logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/11/2018 lúc 10:00:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Cô giáo dạy tiếng Nga Phạm Kiều Thơ

"Cô là Phạm Kiều Thơ, phụ trách dạy tiếng Nga", cô tóc tém, khuôn mặt bầu, tự tin giới thiệu mình trong ngày đầu của lớp học.
Đã biết bao nhiêu năm qua rồi tôi vẫn nhớ tiếng cô văng vẳng giảng bài khi đứng lớp.
"Em cô, em cô,..." các bạn lớp 6N1 hăng say xung phong phát biểu. Không khí lớp học thật sôi động.
"Cô giáo mới dạy hay lắm," mấy bạn lớp tôi rỉ tai nhau. Cả lớp ngong ngóng chờ giờ học của cô.
Cả lớp cuốn hút vào lời nói của cô. Cô tận tâm giảng giải cách viết, cách dùng từ vựng, đi đến tận bàn lắng nghe, khuyến khích từng học sinh phát biểu. Cuối giờ học, cô thường hát và dạy hát nhạc Nga. Trong thời "ngăn sông, cấm nhạc", nhạc Nga trở thành "nữ hoàng". Nhạc khúc Triệu Đoá Hoa Hồng, Phúc Bồn Tử, Chiều Mạc Tư Khoa,... đi sâu vào lòng thế hệ chúng tôi.
Chẳng mấy chốc, dù bị ép buộc học tiếng Nga, cả lớp yêu Nga văn vì... cô giáo.
"Cô ơi, em đói bụng," một bạn than thở khi gặp cô đi chợ về.
"Học tiếng Nga sẽ no bụng ngay à!" cô cười tươi đáp lại.
Cả thầy lẫn trò cùng cười ha hả.
Nhìn vào giỏ đi chợ của cô, tôi không khỏi chạnh lòng. Một mớ rau muống, hai bìa đậu hũ, và ít dưa món.
Sau năm 1975, ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng, mải mê xây dựng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam rơi vào vực thẳm của đói nghèo. Với đồng lương ít ỏi, cô cũng như đa số các nhà giáo khác đành phải sống khắc khổ như nhà tu. Không rõ làm sao mà cô có năng lượng giảng bài khi ăn uống đạm bạc như vậy? Có lẽ, chính lòng yêu nghề, yêu trẻ đã giúp cô trụ vững trên bục giảng.
Cô duyên dáng, tế nhị, lúc nào cũng cười tươi như hoa. Theo trực giác, tôi phỏng đoán rằng nhiều chàng trai theo đuổi cô lắm. Những cô gái thu hút đám trẻ thì cũng hút hồn các chàng trai, bởi lẽ, như John Lenon hay hát, "There is a child inside a man". Đơn giản là có tâm hồn trẻ thơ bên trong người đàn ông.
Tin cô lấy chồng làm cả lớp vui mừng. Cả lớp bàn tán cô sinh đôi hai bé gái Phương Thảo, Thanh Thảo. Cô thật xứng đáng được hưởng một gia đình hạnh phúc.
Cuộc đời đầy bất biến mà ta chẳng ngờ!
"Cô Thơ gặp đại họa," cô Thanh Phước, dạy văn, kể lại tai họa ập đến với đồng nghiệp. Chồng mất, để lại ba mẹ con côi cút không nhà ở.
"Cô Thơ đã chuyển sang trường Hồng Bàng," cô Hồng, dạy Hóa, nói. Cô xin nghỉ dạy trường Đoàn Thị Điểm và hiện đang sống với người chị ở đường Nguyễn Trãi.
Sau khi xin được địa chỉ nhà, bọn tôi bàn nhau đi thăm cô Thơ ngay.
Đứa góp hộp sữa, đứa góp chục cam, đường, gạo nếp... Nhóm học trò nghèo góp quà thăm cô giáo nghèo. Tôi cùng các bạn Tùng, Thế Anh, Trung, Chuân, Thành, Huy, Đại, Thu Tuyền, Kim Quy đạp xe sang quận Năm tìm nhà cô. Sau khi dò hỏi từng khu phố, chúng tôi tìm được nhà cô, một căn hộ nhỏ ở tầng 2 trong khu phố cũ kỹ.
"Chào các em," cô Thơ, mặt xanh xao, tươi cười đón bọn tôi.
Nụ cười hồn nhiên của cô làm cả bọn hết lo lắng, bồn chồn. Cứ tưởng rằng buổi gặp sẽ nhiều nước mắt, than thở những mất mát, đau khổ. Nào ngờ, cô vẫn điềm tĩnh, mạnh mẽ như ngày nào. Thầy trò lại rộn rã bàn chuyện học hành, trường lớp. Không khí gian phòng nhỏ bé vui như Tết.
Trên đường về, bọn tôi mừng khấp khởi vì tin rằng cô đủ bản lãnh vượt qua tai ương này.
Cô may mắn được cấp một căn hộ chung cư 727 Trần Hưng Đạo. Chúng tôi thường thăm cô khi có dịp.
