logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 29/06/2013 lúc 09:16:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Kim Cúc – Năm Châu – Phùng Há trong vở Tuyết Băng và bạo lực. Courtesy Huỳnh Công Minh

Nhớ quê hương
Gánh hát lên Nam Vang ở lâu đến 5 năm, thì dĩ nhiên mọi người trong gánh hát ai cũng nhớ nhà, nhớ quê hương xứ sở Việt Nam, ai cũng có về thăm nhà, người có nhà cửa sự nghiệp ở Nam Vang họ còn muốn về, huống chi là gánh hát nơi nào cũng là tạm hết, mà một chỗ ở tới 5 năm trời thì họ cũng sắp xếp để về thăm, đặc biệt là họ về vào ngày giỗ ông bà cha mẹ.

Lúc đi thì bằng ghe phải mất mấy ngày mới tới, nhưng khi về thăm nhà thì chẳng ai đi ghe tàu cả, mất thì giờ, mà đi bằng xe đò chỉ một buổi là tới nơi. Hồi đó có xe đò chạy đường Sài Gòn – Nam Vang, sáng khởi hành tại dốc cầu Sài Gòn, và khoảng 12 giờ trưa là đến bến xe Chợ Lớn. Ở Nam Vang có chiếc cầu không biết do ai đặt tên, mà lại mang tên “Cầu Sài Gòn”, người Việt cư ngụ ở đây khá đông nên xe đò đậu bến ngay ở chỗ dốc cầu, mỗi ngày đưa hành khách về Việt Nam và ngược lại. Nhờ đi xe đò dễ dàng, mau tới, nên trừ một số ít là họ không về hoặc không cần về, chớ phần đông anh chị em đào kép công nhân thì năm nào cũng về thăm quê hương, có người một năm về Việt Nam tới mấy lần, và khi đi như vậy thì vai trò nhờ người khác thay thế, những người không vai trò hát thay cho, hoặc một người đóng hai vai. Các vai phụ người ta ít chú ý, hơn nữa trang phục tuồng Tàu mang hia đội mão rất khó phân biệt đào kép thủ hai vai. Riêng Má Bảy Phùng Há là đào chánh, nếu không có mặt là khán giả biết ngay, do đó mà không lần nào về thăm Việt Nam mà ở quá hai đêm, có khi ở Sài Gòn một đêm thôi là phải trở lại Nam Vang ngay, vậy mà bà cũng về cả chục lần.

Đối với một người mà tên tuổi gắn liền với nghệ thuật cải lương như Má Bảy Phùng Há, thì dĩ nhiên trong đời đi hát không biết bao nhiêu là kỷ niệm vui buồn, nếu kể hết ra từng sự việc xảy ra trong gần tám thập niên, phục vụ nghệ thuật thì chắc phải viết thành cuốn nhựt ký nhiều trang. Do đó tôi chỉ xin Má Bảy kể lại kỷ niệm nào đáng ghi nhớ nhứt, ăn sâu vào tâm khảm nhiều nhứt, thì câu trả lời của Má Bảy là: Sanh nghề tử nghiệp.

Câu chuyện sanh nghề tử nghiệp đã ám ảnh Má Bảy suốt nhiều thập niên, mà cho đến ngày đã gần đất xa trời rồi, mà khi nhắc tới cũng tưởng chừng như mới gần đây thôi, như vậy cho thấy rằng câu chuyện phải có gì đặc biệt lắm, chớ nếu không thì đâu có vương vào tâm trí lâu dài.

UserPostedImage
Từ trái sang: Từ Anh, Năm Châu, Tư Út, Phùng Há, Ba Liên trong Tuồng Khúc Oan Vô Lượng, gánh Trần Đắc ở Cần Thơ diễn trên sân khấu khoảng năm 1931. Hình: Ngành Mai sưu tầm.

