logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/10/2018 lúc 11:33:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi chưa từng đọc được một tiêu chuẩn nào về trí tuệ và đạo đức của một bậc triết gia, chỉ biết những bậc trí giả ấy cao minh đến người người đương thời kính nể, hậu thế kính phục. Như sử học còn đó về triết gia Socrates.
Có một học trò nói với ông, “Thưa thầy, con muốn kết hôn, thầy có lời chúc nào cho con không?”
Socrates nói,“Con muốn kết hôn thì ta chúc mừng con, nếu như con lấy được một người vợ thông minh, hiền dịu, con sẽ trải qua những ngày tháng hạnh phúc, vui vẻ. Còn nếu như con lấy phải một người vợ không tốt, con sẽ giống như ta, trở thành một triết gia…”
Không phải ngẫu nhiên tôi nhớ đến Socrates mà do người bạn trẻ làm chung hãng đưa thiệp mời đám cưới của anh cho một vị cao niên, anh mời hai bác đi dự đám cưới của con.
Người bác phàm tục làm cho anh bạn trẻ một phen hú vía!
“Trời ơi! Con có rảnh quá thì đi mua thùng bia, vài món nhậu; mời anh em tới nhà con nhậu chơi là vui rồi. Lần sau con có rảnh thì mời nữa, con càng rảnh thì anh em càng mừng. Không ai muốn mừng đám cưới con đâu, vì tình bạn đồng nghiệp mà lại đồng hương nữa nên không ai muốn thấy con tới bạc đầu như bác cũng còn phải đi làm…”
Tôi nhìn thần thái của những người đã có gia đình cứ tủm tỉm cười và lắng nghe ông già hay cắc cớ, trong khi anh bạn trẻ lại ra chiều tư lự. Hoá ra Socrates nói không sai về hôn nhân, hoặc là “những ngày tháng vui vẻ, hạnh phúc”, hoặc là“…con sẽ giống như ta, trở thành một triết gia.”
Ông già hiện thân Socrates như một nghệ sĩ đại tài…
“Bác nói cho con nghe. Cái đáng yêu nhất của nữ giới tới không gì bù đắp nổi là tự thân họ không bao giờ biết họ đã và đang làm gì, và tại sao họ làm vậy? Chính vì sự dễ thương không vướng bụi hồng trần đó nên người phối ngẫu với họ mới đầy hệ lụy từ khi về sống chung. Rồi sau đó là hằng hà tai họa với văn hoá cổ truyền nào là, “ván đã đóng thuyền”, “vải đã cắt thành áo”, “gạo đã thổi thành cơm”; “bỏ thì thương mà vương thì tội”… cuối cùng là “nhìn lại mình đời đã xanh rêu…”
Bác cũng vì tuổi trẻ bồng bột nên bảy mươi rồi còn phải đi làm. Bác chỉ không hiểu mình tội gì mà hôm tuần rồi phải ngồi một đống ở giữa nhà cho con cháu chúc thọ? Chúc xong rồi thì tụi nó dông hết, nhà cũng chỉ còn bác với bác gái của con, quen mặt nhau tới con cháu ra về thì mạnh ai nấy đi ngủ.
Nói tóm lại là bể khổ trần gian, người khôn hay dại cũng vì tình nghĩa mà thành khổ thân. Bà xã bác mang tâm nguyện là sẽ làm tất cả những gì bác muốn, nhưng sau đám cưới là ngược lại. Bản thân bà xã bác là người không biết nên không có tội về thoả thuận với nhau sau đám cưới, bác sẽ đi học lại để lấy bằng đại học, bà xã đi làm để nuôi bác đi học. Nhưng bả đi làm chập chờn quá nên không đủ sống, con cái chui ra thêm gánh nặng gia đình. Vậy là bác phải đi làm cho bả đi học. Nhưng bả học cắm hoa, vẽ tranh, bởi tự do sáng tác là sở trường của phái thiếu tập trung; chứ học toán để lấy bằng kế toán, đi làm kế toán viên nhà băng thôi thì đáp số bài toán cũng phải đúng, không tự do sáng tác ra đáp số toán học được!
