logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/06/2018 lúc 08:46:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
15 tháng 06 được Quốc tế chọn là ngày chống bạc đãi người già. Và nói đến người già là nói đến sinh lão bệnh tử, tức cánh cửa mở về hướng đông của tuổi lá vàng, những cơn gió heo may trở trời, những đêm dài mất ngủ, những lo lắng ưu tư, những nghĩ ngợi mông lung; chiếc đồng hồ treo tường tích tắc buông từng tiếng thở dài, thời gian tính bằng ngày, bằng giờ, cái chết, sự ra đi vĩnh viễn, cửa sổ đời người khép lại sao mà xốn xang (?), hay chẳng là gì cả, chuyện gì đến sẽ đến, đại khái thế…
Không cái chày cãi cối nữa, người già trên thế giới càng ngày càng nhiều, điều đó đồng nghĩa với bao nan đề gắn liền với hao mòn lão hóa. Không sai, bệnh tật và cao tuổi là hai vế của một bản lề. Theo năm tháng, những chiếc bản lề khô cũ, bệu bã với thời gian; thế nhân là vậy, tiếng thở dài của người cao tuổi luôn nặng nề, thõng thượt…
Trên mặt nhiều tờ báo (nhất là phần quảng cáo sản phẩm) người già có vẻ bình thản, vô lo, thậm chí rất thong thả hưởng nhàn. Nhiều tác giả cho rằng tuổi cao chỉ là những con số, không ăn nhập đến quá trình lão hóa diễn ra bên trong. Nhưng thực tế, cơ thể người già đâu tránh khỏi những xuống cấp, ai cũng biết, giấc ngủ kém sâu, ăn uống chóng no nhưng lâu tiêu, câu: Ăn được, ngủ được là tiên bỗng chuẩn xác đến độ kinh điển; nhiều khái niệm tương tự khác như: Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già; hay: Gần đất xa trời (trở thành) những nhắc nhở nhức nhối: Nay tôi, mai anh.
Là vậy, giây phút người già sửa soạn chia tay cuộc đời (có lẽ) là một kinh nghiệm rất riêng. Nói đến ra đi, có người thấy nó nặng như núi Thái, có kẻ thấy nhẹ như lông hồng; người thì tin vào cửu tuyền, chín suối, gặp lại ông bà, cha mẹ, người thì sợ hỏa ngục, kẻ mong mình nhận được ơn tha thứ bay lên thiên đàng, cõi niết bàn, ma no, ma đói, siêu thoát, đầu thai, kiếp trước, kiếp sau…
Trước cái chết, nhiều người già chuẩn bị kỹ, khá chi tiết. Nhiều người tỏ ra bình thản, chuyện phải đến sẽ đến. Có người nhát gan hơn (vừa nghĩ đến cái chết đã thấy oải), không muốn nghĩ thêm nữa. Phiền lắm. Chết ai không chết, mắc gì lo cho mệt.
Triết lý sống và nhân sinh quan nơi mỗi người sẽ ảnh hưởng đến thái độ của họ khác nhau khi đối diện với tuổi già (sau đó là cái chết). Người bình dân sẽ nghĩ khác. Kẻ có học sẽ nghĩ khác. Trình độ kiến thức, nhận thức, nền tảng giáo huấn, ảnh hưởng tôn giáo, tình trạng sức khỏe… luôn có những tác động nhất định. Với bạn, bao nhiêu tuổi rồi, có sợ chết không, có những chuẩn bị tối thiểu nào đó hay chưa, như di chúc chẳng hạn (?), kế hoạch tang lễ… Hay với bạn, chịu ảnh hưởng văn hóa phồn thực nên chẳng mặn mà gì với khái niệm chết chóc, chưa sắm quan tài, mắc gì lo đổ lệ?
Đó là thái độ tiếp cận cá nhân, còn mặt bằng chung, người già trên thế giới ngày càng đông, bao khoản chi phí vẫn phải trả, cộng thêm khoản thuốc men, những dịch vụ hỗ trợ cá nhân (thời trẻ tự làm) nay bỗng vượt khả năng có thể. Giữa lúc đó nhiều vấn đề gai góc gắn liền với “nạn” cao tuổi tấn công tới tấp (vẫn biết) xã hội hiện đại phát triển song vẫn tụt hậu trước bài toán người cao tuổi. Hệ quả, người già thiếu hẳn những hỗ trợ xã hội cần thiết, trong khi nạn ngược đãi, bị lạm dụng, đối xử phân biệt… trở thành nỗi ám ảnh thực tế, họ khó tránh ảnh hưởng tâm lý, cảm thấy mình là gánh nặng xã hội, âu lo trước các chính sách cắt giảm. Cứ thế, lời nói đùa của không ít người già: Thế kỷ 21 chẳng hề thân thiện với người cao niên.
Ngược dòng thời gian, điểm lại những biến cố cột mốc, có bao nhiêu đâu, sáu mươi năm cuộc đời. Thời để chỏm vô tư hồn nhiên trong vòng tay cha mẹ vụt bay qua, lớn lên chút nữa bước vào thế giới tuổi trẻ tràn trề sinh lực, bao hoài bão lớn lao, tình yêu nồng cháy, tiểu đăng khoa, đại đăng khoa, rồi làm cha làm mẹ, lên ông lên bà, thời gian vèo đưa, mới đó mà đã đó, cuối cùng là viện dưỡng lão, là nhà quàn, bốn tấm dài, hai tấm ngắn!
