logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/05/2019 lúc 03:10:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Đề Đốc Trần Văn Chơn. (Hình chụp từ Lược Sử Quân Lực VNCH)

SAN JOSE, California (NV) – Đề Đốc Trần Văn Chơn, người từng làm tư lệnh Hải Quân VNCH hai lần, vừa qua đời lúc 10 giờ 48 phút tối Thứ Năm, 2 Tháng Năm, tại San Jose Regional Medical Center, California, hưởng đại thọ 99 tuổi.
Ông Hà Quang Trung, hiện sống ở Westminster, là chồng cô Trần Minh Thanh Thảo, cháu nội ông Chơn, xác nhận tin này với nhật báo Người Việt sáng Thứ Sáu.
Ông kể: “Ông nội được đưa vào bệnh viện cách đây mấy hôm, vì có máu trong não. Thông thường thì sẽ mổ, nhưng bác sĩ e rằng ông không đủ sức, và gia đình cũng đồng ý là không mổ, hy vọng có một phép lạ nào đó giúp ông bình phục.”
“Thế rồi đến ngày Thứ Năm, tôi đang sắp xếp để lên thăm ông, thì đến 6 giờ chiều gia đình cho biết ông yếu lắm, thế là đến tối thì ông đi,” ông Trung kể tiếp. “Tôi tuy chỉ là cháu rể nội, nhưng được ông rất quý. Lần nào về Orange County ông cũng đến nghỉ ở nhà tôi. Thành ra, ông cháu thân tình lắm. Bây giờ tôi đang sắp xếp bay lên San Jose đây.”
Theo Lược Sử Quân Lực VNCH của ba tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, và Lê Đình Thụy, ông Trần Văn Chơn sinh ngày 24 Tháng Chín, 1920 tại Vũng Tàu.
Ban đầu, ông tốt nghiệp ngành Cơ Khí Hàng Hải tại Sài Gòn năm 1941, và sau đó tốt nghiệp ngành Vô Tuyến Hàng Hải, bằng Sĩ Quan Hoa Tiêu Hàng Hải, và bằng Thuyền Trưởng Trường Hàng Hải Thương Thuyền.
Năm 1951, ông được chọn đi học Khóa 1, trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, thuộc ngành Chỉ Huy, và một năm sau, tốt nghiệp thủ khoa, hạng ưu, với cấp bậc Hải Quân Thiếu Úy.
Sau đó, từ năm 1953, ông tiếp tục được thăng cấp và làm chỉ huy một số đơn vị Hải Quân.
Năm 1956, ông được thăng Hải Quân Thiếu Tá, và một năm sau, làm tư lệnh Hải Quân, thay Hải Quân Đại Tá Lê Quang Mỹ. Ngoài chức tư lệnh, ông cũng kiêm chức giám đốc Hải Quân Công Xưởng.
UserPostedImage
Cựu Tư Lệnh Hải Quân VNCH Trần Văn Chơn trong một lần đến thăm Câu Lạc Bộ Hải Quân Cửu Long, Westminster. (Hình: Hội Hải Quân Cửu Long)

Năm 1959, ông du học tại Naval War College, Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ.
Sau khi về nước, ông tiếp tục làm giám đốc Hải Quân Công Xưởng, phụ tá cho tổng giám đốc Nội An và Dân Vệ, và làm chỉ huy trưởng Lực Lượng Tuần Giang.
Năm 1966, ông được thăng Hải Quân Đại Tá, trở lại làm tư lệnh Hải Quân.
Ngày 19 Tháng Sáu, 1968, ông được vinh thăng phó đề đốc nhiệm chức, và một năm sau được vinh thăng phó đề đốc thực thụ.
Năm 1970, ông được vinh thăng đề đốc nhiệm chức.
Ngày 1 Tháng Mười Một, 1974, ông được giải ngũ vì đáo hạn tuổi, và bàn giao chức tư lệnh Hải Quân cho Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh.
Thời gian trong quân ngũ, ông được Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, một số Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, một Chiến Thương Bội Tinh, và nhiều Huy Chương Quân Sự.
Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông là tướng lãnh duy nhất của Hải Quân VNCH bị tù Cộng Sản, lần lượt qua các trại giam Quang Trung, Yên Bái, và Nam Hà, cho đến ngày 14 Tháng Chín, 1987.
Tháng Mười Hai, 1991, ông định cư tại San Jose cho tới nay.

