logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/11/2018 lúc 06:23:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Cao Bá Minh, người vẽ 'không giống ai'. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

WESTMINSTER, California (NV) – Họa sĩ Cao Bá Minh (tự “Minh Khùng”) sẽ tổ chức triển lãm mang tên “Bóng Đời” vào Thứ Bảy, 17 và Chủ Nhật,18 Tháng Mười Một, từ 11 giờ sáng đến 6 giờ chiều tại Việt Báo Gallery, 14841 Moran St., Westminster, CA 92683.
“Người ta gọi tôi là ‘Minh khùng’ và bố tôi cũng nhiều lần tuyên bố là tôi điên. Với tôi, đây là một lời khen, vì là một họa sĩ sáng tác, khùng hay điên đều cùng một nghĩa là không giống ai,” họa sĩ Cao Bá Minh nói một cách thân thiện pha hài hước.
Với nụ cười đầy ý nhị, ông thêm: “Tôi còn bị gọi là ‘người bất mãn kinh niên’ nữa.”
Với ông, “khùng” là có cá tính, và một bức tranh không giống ai là bức tranh thành công.
Cao Bá Minh vẽ tranh trừu tượng.
Ông muốn thoát khỏi thế giới chung quanh, vươn tới cõi tâm linh u thẳm lãng đãng sắc màu khó nắm bắt.
Tranh ông, giữa một biển xanh lơ đặc thù, là một bố cục gồm các mảng màu, đường nét, hình khối mềm mại nhưng lại cứng rắn và không hề mô phỏng bất cứ một vật thể nào từ thế giới quen thuộc.
Kỳ triển lãm “Bóng Đời” lần này, họa sĩ Cao Bá Minh muốn trình làng những sáng tác mới nhất của mình. Ông quan niệm rằng triển lãm là để chia sẻ chứ không để bán tranh.
UserPostedImage
Đường nét rất Việt Nam nhưng không Việt Nam chút nào. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Trong tâm thức Cao Bá Minh, đời người chỉ thoáng qua trong khoảng khắc ngắn ngủi. Tất cả những gì người ta tưởng là quí báu hôm nay, ngày mai nhìn lại, chỉ còn là cái bóng nhạt nhòa.
Tranh ông, vì lẽ đó, như một lời kêu gọi người ta hãy trở về bản ngã của mình để tìm thấy sự thư thái tâm hồn.
“Tranh và người mua là một cái duyên. Phải có duyên thì mới gặp tranh, và phải có duyên nhiều hơn nữa thì mới hiểu được tranh tôi,” ông nói.
Ông phân tích: “Tranh không phải là một vật vô tri, vô giác. Trái lại, tranh là một cái gì rất sống động. Và để biết mình có duyên với tranh tôi không thì phải ngắm nghía, tìm tòi thật kỹ thì mới có thể ‘đàm thoại’ với tranh để có những khám phá mới hơn. Nên nhớ, tranh cũng như người, có sự thay đổi thùy theo tâm trạng người ngắm cũng như theo thời khắc trong ngày.”
Khi bắt đầu một bức tranh, ông không hề dự định sẽ vẽ gì.
UserPostedImage
Vũ trụ qua ánh mắt Cao Bá Minh. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Tranh Cao Bá Minh là thành quả của một quá khứ đau thương. Ông nói: “Người Việt Nam có một kho tàng sáng tác vô giá là sự khổ đau, mất mát do chiến tranh gây ra. Thay vì than vắn thở dài, người nghệ sĩ nên tận dụng tài sản quý báu này để nâng sáng tác của mình lên tầm mức cao hơn. Rất tiếc, nhiều người không khai thác kho tàng quý báu ấy.”
Ông tiếp: “Hận thù, khổ đau, đối với nghệ sĩ là vô giá.”
