logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/04/2019 lúc 09:15:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liên hoan phim quốc tế Cannes 2019 : Bình mới, rượu cũ ?

UserPostedImage
Áp phích chính thức của Liên hoan Cannes 2019. Ảnh : Agnès Varda

Ngày 18/04/2019, ban tổ chức Liên hoan phim quốc tế Cannes vừa thông báo 19 bộ phim tranh Cành Cọ Vàng 2019. Nhiều cái tên quá quen thuộc nhiều lần nhận giải thưởng của Cannes được mời trở lại bờ Biển Biếc.
Pedro Almodovar của Tây Ban Nha, đạo diễn người Anh Ken Loach, hai anh em đạo diễn người Bỉ, Jean - Pierre và Luc Dardenne, nhà làm phim bậc thầy của điện ảnh Hoa Kỳ Terrence Malick cùng đạo diễn trẻ tuổi Canada Xavier Dolan và Arnaud Desplechin đại diện cho phim ảnh Pháp cùng được mời tranh Cành Cọ Vàng. Điện ảnh châu Á, ở hạng mục chính thức, hiện diện với hai tác phẩm : một của đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho và một của đại diễn Trung Quốc Điêu Diệc Nam (Diao Yinan).
Trong số 19 bộ phim được đề cử tranh Cành Cọ Vàng, có hai tác phẩm đầu tay, "Les Misérables - Những kẻ khốn cùng" của nữ đạo diễn Pháp Ladj Ly và "Atlantique - Đại Tây Dương" của đạo diễn mang hai quốc tịch Pháp và Sénégal Mati Diop.
Liên hoan Cannes lần thứ 72 mở ra từ ngày 14 đến 25 tháng 5/2019.

Toàn bộ danh sách 19 phim tranh Cành Cọ Vàng 2019 :

"The Dead Don't Die" của Jim Jarmusch (Mỹ) : Không tranh giải
- "Douleur et gloire" (Dolor y Gloria), Pedro Almodovar (Tây Ban Nha)
- "Le traître" ("Il Traditore"), Marco Bellocchio (Ý)
- "The Wild Goose Lake", Diao Yinan (Trung Quốc)
- "Parasite", Bong Joon Ho (Hàn Quốc)
- "Le jeune Ahmed", Jean-Pierre & Luc Dardenne (Bỉ
- "Roubaix, une lumière", Arnaud Desplechin (Pháp)
- "Atlantique", Mati Diop (Pháp/Sénégal), - Phim đầu tay
- "Matthias et Maxime", Xavier Dolan (Canada)
- "Little Joe", Jessica Hausner (Áo)
- "Sorry we missed you", Ken Loach (Anh)
- "Les misérables", Ladj Ly (Pháp), Phim đầu tay
- "A hidden life", Terrence Malick (Mỹ)
- "Bacurau", Kleber Mendonça Filho & Juliano Dornelles (Brazil)
- "La Gomera", Corneliu Porumboiu (Rumani)
- "Frankie", Ira Sachs (Mỹ)
- "Portrait de la jeune fille en feu", Céline Sciamma (Pháp)
- "It must be heaven", Elia Suleiman (Palestine)
- "Sibyl", Justine Triet (Pháp)

Theo RFI

Sửa bởi người viết 18/04/2019 lúc 09:17:44(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 14/05/2019 lúc 08:32:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Điện ảnh : Cannes sẵn sàng cho Liên hoan quốc tế lần thứ 72

UserPostedImage
Một góc Cung Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes, tháng 5/2019. © Reuters
Thành phố Cannes chìm trong ánh nắng rực rỡ của tháng 5, nhưng không khí ở vùng biển vẫn còn mát lạnh. Tại Cung Liên hoan ( Palais des festivals ), các nhân viên đang tất bật trải tấm thảm đỏ khổng lồ để chuẩn bị tiếp đón quan khách tối nay, 14/05/2019, chuẩn bị cho buổi khai mạc Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes lần thứ 72.
Trong số quan khách tối nay dĩ nhiên là có ban giám khảo do đạo diễn Mêhicô Alejandro Gonzalez Inarritu chủ trì. Họ sẽ có trọng trách xét chọn trao Cành cọ vàng cho một trong số 21 bộ phim tranh giải năm nay.
Được chiếu khai mạc Liên hoan Cannes tối nay là bộ phim kinh dị « The Dead Don’t Die » ( tạm dịch Thây ma còn sống ), của đạo diễn Mỹ Jim Jarmusch. Dường như đây là lần đầu tiên Festival Cannes khai mạc bằng một bộ phim kinh dị, mà lại là một phim về zombie ! Điều đáng chú ý là The Dead Don’t Die sẽ được chiếu cùng lúc tối nay, tại rất nhiều các rạp ciné ở Pháp, trước khi được công chiếu toàn quốc ngày mai. Không những thế, lễ khai mạc Liên hoan Cannes còn được truyền trực tiếp tại hơn 450 rạp ở Pháp tối nay.
Tham gia tranh giải năm nay, có khá nhiều tên tuổi quen thuộc của làng điện ảnh quốc tế, từng đoạt giải Cành cọ vàng, như Ken Loach, Pedro Aldomovar, hay Quentin Taratino, nhưng cũng có không ít những tài năng mới, như đạo diễn Pháp Ladj Ly, 39 tuổi, đến Cannes với bộ phim « Les Misérables » ( Những kẻ khốn cùng ), nói về bạo lực cảnh sát tại Pháp, một chủ đề thời sự nóng bỏng trong bối cảnh phong trào biểu tình Áo Vàng vẫn chưa dứt. Trong số 6 bộ phim Pháp tranh giải năm nay, có đến 4 phim là của những đạo diễn lần đầu tiên đến Cannes.
Có một điều mà ban tổ chức Festival bị giới đấu tranh cho nữ quyền chê trách, đó là trong số 21 phim tranh giải, chỉ có 4 tác phẩm là của các nữ đạo diễn. Nhưng ông Thierry Frémaux, tổng đại diện của Festival Cannes, đã đáp lại rằng « không thể nào trộn lẫn mục tiêu bình đẳng giới với việc tuyển chọn phim ».
Thật ra thì trong tổng cộng các bộ phim tranh những giải chính thức ở Cannes năm nay, có đến 15 phim là của phụ nữ, con số nhiều chưa từng có tại liên hoan điện ảnh này, phản ánh một sự chuyển biến thuận lợi cho bình đẳng giới trong điện ảnh.
Trong khi chờ đợi, từ hôm qua, những nhiếp ảnh gia nghiệp dư đã đặt sẵn những cái thang trước Cung Liên hoan để trong những ngày tới không bỏ sót bức ảnh nào của rất nhiều siêu sao sẽ bước lên thảm đỏ, trong đó một số người sẽ bước lên sân khấu tối 25/05 để nhận các giải thưởng cao quý của Festival điện ảnh quốc tế lớn nhất.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 14/05/2019 lúc 08:35:24(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#3 Đã gửi : 14/05/2019 lúc 08:35:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ba « lão tướng » làm dậy sóng Liên hoan Cannes 2019