Năm 2017, Liên hiệp quốc (The United Nations General Assembly) bỏ phiếu với tỷ lệ 66/127 chọn 15 tháng 06 là Ngày Thế giới Ý thức Nạn Lạm dụng Người Cao niên (World Elder Abuse Awareness Day) với hy vọng người già được đối xử xứng đáng với phẩm vị nhân quyền thông qua một thông điệp khá rõ nét: Hiểu biết và chấm dứt lạm dụng tài chánh đối với người cao tuổi: Một vấn đề nhân quyền (nguyên văn: Understand and End Financial Abuse of Older People: A Human Rights Issue).
Vâng. Người già một đời vất vả gian lao. Trên đôi vai gầy, trên tấm lưng còng biết bao nhọc nhằn một thuở. Những gì xã hội hiện đại có được hôm nay, nếu không nhờ bắp thịt và khối óc, trái tim và mồ hôi, sự cần lao tâm huyết của người đi trước, liệu xã hội có được những thành quả đang có? Đổi lại, người già, những thế hệ da mồi tóc bạc được gì? Họ có thể an tâm sống tuổi lá vàng trong bình thản vô tư? Hay bao nan đề nhức nhối luôn rình rập? Giới chính khách có tìm cách xà xẻo những khoản trợ cấp còm cõi của họ? Liệu họ có đủ tiền thang thuốc cho đủ thứ bệnh gắn liền với tuổi già? Họ có điều kiện để hưởng thụ cuộc sống? Hay họ sẽ sống thừa, sống mòn, không dám nghĩ đến những thú vui giải trí, du lịch? Họ sẽ hứng chịu những tia nhìn dè bỉu, thái độ bỡn cợt, nào là lái xe rùa bò, hôi hám, lẩn thẩn, lẩm cẩm, vướng víu…
Gần đây Quốc tế có Hội nghị MIPAA (Madrid International Plan of Action on Ageing) và kế hoạch SDA 2030 (2030 Sustainable Development Agenda) nhắm đến cột mốc 2030 người già được hưởng một cuộc sống ổn định an toàn, có phẩm vị xứng đáng, không bị lạm dụng ngược đãi, các hình thức bóc lột dẫn đến nghèo đói, vô gia cư, có bệnh nhưng không được chữa, thậm chí chết sớm so với tự nhiên sẽ chấm dứt (older people have the right to a life of dignity in old age, free of all forms of abuse, including financial and material exploitation, which could lead to poverty, hunger, homelessness, compromised health and well-being, and even premature mortality).
Có vẻ tử tế một cách đáng ngờ (too good to be true), lời lẽ đao to búa lớn, còn thực tế ai dám nói trước. Vâng. Bề ngoài người già thời nay oai vệ hơn xưa. Tóc có thể nhuộm, răng có thể trồng, hoa tai, son môi, chuỗi hạt, thời trang, kính râm, mũ nồi… Song khoảng lệch giữa bên trong và bên ngoài nhiều hay ít người trong cuộc mới thấu rõ. Một điều dễ nhận ra: Người già sẽ mất nhiều cơ hội tìm kiếm thu nhập, trong khi các khoản chi phí chỉ tăng chứ không giảm.
Viễn cảnh sống lâu hơn khoản tài chánh tiết kiệm trước đó khiến người già lo lắng. Con số người già có của nả, sinh ra vốn đã được ngậm cái thìa bạc (silver spoon) trong miệng, cuộc đời hãnh tiến thong dong xã hội làm gì có nhiều. Hiếm người may mắn gặp thời vận hoặc do chịu khó cần cù nên có phần ổn định hơn. Xã hội còn bao người già vất vả, dành dụm không nhiều, nếu sống thọ, khoản tiền lận lưng đem ra tiêu xài bốc hơi rất nhanh (như lời người xưa: Tọa thực sơn băng, ngồi ăn núi lở). Thành ra người già (dẫu) thu hẹp hẳn những chi phí, họ đâu thể “gọt sát cuống” những chi tiêu, thành ra sống thọ “vừa vừa” còn chấp nhận được, sống thọ lâu quá biết đâu sẽ trở thành mối họa.
Người Việt cao niên liệu có khá hơn so với các sắc dân khác? Hay cũng chỉ thế. Cũng khó khăn, cũng đầy ắp bao ưu tư lo lắng? (Có điều) do thấm nhuần các đạo lý năng nhặt chặt bị, liệu cơm gắp mắm, biết thân phận gối rơm của mình, tiện tặn, thắp chặt (downsizing) tối đa, ít ra trong ruột tượng người Việt cao niên sẽ có chút đỉnh tiền phòng thân?
Có câu: Nước nổi thì bèo nổi. Tới đâu hay tới đó. Tuổi lá vàng, không rụng sớm thì rụng muộn. Thời nào người già cũng có những bài toán hóc búa của mình. Đừng nghĩ sâu, nghĩ xa nữa. Ai sao ta vậy? Bởi có tính toán lo lắng cũng chẳng làm được điều gì. Đời cua cua máy đời cáy cáy đào. Ai cũng ngủ mỗi ngày một đêm, cơm giỏi lắm ngày ba bữa; đời người trôi đi, được gì, mất gì, những toan tính hoài bão, những giằng co va quật, ba chìm bảy nổi, lên bờ xuống ruộng… Tuổi xế chiều, buông đao sớm họa may sẽ nhẹ nhàng hơn vì quanh mình có thêm bụt, thêm Phật nhiều hơn?
Ít nhất ngày 15 tháng 06 thế giới còn nghĩ đến, còn thông cảm và muốn giúp đỡ người già; có vẻ to tát đại sự chăng? Hay đó chỉ là chuyện chính trị đãi bôi, lo gì nổi mà lo? Hay tốt nhất vẫn là mình tự lo? Hoặc chí ít, nếu được, tại sao không nghĩ thoáng hơn một chút: Mỗi ngày dành ít phút chọn cho mình một niềm vui, biết đâu như vậy sẽ nhẹ nhõm hơn chăng?
Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.