồ… là loại hay bị làm giả nhất. Nếu không phải là tay chuyên chơi hàng hiệu thì chỉ cần cái nhãn giơ ra cho mọi người thấy là đủ lòe, ai mất thời giờ đi soi làm chi. TQ được coi là thiên đường hàng nhái của thế giới. Và trong đó, Quảng Châu, Thượng Hải lại là thiên đường hàng nhái của TQ copy những món hàng nổi tiếng nhất thế giới với độ tinh xảo bất ngờ rồi mang đi bán sỉ giá rẻ lại cho các cửa hàng hay bán lẻ ngoài vỉa hè hàng khắp thế giới.
Thật ra hàng giả có hai loại. Hàng copy giống thật đến 90%, còn hàng nhái thì lem nhem hơn. Dù sao người sản xuất cũng có lương tâm (!) bằng cách lấy tên na ná chứ không đúng tên chính hãng. Hầu hết các thương hiệu lừng danh đều có vài ba cho đến hàng chục bản sao na ná. Ví dụ giày Converse có ít nhất vài kiểu như Cnoverse, Cnovesre, Convesre… Thật là soi kính lúp lên mới rõ.
TQ lại sát ngay VN nên hàng giả TQ tràn qua VN không biên giới. Quần áo, dây lưng, giày dép mang mác Dolce&Gabbana, GucciValentino, D&G… bán đầy dẫy ở VN. Chắc sợ mua sắm ở trong nước bị bắt gặp nên một cô người mẫu VN nổi tiếng chơi hàng hiệu đã bị bắt gặp đeo khẩu trang kín mít đi dạo shop hàng fake ở Quảng Châu và khi khác, một bộ đồ kiểu cọ mặc trên người được cô thành thật khai báo là chỉ có chiếc áo hàng hiệu thôi, còn váy do cô tự may bắt chước kiểu chứ không phải muangoài đường nên không liệt nó là hàng fake!
Nhóm du khách miền Nam đi chợ ở Lạng Sơn rẽ ra nhiều hướng khác nhau. Giá một chiếc Iphone 8 chính hãng giá hơn hai mươi sáu triệu nhưng trong nhấp nháy, một bà hí hửng khoe:
-Tôi mới mua cái Iphone 8 chính hãng giá hai triệu rưỡi ở tiệm đằng này.
Ông nọ xòe tay một chiếc y chang, trả lời ngay:
-Tôi cũng mới mua giá một triệu tám ở tiệm đàng kia.
Bà điên máu, đùng đùng xách chiếc điện thoại quay lại cửa hàng đòi bớt. Bớt sao được khi đã xách món hàng ra khỏi cửa.
Ngay cả các cửa hiệu franchise (nhượng quyền thương hiệu) tại Việt Nam, do bị áp lực doanh số từ các công ty mẹ nên đành trộn hàng giả vào bán cùng để đạt doanh thu. Hễ trộn hàng giả đương nhiên cửa hàng không thể cung cấp giấy hoàn thuế cho khách mua ngoại quốc. Vì vậy mà một vụ hàng Gucci chính hãng trộn hàng Hong kong đã bị vỡ lở cách đây mấy năm.
Không phải chỉ nước láng giềng mới làm hàng giả. VN cũng tỏ ra khá khéo tay trong lãnh vực này. Nhìn đâu cũng thấy hàng giả cho kịp người ta.