UserPostedImage
Diễn viên điện ảnh Pháp Alain Delon.© AFP / Thomas Samson

Cũng như mọi năm, Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes 2019, khai mạc ngày 14/05/2019, sẽ quy tụ rất nhiều ngôi sao màn bạc quốc tế như Leonardo Di Caprio, Brad Pitt, Penelope Cruz và cả những rock-star như Elton John, Bono hay Iggy Pop… Nhưng có ba “lão tướng” chắc chắc sẽ thu hút rất nhiều cặp mắt ở Cannes, đó là Alain Delon, Syvester Stallone và ... Maradona.
Cành cọ vàng danh dự cho Alain Delon
Năm nay, Liên hoan Cannes lần đầu tiên sẽ trao giải “Cành cọ vàng danh dự” cho huyền thoại điện ảnh Pháp Alain Delon, năm nay 83 tuổi. Sở dĩ cho đến nay giải thưởng này mới được trao cho Alain Delon, đó là vì giữa ngôi sao màn bạc này với Festival Cannes đã có rất nhiều sóng gió.
Trong suốt 6 thập niên sống với điện ảnh, thủ vai chính trong không biết bao nhiêu là phim, Alain Delon, nổi tiếng vì những tuyên bố văng mạng, những cử chỉ khiêu khích, thói tự cao vô độ, đã nhiều lần “tẩy chay” Liên hoan Cannes. Alain Delon đã đặt chân đến Cannes lần đầu tiên vào năm 1957, khi còn là một diễn viên hầu như vô danh tiểu tốt và chính tại Cannes mà chàng thanh niên bảnh trai này được chú ý và sau khi được mời đóng thử thành công, sự nghiệp của Alain Delon thật sự bắt đầu từ đó.
Trong hai thập niên 1960 và 1970, khi đã nổi tiếng với nhiều vai chính, Alain Delon đã nhiều lần đặt chân đến Cannes để lãnh các giải thưởng, trong đó có giải “Cành cọ vàng” cho bộ phim “Le Guépard” , nhưng ông đã “giận lẫy” khi bộ phim “Monsieur Klein” tại Festival vào năm 1976 được công chúng đón tiếp rất lạnh nhạt. Alain Delon còn “thù” Liên hoan Cannes hơn nữa, khi vào năm 1984, bộ phim “ Notre histoire”, mà trong đó ông thủ vai chính, không được tuyển chọn tranh giải Cành cọ vàng.
Năm 1997, Liên hoan Cannes kỷ niệm 50 năm, nhưng lại không mời ông lẫn Jean-Paul Belmondo, thế là Alain Delon lại tẩy chay Festival thêm 10 năm nữa. Vào năm 2006, thậm chí ông còn tuyên bố “sẽ không bao giờ bước trên thảm đỏ” ở Cannes nữa. Nhưng đến năm 2007, Alain Delon được mời dự Liên hoan Cannes nhân kỷ niệm 60 năm. Ông chấp nhận trở lại Cannes, với câu nói: “Chỉ có kẻ ngu mới không đổi ý”.
Và năm nay, sau một thời gian do dự, cuối cùng “lão tướng” của làng điện ảnh Pháp đã chấp nhận để Liên hoan Cannes trao cho ông giải Cành cọ vàng danh dự.
Người hùng Rambo trở lại Cannes
Một lão tướng khác của làng điện ảnh quốc tế chắc chắc cũng sẽ làm dậy sóng Liên hoan Cannes, đó là người hùng “Rambo” Sylvester Stallone. Ông đến đây để giới thiệu riêng cho Festival những hình ảnh của bộ phim “ Rambo V – Last Blood”, mà trong đó vẫn chính ông thủ vai cựu chiến binh Việt Nam. Trong một buổi chiếu đặc biệt để vinh danh Stallone vào ngày 24/05, sau một đoạn phim sơ lược sự nghiệp điện ảnh của ông, ban tổ chức Liên hoan Cannes sẽ cho chiếu lại bộ phim “Rambo” đầu tiên, do đạo diễn Ted Kotcheff dàn dựng vào năm 1982.
Luôn được công chúng ở Cannes tôn sùng, Sylvester Stallone đã đến Liên hoan điện ảnh này nhiều lần, đặc biệt là năm 2014, khi diễn viên chuyên đóng những nhân vật vai u thịt bắp đến đây để giới thiệu phim“The expendables 3”, mà ông đóng cùng với những diễn viên kỳ cựu khác: Arnold Schwarzenegger, Harrisson Ford, Antonio Banderas. Sau buổi chiếu, cả dàn sao này đã diễu hành trên xe thiết giáp trên đường phố Cannes.
“Rambo V – Last Blood”, mà Stallone tham gia viết kịch bản cùng với Matthew Cirulnik, sẽ được công chiếu vào mùa thu năm nay.
Maradona, cặp chân vàng trên thảm đỏ
Liên hoan Cannes năm nay cũng sẽ đón tiếp một lão tướng trong làng bóng đá quốc tế, đó là Diego Maradona, vì bản thân ông là đề tài của một phim tài liệu được chọn để chiếu ở Cannes trong danh sách các phim không tranh giải. Maradona đã trở thành thần tượng toàn cầu vào năm 1986 sau khi cùng với đội tuyển Achentina giành Cúp Thế giới tại Mêhicô, nhờ vào cú sút chân trái thần kỳ và với bàn thắng « nhờ bàn tay của Chúa » ( trong trận tứ kết gặp đội Anh ) , đã gây không biết bao tranh cãi vào thời đó.
Huyền thoại bóng đá Achentina đã được đạo diễn người Anh Asi Kapadia chọn để kết thúc bộ phim tài liệu ba tập, khởi đầu với « Senna », nói về tay đua xe hơi Formule 1 người Brazil Ayrton Senna, qua đời khi đua xe vào năm 34 tuổi và kế đến là « Amy », kể lại cuộc đời của nữ danh ca hồng nhan bạc mệnh Amy Winehouse, qua đời khi chỉ mới 27 tuổi.
Trong bộ phim nói về Maradona, đạo diễn Kapadia tập trung vào khoảng thời gian từ năm 1984, khi ngôi sao bóng đá Achentina phô diễn tài nghệ của cặp chân vàng có một không hai trong trận Barcelona gặp Real Madrid, cho đến năm 1991 khi ông bị xét nghiệm dương tính với ma túy. Đó là giai đoạn mà Maradona lên đến đỉnh cao danh vọng, để rồi sau đó rơi xuống tận vực thẳm của những vụ tai tiếng cocain, mafia….
Maradona đã từng bước trên thảm đỏ của Festival Cannes với đạo diễn Emir Kusturica, tác giả của bộ phim « Maradona by Kusturica » năm 2008. Mọi người đang háo hức chờ xem huyền thoại bóng đá Achentina có sẽ họp báo ở Cannes hay không, vì với Maradona thì lúc nào cũng có chuyện thú vị xảy ra !
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 15/05/2019 lúc 11:21:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
The Dead Don’t Die: Khi con người tự đào mồ chôn mình

UserPostedImage
Đoàn làm phim “The Dead Don't Die” của đạo diễn Mỹ Jim Jarmusch trên thảm đỏ Liên Hoan Cannes 2019 nhân ngày khai mạc 14/05/2019.by Jim Jarmusch, 14 May 2019. AFP/Loic Venance

Trước buổi chiếu tối qua, 14/05/2019, chắc nhiều người đã thắc mắc, không hiểu vì sao ban tổ chức Liên Hoan Cannes lại chọn một bộ phim về Zombie (hay cương thi) để chiếu khai mạc sự kiện điện ảnh này, vì cho tới nay đã có biết bao bộ phim về những người chết sống lại thành những thây ma khát máu ăn thịt đồng loại.


Nhưng The Dead Don’t Die (Thây ma còn sống) đã đem lại cho khán giả những bất ngờ thú vị, vì đây là một tác phẩm nửa hài hước, nửa nghiêm túc, có nghĩa là đạo diễn Mỹ Jim Jarmusch làm đúng theo bài bản một bộ phim về zombie, nhưng xóa đi tính chất ghê rợn của nó, mà lồng trong đó những tình tiết hài hước và những lời thoại buồn cười.
The Dead Don’t Die được dựng dựa trên phim Night of the Living Dead (tạm dịch Đêm của những xác sống) sản xuất năm 1968, một trong những bộ phim kinh điển và đi đầu trong thể loại phim zombie  do George A.Romero làm đạo diễn kiêm biên kịch.
Chuyện xảy ra tại một thành phố mang tên Centerville. Sau những dấu hiệu báo trước: kim đồng hồ bỗng ngừng quay, gia súc bỗng dưng bỏ đi mất, trời vẫn sáng trong khi bình thường màn đêm đã buông xuống từ lâu, Mặt trăng luôn hiện giữa ban ngày và tỏa một ánh sáng kỳ dị, những người chết trong nghĩa địa của thành phố đội mồ dậy và tràn ra các đường phố tìm người sống để ăn thịt.
Nhưng cảnh sát trưởng Cliff Robertson (do nam diễn viên kỳ cựu Bill Murray thủ vai) và viên cảnh sát phó Phil Peterson (Adam Driver) lại đối phó với bầy zombie một cách bình thản, vì biết trước là họ cũng sẽ chịu chung số phận của những nạn nhân khác. Lý do đơn giản chỉ là vì cảnh sát phó Peterson đã được đọc trước kịch bản của Jim (Jarmusch), đạo diễn phim !


Đáng chú ý là trong phim cũng có sự xuất hiện của một « thây ma » nổi tiếng, đó là nam danh ca Mỹ Iggy Pop, người có ngoại hình, mà theo nhận xét của một số nhà bình luận phim, không cần hóa trang cũng đã giống một zombie ! Nữ tài tử Tilda Swinton thì thủ vai chủ một nhà đòn kiêm kiếm sĩ, chém đầu không biết bao nhiêu là xác sống, nói chung là một nhân vật vô cùng lập dị, mà cuối cùng người ta mới được biết là bà đến từ một hành tinh khác. Mà chi tiết này không có trong kịch bản cảnh sát phó Peterson đã đọc trước !
Thật ra thì với The Dead Don’t Die, bộ phim dài thứ 13 của ông, Jim Jarmusch cũng muốn chuyển tải một thông điệp cho nhân loại: do khai thác đến cạn kiệt tài nguyên của Trái Đất, nhất là ở hai cực của địa cầu, và do tiêu thụ quá mức, chính con người sẽ làm cho hành tinh của chúng ta bị lệch khỏi trục xoay của mình, dẫn đến thảm họa sinh thái mà không ai có thể thoát được.
Nhưng cũng giống như hai cảnh sát của Centerville, Jim Jarmusch đưa ra  lời cảnh báo như trên với một vẻ cam chịu, như thể là đối với ông, đã quá trễ để nhân loại tránh được thảm họa diệt vong.
The Dead Don’t Die cũng mang một thông điệp chính trị chống Donald Trump, khi Jim Jarmusch cho nhân vật nông gia trong phim  đội một chiếc nón casquette với hàng chữ « Make America White Again », nhái theo khẩu hiệu « Make America Great Again » của chủ nhân Nhà Trắng hiện nay.
Đây là lần thứ tám Jim Jarmusch đưa phim tới tranh giải tại Cannes. Cho tới nay, ông đã từng đoạt giải Ống Kính Vàng (Caméra d’Or) cho bộ phim Stranger Than Paradise vào năm 1984 và Giải thưởng lớn (Grand Prix) cho bộ phim Broken Flowers vào năm 2015.

