logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/05/2018 lúc 10:05:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Memorial Day là một ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ, diễn ra vào ngày thứ Hai cuối cùng trong tháng 5 hằng năm. Trước kia với tên gọi là Decoration Day
Từ năm 1971 Memorial Day chính thức trở thành ngày lễ liên bang ở Hoa Kỳ. Vào ngày này người Mỹ đi viếng thăm các nghĩa trang và các đài kỉ niệm; lá cờ Mỹ để rũ cho đến trưa theo giờ địa phương. Nhiều người Mỹ coi Memorial Day là ngày bắt đầu mùa hè. Theo truyền thống ngày này kèm theo các hoạt động gia đình, đi cắm trại hay các sự kiện thể thao.
Ngày 5 tháng 5 năm 1868, ba năm sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ kết thúc, tổ chức cựu chiến binh Liên bang miền Bắc Grand Army of the Republic thành lập Decoration Day làm ngày để trang trí hoa lên các phần mộ binh sĩ hy sinh trong chiến tranh. Thiếu tướng John A. Logan, người lãnh đạo tổ chức Grand Army of the Republic, chọn ngày 30 tháng 5 để làm lễ này. Người ta tin rằng ngày này được chọn vì lúc đó hoa đang nở rộ khắp nước Mỹ. Lễ quan trọng đầu tiên được tưởng niệm tại Nghĩa trang quốc gia Arlington gần Washington, D.C. Song nhiều địa phương cho rằng họ mới là nơi đầu tiên đã tưởng niệm ngày lễ này vào mùa xuân năm 1866.

Vào cuối thế kỷ 19, Memorial Day được tổ chức vào ngày 30 tháng 5 toàn quốc. Các cơ quan lập pháp tiểu bang đã thông qua luật chọn ngày này để làm lễ tưởng niệm. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày này được mở rộng để tưởng nhớ tất cả các quân nhân tử nạn trong các cuộc chiến mà nước Mỹ đã tham gia. Năm 1971, Memorial Day được Quốc hội tuyên bố là ngày lễ quốc gia, nhưng nó vẫn thường được gọi là Ngày Trang trí. Cũng như một số ngày lễ liên bang khác, hàng năm lễ Tưởng niệm rơi vào ngày thứ Hai cuối cùng trong tháng 5.
phai  
#2 Đã gửi : 28/05/2018 lúc 10:08:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khúc kèn truy điệu

Memorial Day là một ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ, diễn ra vào ngày Thứ Hai cuối cùng trong Tháng Năm hằng năm. Đây là lễ để kỷ niệm những Chiến Sĩ Trận Vong hay là ngày Tưởng Niệm Liệt Sĩ.
Trong cuộc nội chiến Nam Bắc Mỹ (1861-1865), ngày lễ đầu tiên được tổ chức để tưởng niệm quân nhân Liên bang miền Bắc đã tử nạn trong cuộc nội chiến. Ngày nay trên thế giới, quốc gia nào cũng có một ngày để tưởng nhớ đến các quân nhân đã hy sinh cho đất nước của họ. Trong ngày này, người ta tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho các tử sĩ, với những khúc kèn truy điệu được được thổi lên, thăm viếng các nghĩa trang, cắm hoa trên các bia mộ.

