logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/06/2019 lúc 12:10:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Khi đói thì ăn gì cũng được, nhưng cơn thèm ăn thường khiến ta thèm một món đặc thù nào đó cho đến khi chạm được tay vào nó, bỏ nó vào miệng.
Hầu hết chúng ta đều biết cảm giác khi thèm ăn ra sao. Ta thường thèm những thức ăn có hàm lượng calorie cao, đó là lý do vì sao thèm ăn thường liên quan đến tăng cân và tăng chỉ số cơ thể BMI.
Nhưng câu chuyện mà ta tự giải thích với bản thân là cơn thèm ăn đến từ đâu thường quyết định mức độ dễ dãi khiến ta đầu hàng trước cơn thèm đó.
Đa số mọi người vẫn tin rằng thèm ăn là cách cơ thể báo hiệu ta đang thiếu loại dưỡng chất nào đó - và với phụ nữ có thai, cơn thèm ăn báo hiệu em bé trong bụng cần gì.
Nhưng liệu điều này có đúng không?
UserPostedImage
Có thể có nhiều nguyên nhân gây thèm ăn - nhưng hầu hết là về mặt tâm lý
Hầu hết các nghiên cứu về chứng thèm ăn đều nhận thấy có lẽ có nhiều nguyên nhân gây thèm ăn - và hầu hết đều là các nguyên nhân tâm lý.
Điều kiện văn hóa
Hồi đầu thập niên 1900, nhà khoa học người Nga Ivan Pavlov nhận ra rằng chó trông đợi đồ ăn dựa trên một số kích thích có liên quan đến giờ ăn. Trong một loạt các thí nghiệm nổi tiếng, Pavlov dạy các chú chó phản ứng với tiếng chuông: hễ chuông vang lên là chúng nhỏ nước dãi.
Cơn thèm ăn hầu như có thể giải thích bằng phản ứng có điều kiện này, John Apolzan, phó giáo sư về dinh dưỡng y học và trao đổi chất tại Trung tâm Nghiên cứu Y Sinh Pennington, nói.
"Nếu bạn luôn luôn ăn bắp rang khi xem chương trình TV yêu thích, cơn thèm ăn bắp rang của bạn sẽ tăng lên khi bạn xem chương trình đó," ông nói.
Cơn đói lúc ba giờ chiều là một ví dụ khác của phản ứng có điều kiện này trong thực tế. Nếu bạn thèm ăn thứ gì đó ngọt ngay giữa buổi chiều, có thể cơn thèm ăn sẽ dữ dội hơn khi bạn đang ở văn phòng, Anna Konova, giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học Thần Kinh về Hành vi Nghiện và Quyết định từ Đại học Rutgers, New Jersey nói.
Đó là vì cơn thèm ăn có thể trỗi dậy từ một số gợi ý bên ngoài, chứ không phải vì cơ thể ta đòi hỏi.
Sô-cô-la là một trong những món phổ biến nhất khiến người ta thèm ở phương Tây, và điều này củng cố thêm tranh luận rằng cơn thèm ăn không bắt nguồn từ việc thiếu dưỡng chất, vì sô-cô-la không thực sự có chất gì với hàm lượng cao mà cơ thể ta có thể thiếu.
Người ta thường tranh luận rằng sô-cô-la là món ăn người thèm ăn hay tìm đến vì nó có hàm lượng cao phenylethylamine, một loại phân tử kích thích não bộ tiết ra các hóa chất khiến người ta cảm thấy dễ chịu như dopamine và serotonin.
Nhưng nhiều loại thức ăn khác ta gần như không thèm, như các sản phẩm từ sữa, lại chứa hàm lượng phân tử này ở mức cao hơn hẳn. Chưa hết, khi ta ăn sô-cô-la, sẽ có một loại enzyme phân hóa phenylethylamine, khiến chất này không đi vào não với số lượng lớn.