Theo RFI
phai  
#5 Đã gửi : 16/05/2019 lúc 06:43:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
"Bull" : Tình thân không phân biệt màu da, tuổi tác

UserPostedImage
Từ trái sang phải: Đạo diễn Annie Sylverstein, và các diễn viên Amber Havard (vai Kris), Yolonda Ross, Rob Morgan (Abe) tại buổi chiếu trong hạng mục Un certain regard, LHP Cannes, 15/05/2019.RFI/Thanh Phương

Ngày 15/5/2019, Liên hoan Điện ảnh Quốc tế Cannes đã bắt đầu trình chiếu các phim trong hạng mục Un certain regard (Nhãn quan độc đáo).
Tổng cộng có 16 phim được tuyển chọn cho hạng mục này, được dành để giới thiệu và tặng thưởng những tác phẩm độc đáo, do những đạo diễn chưa nổi tiếng thực hiện, trong số này có nữ đạo diễn Mỹ Annie Silverstein. Bộ phim Bull (Bò tót) của bà là tác phẩm đầu tiên của hạng mục Un certain regard được giới thiệu với công chúng Cannes.
Lấy bối cảnh là vùng ngoại ô thành phố Houston, Texas, Bull kể về mối quan hệ giữa Kris, một thiếu nữ da trắng 14 tuổi, cứng đầu cứng cổ, cùng em gái sống với bà ngoại, do mẹ bị giam vì buôn ma túy, với Abe, một người đàn ông láng giềng da đen tuổi trung niên, trước đây là một cao bồi cưỡi bò tót và nay chuyên huấn luyện cho những tay cao bồi mới.
Kris suýt nữa đã theo chân mẹ vào tù cũng vì lao vào con đường buôn ma túy, nhưng rất may số phận đã chặn ngang con đường đó, khi cô sơ ý để rơi trong chuồng gà của Abe những viên ma túy mà cô được giao bán. Giận Kris vì đã làm đàn gà chết do ăn phải các viên ma túy đó, Abe đã đuổi cô bé đi. Nhưng sau đó, người đàn ông tuổi xế chiều lại thấy nhớ Kris, đến bữa ăn vẫn chừa sẵn một dĩa cho cô bé hàng xóm. Cuối cùng, Kris cũng đã quay trở lại nhà của Abe trong bữa tối hôm đó. Hai con người thiếu vắng tình cảm gia đình đã đoàn tụ với nhau như hai chú cháu ruột thịt, để nương nhau mà sống tiếp, cho dù khác biệt màu da.
Bộ phim Bull đặc biệt ở chỗ chỉ có 3 diễn viên chuyên nghiệp tham gia, còn lại đều là những người mà đạo diễn Silverstein chọn từ cộng đồng dân cư như được mô tả trong phim. Ngay cả Amber Havard, người thủ vai Kris, chỉ là một nữ sinh trung học như những thiếu nữ khác, nhưng đã được Silverstein tình cờ phát hiện và mạnh dạn giao cho vai này. Và rõ ràng là Amber Havard đã không làm cho đạo diễn thất vọng, vì cô đã thể hiện một cách rất đơn giản, nhưng rất hiệu quả cuộc sống của một thiếu nữ thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ, và đã dần dần tìm thấy chỗ dựa tình cảm ở Abe.
Về phần Rob Morgan, người thủ vai Abe, tuy là một diễn viên chuyên nghiệp, nhưng anh đã biết tạo điều kiện cho Amber Havard đảm nhận tốt vai diễn chung. Thành công của bộ phim Bull chính là nhờ sự tương tác rất ăn ý, rất tự nhiên, giữa hai diễn viên chuyên và không chuyên này.
Một nét độc đáo khác của bộ phim Bull, đó là đạo diễn Silverstein mô tả cuộc sống của những cao bồi da đen, trong khi điện ảnh Mỹ cho đến nay hầu như chỉ nói về những cao bồi da trắng.
Sylverstein là một gương mặt khá mới mẻ tại Festival Cannes, vì cho tới nay, bà chỉ mới nhận được giải thưởng của tổ chức Cinéfondation năm 2014 cho bộ phim ngắn Skunk.
Theo RFI
phai  
#6 Đã gửi : 16/05/2019 lúc 06:46:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
"Les Misérables" : Tiếng chuông báo động về thực trạng ngoại ô

UserPostedImage
Đoàn làm phim Les Misérables (Những người khốn khổ) tham gia Liên hoan phim Cannes lần thứ 72, ngày 16/05/2019.REUTERS/Regis Duvignau

Thành phố Cannes hào nhoáng, xa hoa, hôm 15/05/2019 đã khám phá một thực trạng đầy những mầm mống bạo lực của vùng ngoại ô nghèo của Paris qua bộ phim Les Misérables (Những người khốn khổ) giống như tựa tác phẩm cùng tên của đại văn hào Pháp Victor Hugo.
Bộ phim dài đầu tay của đạo diễn Pháp Ladj Ly, tham gia tranh giải Cành cọ vàng Festival Cannes 2019, lấy bối cảnh một khu phố ở Monfermeil, Seine - Saint-Denis, ngoại ô phía bắc Paris.
Cảnh sát Stéphane, từ thành phố Cherbourg, gia nhập đội cảnh sát chống tội phạm của Monfermeil, làm việc chung với Chris và Gwada, hai đồng nghiệp dày dạn kinh nghiệm, nhưng luôn hành xử một cách ngang tàng, nhất là Chris, gây bất mãn cho người dân khu phố. Chỉ trong ngày đầu tiên, Stéphane đã khám phá ngay những căng thẳng tiềm tàng giữa các băng nhóm trong khu vực.
Rồi chỉ từ việc đi tìm lại một sư tử con cho những người digan làm xiếc, bạo lực đã bùng phát khi Gwada sơ ý bắn vào mặt cậu bé ăn cắp sư tử con. Toàn bộ hành vi bạo lực của nhóm ba cảnh sát này đã bị drone của một cậu bé khác quay được. Nhờ sự dàn xếp giữa các tay "anh chị" trong khu vực, mọi việc tưởng đã yên. Nhưng không ngờ là cậu bé bị cảnh sát bắn trúng mặt vẫn nuôi mối căm hờn cảnh sát, để rồi vài năm sau đó, cùng với một nhóm thiếu niên khu phố, trả thù Stéphane và hai đồng đội của anh với mức độ bạo lực gấp bội.
Với nhịp độ gay cấn ngày càng tăng, bộ phim khiến khán giả nhiều phen nghẹt thở. Nhưng đạo diễn Ladj Ly cố tình để phim kết thúc lửng lơ, không ai biết là cậu bé bị thương ở mặt trước đây có trút mối hận đến mức ném quả bom xăng để thiêu chết ba cảnh sát bị nhóm thiếu niên dồn vào chân tường hay không.
Nói chung, khi làm bộ phim Les Misérables, Ladj Ly dựa trên chính kinh nghiệm sống của anh, một người sinh ra và lớn lên ngay tại thị trấn Monfermeil. Chính bản thân anh, trong suốt 5 năm, đã nhiều lần trực tiếp quay những hành vi lạm quyền của cảnh sát. Nhưng đạo diễn không lên án bạo lực cảnh sát, mà chỉ lý giải vì sao bạo lực bùng phát như thế. Đối với Ladj Ly, cả thanh thiếu niên ngoại ô lẫn bên phía cảnh sát đều có những kẻ tốt, người xấu, như câu mà anh trích dẫn từ tác phẩm Les Misérables của Victor Hugo : « Không hề có cỏ dại, lẫn người xấu, mà chỉ có những nhà canh tác tồi ».
Nói chung, Les Misérables chính là tiếng chuông báo động, tiếng gọi khẩn thiết gởi đến những người cầm quyền rằng các vùng ngoại ô nghèo vẫn giống như những thùng thuốc súng chỉ cần một mồi lửa nhỏ là đủ để bùng nổ. Bộ phim càng mang tính thuyết phục vì Ladj Ly chỉ sử dụng có ba diễn viên chuyên nghiệp và huy động đến khoảng 200 người dân địa phương tham gia đóng phim.
Les Misérables là phim đầu tay duy nhất trong số 21 bộ phim tranh giải Cành cọ vàng 2019 tại Cannes. Chưa biết có đoạt giải hay không, nhưng rõ ràng là tác phẩm của Ladj Ly đã gây ấn tượng mạnh tại Liên hoan Cannes lần thứ 72.
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 17/05/2019 lúc 12:52:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
"Sorry We Missed You" : Bi kịch của xã hội "uber hóa"