Ở nước Mỹ, chúng ta ai cũng đã có lần nghe qua bài Kèn Mặc Niệm Tử Sĩ làm ta động lòng, xúc cảm, tiếc thương những người chiến sĩ hy sinh cho tổ quốc. Chúng tôi còn nhớ khoảng năm 1953, trong cuốn phim From Here to Eternity (Tant qu’il y aura des homme), chúng ta đã được nghe Montgomery Cliff thổi đoạn kèn này với những dòng nước mắt chảy dài, để tưởng nhớ đến một đồng đội vừa bỏ đơn vị ra đi.
Lai lịch của khúc kèn này xuất phát từ đâu, có từ lúc nào? Đây là một câu chuyện chúng ta nên biết.
Chuyện bắt đầu năm 1862 trong thời kỳ nội chiến Nam Bắc Mỹ (1861-1865).
Khi một đơn vị của đội miền Bắc quân do Đại Úy Robert Ellicombe chỉ huy tới Harrison’s Landing ở tiểu bang Virginia thì chạm địch với quân Nam đóng ở bên kia. Sau trận đụng độ, đêm đó, Đại Úy Robert Ellicombe nghe thấy tiếng rên la của một binh sĩ đang bị thương nặng giữa chiến địa. Mặc dầu không biết người thương binh kia là lính của bên nào, nhưng vì lòng nhân đạo, đại úy không ngại nguy hiểm tới tính mạng bò ra chỗ người thương binh nằm để mang anh về chiến tuyến của mình. Dưới cơn mưa đạn, Ellicombe mang được người thương binh kia về, nhưng khi bò về tới nơi, viên sĩ quan miền Bắc mới thấy rằng người lính kia là quân miền Nam, và anh đã chết.
Đại Úy Ellicombe rọi đèn và trong ánh sáng lờ mờ nhìn mặt anh binh sĩ, nhận ra đây là người con trai của mình. Con của Ellicombe đang là một sinh viên tại một viện âm nhạc ở miền Nam thì chiến tranh Nam Bắc khởi sự, chàng trai trẻ tình nguyện vào quân đội miền Nam mà không cho cha biết. Thật quá ngỡ ngàng và xót xa, người cha suốt đêm không ngủ. Sáng hôm sau, ông trình thượng cấp biết sự việc và xin được một ân huệ là được phép chôn con theo lễ nghi quân cách, mặc dầu con ông là địch quân.
Ông cũng xin cho toán quân nhạc cử hành tang lễ.
Thượng cấp cho phép, nhưng ra lệnh hạn chế, thay vì dùng toàn ban quân nhạc cử hành nghi thức mặc niệm, thì thượng cấp chỉ cho một nhạc sĩ chơi kèn thôi. Một nhạc sĩ thổi kèn trận (clairon) đã phụ trách việc này và người cha đau khổ đã nhờ người nhạc sĩ thổi những đoạn nhạc ghi trên một mảnh giấy mà ông tìm thấy ở trong túi áo trận của con trai.
Năm 1891, khúc nhạc này trở thành bản nhạc chính thức trong quân đội Hoa Kỳ dành để vinh danh những tử sĩ. Đoạn nhạc đó chính là bài Kèn Mặc Niệm Tử Sĩ mà chúng ta nghe thấy ngày nay mỗi ngày Kỷ Niệm Chiến Sĩ Trận Vong hay những phút cử hành nghi lễ tiễn đưa những người lính tử trận.
Việt Nam có hai bài nhạc để mặc niệm tử sĩ. Bắc Việt thường dùng bài “Chiêu hồn tử sĩ” của Đỗ Nhuận được ghi nhận là được viết trong nhà tù của Pháp năm 1943. Miền Nam dùng bài “Hồn Tử Sĩ” của Lưu Hữu Phước, được viết vào năm 1943, lúc Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương tổ chức cắm trại ở Mê Linh, nơi có đền thờ Hai Bà Trưng. Trong dịp này, để tưởng nhớ công ơn Hai Bà, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (lúc đó là một lãnh đạo của Tổng Hội) đã sáng tác bài “Hát Giang trường hận” (trường hận sông Hát) với phần lời như sau: “Đêm khuya âm u ai khóc than trong gió ngàn…” mà hiện nay ở hải ngoại chúng ta vẫn thường dùng trong phút mặc niệm trong các buổi lễ cộng đồng.
Miền Nam đã dễ dãi khi dùng đến hai bản nhạc của Lưu Hữu Phước, một là bài “Tiếng gọi thanh niên” làm quốc ca VNCH, hai là “Hát Giang trường hận” làm khúc hát truy điệu tử sĩ. Lưu Hữu Phước tuy đã có lúc là thành viên sinh hoạt trong Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương, nhưng về sau theo Cộng Sản Bắc Việt, giữ chức Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Văn Hóa của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, và là Đại Biểu Quốc Hội, Chủ Nhiệm Ủy Ban Văn Hóa và Giáo Dục của Quốc Hội của Bắc Việt.
Chúng tôi có nghe chuyện thời Đệ Nhị Cộng Hòa tại miền Nam, Quốc Hội có đề nghị thay bài quốc ca “Tiếng Gọi Công Dân” bằng một trong hai bản nhạc, “Việt Nam-Việt Nam” của Phạm Duy hay “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” của Hùng Lân, nhưng không rõ lý do vì sao, không thực hiện được.
Về bản nhạc truy điệu tử sĩ, trước kia chúng tôi không rõ Bắc Việt có còn dùng bản “Chiêu hồn tử sĩ” của Đỗ Nhuận hay không, nhưng vào năm 2013 khi Võ Nguyên Giáp chết, trong lễ truy điệu, Hà Nội đã dùng bài “Hát Giang…” như chúng ta vẫn thường nghe ở hải ngoại trong “phút mặc niệm!”(*)
Trở lại “Khúc kèn truy điệu” Hoa Kỳ mà lâu nay chúng ta đã có dịp biết đến trong các ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong hay những buổi tiễn đưa tử sĩ đến nơi an nghỉ cuối cùng, mang một huyền thoại về câu chuyện bi thảm trong cuộc chiến Bắc Nam, chúng ta không khỏi ngậm ngùi. Đây là một khúc nhạc ngắn không lời, những nốt nhạc kéo dài, tha thiết như lời ai oán xót xa.
Chúng ta, những người đã mang ơn chiến sĩ VNCH trong mấy mươi năm xả thân vì tổ quốc, ngày nay chúng ta là những người lưu lạc, xa đất nước, quê hương. Nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong của nước Mỹ, chúng ta không khỏi ngậm ngùi thương tiếc và mang ơn những người lính miền Nam, đã nhiều năm cho chúng ta sự an bình của hậu phương, những người ở lại tuyến đầu ngăn giặc cho chúng ta ra đi, những người chết đi cho chúng ta được sống còn.
Và khúc kèn nào của chúng ta hôm nay, những hồn lưu lạc, được thổi lên để tưởng nhớ đến anh em, đồng đội đây? 