Đỗ Dzũng/Người Việt
chung  
#2 Đã gửi : 04/05/2019 lúc 09:08:40(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Chuyện tình của Đô Đốc

 
Bài này tác giả viết mấy năm trước khi có tin niên trưởng Trần Văn Chơn ra đi, nhưng không phải. Phu nhân bỏ ông đi. Ông vẫn còn. Bây giờ thì niên trưởng thực sự đi rồi. Đại thọ 99 tuổi. 44 năm trước vào dịp 30 tháng tư, thiên hạ ra đi thì ông ở lại. Tù cộng sản 13 năm. Tháng tư năm nay anh em ở lại dự trù tổ chức cho người thượng thọ 100 năm. Nhưng niên trưởng lặng lẽ từ chối. Thôi đành ngàn thu vĩnh biệt.

  Cuối tuần qua, canh khuya tôi vẫn còn theo dõi các bài ca trong youtube. Dậy mà đi, dậy mà đi. Ai chiến thắng mà không từng chiến bại, ai khôn ngoan mà không dại một lần. Chả biết lời nhạc tôi nhớ có đúng không, nhưng rõ ràng là bài ca chính huấn của thế kỷ mới rất xuất sắc.
Hình như các bạn trong nước hát cho chúng tôi. Chúng tôi đúng là chiến thắng nhiều phen nhưng chỉ chiến bại một lần là nước mất nhà tan. Đang hào hứng nghe dân Việt trong nước gọi nhau thức dậy tôi chợt nhận được tin trên mạng đô đốc Trần Văn Chơn tại San Jose qua đời. 

UserPostedImage
 
Bài học tam đoạn luận lúc còn trẻ thơ chợt nhớ lại. Làm người ai cũng phải chết. Niên trưởng Chơn là người. Trước sau ông cũng phải ra đi. Đành rằng ông tướng hải quân rất cao niên. Ra đi trong tuổi đại thọ còn mong gì hơn. Nhưng tình nghĩa quen biết bao lâu, trước tin tử sinh vĩnh biệt lòng thấy nao nao. Tôi bèn tìm đọc lại tiểu sử của niên trưởng. Phần cuộc đời của vị nguyên tư lệnh hải quân Việt Nam hai lần xem ra quá nhiều chi tiết lằng nhằng. Tôi bèn soạn lại cho gọn gàng như sau:  
 