Hôm qua, 16/05/2015, nhiều người đã sốt ruột chờ đợi bộ phim « Sorry We Missed You” của diễn kỳ cựu người Anh Ken Loach, 83 tuổi, người đã từng hai lần đoạt Cành cọ vàng, với « The wind that shakes the barley » năm 2006 và với “I, Daniel Blake” năm 2016.
Thật ra thì dù chưa xem phim thứ ba tranh giải Cành cọ vàng năm nay, khán giả đã biết trước chủ đích của Ken Loach khi làm tác phẩm này, vì ông là một đạo diễn dấn thân, từ hơn 40 năm qua vẫn dùng nghệ thuật điện ảnh để lên án những mặt trái của nền kinh tế tự do quá độ theo kiểu Anh.
Với “I, Daniel Blake” cách đây 3 năm, Ken Loach đã chỉ trích chính sách xã hội phi lý ở nước Anh. Lần này, “Sorry We Missed You” ( Rất tiếc không gặp được quý vị - Câu mà những người giao hàng viết để lại khi khách hàng không có ở nhà ) nêu bật những tác hại của cái gọi là "uber hóa" xã hội tại một quốc gia mà nhiều gia đình làm việc cật lực thế mà vẫn không ngóc đầu dậy được. Đó là trường hợp của Ricky và Abbie, sống với hai đứa con tại thành phố Newcastle, miền đông bắc nước Anh.
Với hy vọng cuộc sống sẽ khá hơn, biết đâu sẽ thực hiện được giấc mơ mua một căn nhà, Ricky đã thuyết phục vợ bán chiếc xe duy nhất của họ, để mua một xe tải nhỏ, phương tiện để Ricky làm nghề tự đi giao hàng cho một công ty bán hàng trực tuyến, mà chủ là một tay bóc lột không thương xót. Do phải chạy đi giao hàng suốt từ sáng sớm tới tối khuya, 6 ngày trên 7, với nhịp độ làm việc gắt gao, Ricky ngày càng đuối sức. Abbie cũng thế, cô làm nghề chăm sóc cho người tàn tật, người già, nhưng do không còn xe hơi, cô phải di chuyển bằng xe bus đến nhiều nhà khác nhau và cuối ngày cũng mệt lả người.
Hai vợ chồng hầu như không còn chút thời gian để gần gũi con cái, với hậu quả là đứa con trai Seb trở nên hư hỏng, quậy phá đến mức bị đuổi học. Hai cha con càng trở nên xung khắc đến mức gia đình nhỏ bé này có lúc tưởng đã bi tan vỡ. Rốt cuộc chính cô con gái út Liza, tuy chỉ mới 11 tuổi, lại là người gánh vác mọi chuyện trong nhà.
Họa vô đơn chí, một hôm, Ricky bị một nhóm côn đồ đánh trọng thương để cướp hàng trong xe của anh. Thay vì để chữa trị, bất chấp lời khuyên can của vợ và con trai, Ricky vẫn nhất quyết leo lên chiếc xe tải của anh để tiếp tục đi giao hàng, vì không muốn gia đình lâm vào cảnh nợ nần. Và bộ phim kết thúc với cảnh Ricky, mặt sưng húp đến mức chỉ còn thấy một bên, nước mắt dàn dụa vì đau cả thể xác lẫn tâm hồn, ngồi lái chiếc xe tải, nay giống như là một nhà tù, giam hãm gia đình anh trong một cuộc sống bế tắc, cùng cực.
Để thực hiện bộ phim “Sorry We Missed You”, Ken Loach và nhà viết kịch bản Paul Laverty đã đi gặp rất nhiều tài xế xe tải và người lao động. Đạo diễn cho biết, những gì mà họ được nghe kể còn thê thảm hơn những gì được mô tả trong phim. Như trường hợp của một tài xế xe tải, mắc bệnh tiểu đường nặng, nhưng không dám nghỉ làm để đi khám bác sĩ, và cuối cùng đã chết vì căn bệnh này.
“ Sorry We Missed You” quả là tác phẩm mang đậm dấu ấn Ken Loach và sẽ là một đối thủ nặng ký trong cuộc chạy đua giành giải Cành cọ vàng năm nay. Ít ra là các diễn viên trong phim rất xứng đáng được giải, vì họ thể hiện rất thành công các vai diễn, đến mức như là cảnh thật, nhất là Kris Hitchen trong vai Ricky, không chút gì là cường điệu.
Theo RFI
phai  
#8 Đã gửi : 18/05/2019 lúc 09:32:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes 2019 : « Dolor y gloria », bộ phim tự thuật của Almodovar

UserPostedImage
Đâọ diễn Pedro Almodovar (ngoài cùng bên phải) cùng 2 diễn viên chính của phim Dolor y Gloria Penelope Cruz và Antonio Banderas tại Cannes ngày 18/05/2019.REUTERS/Eric Gaillard

Đã năm lần tranh giải nhưng chưa bao giờ giành được Cành cọ vàng, năm nay, Pedro Almodovar, 70 tuổi, một trong những đạo diễn lớn của Tây Ban Nha, thử vận may lần thứ sáu với bộ phim « Dolor y gloria » ( Đau khổ và Vinh quang ), vừa được trình chiếu tại Liên hoan Cannes hôm qua, 17/05/2019.
Nhưng khi « Sabor », một bộ phim đầu tay của ông từng đoạt giải lớn cách đây 30 năm, được chiếu lại ở Madrid, Salvador nối lại quan hệ với Alberto, nam diễn viên chính của phim, mà trước đây ông chê là đóng không đạt. Chính là qua Alberto mà ông tìm đến heroin để xoa dịu những cơn đau thể xác, rồi dần trở nên nghiện ngập.
Nhưng trong những lúc đê mê với bạch phiến, Salvador thả hồn trở lại quá khứ tuổi thơ với người mẹ trẻ ( do nữ tài tử Penelope Cruz thủ vai ) trong một nước Tây Ban Nha nghèo nàn của thập niên 1960, cảm nhận lại những rung động tình dục đầu tiên, hoặc nhớ lại những lần tâm sự với mẹ già ( vai này do Julieta Serrano đóng ) trong những ngày cuối đời của bà.
Một vài chi tiết về tuổi thơ được Almodovar thêm thắt vào cho thêm phần thi vị. Cũng như trong đời thực ông không hề đụng đến heroin như nhân vật Salvador, mà trước đây ông khoái xài cocain hơn ! Phim của Almodovar là như vậy, bao giờ cũng trộn lẫn hư cấu với thực tế, khiến cho khán giả phải vừa xem, vừa đoán.
Bộ phim dài gần 2 tiếng đồng hồ, nhưng không gây nhàm chán, vì Almodovar liên tục đưa khán giả đi lại giữa quá khứ và hiện tại, khám phá con người thật của ông qua những cảnh, khi thì trên sân khấu độc thoại, khi thì giống như trong một bức tranh vẽ màu sắc rực rỡ, khi thì như một tác phẩm văn chương đầy ý nghĩa sâu xa.
« Dolor y gloria » giống như một bản ráp nối những cung bậc cảm xúc khác nhau, để cuối cùng đưa chúng ta đưa về cội nguồn của mọi thứ trong Almodovar, đó là niềm khao khát làm điện ảnh.
Sau khi đã nhìn lại quá khứ với cặp mắt thanh thản hơn, Salvador cuối cùng đã tìm lại niềm vui cuộc sống khi ông quyết định chấp bút viết một kịch bản phim mới. Đạo diễn đã tiết lộ dự án phim này với bác sĩ ngay trên bàn mổ, nhưng khi bác sĩ hỏi : «Đấy sẽ là phim bi kịch hay hài kịch ?», Salvador chưa kịp trả lời thì thuốc mê đã ngấm vào.
Có lẽ đây cũng là câu hỏi mà nhiều khán giả muốn đặt ra cho Almodovar, vì ai cũng biết chắc là ông sẽ không dừng ở đây, mà sẽ tiếp tục sản sinh những tuyệt tác điện ảnh khác.
Theo RFI
phai  
#9 Đã gửi : 20/05/2019 lúc 09:00:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
« Beanpole » : Vết thương khó lành của chiến tranh

