logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/05/2019 lúc 01:23:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một tác phẩm có giá trị khi nó được nhiều người nói tới, bàn luận, kể cả tranh cãi và nhất là có nhiều phó phẩm để có thể nói được là nó tạo nên một nguồn văn hóa mới. Trong văn chương Việt Nam có hai tác phẩm lớn được ở vào trường hợp đó, chính là Lục Vân Tiên ở Nam và Đoạn Trường Tân Thanh (tức Truyện Kiều) ở Bắc. Một vài trường hợp khác như Lâm Xanh Xuân Nương, như Lưu Bình Dương Lễ cũng tạo được những phó phẩm tương tự nhưng không nhiều bằng, và nhứt là không có được những bình luận nghiên cứu, ưa thích, sùng thượng như hai tác phẩm trên.


Tôi gọi phó phẩm để chỉ những sáng tác dựa trên tác phẩm chánh và khác bộ môn cũng như khác bề dày. Kim Vân KiềuLục Vân Tiên có những phó phẩm đặc biệt như tranh, thơ vịnh, tuồng hát bội, tuồng cải lương, các bản nhạc, bài đờn, và kể cả nghệ thuật điêu khắc. Người ta còn đi xa hơn nữa, như đúc tượng tác giả hay lập đền thờ tác giả. Lập đền thờ không phải vì cá nhơn của tác giả mà phần nào do ảnh hưởng của chính tác phẩm.
Truyện Kiều tạo được ảnh hưởng mạnh ở miền Bắc từ những ấn bản bằng chữ Nôm qua nhiều thời đại, đến những cuộc tranh luận sôi nổi một thời, nhưng Miền Nam đi trước miền Bắc rất lâu ở những khía cạnh khác và có những hình thái biểu hiện mà Miền Bắc không có. Chẳng hạn như:


1. Các bản Đờn Ca Tài Tử lấy đề tài về Kiều như Kim Kiều Luận, Than Túy Kiều, Kiều Bắt Tội Hoạn Thư…
2. Một cách chuyển hóa Truyện Kiều để phù hợp với hương vị miền Nam, ngắn gọn, không nhiều chữ xưa, vắng mặt tích cũ, và nhứt là sử dụng hầu hết chữ thuần Nôm và chữ thuần Nam kỳ Lục tỉnh: bản Kim Túy Tình Từ là một trường hợp. Bài phú thời danh cho tới ngày nay là Túy Kiều PhúTúy Kiều Truyện tóm lược viết bằng chữ Nôm là hai đại biểu kiệt xuất về mặt nầy.
3. Những phó phẩm từ Kiều rút ra từng đoạn cũng không ít: Túy Kiều án, Kiều Xử Tội Hoạn Thư, Văn Tế Do Kim Trọng Tế Thúy Kiều. Thơ Vịnh Kiều thì nhiều không thể kể hết được xuất hiện từ giữa thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20…
4. Tuồng hát hội về Kiều thời chữ Nôm và hát bội mạnh, tuồng cải lương về Kiều thời chữ quốc ngữ lấn chiếm và cải lương phát sinh.

Những thứ nói trên đều có trước hai miền Bắc và miền Trung. Tại sao?
Tánh tình đơn giản, bộc trực, ít chịu ảnh hưởng từ văn chương Trung Hoa của lớp dân hình thành từ những cuộc di dân của người nghèo khổ vào miền đất mới để kiếm sống chăng?
Câu trả lời nào cũng có lý nhưng chỉ nắm được một phần sự thật. Nhưng để trả lời cho câu hỏi trên thì lại không nằm trong bài viết này.
Ta thử nhìn sơ Túy Kiều phú.


Túy Kiều Phú là một bản tóm lược danh tác Đoạn Trường Tân Thanh, chỉ còn lại bằng chừng 1 phần 10 nguyên tác với 470 câu, có những điểm lý thú như: đầy đủ những sự kiện quan trọng trong nguyên bản được viết bằng lối văn dễ hiểu, thuần Nam bộ. Một vài đoạn dài trong Kiều đã được rút ngắn tới tối đa hay loại bỏ luôn, trong khi đó có đoạn lại dài hơi so với toàn bản, nhứt là đoạn chót từ khi Từ Hải dấy binh tới lúc Kim-Kiều sum hợp. Âu cũng là ý muốn của tác giả. So sánh tỷ lệ tương đối giữa nguyên bản và đoạn tương ứng trong bài phú để rút ra kết luận tác giả thích đoạn nào trong Đoạn Trường Tân Thanh và thử giải thích tại sao cũng là điều lý thú.


