logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/10/2018 lúc 12:19:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đề tài học tiếng Anh (vốn xưa như trái đất) thỉnh thoảng lại xuất hiện. Lần này nó liên quan đến một thím đã có tuổi. Thím là người Mỹ chính hiệu con nai vàng. Thím rất yêu nước. Yêu đến nỗi thím muốn bất cứ ai sống ở Mỹ phải nói được tiếng Anh (ngôn ngữ chính thức của người Mỹ). Và lần này tinh thần ái quốc quá đà đã hại thím rơi vào cảnh: Vô phúc đáo tụng đình!
Một dạo bà con mình nói đến Anh ngữ sẽ hiểu ngay sự liên quan giữa tiếng Anh với những phạm trù khác trong đời sống. Hiển nhiên người thạo tiếng Anh luôn dễ dàng xoay sở hơn người ít tiếng Anh. Còn nhớ những chương trình ESL (English as Second Language) khá hoành tráng từng giúp dân tỵ nạn chân ướt chân ráo đến Mỹ tự điền đơn, tự đọc các hóa đơn, biu bọng. Rồi sau đó với mớ vốn English lõm bõm đó, họ ghi danh các lớp học buổi tối tại trường ĐH cộng đồng. Rồi cứng cáp dần, vốn English giúp họ tìm được những công việc thích hợp hơn, lương bổng khá hơn…
Mấy cuốn từ điển nhàu nát của Lê Bá Kông năm nào (nhiều quý vị còn nhớ). Những tựa sách English For Today cũ mèm. Sau này có thêm giáo trình Streamlines, những cuốn từ điển song ngữ, đơn ngữ (Tiếng Anh – Tiếng Anh) giá rẻ hơn bởi ít người mua vì đọc chúng khó như đọc kinh phạn. Sau biến cố 30-04-1975, sách tiếng Anh mới không được in thêm, chỉ có sách cũ in trước đó rải rác sót lại. Theo qui luật “cung ít hơn cầu”sách Anh ngữ bỗng quý hiếm, đắt như vàng (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
Vận nước nổi trôi. Sau này trong tay nải những công dân Việt Nam rời nước đi định cư tại mấy nước nói Tiếng Anh như Mỹ, Canada, Úc… đều có vài cuốn tiếng Anh như từ điển, sách văn phạm, sách cẩm nang, những mẫu câu đàm thoại giao tiếp song ngữ… Gần đây nhiều người may mắn có tên trong danh sách phỏng vấn xin visa định cư tại mấy nước này sẽ ráo riết học tiếng Anh để “qua bển” không thua kém gì người khác!
Theo hành trình dân tỵ nạn năm nào, nhiều bà con mình được học tiếng Anh tại các trại chuyển tiếp của Indonesia, Thái Lan, Hong Kong hay Philippines trước khi đến Mỹ, Canada hay Úc. Từ những đợt huấn luyện này nhiều người lận lưng không ít vốn liếng tiếng Anh. Nhưng ít sử dụng thường xuyên nên rơi vào cảnh học trước quên sau. Của đáng tội, học ngoại ngữ cần đến năng khiếu, thành ra cùng bắt đầu từ một khởi điểm chung song có người vượt trội do cần cù và sáng dạ, họ có đủ tiếng Anh để thông dịch hoặc giúp điền đơn cho nhiều bà con đồng hương tiếng Anh còn yếu…
Đến Mỹ, định cư được vài năm, một số rục rịch học tiếng Anh thi quốc tịch. Với người có vốn tiếng Anh khá, đây là chuyện nhỏ. Nhưng với bà con khả năng Anh ngữ lưng lửng (chân không đến đất, cật không đến trời) sao mà ngại. Đùn đẩy hoài. Đâu phải chỉ 100 câu hỏi lịch sử Hoa Kỳ mà còn nhiều câu hỏi về lý lịch khác nữa. Tiếng Anh thông dụng tại sở mỏ còn lõm bõm được, tiếng Anh do nhân viên Sở di trú trực tiếp hỏi ngó bộ khó nuốt hơn!