UserPostedImage

 
Tiểu sử đô đốc Trần Văn Chơn.                         
Ông sinh ngày 24 tháng 9, 1920, quê ở Vũng Tầu. Tốt nghiệp và phục vụ trong ngành Hàng hải. Sau đó được chuyển sang Hải quân và đã phục vụ trong quân chủng này cho đến ngày giải ngũ (1974). Sau khi tốt nghiệp trung học chương trình Pháp với văn bằng Tú tài I ông thi vào ngành Hàng hải Pháp tại Sài Gòn. Từ năm 1941 đến năm 1949, phục vụ ở ngành này ông đã tốt nghiệp Cơ khí, Vô tuyến, Hoa tiêu và Thuyền trưởng Hàng hải Thương thuyền. Cuối năm 1951, ông qua Hải quân. Theo học khoá 1 tại trường sĩ quan Hải quân Nha Trang, ngành Chỉ huy với tổng số 9 khoá sinh. Tất cả được đưa xuống Hàng không mẫu hạm Arromanches để huấn luyện, sau đó luân chuyển qua các chiến hạm Viễn đông của Hải quân Pháp: Foudre, Lamotte Piquet v.v Năm 1952, khóa học về Nha Trang để tiếp tục thụ huấn cho đến ngày mãn khóa. Ông tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc thiếu úy. Ra trường ông chỉ huy 4 Trung vận đỉnh với nhiệm vụ mở đường, rà mìn và tuần tiễu phục vụ trong Hải đoàn Xung phong. Cùng tốt nghiệp khoá 1 Hải quân với ông còn có 4 bạn cùng khóa sau này thay nhau làm tư lệnh Hải Quan VNCH. Chung Tấn Cang, Lê Quang Mỹ, Hồ Tấn Quyền  và Lâm Ngươn Tánh. Năm 1953, thăng cấp trung úy chỉ huy phó Hải đoàn Xung phong ở Vĩnh Long. Năm 1954, ra Bắc làm chỉ huy phó Hải đoàn Xung phong Ninh Giang. Tháng 6 cùng năm, Hải đoàn Ninh Giang di chuyển vào Nam, đặt căn cứ tại Mỹ Tho và cải danh thành Hải đoàn Mỹ Tho do Đại úy Lê Quang Mỹ làm Chỉ huy trưởng.

 
UserPostedImage
Đô Đốc Trần Văn Chơn và Đô Đốc Elmo Zumwalt sau này là Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ, đôi bạn chí thân.
  
Về miền Nam
Năm 1955, thăng cấp Đại úy Chỉ huy trưởng Trợ chiến hạm Linh Kiếm HQ-226. Chỉ huy trưởng Lực lượng Giang đoàn thay thế HQ Thiếu tá Lê Quang Mỹ đi làm Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Năm 1956, thăng cấpThiếu tá và năm 1957, ông được bổ nhiệm Tư lệnh Hải quân thay thế Đại tá Lê Quang Mỹ. Sau 2 năm tư lệnh 1959, ông bàn giao cho Thiếu tá Hồ Tấn Quyền.Cũng năm 1959 ông thăng cấp Trung tá. Qua đầu năm 1960, ông là sĩ quan cao cấp của Quân chủng Hải quân đầu tiên được cử đi học lớp Chỉ huy tại trường Hải chiến tại Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ. Tháng 6 cùng năm trở về nước, ông được tái nhiệm chức Giám đốc Hải quân Công xưởng và qua đầu năm 1961, ông kiêm nhiệm thêm chức vụ phụ tá cho Đại tá Dương Ngọc Lắm, Tổng Giám đốc Bảo an và Dân vệ. Qua tháng 2 năm 1962, ông nhận nhiệm vụ mới với chức vụ Chỉ huy trưởng Lực lượng Tuần giang. Ngày lễ Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1966, ông được thăng cấp Đại tá và được tái nhiệm chức Tư lệnh Hải quân thay thế Trung tướng Cao Văn Viên (nguyên là Tổng tham mưu trưởng, tạm thời kiêm nhiệm chức Tư lệnh Hải quân). Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được vinh thăng Phó Đề đốc.
  
UserPostedImage
Đô Đốc Chơn bị tai nạn máy bay khi từ Đà Nẵng trở về sau trận hải chiến Hoàng Sa.

Cũng trong năm này, Hải quân Việt Nam Cộng hòa cải tổ thêm quân số và nhận lãnh các chiến hạm do Hoa Kỳ chuyển giao.  Ngày 1 tháng 11 năm 1970, ông được vinh  Đề đốc.. Ngày 1 tháng 11 năm 1974, ông được giải ngũ vì đáo hạn tuổi và đã có trên 20 năm quân vụ sau khi bàn giao chức Tư lệnh Hải quân lại cho Đề đốc Lâm Ngươn Tánh
 