Tạp ghi Huy Phương
phai  
#3 Đã gửi : 28/05/2018 lúc 10:13:08(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cộng Đồng Việt San Jose Tri Ân Chiến Sĩ Đồng Minh

UserPostedImage
Lễ Chào Quốc Kỳ các nước Đồng Minh lễ Memorial tại Vườn Việt.

San Jose –(Lê Phương) –Trong mùa lễ Memorial Day Hoa Kỳ -Lễ Chiến Sĩ Trận Vong- trưa Chủ Nhật 27/5/2018, tại Vườn Truyền Thống Việt (Viet Heritage Garden), số 1499 Roberts Ave, diễn ra buổi lễ đặc biệt Tri Ân Chiến Sĩ Các Quốc Gia Đồng Minh Hy Sinh tại Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.


Ban Tổ Chức gồm Tập Thể Cựu Chiến Sĩ Tây Bắc Hoa Kỳ, Nhóm Huynh Đệ Chi Binh VNCH, Văn Phòng Nghị Viên Nguyễn Tâm Quận 7 San Jose, phối hợp cùng với nhiều tổ chức và đòan thể Cộng Đồng người Việt quốc gia cùng San Jose.


UserPostedImage
Đại diện sáu Quốc gia Đồng minh nhận bằng tri ân

UserPostedImage
Nghị viên Nguyễn Tâm phát biểu

Trên 200 quan khách gồm đồng hương và đại diện của các quốc gia đồng minh VNCH gồm Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan. Đây là lần đầu tiên có buổi lễ tri ân tất cả 6 quốc gia đồng minh tham chiến tại Việt Nam làm tăng thêm ý nghĩa đặc biệt của chương trình, nhất là nhiều người vẫn chưa rõ về yếu tố lịch sử quan trọng nầy vì thường tình người ta chỉ nhắc đồng minh Hoa Kỳ và bỏ quên 5 nước còn lại.


Trên khán đài, 7 lá quốc kỳ tung bay gợi nhớ thời chiến tranh Việt Nam năm xưa, phe Bắc Việt Cộng Sản có khối Xã Hội Chủ Nghĩa gồm Liên Xô, Tàu và các nước Đông Âu yễm trợ xâm lăng miền Nam. Phía nam, để chống cự lại cuộc xâm lăng từ phương Bắc, thì Việt Nam Cộng Hòa có Hoa Kỳ yểm trợ và một số quốc gia đồng minh đã gởi quân tham chiến gồm Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, và Thái Lan.


