logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/10/2018 lúc 09:07:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà thơ Hà Nguyên Du và tạp chí Văn Học Mới số 1. (Photo PTH)

WESTMINSTER, Calif. (PTH/VB) -- Văn Học Mới, một tạp chí văn học nghệ thuật với tham dự của hàng chục nhà văn, nhà thơ vừa phát hành trên toàn cầu qua mạng Amazon.

Trong ấn bản số 1 -- tạp chí này phát hành mỗi năm 3 số -- người ta thấy có bài lý luận, truyện, bút ký, thơ và sáng tác của những khuôn mặt lớn văn học nghệ thuật hải ngoại: Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Vĩnh Long, Đức Phổ, Phan Ni Tấn, Nguyễn Trung Hối, Hoàng Ngọc-Tuấn, Biển Bắc, Nguyễn Minh Triết, Trần Việt Hải, Hà Nguyên Du, Đặng Phú Phong, Khế Iêm, Quan Dương, Thanh Thương Hoàng, Xuân Thủy, Hạ Du, Nguyễn Văn Sâm, Ngô Tịnh Yên, Phạm Quốc Bảo, Khánh Trường, Phan Tấn Hải, Hạ Quốc Huy, Nguyễn Đức Tùng, Ngã Phương Huyền, Nguyễn Lương Ba, Hải Phương, Phạm Xuân Đài, Trần Yên Hòa, Du Tử Lê, Hà Bạch Quyên, Nguyễn Thị Thảo An, Thành Tôn...

Nhà thơ Hà Nguyên Du  phụ trách việc điều hành tạp chí Văn Học Mới, trong khi phụ tá là Vương Thư Sinh, phần kỹ thuật nhà xuất bản VHM do Phạm Hồng Thái trách nhiệm.


Tại sao ấn hành một tạp chí văn học nghệ thuật trong thời này?

Câu trả lời ghi trong Thư Tòa Soạn, trích như sau:

THƯ TÒA SOẠN

Quí tác giả và bạn đọc thân mến...

Ra báo lúc này tưởng chừng như một việc làm nghịch lý hay một sự liều mình.!!

Nhưng, nhớ lại khoảng hai tháng trước, khi tôi gởi tin vui đến quí Thi Văn Hữu, và số anh chị em từng cộng tác trước kia với tạp chí (Giai Phẩm Chủ Đề do Nhà Văn Nguyển Trung Hối điều hành): Là, tôi sẽ mở ra một tạp chí VHNT, lấy tên là Văn Học Mới …

Cùng lúc, có hai điều làm tôi ngạc nhiên trong một nỗi hân hoan:

 - Mọi người rất ưng ý mà không hỏi han hay thắc mắc chi... Và cùng hăng hái gởi bài vở đến, một cách vui tươi…

Với sự tương tác đầy khích lệ trên, gợi tôi nghĩ ngay vì mình đã có một quá trình tương đối hay hay về “cái nghiệp làm báo”, nên quí anh chị em không chút nghi ngờ gì…

Chợt nhớ đến câu chuyện từ bài học giáo huấn trong cổ học tinh hoa:

“Trông thấy vậy mà không phải vậy”

1. Trông thấy vậy:

A/ Trông thấy chúng ta là những người con xa xứ, ly hương hay là tị nạn...

Ai cũng có lúc như muốn đuối lả sức, khi phải chạy đua với  cây kim giây ”nhỏ xíu” của cái đồng hồ, vì phải cày sâu cuốc bẫm trên quê người..!!

Nhất là cái nghịch lý khiến nhiều lúc làm chúng ta tưởng đã bất lực với ngôn ngữ diễn đạt, bởi những quá đổi ngã nghiệt và oan khiên như thể tang tóc, đang từng phút diễn ra nơi quê nhà..!!  Một quê nhà luôn thách đố với những thứ vận mệnh rất ư bất hạnh..!! Tạo chuỗi hệ quả khôn lường, kích mạnh bão sóng cảm xúc với mức độ vút cao, trong thể trạng mỗi người, trong và ngoài nước. Như vậy, thử hởi trong sáng tác của chúng ta, nắm bắt, sao chụp hay thể hiện được gì cho VHNT??

B/ Trông thấy vậy: Hơn chục năm qua các tạp chí văn học hải ngoại lần lượt đình bản.!!