Hay lướt qua Túy Kiều Truyện.
Bài nầy dùng lời văn Nam bộ rặt ròng trong cách nói và trong chữ dùng mà người sanh sau đẻ muộn như chúng ta đọc thì tức thời rung động vì như bắt gặp lại thời qua khứ của mình, thời mình được nghe những cách nói đó từ người chung quanh. Chẳng hạn: mướn phố, tức mướn nhà, từ nầy mất dạng sau thời ông Hồ Biểu Chánh. Những chữ như vầy cang lệ, thường là nói vầy duyên cang lệ, quyết tình kết chỉ xe dây là nhứt định làm sao cho có được nàng là người yêu lý tưởng, tấm lòng đáo để là thương quá xá thương, tấc dạ bâng khuâng tức là luôn luôn nghĩ tới, đôi lứa nợ nần nghĩa là có duyên tình chồng vợ, hổ ngươi ren rén bước vào là mắc cỡ nên rón rén trở vô nhà, bước lỡ bước nên chàng dùn thẳng tức là bối rối nên chàng Kim không biết nên tiến tới hoặc đứng yên, đôi kim xuyến giao cho bạn ngọc là chữ giao nầy đắc địa không thể hơn, giao xuyến nầy là giao hết đời mình cho người tình, không phải trao đi rồi sau nầy có thể lấy lại…


Đó là những cụm từ đặc biệt miền Nam mà người tác giả vô danh kia đã để lại cho người hậu thế chúng ta như món quá đáng trọng của người đi trước. Đoạn văn vì vậy có cái bản sắc riêng, cái bản sắc mà những phó phẩm Kiều ở miền khác không thể có.


Một phó phẩm khác cũng xưa tưởng rằng cũng nên chép thêm vào đây một phó phẩm khác của Kiều ít người biết là bài Vọng Cổ Hoài Lang tựa là Trách Túy Kiều của soạn giả cải lương Mộng Trần Nguyễn Văn Là, người viết tuồng cho gánh cải lương Đồng Ích Ban, in trong tập tuồng cải lương Tang Đại Giả Gái, năm 1925, tại Sàigòn để thấy rõ hơn ảnh hưởng của Nguyễn Du qua Đoạn Trường Tân Thanh ở Nam Kỳ:


Trời Liêu xa cách bao nhiêu đó,
Sao chẳng tin nhắn cho Kim sinh,
Dầu không muốn cho rối tình.
Đề oanh chước kia cũng liệu mình.
Ai nỡ đi vong thệ.
Nén vàng Mã sinh nặng là dường bao?
Đành vùi hương dập phấn.
Cho bướm ong thừa ở đất Lâm-Tri.
Đêm đỗ cho căn mạng,
Quên phứt lời khi giã từ đi.
Vài năm chờ cũng không lâu gì.
Kìa ai vội lỗi nghì,
Cái thân nàng kể chi.
Cám thương chàng mang khối tình si.
Danh phận đỉnh chung sá gì.
Quyết từ đi tìm ai, nàng ôi!
Chốn sông Tiền,
May gặp vãi Giác Duyên.
Khi tái ngộ cũng ướm toan nuốt quyền,
Dạ bao đành như vậy hỡi nàng ôi!
Mộng Trần (TĐGG trang 50-51)


Mới đây chúng ta có ngón đờn của Ba Hương, với bài tựa đề Tân Thanh cũng là một phó phẩm có thể là cận đại nhứt của Đoạn Trường Tân Thanh. Bài đờn nầy đương lưu truyền rộng rãi trên Youtube.
Dòng phó phẩm của Kiều ở miền Nam tôi nghĩ là không thể nào đứt đoạn.


Nhạc chế, thơ chế từ Truyện Kiều kể ra không hết, thường thường là mua vui, kiếm cái cười liền rồi bỏ, rồi quên, có khi đi tới chỗ tục, không nên có, loại nầy vì tánh cách thấp của nó chưa từng được in thành sách bao giờ. Trích ra một bài với sự dè dặt, người nghiêm chỉnh có thể bỏ qua, chỉ cần chú ý có hiện tượng nhạc chế từ truyện Kiều là đủ:
Thúy Vân sợ quá thành đau
Cha mẹ thấy thế gửi vào lầu xanh.
Bán thân mới được một tuần
Vân kiếm được kẻ chuộc thân cho mình
Chàng tên là Mã Giám Sinh
Xuất thân từ chốn Võ Lâm Truyền Kì
Thanh niên trai tráng đôi mươi
Nhiều tài lắm của là người đẹp trai
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm
Thúy Vân tuổi mới mười lăm
Là gái sung sức ăn nằm rất phê
Kiệu to đến rước Vân về
Nghĩ tới khoái lạc sướng tê cả người
Quản gia đón kiệu tươi cười
Thân lùn trán hói là người rất thâm
Quản gia tên gọi Thúc Sinh
Đi cùng với vợ là Đình Hoạn Thư
Hoạn Thư yểu điệu hiền từ
Do được giáo dục bởi sư trong đền. 


