logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/06/2018 lúc 08:14:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Có lẽ hầu hết thuyền nhân tỵ nạn từng sống ở trại cấm Sikiew từ năm 1976 đến năm 1995 cũng như những đồng bào trốn trại, lưu lạc ở Thái Lan trong gần 30 năm và luôn cả những người bị cưỡng bức hồi hương, không đến được vùng đất tự do đều biết đến lòng nhân hậu của Cha Peter Prayoon Namwong đối với người tỵ nạn bất kể tôn giáo, nguồn gốc, chủng tộc
Có thể vì không thông thạo tiếng Việt, linh mục Peter nói rất ít nhưng không bao giờ thiếu vắng nụ cười hiền hòa trong suốt buổi mạn đàm với phóng viên Thời Báo khi Cha đến Toronto thăm đồng bào tỵ nạn ở Thái Lan mới được định cư ở Canada cách nay gần 3 năm. Hình ảnh của một vị mục tử nhân từ cho đến bây giờ, sau 3 năm, vẫn còn đọng lại trong tiềm thức của người viết.
Linh mục Peter Prayoon Namwong sinh năm 1942 ở tỉnh Chanthaburi, thuộc khu vực tây nam thủ đô Bangkok, trong một gia đình gốc là người Việt. Do song thân mất sớm, năm 12 tuổi, Cha vào tiểu chủng viện tu học.
Sau 18 năm làm tu sinh, Cha Peter Prayoon Namwong được chính thức thụ phong linh mục vào năm 1972 và 4 năm sau đó, năm 1976, Cha được giáo hội Công giáo Thái Lan đề cử giữ vai trò tuyên úy trong trại tỵ nạn Sikiew.
“Lúc đầu Cha tưởng chỉ ở một thời gian thôi nhưng không ngờ Cha đã sống cùng với anh em tỵ nạn trong gần 20 năm”, linh mục Peter Namvong cho biết.
Gắn bó trọn cuộc đời với đồng bào tỵ nạn Cộng sản ở Thái Lan
Từ năm 1981 đến 1995, trại Sikiew có thể nói là trại tỵ nạn cơ cực nhất vùng Đông Nam Á. Trong 14 năm này, Cha đã làm tất cả những điều gì có thể làm để giúp người tỵ nạn.
Cha Peter Prayoon Namwong là người đã thành lập “Minor Center” được các thiếu nhi gọi là Ngôi Nhà Tình Thương để hướng dẫn các em vị thành niên trong trại không có cha mẹ đi cùng hoặc cha mẹ đã tử nạn trên đường vượt biên. Ngoài “Minor Centre”, Cha còn cùng với thiện nguyện viên trong trại mở trường “Our School” để dạy nghề và Anh ngữ cho người tỵ nạn trong trại.
Nhiều lần Cha đã can thiệp với chính phủ Thái cho đồng bào bị bệnh trầm trọng được ra điều trị ở bệnh viện bên ngoài, chuyển thư của đồng bào gửi cho thân nhân, cựu thuyền nhân Đặng Quốc Vinh nói.
Đầu thập niên 1980, nhân số trong trại Sikiew lên đến vài chục ngàn người. Năm 1982,
Cha Peter Prayoon Namwong tổ chức lễ Giáng sinh với 20.000 tín đồ Công giáo và không Công giáo tham dự.
“Đó là một kỷ niệm khó quên”, Cha nói.
Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui được phục vụ tha nhân, Cha cũng có nổi buồn vẫn còn day dứt cho đến hôm nay khi trại tỵ nạn Sikiew đóng cửa vào năm 1995.
“Những ngày mà người tỵ nạn bị cưỡng bức hồi hương. Buồn lắm. Thấy người ta khóc kêu cứu mà mình không làm gì được. Buồn lắm. Tội lắm”, Cha Peter nói.
Rời trại Sikiew, Cha được giáo hội Công giáo Phi Luật Tân bổ nhiệm về thành phố Khorat, tỉnh Nakhon Ratchasima, phụ trách một giáo phận ở địa phương này, cách Bangkok 259 cây số.
Sau năm 1995, hơn 1.000 đồng bào đã trốn trại, chống cưỡng bức hồi hương, chấp nhận sống lưu đày, vô tổ quốc trên đất Thái Lan, hơn là về với “thiên đường xã hội chủ nghĩa”. Họ cư ngụ bất hợp pháp, trên đất Thái phải làm thuê, bán hàng dạo với thu nhập không đủ sống và phải luôn luôn đề phòng cảnh sát Thái bắt giữ. Nhiều người đã tìm đến Cha để được giúp đỡ, che chở.