Vậy là bác chia tay những hoài bão sau khi lập gia đình. Nhưng nay con cái lớn rồi. Bà xã vẫn trách bác không chịu đi học để bây giờ giới thiệu hai họ trong đám cưới con gái của bác, làm bà xã bác xấu hổ vì ông sui trai là kỹ sư, mới về hưu, bà sui gái là chủ tiệm neo. Trong khi anh sui gái là bác… là cu li. Chị sui gái nhà bác, thà được giới thiệu là thợ neo cũng đủ vui. Nhưng MC lại giới thiệu bà xã của bác là hoạ sĩ từ tâm, vì tranh của bà chỉ đem cúng dường cho chùa để bán gây quỹ. Người từ tâm lớn thì mua được chừng vài tháng sẽ cúng dường lại cho chùa, để bán gây quỹ lần tới; người từ tâm nhỏ thì mua xong sẽ cho lại chùa ngay… để làm vốn cho chùa gây qũy dài lâu…
Bác đi làm cực, quá tuổi hưu rồi cũng chưa được nghỉ, nhưng khổ tâm hơn là không bằng cấp. Sao con không đầu tư, hạ quyết tâm ăn mì gói đi học lại trong thời đại tên tuổi đàn ông phải đi kèm với chữ “sư”, chữ “sĩ”. Nếu không có sức học thì con đi tu để làm “sư”, hay con đi lính Mỹ thì cũng thành “chiến sĩ”. Xui lắm mới thàng “tử sĩ”. Sao con lại đi lấy vợ…
“…”
Bác nói đi thì cũng phải nói lại. Người phụ nữ không có tội gì hết vì không biết thì không có tội. Nên người đàn ông tử tế nhất là thương kính phụ nữ nhưng không bao giờ cưới họ làm vợ, thì họ mới được sống trong sạch và thênh thang theo trí tưởng trời ban. Cưới họ thì một là mình làm khổ họ, hai là họ làm khổ mình…
Để bác kể cho con nghe một câu chuyện mà bác khắc cốt ghi tâm. Có người thanh niên nọ đi tìm vị hiền triết sống trên núi Himalaya. Người thanh niên kính mến tư tưởng của vị hiền triết này nên anh đã trèo non đạp tuyết đến nơi ở của hiền triết trên núi lạnh…
Chỗ ở của hiền triết là rừng núi, tuyết phủ quanh năm, mộc mạc, thanh tịnh, yên bình… hết từ để tả. Người thanh niên cung kính gõ cửa, không ngờ người ra mở cửa là một bà lão đầu tóc bù xù, mặt đầy oán khí.
Người thanh niên lễ phép hỏi, “Xin hỏi Đại Tuệ tiên sinh có ở đây không?”
Bà lão tức giận nói, “Cậu tìm tên điên đần độn ấy để làm gì?”
Người thanh niên không ngạc nhiên với bậc trí giả vang danh thiên hạ nên trong mắt của bà lão tầm thường này là tên điên đần độn? Anh chỉ hỏi để tìm ông, “Bà có quan hệ gì với Đại Tuệ tiên sinh? Tại sao lại nói ông ấy là tên điên đần độn chứ?”
Bà lão trừng mắt khinh thường, “Thật không may cho ta lại là vợ của tên điên đần độn nói nhảm cả ngày, nói những điều không hề liên quan đến cuộc sống, thông minh cái gì chứ! Nào là đại từ bi, nào là mỹ cảm, khai ngộ… gì gì đó. Rồi có lúc ngồi cả ngày không nhúc nhích, không nói một lời. Hắn không là kẻ điên thì ai?”
Bà lão càng nói càng hăng, “Còn nữa, lão già đó cũng không biết cày ruộng, không biết đốn củi, trong nhà có gạo hay không lão ấy cũng không quan tâm, lão ấy không đi dạo trong rừng thì cũng lặng lẽ nhìn những vì sao trên trời, lão ấy không nhìn những bông hoa dại bên đường thì cũng đi nói chuyện chơi đùa với thú hoang, đó không phải là một tên đần hay sao?”.
Bà lão không ngừng được những lời nhục mạ tiên sinh, khiến cho người thanh niên mê muội, không biết có nên gặp vị hiền triết hay không. Anh ta nghĩ đến bản thân đã trải qua vất vả mới đến được đây, mặc kệ những lời bà lão nói, vẫn cứ gặp hiền triết đã. Người thanh niên liền hỏi, “Vậy Đại Tuệ tiên sinh bây giờ ở đâu?”
“Ta bảo ông ấy vào rừng đốn một ít củi. Đã đi cả ngày trời rồi mà vẫn chưa thấy bóng về. Có lúc đi mấy ngày, đúng là vô dụng!”
Người thanh niên quyết định vào rừng tìm lão tiên sinh. Một lão ông râu tóc bạc trắng vừa đi vừa hát, bên cạnh còn có con cọp và con tinh tinh, trên lưng con cọp cõng củi, con tinh tinh cầm cây búa rừng.
Lão tiên sinh mặt mày hớn hở. Ông như gốc cây đại thụ đang vui gió mà yên tĩnh, toát ra phong thái thần tiên… Người thanh niên vội hỏi, “Xin hỏi, ngài có phải là Đại Tuệ tiên sinh không?”
Ông lão thản nhiên như núi rừng hoang vu. Đại Tuệ tiên sinh nói, “Cậu không phải hoài nghi, những gì cậu trông thấy đều là thật: vợ của ta, cọp, tinh tinh đều là thật, ta chỉ đem lại gánh nặng đau khổ cho vợ mình, còn bắt những người bạn này phải gánh vác hết cực nhọc cho ta!”
Người thanh niên lại hỏi, “Đại Tuệ tiên sinh, tôi không thể hiểu được, ngài thoạt nhìn cũng biết là một bậc trí giả, tại sao người vợ chung sống với ngài lại nói ngài là kẻ điên, đần độn chứ?”
