Khi nhỏ tuổi, con người có khuynh hướng ích kỷ, thường nghĩ đến mình, bảo vệ mình, nhưng trong tấm ảnh này thì em bé đang nghĩ đến người khác, mẹ của em. (Getty Images)
Ông William Revelle, giáo sư tâm lý học tại đại học Northwestern University, đã bỏ ra nhiều năm để cho thấy rằng con người không có các kiểu nhân cách nào thực sự. Thế nhưng những kết quả thường cho thấy điều ngược lại.
Cuộc nghiên cứu mới nhất của ông, được công bố hôm thứ Hai, 17 tháng 9, 2018 trong tạp chí Nature Human Begavior, cho thấy mỗi con người đều có nhân cách. Dùng dữ liệu từ 1.5 triệu người tham gia bằng cách trả lời trong những cuộc khảo sát, cuộc nghiên cứu này xác định bốn loại nhân cách rõ ràng - trung bình (hay bình thường), dè dặt (hay khép kín), vị kỷ (hay ích kỷ), và gương mẫu (hay vị tha, nghĩ đến người khác). Giáo sư Revelle đã đi đến kết luận trên dựa trên những đặc điểm của cảm tính thần kinh, sự hướng ngoại, sự cởi mở, sự dễ đồng ý, và lương tâm.
Trong một bản thông cáo báo chí, giáo sư Revelle giải thích, “Tôi tin rằng không có loại nhân cách nào cả,” nhưng các dữ liệu “tiếp tục xuất hiện với cùng bốn chùm kết hợp đó... ở những mật độ cao hơn so với mức người ta mong đợi một cách tình cờ.”
Bốn nhân cách nổi bật kể trên đã xuất hiện trong các cuộc nghiên cứu, bất kể ai hay nhóm khoa học gia nào là người thực hiện cuộc nghiên cứu.
Để kiểm tra các kết quả, các nghiên cứu gia chú trọng đến các em trai tuổi thiếu niên, được họ gọi là thành phần thường xem mình là trung tâm của mọi sự việc. Các chuyên gia ghi nhận những em này được đại diện quá nhiều trong loại nhân cách có tính hướng ngoại cao, nhưng quá thấp ở phần cởi mở, dễ cảm thông, và có lương tâm.
Phái nữ trên 15 tuổi có mức xác suất cao là có nhân cách trung bình, nhiều cảm xúc về thần kinh, hướng ngoại ở mức cao nhưng không cởi mở, hoặc có nhân cách thuộc loại gương mẫu.
Nghiên cứu cho thấy khi người ta lớn tuổi hơn, họ có khuynh hướng bớt ích kỷ, bớt khép kín, trở nên dễ dãi, dễ cảm thông và vị tha hơn.
Theo báo Viễn Đông