Số là trong thời gian đoàn Phụng Hảo, đóng trụ tại rạp Kim Phụng ở Nam Vang suốt 5 năm, như đã nói qua ở mấy kỳ trước, mà lúc bấy giờ thành phần nghệ sĩ hầu hết đều còn trẻ, kể cả Má Bảy cũng còn ở tuổi thanh xuân, thì một chuyện đau buồn đưa đến không những làm rúng động trong đoàn hát, mà luôn cả khối người Việt đang làm ăn sinh sống ở Nam Vang, cũng xúc động bàng hoàng, đó là nghệ sĩ kép chánh Tư Út chết trên sàn diễn, trong lúc đang hát đóng cặp với nghệ sĩ Phùng Há trong tuồng Mộng Hoa Vương.

Chuyện chẳng lành

Năm 1948 một đêm nọ trước mấy trăm khán giả, gánh Phụng Hảo đang diễn tuồng Mộng Hoa Vương, tức “Một Đêm Trăng Trong Vườn Ngự Uyển”, nghệ sĩ Phùng Há đóng vai Mộng Hoa Vương và kép Tư Út trong vai sứ giả Ngô Trung Cảnh. Buổi diễn đêm nay là lần diễn cuối cùng của Tư Út, hai màn đầu hào hứng đi qua, khán giả hồi hộp say mê với màn ba, cảnh đêm trăng huyền ảo, vườn ngự uyển đẹp như thiên thai, nhạc trỗi khúc giao duyên, sóng tình Mộng Hoa Vương xao động. Ngô sứ giả say cảnh đêm trăng, say hương người ngọc, chén quỳnh vơi cạn mấy lần.

Trong vai Mộng Hoa, Phùng Há dịu dàng lộng lẫy, Ngô Trung Cảnh Tư Út lẫm liệt nhưng đa tình. Mộng Hoa Vương bước tới làm duyên:

Dù trẫm là một bậc chí tôn, cũng theo tiếng gọi của trái tim dịu dàng.

Ngô sứ giả chợt ngây người, rồi ngồi sụm xuống đột biến ngã vào người Mộng Hoa Vương Phùng Há. Tưởng đâu kép chánh Tư Út quên tuồng hát cương cho qua lớp, đào chánh Phùng Há do phản ứng tự nhiên vội vàng đỡ lấy ôm chặt Ngô Sứ Giả vào người chớ không thôi té ngã, đồng thời kêu:

Ngô Sứ Giả chàng đã say rồi à!

Không thấy trả lời, Mộng Hoa Vương kêu tiếp:

Ngô Sứ Giả chàng đã say rồi sao, thôi để thiếp đưa chàng vào trướng gấm.

Nhưng Ngô Trung Cảnh không còn nghe lời yêu đương của nữ hoàng được nữa, chàng gục đầu xuống thiếp đi trong tiếng đàn réo rắc, giọng hát mê ly. Vẫn không thấy Ngô Sứ Giả động tịnh gì hết, Mộng Hoa Vương mới cuống cuồng lên, kêu các nhạc sĩ ngưng lại, nhưng do kêu tiếng nhỏ nên mấy ông thầy đờn có nghe gì đâu, vẫn tiếp tục hòa nhạc trổi khúc giao duyên. Mộng Hoa Vương day vào trong nói lớn:

Thôi đi mấy ông ơi, đờn cái gì nữa, anh Tư Út chết rồi đây nè!

Giờ đây thì mấy ông thầy đờn mới buông đờn chạy ra tiếp cứu, còn về phía khán giả thì chẳng ai biết ất giáp gì cả, tưởng đâu lớp tuồng là như thế, đến chừng nghe Mộng Hoa Vương tức đào chánh Phùng Há kêu như vậy thì mới biết có chuyện chẳng lành.

Trong số những người coi hát hôm bữa đó có bác sĩ Nguyễn Văn Minh, rời hàng ghế khán giả nhảy lên sân khấu, làm ngay công việc của một bác sĩ, ông định bệnh cho rằng kép chánh Tư Út bị đứt gân máu.