“Điều này cũng dễ hiểu! Đối với những người chỉ xem trọng vật chất mà nói thì những ai coi trọng trí tuệ hơn vật chất đều là kẻ điên; đối với những người sẵn sàng dành thời gian vào cuộc sống hữu hình, thì bất kỳ sự tiêu tốn thời gian nào trong thế giới tâm linh cũng đều là kẻ ngốc!”
“Đại Tuệ tiên sinh, tôi càng không thể hiểu được, ngài có thể cảm hóa được động vật hoang dã, vậy tại sao lại không thể cảm hóa vợ của mình?”
“Chàng trai, cậu đã hoàn toàn lầm rồi, chỉ có người vợ như vậy mới là sự rèn luyện tốt nhất cho ta! Rèn luyện đến mức độ nào thì chỉ có những người đích thân trải qua mới biết được”.
Người thanh niên nghe xong, bái Đại Tuệ tiên sinh làm thầy.
Từ đó, nếu như có người đến gõ cửa chỗ ở của thánh nhân trong truyền thuyết, bà lão tới mở cửa luôn nói: “Ngươi tìm lão điên đần độn ấy để làm gì?”
Đó. Bác đã kể cho con nghe chuyện xưa, chuyện thời trẻ của vợ chồng bác để con về suy nghĩ lại cho thật tử tế trước khi tế tử thân trai vào tay phụ nữ…
Còn đoạn về già thì kịch bản của đàn bà trong mỗi gia đình lại khác nhau khi nhà chỉ còn hai người câm biết nói, (tức là chỉ nói lén nhau thôi), nhưng đi ra chạm trán đi vô chạm mặt. Đàn ông hiểu được, nhưng nói không ra lời là cái tâm của người phụ nữ nào cũng sáng như trăng rằm, nhưng một tháng có hai lần thôi, còn hai mươi tám đêm tăm tối kia là da mồi tóc bạc, bảy chục rồi còn lè lưỡi dán tem đi trả biêu bọng hằng tháng vì bác đâu biết xài computer như bay đâu mà trả online. Vậy mà bà xã bác bắt bác phải vô internet… để cho cháu ngoại về chơi game, chứ không có internet thì nó không về nhà ngoại. Bác mừng hụt là tưởng bả giỏi hơn mình về computer nên trả bill online dùm bác. Nhưng bác nghĩ mà thương vợ nhà, đàn bà thương con, tới tụi nó sợ chạy hết thì thương cháu. Tới con cháu sợ bằng nhau nên không còn đứa nào ở nhà thì thương lại từ đầu cái người trăm năm cũ này mới chết…”
Hết giờ nghỉ, ông già tủm tỉm cười nói với các quý ông, “Muốn lấy hai trăm tiền mừng của tui đâu có dễ, phải cho nó sợ để biết lễ độ với phụ nữ, phải không mấy ông…?”
“…”
Hình như ông già có tâm sự nên kém vui trong phong cách thường ngày của ông. Nên khi trở lại làm thì tôi rỉ tai ông, “Ban nãy ông hù thằng nhóc về chuyện lấy vợ, làm tôi nhớ Socrates từng nói với một học trò đã đến nói với ông ta, “Thưa thầy, con muốn kết hôn, thầy có lời chúc nào cho con không?”
Socrates nói,“Con muốn kết hôn thì ta chúc mừng con, nếu như con lấy được một người vợ thông minh, hiền dịu, con sẽ trải qua những ngày tháng hạnh phúc vui vẻ. Còn nếu như con lấy phải một người vợ không tốt, con sẽ giống như ta, trở thành một triết gia…”
Tôi nghe ông giảng như thấy Socrates hiện thân, nên tôi kể cho ông nghe về Socrates. Có một học trò khác đến nói với ông ta, không là con muốn kết hôn mà người học trò này nói, “Thưa thầy, con muốn ly hôn, thầy có thể cho con vài lời khuyên được không?”
Socrates nói: “Nếu như cuộc hôn nhân của con trước đó rất hạnh phúc, vậy thì con đã lưu lại những kỷ niệm đẹp đẽ, ta chúc mừng con! Nếu như cuộc hôn nhân của con không hạnh phúc, ta cũng chúc mừng con, bởi vì con đã được tự do!”
“…”
Đến ông già tư lự… “Kể ra triết gia cũng trải qua cuộc sống như người phàm, cũng có những niềm vui nỗi buồn, khi lực bất tòng tâm, chỉ là họ khác người thường ở trí tuệ và tâm linh ha ông ha?”
“Thì người trí tuệ càng cao càng không bị ràng buộc vào vấn đề nên nhìn xa trông rộng hơn. Họ biết cách chấp nhận vui vẻ hơn là sầu bi vô ích. Ông vui vẻ tới bảy mươi còn đi làm mà tôi lại có mắt không tròng! “Xin kính bái triết gia.”
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.