Nhạc sĩ Hoàng Vân, thi sĩ Hà Huyền Chi cùng nhau góp sức viết một bản nhạc từ cảm thức đớn đau cho phận bạc của người xưa để than cho phận tha hương buồn tủi của mình. Đó là một sự cảm hứng, không đi vào chi tiết cuộc đời cuả nhân vật Thúy Kiều nhưng cũng có thể coi là phó phẩm.


Đầu xuân xem lại / truyện Thúy Kiều 
Giọt lệ thương vay 
Ướt hoen mi này 
Cứ vơi lại đầy 
Giọt lệ thương Kiều 
Giọt lệ thương quê 
Mười/ lăm năm / xót xa quá nhiều 
Mười / lăm năm /ước mơ đã chiều 
Tôi khóc cho nàng, cho tôi ... 
Kiều nương, Kiều nương ơi! 
Kiều ơi!


Hai phó phẩm công trình đáng chú ý gần đây nhứt là công trình :
1. Phổ thành những bản tân nhạc của Truyện Kiều từ đầu đến cuối do nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, một nhạc sĩ ở Pháp, phổ nhạc toàn thể tác phẩm Kiều. Giới ca sĩ hải ngoại thỉnh thoảng trích ra một vài bài (đoạn) trình diễn trước công chúng và cũng được hoan nghinh.
2. Phổ qua 20 bản tổ và bài bản nhạc Tài tử miền Nam cũng đi từ đầu đến hết Truyện Kiều của soạn giả Hoàng Thân (Nguyễn Phúc An hiệu-bình) này đây với tựa sách là: Tự tự Truyện Kiều qua 20 bản tổ & bài bản nhạc tài tử miền Nam.
Nhìn chung, không cần đi vào chi tiết, ai cũng thấy hai công trình tim óc đáng ngợi khen nói trên. Đặc biệt công trình của soạn giả Hoàng Thân đã có những cố tình thay đổi cấu trúc câu nguyên thủy nhiều để phù hợp với giai điệu cần thiết của lòng bản đờn. Ông cũng đem lòng mình giải bày thêm về suy nghĩ và tư tưởng của nhân vật trong các câu ca tiếng nhạc. Chắn chắn rằng văn chất của Nguyễn Du cũng được uốn nắn theo khả năng cần thiết của lòng bản nhạc tài tử, mà giới sáng tác ai ai cũng phải làm như vậy (đầu nhiều khi phật ý tác giả bài thơ).


Rất thích thú khi được xem trước cuốn Tự sự Truyện Kiều qua 20 bản tổ & bài bản nhạc tài tử miền Nam, tôi có lời dẫn giải dài dòng nêu trên khi lướt qua những phó phẩm của Kiều để thấy rằng mạch ảnh hưởng của Kiều kéo dài từ xưa đến giờ và lúc nào cũng đổi mới.


Ước mong soạn giả Hoàng Thân hay những vị thầy về nhạc Tài tử nỗ lực biên soạn, sáng tác thêm những tác phẩm khác dài hơi như Lục Vân Tiên, Song Tinh Bất Dạ, Hoa Tiên, Phan Trần, Nhị Độ Mai, hoặc những tác phẩm ngắn hơi hơn như Ai Tư Vãn, Bần Nữ Thán, Cung Oán Ngâm Khúc để cho gia tài Nhạc Tài Tử được phong phú lên thêm nữa.


Cho tới bây giờ, và với tập sách hay tập bài va mà quí vị đương cầm trên tay, chúng ta có thể tự hào rằng mảng phó phẩm dính dáng đến âm nhạc của truyện Kiều, miền Nam luôn luôn kéo ngọn cờ đầu. Nó cũng góp phần làm lớn mạnh hơn của loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử miền Nam.


California, 27 tháng 03, 2019
Nguyễn Văn Sâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.140 giây.