logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/06/2013 lúc 04:45:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cảnh sát Úc đang kiểm tra một chiếc tàu chở người tị nạn mới đến đảo Christmas, ảnh minh họa chụp trước đây.AFP

Có một đợt sóng thuyền nhân người Việt lại đến Úc. Đài Á châu tự do đã tìm hiểu những vấn đề xung quanh đợt di cư dường như còn chưa được công luận quan tâm nhiều.

Ra đi tìm tự do
Đầu tháng 5 năm 2013, truyền thông nước Úc đưa tin bốn người Việt Nam, hai nam hai nữ, bị bắt vì tìm cách trốn khỏi trại tạm cư Darwin Airport Lodge ở miền bắc nước Úc. Trại này đang tạm giữ 700 thuyền nhân mà trong đó có 160 người Việt Nam.

Ông Sandi Logan, phát ngôn viên của sở di trú Úc nói rằng có một làn sóng người Việt vượt biển đến Úc trong thời gian gần đây, và số lượng đã tăng lên trong sáu tháng vừa qua. Một trại tạm cư cách thành phố Darwin miền Bắc Úc có sức chứa tối đa 1.500 người đã được mở rộng lên 2.000 người để có thể chứa được số người đến Úc.

Người Việt không phải là sắc dân đông nhất đến Úc bằng đường biển trong thời gian gần đây. Số đông thuyền nhân đến Úc xuất phát từ các quốc gia có chiến tranh hay bất ổn về chính trị như Somalia, Pakistan, Afghanistan, Sri Lanka, Myanmar. Điều đáng nói là làn sóng người Việt ra đi bằng đường biển sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, đã chấm dứt từ những năm cuối của thập niên 1980, khi những cải tổ kinh tế và xã hội làm cho cuộc sống trong nước dễ thở hơn. Nay, một làn sóng mới lại bắt đầu.

Cuối tháng 5 năm 2013, truyền thông Úc lại đưa tin là 7 người đàn ông Việt nam đã đào thoát từ một trại tạm cư tại thành phố Cap York miền Bắc nước Úc. Họ đã đáp máy bay đến một sòng bạc, sau khi vui chơi ở đó họ đã qua đêm tại một khu mệnh danh là “Quí bà đêm ngày thứ Năm.” Và ở đây họ đã bị cảnh sát bắt áp giải về trại tạm cư với tư thế tù nhân bị còng tay. Nơi họ bị bắt cách nơi đào thoát 800 cây số. Trong vụ này ba người Việt Nam khác ở bên ngoài trại tạm cư, có visa sinh viên, và một phụ nữ ở Sydney được xem là người tổ chức vụ đào thoát đã bị bắt.

Phóng viên AFP đã điều tra và đưa ra giả thuyết rằng vụ đào thoát có tổ chức này liên quan đến một mạng lưới buôn người có sào huyệt tại thành phố Sydney miền nam nước Úc. Thường thì các thuyền nhân sẽ ở trong trại và giữ hạnh kiểm tốt và chờ đợi cuộc phỏng vấn để có thể được định cư tại Úc, chứ không đào thoát như vậy.
Tháng 6 năm 2013, tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tại Việt nam xử tù một nhóm người tổ chức dùng thuyền đưa người vượt biển sang Úc. Số người này sẽ phải trả cho những người tổ chức hàng ngàn đô la khi đến được Úc.

UserPostedImage
Một chiếc thuyền chở 250 người tị nạn bị lật úp trên đường đến Úc hôm 22/12/2011. AFP photo

Có lẽ từ những vụ việc kể trên đã sinh ra đồn đoán rằng có một đường dây đưa người từ Việt Nam sang Úc để trồng cây cần sa, một loại chất ma túy có thị trường tiêu thụ lớn ở Úc nhưng không hợp pháp.

Ông Nguyễn Quang Duy thuộc tổ chức 8406, là một người hoạt động cộng đồng và từ lâu có quan tâm đến vấn đề thuyền nhân, trả lời chúng tôi về tin đồn này như sau:

“Tôi cũng có nghe tin đồn đó, có thể là nó cũng có thật và người ta chưa muốn đưa nó ra, nhưng cho tới bây giờ cũng không có gì để chứng minh nên xin phép không bình luận.”

Chưa được quan tâm?
Ông Duy cũng cho chúng tôi biết là có một số lớn những thuyền nhân mới từ Việt Nam là những nạn nhân của các vụ bức hại tôn giáo tại Việt Nam. Anh Minh, một người từng hoạt động tôn giáo chung với linh mục Nguyễn Văn Lý, cũng như tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc, sau nhiều lần bị an ninh nhà nước Việt Nam sách nhiễu đã tìm đường lánh nạn sang Úc. Anh kể lại cho chúng tôi chuyến hành trình và cuộc sống hiện tại ở nứơc Úc:

“Chúng tôi đi đường bộ từ Việt Nam sang Lào, rồi sang Thái Lan. Ở Thái chúng tôi cũng gặp những người cùng cảnh ngộ, và chúng tôi hùn tiền lại để tìm mua thuyền sang Úc. Người ta chuẩn bị sẵn thuyền cho mình, rồi mình đợi trời tối để ra đi. Chúng tôi may mắn gặp biển lặng sóng yên, rồi chúng tôi đến đảo Chrismas. Sau đó tôi được đưa vào trại tạm cư ở thành phố Darwin, rồi đưa về Sydney và được cho ra ngoài sống với một cái visa tạm có thời hạn sáu tháng, chúng tôi có tiền trợ cấp của chính phủ nhưng chúng tôi chưa được làm việc. Hiện thì tôi đang học tiếng Anh để chuẩn bị cho cuộc sống sau này ở Úc.”

Khi tìm hiểu trong cộng đồng Việt Nam ở Úc, chúng tôi được rất ít thông tin về những thuyền nhân mới người Việt này. Chúng tôi đã hỏi những người gốc Việt làm việc trong hội đồng thành phố Fairfield, nơi có đông người Việt sinh sống cũng không có hồi âm.

Trong phóng sự về bảy người đàn ông Việt Nam đào thoát từ trại tạm cư mà chúng tôi đê cập trong bài này, tác giả bài báo trích dẫn lời các người có trách nhiệm từ chính quyền Úc rằng để duy trì trại tạm cư đó, ngân sách địa phương đã tốn đến 35 triệu đô la Úc.

Dường như công luận lẫn sự quan tâm của cộng đồng Úc gốc Việt không thuận lợi lắm với làn sóng thuyền nhân mới này tại Úc dù rằng theo anh Minh thì họ cũng ra đi để tìm tự do, dù biết trước là có bao khó khăn trên đường đi và một tương lai bất định nơi xứ người.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.