Có thể nói khoảng trước năm 1990, còn được gọi là “Thời Kỳ Bao Cấp”, dân Hà Nội là những người ham đọc sách nhất thế giới!
Tôi là nhân chứng của chuyện này.
Một buổi sáng mùa hè năm 1986, dịp ra thăm Hà Nội. Đang lang thang trên phố Tràng Tiền phía đối diện Công Ty Phát Hành Sách để ngắm phố và tìm cốc cà-phê sáng thì thấy một đám đông phần nhiều là đàn bà và trẻ con, ăn mặc lôi thôi lếch thếch đang xếp hàng rồng rắn chờ mua sách.
Đặc biệt là bên cạnh đoàn người còn có cả xe xích-lô, xe ba-gác, và xe “cải tiến” (loại xe cút-kít tự chế) cũng đang kiên nhẫn đứng chờ.
Vừa định bỏ đi thì một bà trong hàng chạy ra nắm chặt tay tôi nài nỉ: “Bác làm ơn giúp cháu mua sách với.” Tôi tìm cớ thoái thác là mình chưa ăn sáng, thì bà ta quát thằng con đứng bên cạnh:
“Mày chạy ra bưng đồ ăn thức uống vào đây ngay để mời ông.”
Một lát sau, thằng bé mang theo cốc nước chè và một nắm xôi dúi vào tay tôi, miễn phí. Tôi muốn từ chối nhưng dứt ra không được một phần vì bà cứ nắm chặt tay tôi, phần nữa vì quý tấm thịnh tình của bà, dám mời một người không hề quen biết gói xôi để giúp mua sách!
Chờ tôi ăn xong bà mới dúi vào tay tôi tấm phiếu mua sách mà bà chạy chọt được từ cả tháng trước. Hỏi ra mới biết là dịp hè mỗi năm, công ty phát hành sách lại bán tống bán tháo số sách tồn đọng in từ năm ngoái với giá thật rẻ để có chỗ chứa sách mới in.
Đoàn người mua sách có vẻ háo hức lắm, họ kháo nhau “năm nay trúng lớn” vì tin tức lộ ra từ “bên trong” cho hay năm nay sách bán ra gồm 3 bộ: “Tư Bản Luận”, “Lê-Nin toàn tập” và “Hồ Chí Minh Toàn Tập”.
Toàn những bộ sách dày, hiếm quý, mỗi bộ nhiều không thua gì Encyclopedia, in ấn công phu trên giấy trắng bóng lưỡng, bìa cứng mầu đỏ có chữ kim nhũ tuyệt đẹp.
Thấy toàn là những sách khó đọc mà không khí mua sách lại phấn khởi như thế nên tôi cũng tò mò hỏi thăm: “Thế trong đó họ có bán Tiểu Thuyết Tự Lực Văn Đoàn không ?” Thì một bà đứng hàng trước chõ miệng vào: “Rõ chán cái ông này cứ hỏi ngây ngô, rách cả việc. Người ta xếp hàng mua giấy gói xôi thì mới phải chờ lâu đến thế ! chứ mua ba cái sách truyện thổ tả in bắng giấy bèo nhèo thì bán cho chó nó ăn à?. Giấy đi cầu thì dùng Báo Nhân Dân, vừa đỡ tốn lại dai và tốt hơn nhiều.”
Tôi hãi quá đành giữ im lặng. Cũng may có một số người thấy tội nghiệp nên đứng ra bênh tôi, đám đông chia ra 2 phe cãi nhau ỏm tỏi.
Nghe tiếng ồn ào, 2 cô “mậu dịch viên”, là 2 nhân vật quan trọng nhất của công ty chạy ra hét: “Các anh chị có im lặng hết không? Mua sách là một hành động văn hóa! Phải chứng tỏ mình là người có văn hóa!.
Đám đông tức khắc trở nên trật tự, vì họ biết 2 cô này có đủ uy quyền để không bán cho người mà họ thấy ngứa mắt, dù là có xuất trình đầy đủ sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân và phiếu mua sách.
Chờ mãi rồi cũng tới lúc chen chân được vào Công Ty phát hành sách và may mắn thay, tôi được phân phối một bộ “Tư Bản Luận”.
Trao cho người nhờ vả xong, bà ta cứ cám ơn mãi vì đây là bộ sách dày nhất và quý nhất.
Ngay sau khi sách được chuyển ra khỏi cửa thì việc làm làm đầu tiên của các “độc giả” là xé bỏ những tấm bìa sách quăng ngay xuống đất cho nhẹ, còn giấy in sách thì các ông chất lên xe xích-lô, Ba-gác chở về nhà.
Sau khi các “độc giả” giải tán, 2 cô mậu dịch viên chạy ra cửa, thấy đống bìa sách xé vứt bừa bãi, tung tóe dưới đất bèn chửi đổng: “Đéo mẹ cái lũ ăn cháo đái bát, chưa mua thì miệng cứ xoen xoét, chúng em sẽ giữ lòng lề đường sạch sẽ…”
Nhưng 2 cô không phải lo lâu vì chỉ một thoáng sau là đã có đám nhân viên sở tái chế tới tận nơi thu dọn sạch sẽ. Họ gom góp đống bìa sách, phân loại cẩn thận, đem về xay thành bột, rồi thồn vào trong các chiếc túi vải dài cỡ gang tay để chế biến thành “Băng Vệ Sinh.”
Bìa sách “Tư Bản Luận” có chất lượng cao vì xay ra rất mịn, có sức hấp thụ tốt, nên loại băng vệ sinh này được giao cho các cửa hàng cao cấp, để vợ và con gái các ông lớn dùng.
Băng vệ sinh làm từ bìa sách “Lê-Nin toàn tập” chất lượng kém hơn một chút nên phân phối cho thành phần “cốt cán”, trung thành với Đảng và Nhà Nước.
Chẳng hiểu sao bìa sách “Hồ Chí Minh Toàn Tập” thì chất lượng lại kém đến thế, xay mãi mà vẫn còn sơ, mang vào ngứa ngáy lắm! Nhưng tới kỳ mà không đeo cũng không xong, dù nhiều khi “ngứa tới độ gãi rách cả l..”
NHH