Kiểm tra cây xăng ở Nghệ An, có tới 11/12 mẫu xăng của bảy doanh nghiệp kém chất lượng, trong đó có hai mẫu xăng chưa đến 50%nguyên chất. Vừa qua dư luận xôn xao vì một cơ sở sản xuất thuốc ung thư từ bột than tre tung ra tiêu thụ khắp nơi. Một cơ sở ở Hải Phòng chuyên sản xuất vitamin và mua bán thực phẩm chức năng cho trẻ em đường hoàng dán nhãn hàng ngoại. Tại Bình Dương, một thanh niên đã pha rượu rẻ tiền và phẩm màu thành rượu Chivas Regal bán cho quán bar và đại lý. Hèn chi các gánh ve chai vẫn thu mua chai rượu cũ và đường Võ thị Sáu (Hiền Vương) nổi tiếng vì có các tiệm chuyên mua bán chai rượu cũ. Có mối mua chai, đóng nắp rồi mua thêm tem chống hàng giả dán vào. Cứ thế mà sản xuất rượu giả làm giàu nhanh chóng. Tương tự, Long An bán gạo thường nhưng đóng bao bì gắn mác “gạo sạch”.
Ở Sài gòn, hàng hiệu rẻ mạt. Đồng hồ Rolex thật sự từ ba đến mười lăm ngàn đô một chiếc, chỉ bán với giá một trăm, áo Lacoste, Holiter… giá từ 50 – 200 USD bán 120.000 đồng… Chẳng phải khó khăn gì để mua những món hàng này. Chợ Bến Thành, Tân Bình, An Đông Plaza, Saigon Square…bán đầy, mua bao nhiêu cũng có.
Thật ra hàng giả, hàng nhái là chuyện cũ xì ở xã hội. Từ lâu đã có câu “Hongkong bên hông Chợ Lớn” chứ đâu phải mới đây. Là… chuyện thường ngày ở huyện! Chỉ lâu lâu bỗng nhiên thấy um xùm vài chuyện làm… điển hình. Rồi như cóc bỏ dĩa chứ làm sao dẹp hết được.
Bởi kinh doanh hàng giả một vốn bốn lời. Một là từ TQ, HongKong tuồn về, hai là tốn công mua nguyên liệu từ các công ty gia công cho nước ngoài về, rồi thuê nhân công nhái mẫu của các hãng nổi tiếng, giống như rượu giả, nhãn mác mua từ chợ Tân Bình dán vào là xong.
Đặc biệt nguyên làng làm hàng giả. Đó là làng La Phù (Hà Nội) nổi tiếng sản xuất hàng trăm thương hiệu bánh kẹo nhái. Kofeko nhái kẹo Kopiko của Indonesia, Damisa nhái bánh Danisa của Đan Mạch, Custard nhái thương hiệu Custas của Hàn quốc…Chẳng những tên gần giống mà ngay cả hình thức bao bì cũng y chang luôn. Đây là những thương hiệu uy tín tới mức mặc dù người ta biết rõ mười mươi hàng giả, nhưng do giá rẻ, phù hợp túi tiền, vẫn thích mua chúng hơn là một nhãn hiệu mang tên VNvốn chuyên sản xuất những loại hàng hóa xoàng xĩnh! Có vẻ khách tiêu dùng bằng lòng với việc tự lừa dối mình khi bỏ ra một số tiền nhỏ để mua ảo tưởng về một món hàng có giá trị lớn. Ngoài ra còn nhiều nơi khác. Thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Phúc) chuyên buôn bán thực phẩm, đồ gia dụng… là nơi trung chuyển hàng giả từ Tàu từ Lào Cai, Lạng Sơn… đi khắp nơi, nhất là miền núi phía Bắc.
Ngay cả thương hiệu lớn, nổi tiếng của VN trong nhiều năm qua như Khải Silk tưởng chuyên bán lụa là VN, té ra những chiếc khăn cao cấp mang chất liệu polyester chứ không có chất lụa và toàn bán lụa TQ đội lốt VN suốt gần ba mươi năm qua.
Hàng giả khiến những người sản xuất trong nước điêu đứng vì không cách nào cạnh tranh nổi, ngành thuế thất thu và các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn mất niềm tin vào thị trường VN.
Chắc là đành chỉ có thể đổ tại nghèo quá. Mà nói tới nghèo thì hết chuyện bàn tiếp.Thôi thì ngóng cổ đợi tới khi nào dân giàu thì may ra hết nạn hàng giả vậy!
Sài Gòn cô nương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.