Năm 2006, sau khi đồng bào tỵ nạn Phi Luật Tân được định cư ở nước thứ ba, qua Sơ Pascale Lê Thị Tríu thuộc cơ quan CADP, Phi Luật Tân, Cha Peter liên lạc với Trịnh Hội, tổ chức VOICE, để nhờ Trịnh Hội giúp cho “những đồng bào ruột thịt của Cha”.
Kế đó, những thuyền nhân và bộ nhân tỵ nạn trực tiếp liên lạc với Trịnh Hội, đề nghị Trịnh Hội nếu có gì cần biết cứ viết email hỏi Cha hoặc gọi điện thoại báo cho Cha biết.
“Ổng tốt lắm anh ơi. Hổng có cha đỡ đầu thì tụi em bị cưỡng bức hồi hương hay vô tù hết rồi!”, đồng bào tỵ nạn nói với Trịnh Hội.
“Từ ông già, các bác cựu quân nhân cho đến các anh em cùng lứa với tôi, ai cũng một mực tin tưởng những gì Cha nói và quan trọng hơn là ai cũng thật tình quý mến ông. Họ chỉ có những lời khen tặng, trìu mến mỗi khi nói về ông”, Trịnh Hội cho biết.
Lúc đó, Cha cùng với luật sư Trịnh Hội thiết lập một danh sách những đồng bào Cha biết từ những ngày còn ở trại Sikiew hiện lang thang ở Thái Lan.
Trong những năm chờ đợi này, Cha tìm việc làm, bảo lãnh khi đồng bào bị cảnh sát đưa vào tù, dựng vợ gả chồng cho những người có số phận không may bị lưu đày ở đất Thái.
Cuối năm 2012, Cựu Tổng trưởng Di trú, Jason Kenney quyết định cho đồng bào tỵ nạn ở Thái Lan sang Canada theo diện nhân đạo với hai điều kiện. Thứ nhất là phải tìm được những người bảo trợ trong một năm đầu tiên. Điều kiện thứ hai là VOICE phải trang trải mọi phí tổn.
Khi được Canada thông báo quyết định nêu trên, năm 2013, VOICE nhờ Cha tìm địa điểm lập văn phòng, mướn nhà cho người tỵ nạn tạm trú chờ phỏng vấn, gửi tiền cho Cha để giúp người tỵ nạn từ các tỉnh xa xôi về lập hồ sơ.
Sau khi nhân viên Di trú Canada ở Bangkok bắt đầu phỏng vấn danh sách đợt đầu do VOICE đệ trình Bộ Di trú, đồng bào ở các địa phương xa hay tin, về tạm trú ở giáo phận do Cha quản nhiệm để nhờ Cha giúp. Cha phải lập danh sách thứ hai, mang tính khẩn cấp, do lo ngại quá hạn định nộp đơn của Bộ Di trú Canada. Lúc đó không có Trịnh Hội ở Bangkok nên Cha Peter đi thẳng vào gặp nhân viên Di trú để xin bổ túc thêm với lý do Cha sai sót. Cũng may, Di trú Canada ở Bangkok đồng ý.
Ngày 13 tháng 11 năm 2014, đợt đầu tiên gồm 28 đồng bào tỵ nạn ở Thái Lan đặt chân tới Canada, và 5 đợt sau đó trong 2 năm 2014-2015, đã đưa tổng số người được định cư tại Canada lên đến 108 người.
Chi phí di chuyển từ các địa phương về Bangkok, tiền khám sức khỏe, lệ phí nhập cảnh,
vé máy bay do VOICE đài thọ, ước tính từ $3.000 đến $4.000 đô la. VOICE Canada tìm người bảo trợ và đóng tiền ký quỹ $13.500/người, $22.400/2 người, $24.200/3 người, $28.200/4 người…Đồng bào tỵ nạn từ nơi tạm trú ở Thái Lan đến Canada hoàn toàn miễn phí.
Hành trình với đồng bào tỵ nạn vẫn chưa kết thúc.
Năm 1998, Cha sang Việt Nam thăm những người tỵ nạn đã bị cưỡng bức hồi hương.
Đồng bào từng có thời gian gần gủi với Cha ở trại Sikiew kéo nhau ra phi trường đón Cha thật đông.