Ấy vậy mà tranh ông không hề hàm chứa hận thù hay oán trách. Ngược lại, dù ngay ở những họa phẩm có nhiều mâu thuẫn căng thẳng nhất, vẫn đầy rẫy những đường nét của cảm thông và tha thứ.
Ông cười hiền hòa: “Nghệ sĩ phải đi đến tận cùng của thù hận để rồi tìm đến sự khoan dung. Đó chính là sự giải thoát cho chính mình. Nghệ thuật phải giúp chúng ta cao cả hơn.”
Trầm ngâm một lúc, ông khẳng định: “Ở nghĩa ấy, hội họa là tôn giáo của tôi.”
Cao Bá Minh là một nghệ sĩ chân chính hiếm hoi và ông cho tranh mình là những “con vật quý hiếm.”
Dù biết tranh mình rất kén người thưởng lãm, ông không thể chiều theo thị hiếu quần chúng. Ông trình bày: “Tôi biết làm sao bây giờ? Hội họa là tôn giáo của tôi. Đến với tôn giáo, người ta phải đến bằng lòng chân thành, thuần khiết nhất. Tôi chỉ vẽ những gì mình cảm thấy mà thôi.”
Dù không hiểu gì về hội họa, ai cũng có thể nhận ngay ra được màu xanh lơ đặc biệt trong tranh Cao Bá Minh. Gần như tranh ông là những chấm phá, khi hài hòa, khi đột biến trên một vùng xanh lơ ngút ngàn.
“Nhiều người gọi đây là ‘màu xanh Cao Bá Minh’. Tôi không cố ý, nhưng khi ngồi vẽ, theo tiềm thức, tôi chọn màu xanh trước tiên,” vị họa sĩ tâm sự. “Có thể vì ấn tượng tôi có lúc còn nhỏ, khi đồn điền của ông ngoại tôi ở Hải Dương hay bị ngập.”
Bắt đầu cầm cọ hồi ngoài hai mươi, họa sĩ Cao Bá Minh chưa bao giờ trải qua bất cứ trường lớp nào cả. “Thậm chí sách, tôi còn chưa đọc cuốn nào cả. Bởi vậy, nếu hỏi tôi bị ảnh hưởng họa sĩ nào, tôi hoàn toàn không biết trả lời ra sao cả,” ông nói. “Nhờ vậy mà khi vẽ, tôi cảm thấy vô cùng tự do và thoải mái vì không cần phải tuân theo bất cứ luật lệ nào hay gò bó trong bất cứ một khuôn khổ nào cả.”
Nếu chịu khó lắng lòng, người ta có thể nghe được tiết tấu trầm bổng trong tranh ông, như một sáng tác âm nhạc.
Trong con mắt phàm tục của phóng viên Người Việt, tranh Cao Bá Minh như một giai điệu thật đẹp, thật nhẹ nhàng, ẩn hiện giữa vùng sắc màu thanh thoát. Nhưng ngay cả những âm hưởng thánh thót của cõi mộng mị này, đâu đó loáng thoáng những nốt nhạc phù du giữa tiếng ngân dài của vĩnh cửu.
Với ông, mỗi bức tranh là một cuộc phiêu lưu lý thú. Càng vẽ, ông càng khám phá mình đang muốn vẽ gì.
Phải lặp lại, tranh Cao Bá Minh không mô tả thế giới hữu hình. Ông vẽ cõi vô cùng của tâm thức, của cảm xúc, và âm sắc lung linh của triết lý phức tạp. Chính vì thế, phải có chất “khùng” thì mới cảm được tranh ông.
Đường nét đầy hồn Việt nhưng lại vô cùng “Tây” và mới mẻ, tranh Cao Bá Minh quả đã vượt trước thời đại trong không gian hội họa.
Ai muốn biết thêm về tranh Cao Bá Minh, mời ghé Việt Báo Gallery để chiêm nghiệm những tác phẩm “không giống ai” của họa sĩ “Minh khùng.”

Đằng-Giao/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.