UserPostedImage
Đạo diễn Bagalov của bộ phim "Beanpole" tranh giải ở hạng mục "Nhãn quan độc đáo" tại Liên hoan điện ảnh Cannes 2019. Ảnh chụp ngày 16/05/2019REUTERS/Stephane Mahe

Trong số các bộ phim được giới thiệu tại Cannes trong hạng mục « Nhãn quan độc đáo » (Un certain regard), có một tác phẩm đặc biệt gây xúc động cho khán giả đó là « Beanpole », tựa tiếng Pháp là « La Grande Fille » (Cô gái cao lớn), của đạo diễn trẻ người Nga Kantemir Balagov, năm nay chỉ mới 27 tuổi. Đây là lần đầu tiên Balagov tranh giải Nhãn quan độc đáo, sau khi đã là một trong những giám khảo của hạng mục này.
Lấy bối cảnh nước Nga vừa ra khỏi Thế chiến thứ hai, hai cô gái từng phục ở chiến trường, sau khi giải ngũ được điều động đến làm hộ lý trong một quân y viện tại Leningrad, một thành phố đổ nát, hoang tàn. Hai nhân vật tưởng là rất tầm thường, nhưng lại dần dần biểu lộ những cá tính mạnh mẽ và số phận đã kết nối họ từ hai đồng đội cũ thành hai người bạn thân thiết.
Masha (do Vasilisa Perelygina thủ diễn) vừa mất đứa con trai, nhưng lại không còn khả năng sinh đẻ, hậu quả của một vết thương chiến trường, nhưng vẫn khao khát có một đứa con khác. Cô đành phải nài nỉ Iya, cô bạn gái có chiều cao quá khổ, đến mức bị gọi là « Hươu cao cổ » (vai do Viktoria Miroshnichenko đóng), mang thai giùm. Iya mắc một chứng bệnh kỳ lạ, đó là mỗi lần lên cơn, toàn thân cô lại tê liệt, miệng cứng lại. Dù mang chứng bệnh như vậy, và lại rất sợ đàn ông, Iva đã hy sinh trinh tiết của mình, mong thỏa mãn được ham muốn làm mẹ của Masha.
Tuy không bị thương về thể xác như Masha, nhưng Iya cũng mang những vết sẹo khó lành của chiến tranh. Hơn thế nữa, cô lại tiếp tục đối diện với cái chết, khi theo lệnh của bác sĩ trưởng, Iya chích thuốc vào một thương binh bị liệt toàn thân, muốn được kết liễu cuộc sống để không trở thành gánh nặng suốt đời cho vợ.
Thông qua số phận của hai nhân vật Masha và Iya, đạo diễn Balagov muốn phản ánh một thực tế đó là hàng trăm ngàn cô gái trẻ đã bị đẩy vào cuộc chiến, vùi tuổi thanh xuân của mình dưới bom đạn, để bảo vệ Tổ quốc, nhưng khi trở về đời sống dân thường, họ lại ít được ai chú ý đến, trở thành những anh hùng vô danh bị lãng quên.
Bộ phim Beanpole của Balagov gây ấn tượng mạnh đến mức có nhà phê bình cho rằng tác phẩm này rất xứng đáng được dự tranh Cành cọ vàng. Thật ra thì mục tiêu của những người lập ra hạng mục Un certain regard chính là thế : giới thiệu những bộ phim độc đáo, những tài năng mới tại Liên hoan điện ảnh Cannes. Biết đâu Cannes sẽ là bệ phóng để Balagov vươn tới những nấc thang cao hơn trong làng điện ảnh quốc tế.
Theo RFI
phai  
#10 Đã gửi : 20/05/2019 lúc 09:02:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Alain Delon nhận Cành Cọ Vàng danh dự của Liên Hoan Cannes

UserPostedImage
Tài tử Pháp Alain Delon (P) nhận Cành Cọ Vàng danh dự của Liên hoan điện ảnh Cannes 2019, bên cạnh là con gái Anouchka.Reuters

Đêm 19/05/2019 Liên Hoan Cannes trao Cành Cọ Vàng danh dự, vinh danh hơn 60 năm sự nghiệp của nam diễn viên Pháp Alain Delon.
Năm nay đã 83 tuổi, nghệ sĩ Alain Delon bước vào thế giới điện ảnh từ những năm 1950. Ở những thập niên 1960-1970 ông là biểu tượng của làng điện ảnh Pháp. Đến nay Alain Delon tham gia 89 bộ phim, trong đó có nhiều tác phẩm lớn như Le Clan des Scieliens, La Piscine hay Le Guépard, Le Samourai … Nhưng ông chưa bao giờ có tên trong bảng vàng của Liên Hoan Cannes.
Từ thành phố Cannes, đặc phái viên đài RFI Isabelle Chenu tường trình về nỗi xúc động lớn của một diễn viên ngoại hạng trong đêm trao giải Cành Cọ Vàng đặc biệt cho Alain Delon :
" Trong một đêm người ta tạm quên đi những tranh cãi về những quan điểm của Alain Delon, tạm quên đi bản kiến nghị một hiệp hội bảo vệ nữ quyền khởi xướng, chỉ trích ông xem thường phụ nữ. Nam tài tử Alain Delon được con gái ông là Anoushka trao tặng Cành Cọ Vàng danh dự. Cử tọa đã đứng lên và dành cho ngôi sao điện ảnh Pháp những tràng pháo tay trong nhiều phút.
Trên sân khấu, Alain Delon đã khóc vì xúc động khi nhắc đến hai nữ diễn viên Pháp là Mireille Darc và Romy Schneider, cả hai từng là những người bạn đời của ông mà nay đã không còn nữa. Kế tới ban tổ chức liên hoan cho chiếu bộ phim "Monsieur Klein" của đạo diễn Joseph Losey. Với tác phẩm này, Alain Delon đã suýt đoạt giải thưởng của Cannes dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất năm 1976. Ông đã bảy lần được đề cử tranh giải nhưng chưa bao giờ được vinh dự nhận phần thưởng của Cannes. Giải Cành Cọ Vàng danh dự vinh danh toàn bộ sự nghiệp của người nghệ sĩ từng cộng tác với những đạo diễn tên tuổi như Visconti, Melville hay Antonioni".

Theo RFI
song  
#11 Đã gửi : 21/05/2019 lúc 11:07:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
#MeToo vẫn đeo bám Liên hoan Cannes

UserPostedImage
Bích chương quảng cáo phim « Chân dung một cô gái nóng bỏng » của nữ đạo diễn Céline Sciamma tại Liên hoan phim Cannes 2019.Pyramide Distribution

Lần đầu tiên tranh giải Cành Cọ Vàng, « Portrait de la jeune fille » (Chân dung một cô gái nóng bỏng), của đạo diễn Pháp Céline Sciamma, đã được trình chiếu hôm qua, 20/05/2019, tại Liên hoan Cannes.
Bộ phim kể về mối tình giữa một nữ họa sĩ và cô người mẫu vào thời thế kỷ 18, nhưng điều đáng chú ý không phải là cốt truyện, mà ở chổ đây là một bộ phim với hầu như toàn bộ diễn viên là nữ, như Adèle Haenael và Noémie Merlant. Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên bởi lẽ Céline Sciamma là một đạo diễn vẫn kiên trì đấu tranh cho bình quyền nam nữ trong điện ảnh.
Chính cô là một trong những người khởi xướng phong trào 100% phụ nữ bước lên thảm đỏ tại Liên hoan Điện ảnh Cannes năm 2018, festival đầu tiên kể từ khi nổ ra vụ tai tiếng tình dục Weinstein. Vụ việc khơi mào cho phong trào #MeToo, tức phong trào chống sách nhiễu và lạm dụng tình dục đối với phụ nữ, ban đầu là trong giới nghệ thuật, rồi sau đó lan sang các lĩnh vực khác.
Dưới tác động của phong trào #MeToo, trong năm 2018, ban tổ chức Festival Cannes đã cam kết công khai hóa danh sách thành viên của các ủy ban xét chọn phim, cũng như cung cấp các số liệu thống kê về giới tính của các phim được tuyển chọn.
Trong lịch sử của Liên hoan Cannes, cho tới nay chỉ có duy nhất một nữ đạo diễn đoạt giải Cành Cọ Vàng, đó là Jane Campion vào năm 1993, cho bộ phim « The Piano ». Năm nay, trong số 21 phim được chọn tranh giải Cành Cọ Vàng, cũng chỉ có 4 phim mà đạo diễn là phụ nữ.
Tuy vậy, tính chung các phim tranh giải chính thức trong toàn bộ các hạng mục, có đến 13 phim là nói về thân phận phụ nữ, do các nữ đạo diễn lẫn nam đạo diễn thực hiện, như bộ phim « Nina Wu » của đạo diễn Đài Loan Midi Z.
Dựa theo vụ tai tiếng Weistein, « Nina Wu » nói về một cô gái đến Đài Loan với giấc mơ trở thành một nữ tài tử, nhưng đã phải gánh chịu nhiều nhục nhã, ê chề. Tóm lại, tuy không còn rầm rộ như năm 2018, nhưng phong trào #MeToo vẫn đeo bám Liên hoan điện ảnh Cannes 2019.
Tuy vậy, người đạo diễn được chờ đợi nhiều nhất tại Festival Cannes vẫn là nam giới, đó là Quentin Tarantino, hôm nay sẽ cùng với 3 ngôi sao điện ảnh quốc tế Leonardo DiCaprio, Brad Pitt, Margot Robbie bước lên thảm đỏ để dự buổi chiếu bộ phim « Once Upon a Time... in Hollywood » (Ngày xửa ngày xưa … ở Hollywood) tranh Cành cọ vàng, 25 năm sau khi ông giành được giải thưởng cao quý này cho bộ phim nay đã thuộc hàng kinh điển « Pulp Fiction ».
Theo RFI
song  
#12 Đã gửi : 21/05/2019 lúc 11:09:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chuyện đặt tên con theo phim Game Of Thrones