Bác sĩ Nguyễn Văn Minh sinh quán ở Miền Nam Việt Nam, du học tốt nghiệp y khoa ở Pháp, cùng thời với bác sĩ Trương Ngọc Hơn, Trần Quang Đệ. Về nước ông qua Miên làm việc trong bệnh viện lớn ở Nam Vang, đồng thời mở phòng mạch tư. Ông có quốc tịch Pháp và ở luôn bên Nam Vang, đến lúc bên Miên “cáp duồn” người Việt, Má Bảy có hỏi thăm nhưng chẳng biết tin tức gì cả, không biết ông có thoát được bàn tay đẫm máu của Pon Pot, chủ trương tiêu diệt các nhà trí thức theo chính sách của Khờ Me Đỏ hay không.

Nghệ sĩ Phùng Há hét lên, khán giả xôn xao, rạp hát bắt đầu hỗn loạn, tiếng bàn tán vang lên. Tuy vậy khán giả vẫn ngồi lại theo dõi, chớ chưa ai đi về dù là bức màn nhung đã được buông xuống. Phía sau hậu trường cô Phùng Há muốn điên vì không ai chịu thế vai Ngô Trung Cảnh, kép hề Ba Vân, kép Mười Bửu đều không thuộc tuồng. Đối cùng kép Bảy Khải xung phong lãnh vai trò để hát cặp với Phùng Há.

Trước tai nạn bất ngờ của gánh hát, khán giả dễ dãi ngồi xem không đòi hỏi gì hơn. Xem là xem cho qua đêm diễn, chứ trong lòng họ còn nghĩ đến sinh mạng của Tư Út, người kịch sĩ tài danh đã làm cho họ say mê từ bao lâu nay.

Tin nghệ sĩ Tư Út chết trên sàn diễn được loan ra nhanh chóng, bất cứ nơi nào có người Việt cư ngụ là có bàn tán, và có quá nhiều câu chuyện kỳ bí được tung ra, không biết những nguồn tin thất thiệt xuất phát từ đâu, mà người ta đồn đãi rằng, tại vì kép hát diễn không đúng bị nhân vật trong truyện về “bắt đi” hoặc là do hát hay quá nên bị Tổ nghiệp “đem về” hát cho Tổ coi ở bên kia thế giới, v.v...

Thật ra thì lúc ấy kép Tư Út bị đột biến, nhưng có lẽ không trầm trọng lắm, nên sau khi được bác sĩ Minh tiêm cho một mũi thuốc khỏe, vài giờ sau ông tỉnh lại. Thế nhưng, cùng lúc ấy Tư Út lại vướng thêm chứng bệnh đậu mùa, là bệnh truyền nhiểm đáng sợ. Người ta còn nhớ năm 1948, là năm có dịch bệnh đậu mùa khắp cả Đông Dương, gây cho hàng vạn người tử vong, nhiều nhứt là miền thôn quê, hầu như thiên hạ chưa hề biết “trồng trái” là gì.

Từ Út vướng phải chứng bịnh truyền nhiễm hiểm nghèo ấy, nhưng thật ra không ai ngờ. Những ngày đầu thì vẫn như thường, chỉ có buổi sáng là hanh nóng chóng mặt. Ai cũng tưởng Tư Út bị trúng gió độc trong đêm ấy, chỉ cần nghỉ vài đêm là khỏi ngay. Mỗi ngày bác sĩ đều có đến thăm bệnh và tận tình chăm sóc.

Thật là một tin sét đánh làm run sợ tất cả mọi người. Bắt đầu ngày thứ tư, Tư Út lúc hôn mê, hay nức cục và làm nhiều triệu chứng đáng sợ. Mỗi lần mê là gọi nghệ sĩ Phùng Há:

Cô Bảy ơi! Cô van vái giùm tôi! Cô Bảy ơi!