 
Sau 1975.                                                     
Sau ngày 30 tháng 4, dù được hải quân VNCH và hải quân Hoa Kỳ đưa đi nhưng ông là vị tướng duy nhất của Hải quân quyết định ở lại và bị bắt đi tù cải tạo. Lần lượt trải qua các trại giam: Quang Trung, Yên Bái, Nam Hà cho đến ngày 14 tháng 9 năm 1987sau năm 12 năm ông mới được trả tự do. Tháng 12 năm 1991, ông cùng gia đình xuất cảnh theo diện HO do và định cư tại San Jose, California, Hoa Kỳ.
Gia đình  
Phu nhân: Bà Lâm Thị Loan. Ông bà có 10 người con gồm 6 trai, 4 gái. Trưởng nam: Hải quân Đại uý Trần Minh Chánh (khoá 24 Võ bị Đà Lạt và khóa 1 sĩ quan đặc biệt Hải quân). Đại úy Chánh là hạm trưởng đưa tàu theo hạm đội ra đi, sau đó quay về với gia đình và 2 cha con đều  vào tù.                                                      
 
Bản tin giờ chót, bà Lâm thị Loan ra đi.
Khi chúng tôi vừa soạn xong tiểu sử cuộc đời hết sức sống động của niên trưởng Trần Văn Chơn thì sáng hôm sau có tin cải chính. Bà đô đốc đã ra đi sau nhiều năm bị đau ốm tại nhà. Riêng ông đô đốc vẫn còn khỏe mạnh. Bà ra đi hưởng thọ 90 tuổi. Phần ông năm nay 96 tuổi vẫn còn hết sức sáng suốt tinh tường. Phần thể chất cũng còn rất tương đối. Chúng tôi hỏi thăm qua điện thoại, niên trường vô cùng xúc động vì người bạn đường mới bỏ đi. Ông bà đã ở với nhau suốt 71 năm với 10 người con và các cháu hiện còn đầy đủ tại 3 quốc gia. Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu. Ngày thứ ba chúng tôi ghé lại thăm niên trưởng và lần này không nói đến chuyện cộng đồng, chiến tranh, quân ngũ. Tôi hỏi chuyện tình của vị đô đốc cao niên. Hỏi rằng ông bà gặp nhau ra sao. Chuyện yêu đương tình tứ thế nào. Thôi rồi tâm sự ông già tuôn trào như cởi được tấm lòng. Đó là thời gian của hơn 70 năm về trước. Có chàng thanh niên là sĩ quan truyền tin của hàng hải thương thuyền. Quan tầu biển mặc đồ trắng, nhận dáng ngon lành. Chàng lãnh lương gấp 3 lần thầy thông thầy phán Sài Gòn. Chàng lại mới ngoài 20 tuổi, chưa lập gia đình. Nhưng thời đó cậu Chơn Vũng Tàu cũng không phải là chàng trai xông xáo đi tìm vợ. Gặp được cô Loan là nữ sinh Sài Gòn cũng do các bà mẹ giới thiệu. Cậu Chơn kể lại rằng suốt một năm dài đi chơi với cô Loan luôn luôn có bà mẹ vợ tương lai kèm thêm bà gì đi đàng sau. Hình như mãi đến ngày cưới cô cậu mới cầm tay nhau. Đó là thời kỳ sau đệ nhị thế chiến 1945. Trước đó Sài gòn còn trải qua một thời chiến tranh ác liệt. Thương thuyền đậu ngay tại bến Sài Gòn. Nhật vừa đảo chính Pháp. Máy bay Mỹ và đồng minh đánh phá hàng ngày. Nhưng may tàu của ông không bị oanh tạc. Tiếp theo, cuộc đời của ông quan hải quân thăng tiến theo sự bành trướng của quân chủng. Ông đã từng hai lần chỉ huy hải quân công xưởng. Hai lần làm tư lệnh hải quân.Thủ khoa khóa 1 sỹ quan hải quân ngành chỉ huy. Tổng cộng toàn khóa có 9 khoá sinh mà đã có đến 5 vị thay phiên làm tư lệnh. Tôi hỏi thăm về những ngày đen tối của cuộc đời thì ông Chơn cho biết hơn 12 năm tù cộng sản ông còn bị tù VNCH. Niên trường cười hiền hậu nói rằng sau thời cách mạng mình mới đi học về là bị bắt giam trong an ninh quân đội hơn một tháng. Sao lại bị bắt. Ông nói. Bị tình nghi là phe ông Diệm.