UserPostedImage
Cộng đồng fan ở Nga tập hợp tại sân vận động Lokomotiv (RZD Arena) để xem Game of Thrones tập cuối 20/05/2019. REUTERS/Maxim Shemetov

Game Of Thrones, bộ phim truyền hình 73 tập, từng lập nhiều kỷ lục thế giới, đã kết thúc tối Chủ Nhật 19/05/2019. Được trình chiếu tại 173 quốc gia, Game Of Thrones có một cộng đồng fan trên toàn cầu đông đảo chưa từng thấy. Trong số này, có khá nhiều người hâm mộ đặt tên con theo các nhân vật phim Game Of Thrones.

Được xem như một trong những bộ phim nhiều tập tốn kém nhất trong lịch sử truyền hình, Game Of Thrones (Trò chơi Vương quyền) cũng lập kỷ lục doanh thu với hơn một tỷ đô la hàng năm, theo ước tính của báo New York Times. Cho dù hồi kết của bộ phim (sau 8 mùa trình chiếu) đã không thành công mỹ mãn như mong đợi, hai tập 72 và 73 đã gây ra khá nhiều bất bình trong cộng đồng fan cũng như các tranh luận xung quanh những chi tiết bị cho là “sơ sót” làm hỏng kịch bản, nhưng cũng phải công nhận rằng ít có phim truyền hình nào lại có ‘‘ma lực’’ hấp dẫn bằng Game Of Thrones (Trò chơi Vương quyền).
UserPostedImage
Đoàn diễn viên Game of Thrones lập kỷ lục khi nhận tổng cộng 38 giải Emmy 18/09/2018 REUTERS/Mike Blake

Cũng như đa số các bộ phim ăn khách kể cả truyền hình (Friends, Sex and the City, Grey’s Anatomy …..) hay là phim truyện trên màn ảnh lớn (tên Katniss trong Hunger Games, Hermione trong phim Harry Potter hay là Arwen trong Chúa tể các chiếc nhẫn, phim Game Of Thrones đã cho ra đời một ‘‘thế hệ’’ em bé mang những cái tên khác lạ như Arya, Sansa, Daenerys, Tyrion …… Chỉ có điều là tất cả những tên gọi này hầu như chẳng được ai biết đến mười năm về trước, vì trên thực tế chẳng có gia đình nào nghỉ tới chuyện đặt tên con như vậy trước khi ‘‘Trò chơi Vương quyền’’ trở thành một hiện tượng cực kỳ phổ biến trên toàn cầu.
Thành công vượt bực của loạt phim truyền hình đã khiến cho Game Of Thrones đi vào văn hóa đại chúng, cũng như vào đời sống thường nhật của cả một thế hệ. Xa hơn nữa, theo số liệu thống kê chính thức của Cơ quan An sinh Xã hội tại Hoa Kỳ, trong một thập niên qua, đã có khá nhiều trẻ sơ sinh được đặt tên theo các nhân vật trong Game of Thrones. Cơ quan An sinh Xã hội Hoa Kỳ đã thực hiện thống kê trên 3,8 triệu trẻ sơ sinh trong năm 2018. Tính tổng cộng, đã có 29.000 tên gọi khác nhau được đặt cho trẻ sơ sinh tại Mỹ trong giai đoạn này.
Theo ghi nhận của báo Hufftington Post, nếu như trên danh sách 10 tên gọi phổ biến nhất nước Mỹ, không có thay đổi gì nhiều so với những năm trước, ngược lại trong số những cái tên mới, lại xuất hiện khá nhiều tên của các nhân vật trong phim truyền hình Game of Thrones. Nổi bật hơn cả là tên gọi Arya, xuất hiện lần đầu tiên trên danh sách các tên phổ biến vào năm 2010. Một cách cụ thể, trong năm 2018 đã có 2.545 bé gái đã được đặt tên này.
UserPostedImage
Game of Thrones được phóng tác từ bộ truyện ‘‘A Song of Fire and Ice’’, cho tới nay tác giả George R.R Martin vẫn chưa viết xong hồi kết REUTERS/Mike Blake

Kế theo sau là những cái tên như Yara và nhất là Khaleesi, có nghĩa là ‘‘nữ hoàng’’ trong tiếng dothraki, một ngôn ngữ ‘‘hư cấu’’ được tác giả George R.R Martin sáng chế ra trong bộ truyện ‘‘A Song of Fire and Ice’’. Các tập phim Game of Thrones được phóng tác từ bộ truyện này mà cho tới nay vẫn chưa có hồi kết. Điều đó giải thích phần nào vì sao hai mùa cuối (thứ 7 và thứ 8) ngắn hơn so với 6 mùa trước, do hai nhà viết kịch bản không thể tiếp tục dựa vào bộ truyện để chuyển thể, phóng tác.
Về phía các bé trai, tên nhân vật phổ biến đầu tiên ở Mỹ là Renly (trong phim là con trai ngoài hôn thú của vua Robert Baratheon). Nhưng bên cạnh đó, cũng như tại hai nước Anh và Ailen, những tên nhân vật như Theo, Tyrion hay là Bran (cách gọi thân mật của Brandon Stark), cũng trở nên phổ biến từ năm 2015 trở đi.
Riêng tại Pháp, các tên nhân vật như Arya, Sansa, Khaleesi, Samwell đã được đưa vào danh sách chính thức từ năm 2014. Tuy nhiên có khá nhiều tên không được chấp nhận ở Pháp, vì cách đọc quá phức tạp hay cách viết không gần giống với tiếng Pháp. Một số tên được chấp nhận khi được Pháp hóa như trường hợp của nhân vật Margaery, trở thành Marjorie.
UserPostedImage
Triển lãm về thế giới Game of Thrones tại Carrousel du Louvre, Paris 2018 Mathieu Zazza pour OCS
Tuy nhiên, không phải tên gọi nào cũng nhận được cảm tình ưu ái của công chúng, tên của các nhân vật phản diện hay thuộc ‘‘phe tà’’ ít được nhắc đến (chẳng hạn như “Cersei” Lannister hay là “Ramsay” Bolton). Trong việc đặt tên con, đôi khi lại xảy ra chuyện “tính già hóa non’’. Sự lựa chọn của các bậc phụ huynh ban đầu là do thiện ý, nhưng lại dẫn đến những kết qủa bất ngờ, không lường trước được, nhất là khi nhân vật thiện lại đột ngột biến thành ác, ngã hẳn theo phe ‘‘phản diện’’.
Về điểm này, tờ báo The Washington Post đặt ra câu hỏi: "Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi chợt nhận ra rằng bạn đã đặt cho con mình tên của một kẻ “tàn sát” khát máu ?" Câu hỏi này hoàn toàn chính chính đáng sau tập thứ 72 (hay tập thứ 5 của mùa thứ 8), vì trong tập phim này nhân vật chính Daenerys còn thường được gọi là Khaleesi (theo chức vị ‘‘nữ hoàng’’ của nhân vật chính) do cuồng nộ nên bỗng nhiên trở nên tàn nhẫn, độc ác, Khaleesi đã khiến rồng lửa thiêu hủy kinh thành King‘s Landing (tiếng Pháp là Port-Réal) thành tro bụi.
UserPostedImage
Game of Thrones lập kỷ lục doanh thu với hơn một tỷ đô la hàng năm theo báo New York Times REUTERS/Mike Blake