Giữa lúc ấy cô Phùng Há và các bạn nghệ sĩ đang lâm vào một tình trạng nguy ngập. Gánh hát đang ở nơi xứ lạ quê người mà Tư Út lại mắc phải bệnh truyền nhiễm, liệu rồi đây hậu quả sẽ ra sao?

Đến ngày thứ năm, những mụt đen đã nổi có dề trong da, tối ngày anh cứ măn tóc. Cuộc tản cư đàn bà trẻ em trong gánh bắt đầu, ai có nhà quen thì ở tạm hoặc tìm nơi trú ngụ đỡ. Không khí hãi hùng ghê sợ bao trùm gánh hát.

Ngày nay nhờ y học tìm ra phương pháp trồng trái, nên bệnh đậu mùa coi như bị đẩy lui trên quả địa cầu. Chớ khi xưa đậu mùa là chứng bệnh truyền nhiễm ghê sợ, làm chết người hàng loạt, mà kép Tư Út vướng phải ở Nam Vang. Người xưa có câu “vô đậu bất thành nhân” có nghĩa là người nào mà chưa bị bệnh đậu mùa một lần thì chưa chắc sống, bởi ai đã bị lên đậu rồi thì không có nữa.

Nếu ai có đọc qua truyện Phong Thần, chắc khó quên một đoạn, lúc binh tướng của Nhà Châu do Nguyên Soái Khương Tử Nha thống lãnh đi dẹp Vua Trụ. Khi đến một thành nọ, bị tướng thủ thành tên là Dư Đức, dùng phép thuật, rãi những hạt đậu, làm cho cả quân binh tướng sĩ của Khương Thượng đều bị bệnh đậu mùa. Chỉ có 2 người không nhiễm bệnh là Na Tra (nhờ thân thể là bông sen tạo thành) và Dương Tiễn (nhờ thất thập nhị huyền công).

Nhưng nếu xét theo khoa học thì lúc ấy có dịch đậu mùa, là bệnh truyền nhiễm lây nhanh, nên ai nấy đều bị bệnh vậy. Chớ còn chuyện dùng đậu làm phép cho bị bệnh thì rất khó tin.
Source: RFA
phai  
#2 Đã gửi : 30/06/2013 lúc 12:45:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hát Bội
UserPostedImage
Nghệ sĩ Ngọc Bày trong một trích đoạn hát bội

Nghệ thuật mang tính tượng trưng, ước lệ

Hát Bội là một nghệ thuật truyền thống lâu đời của Việt Nam, trong đó các yếu tố ca, vũ, nhạc được kết hợp một cách hài hòa khi biểu diễn. Nghệ thuật này vừa chứa đựng yếu tố của sân khấu cổ điển lại vừa chứa đựng những yếu tố của sân khấu hiện đại. Yếu tố sân khấu cổ điển của nghệ thuật Hát Bội là những điệu hát, điệu múa được đúc kết trở thành khuôn vàng thước ngọc. Từ cảnh trí sân khấu, điệu bộ vũ đạo đến cách hát và cách vẽ mặt vừa cường điệu vừa tượng trưng, ẩn dụ, khiến người xem phải am tường bộ môn này mới thưởng thức được cái hay của nghệ thuật. Yếu tố hiện đại thì ở chỗ người nghệ sĩ khi biểu diễn trên sân khấu không cần cảnh trí.
Nghệ sĩ Hát Bội Ngọc Bày (Từng là giảng viên dạy Hát Bội tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn) cho rằng sở dĩ sân khấu Hát Bội không cần cảnh trí mà phải để trống vì Hát Bội hát theo văn vần, lời nói bằng thơ được âm nhạc hóa, cách hành văn theo lối xưa, không thể dùng văn xuôi hay văn kịch để viết tuồng Hát Bội.
Ví dụ
Một sắc thiều quang tỏ rạng,
Đôi nhành mai liễu đua tươi.
Trời xuân cảnh vật chào người,...
Cảnh vật nhìn vẻ gấm càng tươi.
Thiều quang vừa ngoại sáu mươi,
Đầy đường hoa nở, lắm người đạp thanh.
Trời thanh rạng vẻ xuân xanh.
Mộ người thanh tảo phí tình cửu thiên...
Nếu để tranh cảnh trang trí cụ thể, thì khi người diễn viên hát diễn biến câu chuyện, cảnh trí đã được dựng lên sẽ chỉ đơn điệu một cảnh đó, không diễn tả được hết nội dung câu truyện.