Bốn mươi ba năm đã trôi qua, những người dân Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa lưu vong ra hải ngọai, tạo nên một cộng đồng người Việt Nam yêu chuộng tự do lớn mạnh, cố gắng giữ gìn những di sản đẹp đẽ của một Miền Nam tự do thanh bình trước năm 1975.


Buổi lễ diễn ra trang nghiêm và cảm động. Quốc ca của 7 nước lần lượt vang lên, mở đầu là quốc ca Hoa Kỳ và cuối cùng là quốc ca Việt Nam Cộng Hòa. Các đại diện quốc gia đồng minh phát biểu và được Ban Tổ Chức trao tặng bằng tưởng niệm tri ân.


Thêm vào đó,Nghị viên Nguyễn Tâm đại diện Thành phố San Jose trao tặng bằng tưởng niệm tri ân ghi công các quôc gia và dân tộc đồng minh.


Đặc biệt, NV Tâm đã giới thiệu một người khách đặc biệt về người lính thủy Steve Cable: Câu chuyện kể rằng cách đây 54 năm, một chàng thanh niên 19 tuổi phải rời mái trường San Jose lên đường tham chiến tại Việt Nam. Người lính thủy đã đặt chân đến Đà Nẵng năm 1964 và phục vụ hải chiến suốt 3 năm tại Việt Nam. Nhưng đến khi về lại San Jose, trở lại trương học, thì liền bị không khí phản chiến bao trùm, bạn bè thầy cô hất hủi, xã hội lên án, kể cả gia đình xa lánh. Ngay cả khi cha mẹ qua đời, thì anh ta hòan tòan bị gạt bỏ ra ngòai coi như xóa tên trong gia đình. Vì thế, suốt 54 năm qua, người thanh niên con dân San Jose đã cay đắng ôm một mối tủi hận sâu thẳm trong tim. Ông chán ghét và óan hận tất cả, chọn một cuộc sống an phận lầm lũi suốt 51 năm qua.


Khi nghe kể về câu chuyện của ông Steve Cable, NV Tâm đã tìm đến thăm viếng, bày tỏ lòng biết ơn những chiến sĩ như ông, và ông đã phát biểu qua làn nước mắt: “Tôi chờ đợi giây phút an ủi nầy suốt 51 năm qua. Hôm nay tôi tìm lại được niềm vui đã đánh mất hơn một nửa thế kỷ.”


Ông Steve Cable bước lên máy vi âm phát biểu niềm xúc động trước những tràng vỗ tay đón chào nồng hậu.

UserPostedImage
Tiếng trống và điệu vũ Nam Hàn

UserPostedImage
Nhạc cảnh Cờ Bay trong đại lễ Memorial.

Vườn Truyền Thống Việt- được coi là danh lam thắng cảnh của thành phố San Jose nhưng mang những nét của văn hóa Việt Nam Tự Do và diễn ra những sinh họat của cộng đồng. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, người đóng góp nhiều công sức và tài chánh để tạo nên Vườn Truyền Thống Việt, bày tỏ nỗi hân hoan khi thấy buổi lễ tri ân tưởng niệm đầy màu sắc.

Mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong Hoa Kỳ- Memorial Day tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh cho tổ quốc. Lần đầu tiên sau 43 năm, cộng đồng Việt Nam tại San Jose Hoa Kỳ tổ chức lễ tri ân và tưởng nhớ những chiến sĩ quốc gia đồng minh đã hi sinh trong cuộc chiến năm xưa, một việc làm đầy ý nghĩa. Việc trang bày khung cảnh bàn thờ nghi lễ và trang hoàng cờ quạt rực rỡ toàn bộ chung quan khu vườn là do công sức của quý thành viên nhóm Huynh Đệ Chi Binh VNCH do anh Hoàng Trọng Đức góp phần chính yếu. (Lê Phương)
Theo Việt Báo
song  
#4 Đã gửi : 28/05/2018 lúc 10:16:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thành phố Westminster trang trọng tưởng niệm ngày Chiến Sĩ Trận Vong