Kể từ khi bắt đầu các tập phim vào năm 2010, đã có khoảng 3.500 bé gái đã được đặt tên theo nhân vật này. Nếu Khaleesi trước nay đồng nghĩa với lòng dũng cảm quyết tâm, thì giờ đây ‘‘Khaleesi’’ bỗng trở thành một nữ hoàng tự kiêu và không bao dung. Đối với khá nhiều người hâm mộ, những đột biến trong kịch bản của tập thứ 72 khiến cho nhiều khán giả bị hụt hẫng.
Theo Washington Post, các bậc cha mẹ kể từ nay nên suy tính lại cho thật kỹ trước khi đặt tên con mình theo tên của một nhân vật phim. Nhiều gia đình đặt tên ‘‘Khaleesi’’ một phần cũng vì họ muốn con mình được một định mệnh “đế vương” : ngai vàng rạng rỡ, kiệu bạc hiển vinh. Tưởng nữ hoàng Khaleesi là một đấng minh quân, ngờ đâu lại thành bạo chúa.
Theo RFI
song  
#13 Đã gửi : 23/05/2019 lúc 04:20:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cannes 2019 : "Roubaix, une lumière", phim hình sự Pháp tranh giải Cành Cọ Vàng

UserPostedImage
Áp-phích Liên hoan phim Cannes lần thứ 72, Pháp. (Ảnh chụp ngày 12/05/2019) REUTERS/Eric Gaillard

Đạo diễn Pháp Arnaud Desplechin thám hiểm thể loại phim hình sự. Tác phẩm Roubaix, une lumière ra mắt ban giám khảo Liên hoan phim Cannes đêm 22/05/2019.
Đặc phái viên đài RFI Elisabeth Lequeret gửi về bài tường trình :
"Một viên cảnh sát đơn độc thả bộ trên đường phố trong đêm Giáng Sinh. Yacoub Daoud là cảnh sát trưởng tại Roubaix, miền bắc nước Pháp. Đó là một thành phố khắc khổ và bạo lực, nơi một nửa dân cư sống dưới ngưỡng nghèo khó. Các vụ trộm cướp, thanh toán bằng dao diễn ra hàng ngày. Khán giả đồng hành với viên cảnh sát trưởng Daoud và ông ấy sắp làm sáng tỏ một vụ án mạng. Hai phụ nữ trẻ, do hai nữ diễn viên Sara Forester và Léa Seydoux thủ vai, bị tình nghi bóp cổ một cụ bà 80 tuổi để cướp tiền.
Trung thành với Roubaix, nơi ông sinh ra, nhưng đạo diễn Arnaud Desplechin, đổi phong cách làm phim. Không lãng mạn bằng những tác phẩm trước, ống kính của ông sát gần với thực tế hơn. "Roubaix, une lumière" dựa trên một bộ phim tài liệu được thực hiện ngay tại trụ sở cảnh sát của thành phố. Đây là một bộ phim hình sự, xoáy vào một cuộc hỏi cung, giữa viên cảnh sát trưởng và hai nghi phạm. Cảnh sát trưởng Daoud do Rochedy Zem thủ vai. Nam diễn viên này đem lại nhiều nét tinh tế lạ thường cho nhân vật chính trong phim. Đây là một bộ phim hình sự mang chút âm hưởng của Georges Simenon, nhưng cuối cùng bộ phim bị vướng trong vòng luẩn quẩn. Có thể do nhân vật chính trong phim lạc lõng trong trung tâm cảnh sát của thành phố."
Theo RFI
xuong  
#14 Đã gửi : 24/05/2019 lúc 09:16:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đạo diễn Pháp Kechiche lại gây sốc tại Liên hoan Cannes

UserPostedImage
Đạo diễn Kechiche (đeo kính râm) họp báo giới thiệu phim "Mektoub My Love : Intermezzo".REUTERS/Stephane Mahe

Sáu năm sau khi giành Cành Cọ Vàng với bộ phim gây nhiều tranh cãi "La vie d’Adèle" (Cuộc sống của Adèle), đạo diễn Pháp Abdellatif Kechiche hôm 23/05/2019, lại khuấy động Liên hoan phim Cannes 2019, với một bộ phim dài tới 3 giờ 28, trong đó có đến 3/4 là những cảnh trong một hộp đêm.
Theo hãng tin AFP, "Mektoub My Love : Intermezzo", một trong số 21 phim tranh giải Cành Cọ Vàng năm nay, chứa đầy những bất ngờ và những cảnh gây sốc, cảnh nóng, khiêu dâm kéo dài nhiều phút, đến mức nhiều khán giả xem đây là phim khiêu dâm và đã bất bình bỏ ra ngoài khi phim chưa dứt.
Thật ra thì điều này không có gì là mới mẻ đối với Kechiche, vì trong bộ phim "La vie d’ Adèle", đoạt giải Cành Cọ Vàng 2013, cũng đã có một cảnh "nóng" kéo dài 9 phút. Giống như phim trước đó, "Mektoub my Love : canto uno", từng được trình chiếu ở Liên hoan Venise 2017, "Intermezzo" cũng có những nhân vật chính là một băng trẻ ở Sète, thành phố biển miền nam nước Pháp.
Bộ phim "Intermezzo" bắt đầu với cảnh trên bãi biển, với những cô gái đang vừa tắm biển, vừa tán gẫu, các chàng trai thi nhau ve vãn một cô gái từ Paris mới tới. Sau đó, gần như toàn bộ các cảnh diễn ra trong hộp đêm. Bộ phim gần như "tra tấn" khán giả với những cảnh nhảy nhót trong tiếng nhạc hộp đêm đinh tai nhức óc, được chiếu đi chiếu lại nhiều lần đến mức gần như thôi miên người xem.
Trước đây, bộ phim "La vie d’Adèle" đã gây nhiều tranh cãi. Hai nữ diễn viên chính trong phim Léa Seydoux và Adèle Exarchopoulos đã tố cáo đạo diễn Kechiche về những điều kiện làm việc khi quay bộ phim này, nhất là khi quay những cảnh nóng. Bản thân Kechiche vào tháng 10/2018 cũng đã bị một phụ nữ kiện về tội tấn công tình dục và cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.
Cũng tại Liên hoan Cannes hôm qua, hai bộ phim "Une fille facile" (Cô gái dễ dãi) của đạo diễn Rebecca Zlotowski, và "Alice et le maire" ( Alice và ông thị trưởng ) của đạo diễn Nicolas Pariser đã được tặng giải thưởng trong hạng mục "Quinzaine des réalisateurs" (Hai tuần giành cho các đạo diễn).
Theo RFI
phai  
#15 Đã gửi : 26/05/2019 lúc 09:24:54(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hàn Quốc : 100 năm điện ảnh và một Cành cọ vàng

UserPostedImage
Cành cọ vàng, giải thưởng cao quý nhất của Liên Hoan Phim Cannes.REUTERS/Regis Duvignau

Bộ phim Parasite (Kẻ ăn bám) và đạo diễn Bong Joon Ho trở thành niềm tự hào tại Hàn Quốc, từ người hâm mộ đến truyền thông và tổng thống Moon Jae In. Hàn Quốc nhận được Cành cọ vàng đầu tiên vào lúc nền nghệ thuật thứ bảy ở nước này tròn 100 tuổi.
Ngày 26/05/2019, trên Twitter và nhiều mạng xã hội khác, tổng thống Hàn Quốc viết : « Vị trí của văn hóa ‘sóng Hàn’ (hallyu) đã tiến thêm một bậc. Thật vinh dự và tôi rất vui vì giải thưởng được trao như rất nhiều người dân Hàn Quốc khác yêu những bộ phim của chúng ta ».
Tổng thống Moon Jae In không quên thể hiện « niềm tự hào » về vị đạo diễn 49 tuổi, « từ năm 12 tuổi đã từng bước xây dựng giấc mơ riêng để trở thành một nhà làm phim nổi tiếng thế giới ».
« Đạo diễn Bong đã để lại dấu ấn trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc khi được trao giải Cành cọ vàng ở Liên Hoan Phim Cannes nổi tiếng » là nhận xét của nhật báo Dong-A Ilbo. Hãng tin Yonhap viết « người dân Hàn Quốc biết ơn ông ».
Hàn Quốc đã phải chờ đến 17 năm, kể từ khi đạo diễn Im Kwon Taek, được mệnh danh là « cha đẻ của nền điện ảnh Hàn Quốc », được trao giải Đạo diễn xuất sắc với bộ phim Say vì phụ nữ và hội họa (Chihwwaseon), để có được giải thưởng danh giá thứ hai, dù điện ảnh Hàn Quốc vẫn thường xuyên được mời tham dự Liên Hoan Phim Cannes.
Bộ phim Parasite sẽ được công chiếu trước tiên ở Seoul vào ngày 30/05/2019, tiếp theo là từ tháng 06 đến tháng 12 tại 192 nước, một kỷ lục cho một bộ phim Hàn.
Cũng như tổng thống Moon Jae In, nhiều người dân Hàn Quốc đang nóng lòng chờ phim ra rạp. Một người sử dụng mạng Twitter bình luận : « Nếu một bộ phim nghệ thuật chứng tỏ rằng có thể mang lại lợi nhuận, thì nền điện ảnh Hàn Quốc sẽ có một bước nhảy vọt mới ».
Còn theo nhận định với AFP của Jason Bechervaise, một nhà phê bình điện ảnh, giải Cành cọ vàng là lời quảng bá hữu hiệu nhất tại Hàn Quốc từ giờ đến khi bộ phim được công chiếu, « ngoài ra, phim còn có cơ hội trở thành bộ phim Hàn Quốc đầu tiên được đề cử tranh giải Oscar ».
Theo RFI
phai  
#16 Đã gửi : 26/05/2019 lúc 09:25:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liên hoan Cannes 2019: Rất khó dự đoán “Cành cọ vàng”

UserPostedImage
Ban giám khảo do đạo diễn Mêhicô Alejandro Gonzalez Inarritu làm chủ tịch khai mạc LHP Cannes lần thứ 72, ngày 14/05/2019.REUTERS/Eric Gaillard

Hôm nay, 25/05/2019, ngày cuối cùng của Liên hoan phim Cannes 2019, các thành viên ban giám khảo, đứng đầu là đạo diễn Mêhicô Alejandro Gonzalez Iñarritu, lui vào một nơi bí mật, được cảnh sát bảo vệ chặt chẽ, sau khi bị “tịch thu” điện thoại di động, để quyết định về các giải thưởng. Họ chỉ xuất hiện trở lại vào đầu buổi tối nay để tiết lộ kết quả bỏ phiếu.