Nghệ sĩ Ngọc Bày chia sẻ:
“Vì vậy, không bày trí một cảnh sắc nào cụ thể thì khi người diễn viên xuất hiện, cảnh tượng sân khấu mới hiện dần lên, địa điểm và thời gian mới được xác định. Với một câu hát, một điệu múa, người diễn viên dựng nên cả một trời tưởng tượng, lúc là triều đình, khi là rừng núi, lúc là vườn thượng uyển, thoắt đã thành bãi chiến trường. Nhiệm vụ của người nghệ sĩ Hát Bội còn kiêm cả việc dựng cảnh. Nhưng để dựng được cảnh sắc trong trí tưởng tượng của người xem, người nghệ sĩ phải dùng những động tác tượng trưng với giả định có cảnh thật trước mắt. Đây là những động tác điêu luyện, được cách điệu cao và giàu sức biểu hiện. Nhờ những động tác tượng trưng này, người nghệ sĩ vượt ra ngoài khuôn khổ diện tích chật hẹp của sân khấu, tạo nên toàn bộ cuộc sống trên sân khấu.”
Nghệ sĩ Ngọc Bày cho biết, qua những tìm hiểu của bà, thì trước khi Hát Bội được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, dân ta đã có một điệu hát riêng biệt của dân tộc. Đến đời Nguyên bên Tàu (1285), tướng Toa Đô sang xâm chiếm nước ta bị Hưng Đạo Vương đánh đuổi. Khi quân Tàu thua chạy, quân ta bắt được một số tàn quân, trong đó có tên Lý Nguyên Cát biết múa hát. Nhà Trần hậu đãi tên kép hát ấy để dạy cho người mình về hình thức của điệu Hát Bội như: cách múa, vẽ mặt, mặc xiêm giáp..
“Còn về nội dung của các giọng hát thì người mình đã có sẵn từ trước. Những nghệ nhân Việt Nam đã biến đổi nó thành nét nghệ thuật riêng của Việt Nam. Âm nhạc Hát Bội của ta khác với âm nhạc của Tàu nhiều lắm. Giọng hát là do âm nhạc phát sinh, mà tiền nhân ta đã biết dung hòa cái hình thức điệu bộ của Tàu với nội dung âm điệu của mình sẵn có để tạo nên một lối hát đặc biệt Việt Nam.”