Đó là chuyện hồi xưa. Còn bây giờ, nhiều di dân gốc Việt định cư tại Mỹ gần đây biết tiếng Anh khá sõi. Có đâu không ra, từ thời Việt Nam mở cửa những năm đầu thập niên 1990 đến nay đã hơn 20 năm (một phần ba đời người chứ đâu ít), dân trí thời đại Internet nhất định sẽ khá hơn nhiều, người có điều kiện, có miếng ăn miếng để sẽ tranh thủ học tiếng Anh ở nhà; qua Mỹ hôm trước hôm sau nói tiếng Anh như gió…
Trở lại phần giới thiệu, một thím Mỹ tại Colorado vướng vào vòng lao lý chỉ vì gai mắt chứng kiến hai phụ nữ gốc Hispanic nói tiếng Spanish trong chợ supermarket. Theo lý luận của thím, đã có gan đến Mỹ sống ít nhất nên có chút thiện chí học và nói Tiếng Anh cho thạo. Có lẽ do lời thím nói có phần hơi khó nghe, một công dân có trách nhiệm khác tên Kamira Trent đã vội can thiệp. Thậm chí cô này còn quay phim cuộc xô xát khẩu ngữ giữa thím Mỹ nọ với hai chị gốc Hispanic kia. Theo lời chị Kamira Trent: [Bênh vực lẽ phải] là chuyện nên làm. Cha mẹ tôi dạy con như vậy. Thấy chuyện trái đạo lý phải lên tiếng chứ không nên khoanh tay đứng ngó!
(Nguyên văn): It was the right thing to do. It’s the way I was raised. When you see something like that happen, you don’t just stay there and let it happen. Thậm chí chị còn báo cảnh sát về vụ sỉ nhục này. Kết quả thím người Mỹ (tên đầy đủ Linda Dwire) bị xộ khám. Sau đó thím được trả tự do nhưng phải hầu tòa vì hai tội danh liên quan đến quấy rối – harassment.
Cắc cớ thay, vụ sỉ nhục này xảy ra tại một thị trấn có cái tên khá ấn tượng: Rifle (Súng trường). Như bạn biết, dân ủng hộ quyền sở hữu súng trường thường là người bảo thủ, thân Đảng Cộng hòa. Họ có xu hướng bảo vệ những giá trị thuần Mỹ, bênh vực ý thức hệ Da trắng thượng tôn. Nên cái tên Rifle chỉ là chuyện tình cờ song nó khiến người ta suy nghĩ: Mỹ gốc ở đây rất nhạy cảm với vấn đề di dân?
Hai phụ nữ gốc Hispanic là Fabiola Velasquez và Isabel Marin. Họ tỏ ra khá sốc. Tại Mỹ, xứ sở của Tự do Dân chủ gì mà kỳ khôi vậy? Hơn nữa hiến pháp Mỹ đâu có chỗ nào cấm nói tiếng Spanish, tiếng Việt, tiếng Hoa hay bất cứ một ngoại ngữ nào đó… Mỹ là Hợp chủng Quốc. Hà tất tại sao thím Linda Dwire phải tỏ vẻ khó chịu khi thấy hai khách hàng đi chợ nói tiếng Spanish. Có thể hai phụ nữ Hispanic này nói chuyện lớn tiếng. Thành ra thay vì nhắc nhở họ đừng làm kinh động không gian yên tĩnh của ngôi chợ, thím Linda Dwire nói chệch sang chuyện “phải nói tiếng Anh”. Mà có thể thím cố tình lăng mạ hai phụ nữ nọ khiến họ khó xử vì thím nghĩ họ có trách nhiệm phải nói tiếng Anh nếu muốn sống trên đất Mỹ.
