logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/10/2018 lúc 09:28:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chương trình pháp thoại của Tỳ Kheo Hằng Trường tối Thứ Bảy, 6 Tháng Mười, 2018, nghe được qua làn sóng 106.3FM của đài phát thanh Việt News Radio, nội dung bàn về sự khác biệt văn hóa thu hẹp trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt chúng ta. Phản chiếu rõ nhất qua tương quan gập ghềnh giữa cha mẹ và con cái, hai thế hệ thấm nhuần nhiều khác biệt tới từ nguồn gốc và quá trình hội nhập vào xã hội Mỹ.
Bài pháp thoại dài 30 phút, đưa ra bốn “tầng” văn hóa tạm đặt tên là văn hóa phục tùng, văn hóa cởi mở, văn hóa tình thương và văn hóa giác ngộ.

Nhiều thập niên trước đây ở quê nhà, người Việt chúng ta chịu ảnh hưởng nặng từ nền văn hóa Khổng Mạnh, rao giảng, thậm chí áp đặt nền luân lý tam cương quân/sư/phụ trong đường lối giáo dục ở cả ba cơ chế gia đình, nhà trường và cộng đồng. Trong gia đình, con cái phải tuyệt đối vâng lời phụ huynh. Ở nhà trường, tuyệt đối vâng lời thầy giáo. Ngoài cộng đồng, tuyệt đối tôn trọng người trên trước, kính lão đắc thọ.
Người lớn dạy dỗ người nhỏ bằng kinh nghiệm đóng khung của thế hệ mình, không đếm xỉa tới quy luật tiến hóa của xã hội (nếu không nói là ngăn chặn hay phủ nhận). Người nhỏ không được có tư kiến, không được “cãi.”
Tai hại lâu dài của “truyền thống” này, di căn tới bây giờ, là người Việt chúng ta dù đã ra khỏi nước, đi tới chân trời góc bể nào, tuyệt đại đa số vẫn chưa quen, chưa chấp nhận tinh thần thảo luận, nghĩa là khuyến khích, lắng nghe, tôn trọng quyền suy nghĩ và bày tỏ khác mình của người khác.
Thảo luận hay tranh luận nhằm bênh vực quan điểm của mình theo sự xác tín cao nhất để thuyết phục nhưng cũng để biết quan điểm của người đối thoại, rất khác với cãi nhau để tranh thắng lấy được, bất kể sự thật rành rành và lòng công chính.
Sau nữa, thảo luận/tranh luận là đi tìm câu trả lời cho vấn đề, câu trả lời dù thế nào, dù chưa thể làm sáng tỏ vấn đề, cũng không gây ra, không liên quan gì tới sự thương tổn của mỗi bên. Thảo luận/tranh luận không thể tiếp tục khi người trong cuộc cảm thấy cá nhân mình bị tấn công và trong lòng dấy lên sự ghét bỏ, có khi đẩy tới thù hận.
Nhẹ nhất thì hẹn nhau từ nay trở đi, không đề cập tới những vấn đề tương tự nữa. Tránh cãi nhau để giữ hòa khí là một cố gắng tốt nhưng mặt sâu xa hơn, nó dựng lên rào cản trong cảm thông và sự hòa đồng, nghĩa là sẽ có những lãnh vực không thể chia sẻ được với nhau (thì sẽ chia sẻ với ai?).
Văn hóa phục tùng dẫn tới hai hệ quả cho thế hệ sau: Tinh thần trông cậy, ỷ lại; triệt tiêu ý niệm tự do và khuynh hướng sáng tạo.
Một khi xã hội thay đổi (sau cuộc di tản Tháng Tư, 1975) phong tục, tập quán phát xuất từ nền văn hóa phục tùng như cái hàng rào bị giông bão xô sập, các hình thức tôn ti trật tự bó buộc trước đây không còn được tuân thủ dưới ảnh hưởng của nền văn hóa khai mở phát sinh ồ ạt sau biến cố như nấm gặp mưa, đưa tới mâu thuẫn khốc liệt giữa hai khối người đại diện hai nền văn hóa nói trên sinh sống ngoài xứ sở.
Thế hệ đi sau tiếp cận những không gian mới, không còn mảy may quan tâm in đúng lên dấu chân của thế hệ đi trước, không chịu áp dụng những kinh nghiệm sống không còn hữu hiệu cho họ trong cuộc sống hiện tại, không còn nhắm mắt tin quả đất hình vuông vì khoa học chứng minh cho họ thấy là quả đất hình cầu dẹt ở hai đầu…
Nhà trường, xã hội, bản năng sinh tồn thúc đẩy mỗi người có tư kiến và được tự do bày tỏ. Văn hóa phục tùng không còn chỗ đứng, phải nhượng bộ nếu không muốn mất trắng. Tuy nhiên, nhượng bộ với ít nhiều khiên cưỡng, mỗi bên cố thủ phía sau thành lũy của mình để tạm có an toàn rất khác với hòa hợp có khả năng đến gần chân lý và tạo lập sức mạnh chung.
Muốn tiến tới cảnh giới mong ước này, bài pháp thoại kêu gọi tình thương vì tự cổ chí kim, theo kinh nghiệm muôn đời đúng của loài người, chỉ có tình thương từ trái tim với cấu trúc duy nhất cho mọi ai và không bao giờ đổi thay mới giúp xóa nhòa mọi biên giới và hàn gắn mọi rạn nứt. Cứ thương nhau là thấy người trong ta và ta trong người, là hết tị hiềm và phân chia.