(Khi thời đại cực hay của công nghệ truyền thông bùng nổ... Internet mở rộng toàn cầu, với đa phương tiện tuyệt vời như Website, Blog, Facebook, Twitter..v..v.. Tất cà từ thượng vàng, hạ cám đến những thứ quí giá đều tung tỏa lên mạng lưới thông tin…

2. Mà không phải vậy:

A/ Việc mở Tạp Chí Văn Học Mới, rõ ràng là một cơ duyên kỳ diệu. Như một khai thông đưa máu về tim. Một thích nghi không thể lý giải… Bởi, vốn của động từ thích nghi là một sức mạnh nội lực mà Trời ban cho muôn loài.!!

B/ Không thích nghi sao được, khi mở ra được một Nhà Xuất Bản để in ấn sách báo, thì tại sao không mở ra một tờ báo, một tạp chí văn học.??

 -  Mở ra thì dễ dàng, việc đáng quan tâm là thời gian sống còn..!! -  Qua những dẫn giải hơi dong dài trên, hẳn quí vị đã rõ…

Nên từ nay cơ hội có đất dụng võ, có vườn trồng hoa, hay có sân cỏ cho những đôi chân vàng, dưới mảnh đất của thế giới hiện “THỰC”… (Dĩ nhiên chúng ta luôn bị bao phủ bởi thế giới “ẢO” trùng vây.) Điều thích thú nhất là có lại tờ báo Văn Học bằng giấy, trong cõi thực, được cầm đọc trên tay, còn được xếp trên kệ sách…(Làm chúng ta nhớ lại thời huy hoàng của các tạp chí văn học hải ngoại, với những sinh hoạt thật lý tưởng)

Về nội dung của tạp chí Văn Học Mới, không nhất thiết, hay không phải là chủ trương của tờ báo “Thuần Tính Văn Học Nghệ Thuật” này...

Văn Học Mới chân thành cảm ơn tất cả quí vị và chúc sức khỏe, an lành, với nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào ...

Trân trọng

Văn Học Mới

 

Trong tạp chí Văn Học Mới, nếu độc giả quan tâm về lý luận, sẽ tìm thấy một số bài nghiên cứu rất công phu, th1i dụ như:

-- Văn - chương Việt nam: Tương lai (biên khảo của Nguyễn Vy Khanh);

-- Mỹ học Hiện đại: Vai trò và nghi vấn (biên khảo của Nguyễn Vĩnh Long);

-- Vấn đề hình thức và nội dung, cái mới và cái đẹp (Một cuộc đối thoại giả tưởng) (biên khảo của Hoàng Ngọc Tuấn);

-- Mỹ học và sự thẩm thức nghệ phẩm (biên khảo của Nguyễn Minh Triết);

-- Ngôn ngữ đời thường (tiểu luận của Khế Iêm);

-- Ta muốn thì thầm bằng ngôn ngữ riêng (Viết lời bạt của Nguyễn Đức Tùng) cho tập thơ “vầng thơ trên đóa quỳ vàng” của hà nguyên du / Thuở làm thơ yêu em (Nguyễn Đức Tùng nhận định về thơ thi sĩ Trần Dạ Từ).

Những độc giả có nhiều hoài niệm, sẽ thấy xúc động với các tác phẩm:

-- Một chút Văn khoa Sàigòn năm 60 (tùy bút Nguyễn Văn Sâm);

-- Bản giao hưởng mùa xuân (tùy bút Phạm Xuân Đài.

Trong khi đó, nhiều sáng tác bất hủ về truyện ngắn, thơ rất mực lôi cuốn cũng tìm thấy trong Văn Học Mới của:  , Đức Phổ, Phan Ni Tấn, Nguyễn Trung Hối, Biển Bắc, Trần Việt Hải, Hà Nguyên Du, Đặng Phú Phong, Khế Iêm, Quan Dương, Thanh Thương Hoàng, Xuân Thủy, Hạ Du, Ngô Tịnh Yên, Phạm Quốc Bảo, Khánh Trường, Phan Tấn Hải, Hạ Quốc Huy, Nguyễn Đức Tùng, Ngã Phương Huyền, Nguyễn Lương Ba, Hải Phương, Phạm Xuân Đài, Trần Yên Hòa, Du Tử Lê, Hà Bạch Quyên, Nguyễn Thị Thảo An, Thành Tôn...

 

Tìm mua, gửi bài, có thể liên lạc về:

Văn Học Mới

vanhocmoi68@gmail.com

hanguyendu@gmail.com

Tel: 714 - 723-9652

hoặc qua mạng:

amazon.com và gõ chữ không dấu:

van hoc moi

hoặc vào:

https://vanhocmoi.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.