logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/06/2013 lúc 05:43:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ông Gioan đang ngồi tù, nghe biết những việc Đức Kitô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Ngài: “Thưa Thầy, Thầy có đúng là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”
Chúa Giêsu trả lời: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi” (Mt. 11: 2-6).
Chúa Giêsu không trực tiếp trả lời cho các môn đệ của ông Gioan Ngài là ai, nhưng gián tiếp Ngài cho biết mình là ai qua các việc lạ Ngài đã làm.
Muốn đi theo ai, muốn làm môn đệ người nào, việc đầu tiên cần phải biết, cần phải xác định người mình theo và trở thành môn đệ là ai. Theo và trở thành môn đệ một người nào đó mà không biết người ấy là ai thì thật là mù quáng!
Sau một lần thực hiện công việc truyền giáo trở về, được tiếp xúc với dân chúng, được nghe dư luận quần chúng bàn tán về Thầy, Chúa Giêsu muốn qua đó mặc khải cho các môn đệ của mình nhận thức về Ngài là ai.
Nhân dịp sống cách biệt với dân chúng, chỉ có Chúa Giêsu và các môn đệ, sau khi cầu nguyện, Ngài hỏi các ông: “Đám đông nói Thầy là ai?” Các ông thưa: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại.” Ngài lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? Ông Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Nhưng Ngài nghiêm giọng truyền cho các ông không được nói điều ấy với ai. (Lc. 9: 18-21)
Ông Phêrô nói đúng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”, có nghiã là Chúa Giêsu là Đấng được Thiên Chúa xức dầu, là Đấng Mêsia. Ông Phêrô nói đúng, nhưng sao Chúa lại cấm không được nói điều ấy với ai?
Vì thời gian chưa chín mùi, vì kế họach chưa đến lúc! Chúa Giêsu còn cho các ông biết thêm về những gì Đấng ấy sẽ phải trải qua: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy” (Lc. 9: 22)
Người ta vẫn thường hay muốn biết dư luận quần chúng đánh giá, nhận thức về mình là ai để khoe khoang, tự mãn khi được đánh giá cao hay để bụng thù ghét khi biết người ta đánh giá thấp về mình.
Chúa Giêsu không hỏi thế để tìm sự thoả mãn về cá nhân của mình, nhưng để xem các môn đệ nhận thức về mình có khác dân chúng chăng, và qua đó mặc khải dần dần cho các ông biết Ngài đích thực là ai.
Chúa Giêsu gián tiếp nhận mình là Đấng Mêsia, nhưng là Đấng Mêsia chịu đau khổ, Đấng Mêsia bị bầm dập, khác với các vương quyền thế gian được tôn trọng bái phục, đầy quyền lực trong tay. Thật phi lý!
Và những ai muốn trở thành môn đệ của Đấng Mêsia ấy lại phải đi theo con đường đau khổ, con đường “từ bỏ chính mình, vác thập gía mình hằng ngày mà theo”, con đường “liều mạng sống mình vì Thầy”như điều kiện Đấng Mêsia đã nêu ra: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” (Lc. 9: 23).
Quả thật là một con đường đầy căm go đòi hỏi nhiều hy sinh, từ bỏ! Nhưng tại sao lại phải đi qua con đường đau khổ mà lại không phải là con đường trơn tru, bằng phẳng, tại sao không phải là con đường rộng thênh thang mà lại con đường hẹp, con đường đau khổ!
Lỗi là tại con người!
“Trong các thụ tạo hữu hình, chỉ có con người là “có khả năng hiểu biết và yêu mến Tạo Hóa. Con người là “thụ tạo duy nhất trên trái đất được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ”, chỉ con người, nhờ sự hiểu biết và tình thương, được mời gọi chia sẻ sự sống của Thiên Chúa. Con người được tạo dựng vì mục đích ấy, và đó là lý do căn bản của phẩm giá con người.” (Giáo lý số 356).
“Vì con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên có phẩm gía là một nhân vị. Không phải là một sự vật mà là một con người. Con người có khả năng tự biết mình, tự làm chủ chính mình và tự do tự hiến và thông hiệp với những người khác. Do ân sủng, dâng lên Ngài một lời đáp trả tin yêu mà không ai có thể thay thế được.” (Giáo lý số 357)
Thế nhưng con người lại không đi theo ý định của Thiên Chúa, đã phá vỡ kế hoạch yêu thương của Ngài. Con người đã sa ngã và tội là do sự sa ngã mà ra và tội đã đưa con người vào chỗ tự hủy diệt chính mình.