Nghệ thuật thanh nhạc của Hát Bội
Theo nghệ sĩ Ngọc Bày thì thanh nhạc của Hát Bội gồm 2 phần: bài bản và không bài bản (làn điệu).
-Dạng có bài bản:
Có 3 loại, là những bài nhỏ - cho các vai phụ, vai hề gọi chung là “nồi niêu”; bài thường - những bài bản trong tình huống bi thương sầu oán; và bài chính - gồm những bài dài hơn, phân theo các nhóm tính chất: trữ tình, hoành tráng, những bài dành cho các vai nữ với giai điệu mềm mại, những bài có tính chất vui tươi, ngân nga hoặc ngâm vịnh...
-Dạng theo làn điệu:
Là những điệu hát cơ bản và khá phổ biến, gồm những điệu chưa có khúc thức hoàn chỉnh. Tính chất co giãn và tương đối tự do của làn điệu là cơ sở cho phong cách ngẫu hứng của diễn viên. Dạng theo làn điệu có hai loại: loại không theo nhịp và loại theo nhịp.
Loại không theo nhịp thì có:
1.Nói Lối: Kỹ thuật rất đặc thù và phổ biến nhất trong Hát Bội. Các nghệ sĩ rất chú trọng kỹ thuật này vì làn điệu phong phú, sâu sắc và tính tự do, phóng khoáng. Có nhiều kiểu nói lối, lệ thuộc vào hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau của nhân vật;
Riêng về “nói Lối”, tuy gọi là nói, nhưng nghệ sĩ cất giọng cao gần như hát. Có 4 cách “nói Lối”: Lối Xuân (nói chậm rãi, nghiêm nghị, thường dùng khi xưng tên và đàm thoại; Lối Ai (nói lúc buồn để tả tâm sự đớn đau thê lương); Lối Xẵng (lối nầy nói nhanh hơn lối xuân và lối ai, dùng trong lúc giận hay khi tỏ lời khí khái, cũng ngâm theo văn vần). Ví dụ: (Nổi lôi đình chi nộ. Phấn thích lịch chi oai. Phú Ôn Đình em khá tranh tài, Trừng phạt gã, để răn muôn chúng) ; và Lối Thường (dùng văn xuôi). Thí dụ:
“Công Chúa giận cũng phải, nhưng xin Công Chúa nghĩ lại. Nay tên Bàng Hồng đã sàm tấu cùng Thánh thượng rằng hạ quan là kẻ phản quốc tư thù, nên lệnh trên đã dạy giam từ mẫu nơi ngục nội...”
2.Xướng, tức là nói lớn lên một cách chậm rãi cho mọi người đều nghe. Một vai tuồng mới khi ra mắt khán giả thường xướng 4 câu để tỏ tâm sự hoặc hoàn cảnh của mình. Là kỹ thuật hát nói rất đặc thù trong Hát Bội, gồm nhiều loại lệ thuộc vào những hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau của nhân vật. Ở các kịch bản Hát Bội, có sự phân biệt rất rõ giữa ca và xướng. Nếu trong ca, giai điệu được dùng để diễn tả tình cảm thì trong xướng, ngữ khí đóng một vai trò quan trọng. Xướng thường cất cao giọng, dựng hơi lên.
3.Bạch, là bày tỏ rõ ràng cho mọi người biết. Bạch thường dùng Hán văn 7 chữ. Dùng cho những vai tướng võ, thầy rùa, kép núi... để biểu thị cái chí hướng hoặc tài lực của mình.
4.Ngâm, là điệu ngâm thơ Đường luật. Giọng Ngâm nghiêm nghị và tha thiết dùng để tỏ tình luyến ái khi vợ chồng hay tôi chúa sắp xa nhau.
5.Thán, gồm những làn điệu mang tính thất vọng, oán thán, than thở. Thường nhân vật tự thán 4 câu hoặc nhiều câu bằng chữ Hán.
6.Oán, là ai oán, dùng khi khóc người quá cố, hoặc khi oán trách vận mạng.
7.Quân bẩn, thường hát khi quân cầm cờ hiệu đứng tại cửa buồng hay đi ít vòng trên sân khấu để thị oai (lúc kéo binh đi đánh giặc hoặc sắp về trào để vấn tội nghịch thần).
8.Hát Bài: các mỹ nữ thường hát Bài để chúc thọ cho vua.
9.Tán (Đường hát Nam, đệm thêm một câu chữ Hán); Hường (là những tiếng Việt đệm ở giữa 2 câu hát hoặc 2 câu Lối để phụ nghĩa); Vĩ (dùng để chuyển từ câu Lối bắt qua hát Nam, hát Khách, hay muốn Ngâm, Thán...); Láy (trong điệu Hát Bội, nghệ sĩ thường phải thêm những tiếng a, ư, ý, a, ừ, hừ ở sau một câu hát để cho án theo đờn kèn); Giáo đầu và Chúc vãn (giáo đầu hát lúc khai diễn và chúc vãn hát lúc buổi hát chấm dứt); Vịnh: Mang tính lãng mạn, phóng khoáng; Sa mạc: Thường gặp trong các cảnh thể hiện cảm xúc trữ tình.