UserPostedImage
Thị trưởng Tạ Đức Trí phát biểu trong lễ kỷ niệm ngày Chiến Sĩ Trận Vong. (Hình: Quế Anh)
WESTMINSTER, California (NV) – Hàng trăm cư dân và cựu chiến binh Mỹ, Việt trang trọng tưởng niệm ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) năm thứ 46, vào lúc 11 giờ sáng 28 Tháng Năm tại khu Vườn Tưởng Nhớ của nghĩa trang Westminster Memorial Park, dưới sự chủ tọa của Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí, quan khách và một số dân cử địa phương.
“Chúng ta đến đây để tưởng nhớ đến sự hy sinh của các chiến sĩ vị quốc vong thân, ghi nhận những chiến tích của họ, lòng quả cảm và nhiệt huyết của họ, cũng như để tri ân sự hy sinh cao cả của họ,” Thị trưởng Tạ Đức Trí mở đầu bài diễn văn khai mạc.
Ông ca ngợi và nhắc nhở: “Ngày Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong không những vinh danh các cựu chiến binh mà còn vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh. Tôi muốn gửi đến quý vị tấm gương về những quân nhân trẻ của chính thành phố Westminster. Họ là những người ở độ tuổi từ 20 đến 26. Họ theo tiếng gọi núi sông để bảo vệ tổ quốc và sự tự do cho chúng ta.”
Vị thị trưởng gốc Việt nhắc đến mười bảy quân nhân của Westminster đã hy sinh trong Đệ Nhị Thế Chiến và Cuộc Chiến Triều Tiên đều được khắc tên trên bia tưởng niệm trước sự chứng kiến của hội đồng thành phố vào nhiều năm trước, và một bia được đặt tại công viên Sigler, và một bia khác, đặt dưới trụ cờ tại khu vực tòa thị chính.
UserPostedImage
Chim bồ câu được phóng sinh, kết thúc buổi lễ. (Hình: Quế Anh)
Sau đó ông mời những ai là cựu quân nhân, Mỹ cũng như Việt, đứng lên để mọi người cùng tỏ lòng biết ơn. Tiếng vỗ tay kéo dài trong khi các cựu quân nhân từ những hàng ghế đứng lên. Trong số đó có các cựu quân nhân thuộc Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, trong quân phục mọi thuộc binh chủng, chỉnh tề tham dự.
Sau những tiếng vỗ tay, các đoàn thể cựu chiến binh Hoa Kỳ và Việt Nam lần lượt lên đặt vòng hoa hai bên và phía trước sân khấu.
Sau một bài hát, chim bồ câu được thả như một biểu tượng phóng sinh, đẹp mắt và có tính cách thiêng liêng. Mọi người xúc động, nhìn theo các cánh chim bay đảo một vòng trên khu vực hành lễ, rồi biến mất vào chân trời.
Mục Sư Randy Hill dâng lời cầu nguyện đến các chiến sĩ vị quốc vong thân.
Trong số quan khách tham dự, có Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (CA-47). Cô Jacqueline Trinh Ôn cũng có mặt, đại diện văn phòng Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn, Địa Hạt 34.
Các dân cử Westminster hiện diện gồm có Phó Thị Trưởng Tyler Diệp, và Nghị Viên Sergio Contreras. Ủy viên Frances Thế Thủy Nguyễn đại diện Hội Đồng Giáo Dục Westminster. Ngoài ra, còn có Nghị Viên Garden Grove Phát Bùi, kiêm chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California và một số đồng hương Việt Nam khác trong cộng đồng.
Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (giữa), Nghị Viên Phát Bùi; cô Trinh Ôn (thứ hai từ phải), đại diện văn phòng Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn; một cựu quân nhân Biệt Động Quân QLVNCH; và một số nhân vật khác, sau buổi lễ. (Hình: Mai Bùi)
“Tôi rất cảm động khi nghe các bài hát ái quốc được trình bày khiến tôi nhớ đến các chiến sĩ QLVNCH và 58,000 quân nhân Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam. Tấm lòng tri ân họ tôi ấp ủ hàng ngày trong tim, không phải chỉ trong ngày hôm nay,” ông Phát nói.
Cũng trong dịp này, Phó Thị Trưởng Westminster Tyler Diệp chia sẻ: “Hàng năm vào ngày này, toàn quốc ngồi lại với nhau để tưởng nhớ những chiến sĩ trận vong, vì có họ chúng ta mới được sống trong một xã hội thanh bình và tự do.”
Linh Nguyễn/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.