Lẽ ra vụ này không rùm beng nếu Kamira Trent đừng chen vô. Chị nói với thím Linda Dwire: Tôi sẽ báo cảnh sát. Thím phải để hai phụ nữ này được yên. Tốt nhất thím nên rời khỏi chỗ này. Thím Linda nghe thế vội mắng lại: Thế hệ các cô đang phá hủy đất nước này! Chị Kamira trả đũa ngay lập tức: Tôi chẳng hề phá hủy nước Mỹ bao giờ. Tôi tôn trọng người khác. Còn thím, thím không được sách nhiễu người khác. Thím Linda chỉ thẳng mặt chị Kamira: Đất nước này sẽ mất. Cô đã biết rõ như thế, đất nước này sẽ bị mất! Chị Kamira tỏ ra chẳng vừa: Thím không được sách nhiễu những phụ nữ gốc Hispanic!
Chị Kamira cho Tạp chí BuzzFeed News biết thêm thím Linda Dwire trước đó đã lớn tiếng: Đến nước Mỹ của tôi, quý vị không thể tiếp tục nói tiếng Spanish. Quý vị cần nói tiếng Anh nếu quý vị muốn sống tại đây. Chị cho biết thêm thím Linda tỏ ra rất hậm hực với hai phụ nữ Hispanic. Chị cố gắng can thiệp nhưng thím Linda không chịu buông tha họ.
Còn thím Linda Dwire, theo Tạp chí BuzzFeed News, thím không hề kỳ thị chủng tộc (racist), càng không hề sách nhiễu ai. Lời thím: Ở đây hoàn toàn không dính dáng gì đến chủng tộc. Chỉ là lòng ái quốc. Bất cứ ai đến đất nước này xin hãy biểu hiện tinh thần ái quốc, tối thiểu là thiện chí học tập tiếng Anh. (Nguyên văn): It has nothing to do with race. It’s a patriotic thing. When people come to my country, they need to love it enough to speak English.
Hình như chưa hả giận, thím nói thêm: Di dân muốn bưng nguyên xi cố quốc của họ đến đây. Tôi không bực bội chuyện họ đến Mỹ sống nhưng họ phải thực tâm muốn trở thành người Mỹ và không cố ý lạm dụng hệ thống phúc lợi xã hội. Một khi quá nhiều người sống ở Mỹ không chịu học tiếng Anh, đó là mầm mống chia rẽ đất nước này! (Nguyên văn): [Immigrants] rather have their country here. I don’t mind them coming [to the U.S.] as long as they want to be an American and not go on our welfare system. When there are so many people that they don’t learn English, that’s what divides our country.
Theo bạn, thái độ của chị Kamira Trent và thím Linda Dwire, ai đúng, ai sai?
Câu hỏi này đơn giản chỉ cần ít phút suy nghĩ là xong, hay nó cần đến nhiều buổi thảo luận tranh cãi vì bên nào cũng có lý do? Vâng. Mỹ là Hợp chủng quốc, song vì là Hợp chủng quốc nên khó tránh những suy nghĩ đối nghịch giữa các sắc dân, trong đó nhiều sắc dân tự cho phép mình “thượng tôn” hơn những sắc dân khác.
Còn bạn. Vâng. Những công dân Mỹ gốc Việt sống trên đất Mỹ, liệu “You Must Speak English” có nên là yêu cầu bắt buộc! Hay chỉ nên là chìa khóa mở những cánh cửa tương lai tốt đẹp hơn, kiểu muốn tiến thân nên chịu khó trau dồi. Có câu: Ngựa không khát, dắt ngựa qua sông nó sẽ không uống. Tiếng Anh ai cũng biết đó là một công cụ hữu ích giúp đời sống tại Mỹ bén rễ ổn định tốt hơn, nhưng nếu cảm thấy không cần thiết, liệu người ta có nên bị ép học nó?
Hay đây là một cái cớ, một công cụ tiện nghi để người Mỹ chính hiệu sử dụng chèn ép những di dân nói tiếng Anh không được lưu loát?
Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.