Loại theo nhịp gồm có:
1.Hát Khách, còn gọi là hát Bắc, gồm có: Hát Khách hành binh (để diễn tả tâm trạng nhân vật trước hoặc đang lúc ra quân); Hát Khách đối thoại (dành cho 2 người); Hát Khách tự sự: nhân vật thể hiện tâm trạng của chính mình; Hát Khách tửu: Nhân vật đang uống rượu; Khách tử: Nhân vật khi sắp chết; Khách tẩu: Đang chạy, hoặc dang lúc khẩn trương ra trận; Khách hồn: nhân vật là hồn ma hiện về; Khách phú: nhân vật là người quí phái, sang trọng.
2. Hát Nam. Có các loại: Nam xuân: Tâm trạng vui tươi, sảng khoái; Nam ai: Tâm trạng buồn bi lụy; Nam xuân nữ: Ít thấy sử dụng trong các vở Tuồng cổ. Tâm trạng buồn nhưng không không bằng Nam ai; “Nam Chạy” (lúc bị truy nã cấp bách hay bị lạc vào rừng, vai tuồng vừa chạy vừa hát nên gọi là Nam Chạy); và “Nam Biệt” (chỉ sự xa cách nhau, kẻ đi người ở. Văn Nam thường dùng câu song thất hay có khi dùng câu lục bát).

Bên cạnh những giọng hát chính đã kể trên, Hát Bội còn có nhiều giọng hát phụ khác dùng vào các trường hợp đặc biệt như: Điệu Thiền hay Thoàn (của Sư tăng); Điệu Phù Thủy (của Pháp sư); Thài (đào cầm quạt, vừa múa vừa hát); Giao Duyên (lúc vợ chồng hiệp cẩn giao bôi); giọng Gian Nan(của các vai hề)...


Kỹ năng của người nghệ sĩ Hát Bội
Nghệ sĩ Ngọc Bày nhận xét: “Về kỹ thuật hát, nghệ sĩ Hát Bội ngoài chất giọng bẩm sinh, cần phải học tập, rèn luyện dài lâu. Sân khấu Hát Bội ngày trước thường hát ngoài trời nên nghệ sĩ cần có chất giọng vang to, ngân dài và khi tập cần phải sử dụng sức rất nhiều. Trong khi học cách phát âm, nhả chữ, họ phải luôn tuân thủ những luật hát rất nghiêm ngặt. Đây là tập hợp những kinh nghiệm, thói quen về ngữ âm, nhận thức thẩm mỹ về thanh nhạc trong nghệ thuật Hát Bội của từng địa phương”.
Nói thêm về sự khổ luyện của nghệ sĩ Hát Bội trong buổi đầu làm quen với nghệ thuật này, nghệ sĩ Ngọc Bày nói, các nghệ sĩ Hát Bội phải phát âm chính xác các dấu, rõ tiếng, không bị biến âm, không nói ngọng. Vì vậy trước khi tập hát, các nghệ sĩ thường tập nói, luyện ngữ âm, ngữ khí trong các kỹ thuật nói lối như một trong những phương thức nghệ thuật tinh tế nhằm biểu hiện cảm xúc của nhân vật. Có thể xem đây như một trong những ngôn ngữ mang đậm yếu tố tượng trưng trong Hát Bội. Ngoài ra, người học Hát Bội phải luôn tuân thủ nguyên tắc: trống, mái (theo qui luật âm, dương trong Dịch). (B.H)

Băng Huyền (Viễn Đông)

Sửa bởi người viết 30/06/2013 lúc 12:46:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.201 giây.