"Các em lên lầu chờ cô nhé," cô, mồ hôi nhễ nhại, khệ nệ đạp xe chở hai bé vô hầm gửi xe của chung cư.
"Đóng cửa sổ lại mau," cô nhanh nhẩu kêu lớn để tránh rác từ các tầng trên đổ xuống rào rào như mưa. Từ ngày ông chủ Nguyễn Tấn Đời trốn ra nước ngoài, cư dân chung cư được quyền "làm chủ tập thể".
Có lần, tôi tò mò lên tầng thượng, vốn nổi tiếng là có nhiều... ma. Càng lên lầu cao, mức độ hoang dã càng rùng rợn. Ống chích, bao cao su vương vãi ở cầu thang, mấy cô gái, không mảnh vãi che thân, đang phì phèo thuốc lá ngoài hành lang... Chả thấy ma, chỉ thấy mấy tay 'ma cô' gờm gờm nhìn tôi với ánh mắt hung dữ.
"Lòng can đảm không đảm bảo tôi toàn mạng khi lên tầng thượng," tôi thầm nghĩ khi chạy vèo một hơi xuống tầng một.
"Công an khu vực không dám lên đó một mình," cô Thơ kể. Bao chiến dịch truy quét tội phạm đều thất bại. Đuổi lầu này, họ nhảy lầu kia. Vậy là đám giang hồ thắng quyền lực 'chuyên chính vô sản' tại chung cư 727 này.
"Xin đừng đụng đến cô giáo của tôi nhé, mấy ông giang hồ," tôi cầu mong sự an toàn cho cô Thơ.
Căn hộ của cô rất nhỏ, diện tích cỡ 20 mét vuông, nhưng tấm lòng cô rộng lớn. Khi thi đại học ở trường Kim Đồng, tôi và bạn Minh Thu, Thanh Hồng ghé lại nghỉ trưa.
"Ăn chè đậu cho thi mau đậu," cô mời chúng tôi chè thưng sau khi đãi bữa trưa.
"Cô Thơ có tái giá không nhỉ?" bạn Đức Chuân hỏi.
"Không biết," tôi ậm ự trả lời. Cô góa chồng tuổi đôi mươi, quả là cực nhọc cho bà mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ: đưa đón, dạy học, ăn uống, tắm giặt... Cô cũng cần tấm chồng để đỡ gánh nặng gia đình.
"Không ai bằng thầy cả," cô nói khi tôi bạo miệng hỏi về việc tái giá.
Năm 1992, Liên Bang Xô Viết sụp đổ, tiếng Nga không còn đất sống ở Việt Nam.
"Cô phải đi học lại để chuyển sang dạy tiếng Anh," cô tâm sự. Vậy là ngoài việc đi làm, nuôi con, cô còn gánh thêm việc đi học ban đêm. Cuộc đời luôn luôn thử thách ý chí của cô...
Gặp lại trên Facebook, mừng vô tả. Cô vẫn nhớ tôi, dù hơn 30 năm dạy học với hàng ngàn học trò.
Bé Phương Thảo, Thanh Thảo nay đã thành đạt và có gia đình. Riêng cô đã về hưu và vẫn độc thân. Nếu là thời xưa, cô sẽ được vua ban tước hiệu "Tiết Hạnh Khả Phong". Là người bình dị, cô đâu cần tước hiệu, danh vọng. Cuộc đời cô là hành trình cống hiến cho gia đình và học sinh.
Theo truyền thống "Tôn sư trọng đạo", chúng tôi kính trọng thầy cô. Và cô thương học sinh như chính con mình. Vì tình thương mà cô đón nhận gia đình học sinh Nguyễn Duy Linh, vốn không may bị mất nhà, sống chung với mình trong căn phòng chật hẹp.
Vào giữa thập niên 70 và 80 của thế kỷ 20, sau các đợt đánh tư sản, quốc hữu hóa các cơ sở tư nhân, cộng thêm cuộc chiến huynh đệ tàn của anh em nhà Sản (Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia), nền kinh tế Sài Gòn kiệt quệ. Gia đình nhiều bạn cùng lớp với tôi chạy gạo từng bữa. Nhiều bạn đến trường với bụng đói. Bất chấp mọi khó khăn, thầy cô vẫn dạy, trò vẫn học.
Thế hệ chúng tôi nay đã ở tuổi 40 và 50, đa số chúng tôi nay đã thành đạt vốn nhờ sự giáo dục của những nhà giáo như cô Phạm Kiều Thơ. Chúng tôi học ở cô tính kiên trì, bền bỉ, học hỏi tìm kiếm điều mới, và tình yêu thương bằng hữu.
Chúng tôi tin tưởng rằng chính nền giáo dục truyền thống dựa trên triết lý nhân bản, dân tộc, và khai phóng đã, đang, và sẽ là chìa khóa thành công trong việc đào tạo các thế hệ trẻ Việt Nam.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.