Theo quy định của Festival Cannes, ban giám khảo sẽ quyết định về 7 giải chính: Cành cọ vàng, Giải thưởng lớn, Đạo diễn xuất sắc nhất, Giải thưởng của ban giám khảo, Kịch bản hay nhất, Nam diễn viên và Nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Nói chung, các phim tranh giải tại Liên hoan Cannes đều rất hay, với chất lượng rất cao, đa số là của những đạo diễn nổi tiếng, cho nên rất khó dự đoán là Cành cọ vàng sẽ lọt về tay ai. Nhưng theo hãng tin AFP, trong số 21 tác phẩm được tuyển chọn lần này, Dolor y gloria(Đau khổ và Vinh quang) của đạo diễn kỳ cựu Tây Ban Nha Pedro Almodovar và Parasite (Kẻ ăn bám) của đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho được giới phê bình điện ảnh xem là hai bộ phim có triển vọng nhất.
Được chấm điểm ngang hàng với Đau khổ và Vinh quang là bộ phim Portrait de la jeune fille en feu (Chân dung một cô gái bốc lửa) của Céline Sciamma, một trong bốn phim do nữ đạo diễn thực hiện tham gia tranh giải Cành cọ vàng 2019.
Nhưng một số phim khác, theo các nhà phê bình, cũng có thể lọt vào mắt xanh của ban giám khảo, đó là Once Upon a Time... in Hollywood (Ngày xửa ngày xưa… ở Hollywood) của đạo diễn Mỹ Quentin Tarantino, Atlantique (Đại Tây Dương) của nữ đạo diễn Senegal Mati Diop và phim hình sự The Wild Goose Lake (Nam phương xa trạm đích tụ hội) của đạo diễn Trung Quốc Điêu Diệc Nam (Diao Yinan).

Tuy vậy, Liên hoan Cannes vẫn thường gây bất ngờ khi công bố giải Cành cọ vàng, vì có thể là ban giám khảo không có cùng nhận định với giới phê bình.
Về giải dành cho các vai chính, nam diễn viên Tây Ban Nha Antonio Banderas trong phim Dolor y glorialà một trong những tài tử được nhắc đến nhiều nhất. Về phía nữ, Adèle Haenel et Noémie Merlant, hai vai chính trong phim Chân dung một cô gái bốc lửa, rất có thể sẽ đoạt giải đồng hạng.
Về hạng mục Un certain regard (Nhãn quan độc đáo), hôm 24/05, Chiara Mastroianni, thủ vai chính trong phim Chambre 212 (Phòng 212) của đạo diễn Pháp Christophe Honoré, đã đoạt giải diễn viên xuất sắc nhất. Còn giải Un certain regard, giải thưởng cao quý nhất trong hạng mục này, được trao cho bộ phim A vida invisivel de Euridice Gusmao (Cuộc sống vô hình của Euridice Gusmao), do đạo diễn Brazil Karim Ainouz dàn dựng.
Theo RFI
phai  
#17 Đã gửi : 26/05/2019 lúc 09:27:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes : Cành cọ vàng đầu tiên của điện ảnh Hàn Quốc

UserPostedImage
Đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho đoạt Cành cọ vàng của Liên hoan Cannes 2019Reuters

Thất vọng đối với Pedro Almodovar, tự hào đối với Bong Joon Ho. Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 72 đã trao giải Cành cọ vàng đầu tiên cho đạo diễn Hàn Quốc, trong khi đó, đạo diễn kỳ cựu Tây Ban Nha sáu lần tranh giải rốt cuộc về tay không.
Tối 25/05/2019, tại Cung Liên hoan Cannes, giải thưởng cao quý nhất của Festival Cannes đã được trao cho "Parasite" (Kẻ ăn bám) của đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho, một bộ phim mô tả mức độ bạo lực nẩy sinh từ những bất bình đẳng xã hội tại quốc gia này.
"Parasite" kể câu chuyện của một gia đình thất nghiệp sống lây lất trong một căn hộ nằm dưới hầm, tăm tối, bẩn thỉu. Cuộc sống của hai vợ chồng Ki Taek (do nam tài tử Song Kang Ho thủ vai) và hai con thay đổi hẳn kể từ khi đứa con trai Ki Woo được mướn làm thầy dạy Anh văn riêng cho một cô gái nhà giàu của gia đình họ Park, sống trong một căn nhà cực kỳ sang trọng. Sau đó, Ki Woo dụ được gia đình giàu này mướn cô em gái làm thầy dạy vẽ cho con trai út, rồi mướn bố mẹ làm tài xế và quản gia. Nhưng cuộc sống của những « kẻ ăn bám » này không êm thắm, mà trái lại họ bị cuốn vào một vòng xoáy bạo lực không thể kiểm soát được.
Cho tới nay, đạo diễn Bong Joon Ho, 49 tuổi, chỉ làm những bộ phim khoa học viễn tưởng hay phim ma quái, với kinh phí rất cao. Lần này ông trở lại với thể loại phim xã hội xen lẫn với nhiều yếu tố gây hồi hộp cho khán giả.
Phát biểu khi nhận giải Cành cọ vàng tối qua, đạo diễn Hàn Quốc cho biết ông vẫn lấy "cảm hứng rất nhiều từ điện ảnh Pháp và đặc biệt cám ơn hai đạo diễn lớn của Pháp là Henri-Georges Clouzot et Claude Chabrol".
Trong cuộc họp báo sau lễ trao giải, chủ tịch ban giám khảo Liên hoan Cannes, đạo diễn Mêhicô Alejandro Gonzalez Inarritu, cho biết là toàn bộ các thành viên ban giám khảo đều bị bộ phim "Parasite" cuốn hút. Ông nhấn mạnh rằng đa số các phim được trao giải là những phim với đề tài về bất công xã hội, công bằng xã hội.
Về các giải thưởng khác của Liên hoan Cannes 2019, đạo diễn mang hai quốc tịch Pháp-Sénégal Mati Diop, 36 tuổi, một trong bốn nữ đạo diễn có phim tranh giải, đã được trao tặng Giải thưởng lớn cho bộ phim "Atlantique" (Đại Tây Dương). Cũng lần đầu tiên tranh giải ở Cannes, đạo diễn Pháp Ladj Ly được trao Giải thưởng của ban giám khảo cho bộ phim "Les Misérables" (Những người khốn khổ), cùng với phim "Bacura" của hai đạo diễn Brazil Kleber Mendonça Filho và Juliano Dornelles.
"Dolor y gloria"  (Đau khổ và Vinh quang) của đạo diễn Tây Ban Nha Pedro Almodovar không được giải, nhưng vai chính trong phim là tài tử nổi tiếng Antonio Banderas, 58 tuổi, thì được trao giải nam diễn viên xuất sắc nhất. Giải nữ diễn viên xuất nhất về tay Emily Beecham, 35 tuổi, tài tử mang hai quốc tịch Anh - Mỹ, thủ vai chính trong bộ phim "Little Joe" của nữ đạo diễn Áo Jessica Hausner. Hai anh em đạo diễn người Bỉ Jean-Pierre và Luc Dardenne, từng hai lần đoạt giải Cành cọ vàng, năm nay nhận giải đạo diễn xuất sắc nhất cho bộ phim "Le jeune Ahmed" (Cậu bé Ahmed).
Riêng điện ảnh của Việt Nam cũng được vinh danh với giải thưởng giành cho phim ngắn hay nhất "Hãy tỉnh thức và sẵn sàng" của đạo diễn Phạm Thiên Ân, trong hạng mục Quinzaine des réalisateurs -Hai tuần của các đạo diễn.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (6)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.300 giây.