Sau đó được thả ra. Sao lại được ra. Bị nghi là không phải phe ông Diệm. Tôi hỏi thêm, Vậy niên trưởng có thân với ông Thiệu không. Không. Ông Thiệu không nhắc nhở gì đến mình cả. Chẳng bao giờ được mời lên họp trên dinh độc lập. Sao không thân mà lại để niên trưởng làm tư lệnh. Có thể ông thấy mình vô hại. Hải quân chỉ đánh giặc. Hải quân không làm đảo chính được như không quân dọa đánh bom. Có thể hải quân chỉ giúp các ông xuống tàu chạy ra biển. Bây giờ xin hỏi chuyện bà đô đốc. Mấy năm nay không thấy bà xuất hiện. Ông nói, năm trước vợ chồng chúng tôi vẫn đi bộ quanh xóm. Sau này nhà tôi trong người không khỏe và đầu óc không minh mẫn nên nằm một chỗ. Tôi và các con lo cho bà. Vậy suốt 70 năm bên nhau niên trưởng thấy thế nào. Thế nào là làm sao. Anh hỏi gì lạ vậy. Chúng tôi có 10 con và bao nhiêu cháu. Vậy niên trưởng có buồn không. Ông niên trưởng đô đốc nhìn vào khoảng không mà không trả lời. Ông nói một mình bảy mươi mốt năm. Rồi ông quay lại nói với tôi. Anh uống nước đi. Qua mái tóc bạc của vị đó đốc cao niên tôi nhìn thấy có chàng thanh niên đồng phục trắng của sĩ quan hàng hải thương thuyền đứng bên cạnh có nữ sinh Sài Gòn, áo dài vai bồng, tóc chải lệch một bên. Đó là thời gian đệ nhị thế chiến vừa chấm dứt. Chàng và nàng làm đám cưới vừa xong. Năm đó là năm 1945. Hình như vào năm sau 1946 đứa con trai đầu tiên ra đời.
Anh Trần Minh Chánh sau này là hải quân hạm trưởng lái tàu ra khơi trả con tàu cho Mỹ rồi quay trở về để cùng cha đi tù cộng sản.  Trong danh sách các con của cụ bà Lâm Thị Loan trong bản cáo phó đứng đầu hàng Trưởng Nam. Ông bà sống bên nhau 71 năm thì anh con trưởng cũng đã cao niên ở tuổi 70.
UserPostedImage
 
Tôi mở lại bài ca trong Youtube. Dậy mà di, Dậy mà di. Ai chiến thắng mà không từng chiến bại. Ai khôn ngoan mà không dại một lần. Cha con ông đô đốc đã quyết định ở lại cùng đi tù cộng sản. Nhưng ngày nay bên nhau tiễn đưa bà mẹ hiền thiếu phụ Sài Gòn về nơi vĩnh cửu. Ở đời biết đâu là khôn hay dại. Hạnh phúc định nghĩa làm sao. 
Cả miền Nam bao phen chiến thắng nhưng chỉ một lần chiến bại. Phải chăng là mất hết chỉ còn có nhau. Tôi vẫn hỏi. Niên trưởng cao niên 96 tuổi có hạnh phúc không. Ông lại nói Chúng tôi có 71 năm tuổi trẻ và 10 con. Anh chỉ hỏi vớ vẩn. Tôi bắt tay ông và nắm với cả hai bàn tay. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...

Giao-Chỉ,.San-Jose.
Phần hình ảnh và phụ chú by Hải Trần.
  
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.