“Con người bị ma qủy cám dỗ, đã đánh mất lòng tín thác vào Đấng Sáng Tạo, và khi lạm dụng sự tự do, con người đã bất tuân mệnh lệnh của Thiên Chúa. Đó là tội đầu tiên của con người. Từ đó mọi tội lỗi đều do bất tuân Thiên Chúa và thiếu tín thác vào lòng nhân hậu của Người.” (Giáo lý Số 397).
Các hậu quả của nguyên tội và của tất cả các tội riêng của con người đưa toàn bộ thế giới vào một tình trạng tội lỗi. Hoàn cảnh bi đát của trần thế nằm dưới sự thống trị của ác thần làm cho cuộc sống con người trở thành một cuộc chiến đấu cam go giữa ý riêng của con người và ý muốn của Thiên Chúa, giữa tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa và tiếng gọi dục vọng, đam mê của ác thần.
Thiên Chúa muốn con người”từ bỏ chính mình”, con người lại đặt mình làm cái rốn của vũ trụ.
Thiên Chúa muốn con người “vác thập giá hằng ngày của mình”, con người lại tìm mọi cách để thoả mãn những dục vọng ý riêng của mình.
Thiên Chúa muốn con người “có tinh thần khó nghèo”, con người lại chú tâm hết cả cuộc sống của mình vào vật chất, vào danh vọng, bạc tiền.
Thiên Chúa muốn con người sống hoà bình, yêu thương, con người lại thù oán, gây chiến tranh.
Thiên Chúa muốn con người yêu thương nhau như chính mình, con người lại yêu thương chính mình qua anh em.
Thiên Chúa muốn con người yêu mến Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, con người lại mê tín, thờ ngẫu tượng, chối bỏ Thiên Chúa, sùng bái chủ nghĩa cá nhân.
Không cuộc chiến nào không phải chịu thiệt thòi và hy sinh. Muốn chiến thắng, phải đánh đổi bằng hy sinh, gian khổ.
Cuộc chiến giữa ý riêng của con người và ý muốn của Thiên Chúa, giữa bổn phận làm con cái Thiên Chúa và nô lệ cuả ác thần, quả là một cuộc chiến đầy cam go đòi phải hy sinh, thua thiệt.
Ađam, con người đầu tiên, vì phạm tội , đã đánh mất sự thánh thiện và công chính nguyên thủy được Thiên Chúa ban, thì Ađam mới là Đức Kitô đã chiến thắng tội lỗi và mang lại cho con người những ân huệ hơn những gì tội lỗi đã đánh mất đi: “Ở đâu tội lỗi tràn ngập, ở đấy ân sủng được thông ban dư đầy.” (Rm. 5:20). Để chuộc lại sự sa ngã, Con Chúa đã phải hy sinh chịu dau khổ để đánh đổi lại sự sống cho con người. Đó là sự sống lại từ cõi chết.
Con người đứng giữa ngã ba: theo ý của Thiên Chúa hay theo ý của Satan. Satan đã sa ngã vì dùng tự do, lý trí của mình chống lại ý định của Thiên Chúa. Thiên Chúa không tạo dựng con người để chịu đau khổ, nhưng con người đã đánh mất hạnh phúc của mình vì đã không nghe ý muốn của Thiên Chúa mà nghe theo ý riêng của mình, mà ý riêng của mình lại đối nghịch với ý muốn của Thiên Chúa; do đó chỉ có con đường gạt bỏ ý riêng mình, mà gạt bỏ ý riêng của mình là phải chịu đau khổ.
Chỉ có con đường đau khổ “từ bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày của mình”như Đấng Mêsia đã đi qua, chúng ta mới có hy vọng cũng được vinh quang trong Nước Trời cùng với Đức Kitô trong ngày sau hết.
Đấng Mêsia đã “phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy”. Muốn làm môn đệ của Đấng ấy, không có con đường nào khác ngoài con đường đau khổ mà Đấng ấy đã đi qua, và cũng phải chịu bầm dập như Thầy đã chịu: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế gian mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.” (Lc. 9: 24-26)
Đâu là vinh quang đích thực? Trần thế hay Nước Trời? Con đường đau khổ dẫn tới vinh quang!

CN XII TN/C
Bài đọc 1: (Dc. 12:10-11). Bài đọc 2: (Gl. 3:26-29).
Tin Mừng: (Lc. 9: 18-24)

LM. Trịnh Ngọc Danh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.