Tình thương thì vô điều kiện đấy nhưng để cảm nhận được tình thương, dường như cần có điều kiện và điều kiện này được gọi tên trong bài pháp thoại là giác ngộ. Nói đến giác ngộ là chạm vào thế giới tâm linh với nhiều câu hỏi không có giải đáp.
Nhiều người tin rằng giác ngộ có được là nhờ công trình tu tập. Nhiều người khác thấy giác ngộ là một ơn phước tình cờ, tựa như ơn mặc khải bên Công Giáo, khi một tín hữu bất ngờ được soi sáng và thăng hoa. Cũng còn trường hợp khác nữa khi giác ngộ đến sau một biến cố lớn làm đảo lộn cuộc sống đang yên ả, như tia chớp nháng lên soi tỏ vạn vật dưới bầu trời kéo mây đen kịt.
Trường hợp thứ nhất nêu ra câu hỏi: tu tập để đạt tới giác ngộ hay vì đã giác ngộ nên mới tìm đến tu tập để tinh tấn hơn? Tựa như con vịt có trước hay cái trứng có trước? Trường hợp thứ hai, giác ngộ (hay mặc khải) là một ơn phước tình cờ, câu hỏi nêu ra: ơn phước tình cờ có chọn rơi vào người thụ hưởng một cách bỗng dưng không hay người này có một phẩm chất gì đặc biệt xứng đáng? Trường hợp thứ ba, giác ngộ đến sau một biến cố lớn làm đảo lộn cuộc sống, câu hỏi: có bao nhiêu người đãi lọc được bài học giác ngộ để thoát thai từ lửa đỏ như phượng hoàng và bao nhiêu người bị biến cố thiêu rụi trong đám cháy?
Cho nên, kẻ viết bài này tâm đắc cụm chữ văn hóa giác ngộ trong bài pháp thoại của Tỳ Kheo Hằng Trường. Nếu hiểu Văn Hóa là một tổng hợp những động thái sinh hoạt đời thường của một dân tộc, một cộng đồng hay một cá nhân thì văn hóa giác ngộ là một chuỗi thời gian liên tục thẩm thấu và phát triển (trong ý thức hay vô thức) những hạt mầm tư duy thiện hảo nơi những con người ấy, trở thành quán tính thường hằng và phổ cập giúp họ tự hoàn thiện mình trong từng hơi thở.
Tương truyền đức Phật có nói: Ta là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành. Có lẽ nên hiểu Phật không nhất thiết mặc sa y ngự trên tòa sen mà Phật có mặt khắp mọi nơi, dưới nhiều dáng vẻ khác nhau và làm nhiều công việc khác nhau, chia nhau một cái tâm lành, tất nhiên ở mức độ khác nhau nhưng hãy bắt đầu ở chỗ bắt đầu.
Chỗ bắt đầu cũng có thiên hình vạn trạng và ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào: một nụ cười, một ánh mắt, một lời nói tử tế, một thái độ quan phòng, một lời chúc lành toàn tâm, toàn ý, một mong muốn san sẻ buồn/vui, một chia sớt những gì mình có và có nhiều…
Triết gia/nhà văn Jean Paul Sartre từng nói: “L’enfer c’est les autres.” Tạm dịch: Địa ngục là tha nhân. Do mâu thuẫn, tranh chấp, ganh tỵ. Do không dung nạp được nhau, không thương được nhau trong khi con người sinh ra với bản chất bầy đàn. Khiến con người trong cô đơn, lẻ loi, phải thống thiết kêu lên với gỗ đá xung quanh: Objets inanimés, avez-vous donc une âme? (Lamartine).
Bi kịch từ đây nảy sinh. Để chấm dứt bi kịch, con người cần một tâm thức lành mạnh ngược lại những những nét tiêu cực nói trên, chan hòa mọi khoảng cách, kê bằng mọi khập khiễng, cảm nhận trong sâu xa thân phận con người bắt đầu và kết thúc chẳng khác gì nhau để biết cảm thông và xót thương. Triết lý Phật Giáo đề cao hạnh bố thí, với ý nghĩa đơn giản nhất là mở rộng lòng mình, điều mọi người vẫn làm hằng ngày dười hình thức tặng quà trong giao tế hạn chế với đối tượng mình thương mến.
Cái vòng tròn thân ái này cần nới rộng đến vô cùng như cổ nhân đã khuyến khích, “thêm bạn bớt thù.” Cứ thử tưởng tượng xem, cuộc đời sẽ đáng sống biết bao khi mỗi sớm mai, mỗi đêm thâu, tâm hồn mọi người nghe ân tình đàn lên giai điệu, phả vào vũ trụ vô cảm những cung bậc yêu đương thay thế cho sợ hãi, đổ vỡ, và thù nghịch rồi một ngày cũng tan vào hư vô hay rữa mục trong nghĩa trang.
Có lẽ cản trở lớn nhất khi cho đi là con người cảm thấy mất mát và mất mát to lớn nhất là cái “ngã,” cái “tôi” hay “chính mình,” có biết đâu cho đi là nhân rộng nhiều lần hơn những gì mình đang có và cái “chính mình” nhỏ nhoi cũng lớn lên gấp bội khi cộng hưởng với nhiều “chính mình” khác tựa vào nhau.

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.