Nhiều người trở về không có phương tiện sinh sống, nhà cửa không còn, đã được Cha gửi tiền về giúp, mua đất cho canh tác, anh Cao Lê Vũ, một thuyền nhân sống trong giáo phận của Cha, đến Toronto ngày 24 tháng 4 năm 2015, hiện vẫn cư ngụ ở Toronto, cho biết.
Năm 2003, nhà cầm quyền CSVN cấm không cho Cha Peter về Việt Nam vì có nhiều đồng bào tỵ nạn vào thập niên 70, 80 sang Thái Lan viếng thăm Cha hoặc nhờ Cha giúp, anh Cao Lê Vũ nói thêm.
“Cha che chở mọi hiểm nguy. Khó khăn cứ gặp Cha là có ăn, có chỗ ở. Không phân biệt tôn giáo. Ăn chung với Cha. Gặp Cha, ai cũng cảm thấy được hạnh phúc. Cha không dư giả, có lần Cha phải đi Mỹ xin các giáo phận ở Mỹ trợ giúp nhưng hỏi Cha giúp, Cha lúc nào cũng sẵn lòng, không bao giờ từ chối. Cha tìm việc làm, tìm chỗ an toàn cho trú ngụ. Bị bắt có Cha lo. Đối với chúng tôi, Cha là một vị Thánh sống”, Cao Lê Vũ nói.
Anh Lâm Phước Xe, mồ côi từ nhỏ, theo người cô từ vùng kinh tế mới Xuân Mộc, tỉnh Đồng Nai, vượt biên sang Thái Lan năm 1989. Rớt thanh lọc rồi bị cưỡng bách hồi hương, năm 1996, trốn khỏi trại tị nạn Sikiew, định cư ở Toronto năm 2014 cho biết:
“Lúc đó em 15 tuổi, trốn ra ngoài, được Cha Peter Namwong đưa vô trong rẫy, nhờ những người làm rẫy dạy tiếng Thái. Khi biết ít tiếng Thái, em mới lên Bangkok, xin vô một tiệm may vừa may vừa phụ việc”.
“Nhiều lần Cha bị phạt vì chứa người bất hợp pháp. Khi tụi em bị cảnh sát giam, Cha mang cơm vô tù cho tụi em. Quần áo rách có Cha lo. Cha là người tái sinh em lần thứ hai.
Khi Cơ quan an ninh mời Cha lê trụ sở để ký cam kết bảo lãnh hành vi, lý lịch 108 người tỵ nạn, họ nhấn mạnh rằng nếu họ phát giác Cha có hành vi che giấu tội phạm, Cha sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Không nghĩ ngợi, không đắn đo Cha ký ngay. Nhờ đó, chúng tôi mới được giấy xuất cảnh”.
“Cha không cần trả ơn. Anh em hãy đoàn kết, thương yêu nhau và giúp những người cần được giúp đỡ”, linh mục Peter nói với đồng bào tỵ nạn ở Thái Lan định cư tại Toronto.
Tháng 10 năm 2017, Cha Peter qua Úc và trước đó, Cha cũng đã qua Mỹ thăm thăm đồng bào tỵ nạn ở Thái Lan.
Linh mục Peter Namwong, hiện là giám đốc bệnh viện Công giáo St. Mary, năm nay đã 75 tuổi, sắp về hưu nhưng con đường đồng hành với đồng bào tỵ nạn vẫn chưa chấm dứt.
Trong 50 hồ sơ VOICE đã đệ trình Bộ Di trú Canada cứu xét cho nhập cảnh, ngoài các tù nhân lương tâm, các nhà tranh đấu đào thoát được ra khỏi nước, có hai gia đình cương quyết không hồi hương hiện đang tạm trú ở giáo phận của Cha, được Cha lo cho ăn , ở trong thời gian chờ đợi hồ sơ được cứu xét. Hai gia đình này cự ngụ vùng hẻo lánh, mới hay tin, nên nộp đơn trễ.
Điều đáng lo là theo luật mới được Thái Lan ban hành năm ngoái, chứa chấp người bất hợp pháp sẽ bị phạt 30.000 đô la.
Với lòng nhân hậu, chắc chắn Cha Peter Namwong sẽ không quan tâm đến tiền phạt bởi vì hạnh phúc của Cha là được nhìn thấy đồng bào tỵ nạn đến được đất nước Tự do.
Liên lạc Cha Peter Prayoon Namwong: 66 81 266 4776

Theo Thời Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.