UserPostedImage
Mặc dù không có vẻ là chất cung cấp dinh dưỡng cho tình trạng thiếu chất nhưng sô-cô-la vẫn là một trong những món người thèm ăn tìm đến nhiều nhất ở phương Tây
Số phụ nữ thèm ăn sô-cô-la thì cao gấp đôi so với nam giới. Nó được coi là loại thức ăn mà phụ nữ hay thèm nhất ở phương Tây trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Nhưng dù tình trạng mất máu có thể gây ra nguy cơ thiếu dưỡng chất như chất sắt, thì các nhà khoa học nói sô-cô-la không thể giúp hồi phục lượng chất sắt nhanh như thịt đỏ hoặc các loại rau xanh lá màu đậm.
Người ta có thể cho rằng, nếu có bất cứ ảnh hưởng trực tiếp nào về hormone gây ra nhu cầu sinh học cần bổ sung sô-cô-la trong hoặc trước kỳ kinh nguyệt, thì cơn thèm ăn sẽ giảm đi khi mãn kinh. Nhưng có một nghiên cứu cho kết quả là ở phụ nữ đã mãn kinh, mức sụt giảm cơn thèm sô-cô-la là không đáng kể.
Có vẻ như mối liên hệ giữa trước kỳ kinh nguyệt và cơn thèm sô-cô-la là vấn đề văn hóa, có liên quan tới sự phổ biến của món ăn này ở xã hội phương Tây.
Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ sinh trưởng bên ngoài nước Mỹ ít có liên hệ giữa kỳ kinh nguyệt với cơn thèm sô-cô-la hơn, và họ ít bị tình trạng thèm ăn sô-cô-la hơn so với những phụ nữ sinh ra ở Hoa Kỳ và là thế hệ người nhập cư thứ hai.
Phụ nữ có thể liên tưởng giữa sô-cô-la với kỳ kinh nguyệt, các nhà nghiên cứu lập luận, là vì trước và trong kỳ kinh nguyệt là thời điểm duy nhất họ cảm thấy chấp nhận được khi ăn thức ăn "cấm kỵ" về mặt văn hóa.
Họ nói điều này xảy ra là vì văn hóa phương Tây có một "chuẩn gầy lý tưởng" với vẻ đẹp phụ nữ và điều này tạo ra nhận thức thèm ăn sô-cô-la chỉ có thể chấp nhận được nếu ta có lý do hợp lý để biện hộ.
UserPostedImage
Thèm ăn có thể xuất hiện vì mâu thuẫn giữa việc khao khát đồ ăn và việc muốn kiểm soát việc tiêu thụ thức ăn
Một nghiên cứu khác tranh luận rằng cơn thèm ăn xuất hiện do có xung đột hoặc mâu thuẫn giữa chuyện thèm một món ăn nào đó với việc muốn kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ.
Nghiên cứu này viết, người ta thường cho rằng phụ nữ trong tình huống này thường giải quyết mâu thuẫn bằng cách không ăn món ăn được nhắc tới - và điều này khiến tăng khả năng thèm ăn vì họ có xu hướng chú ý đến món đó nhiều hơn.
Hill nói, điều này có thể là vấn đề, vì cơn thèm ăn sẽ càng dâng cao khi có cảm xúc tiêu cực.
"Nếu ăn một món ăn vì cơn thèm, sau đó những người đang cấm cản bản thân không được ăn để giảm cân sẽ cảm thấy như họ đã phá nguyên tắc ăn kiêng và cảm thấy bản thân tồi tệ," ông nói.
"Chúng tôi biết từ nghiên cứu và quan sát y tế rằng cảm xúc xấu có thể gây ra tình trạng ăn nhiều và với một số người, nó có thể trở thành ăn uống quá độ. Mô thức này chẳng liên quan gì nhiều đến nhu cầu sinh học với thức ăn hay cơn đói về mặt sinh lý. Thay vào đó, chính là vì những nguyên tắc ta đặt ra với việc ăn uống và hệ quả khi vi phạm nguyên tắc đó."
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dù cơn thèm ăn sô-cô-la phổ biến ở phương Tây, nó lại là chuyện ít gặp ở các nước phương Đông.
Có rất nhiều khác biệt trong cách người ta hiểu và đề cập đến cơn thèm những loại thức ăn khác nhau; chỉ có 2/3 số lượng ngôn ngữ có tồn tại từ vựng đề cập đến cơn thèm, và trong hầu hết các trường hợp, từ này chỉ liên quan đến ma túy chứ không phải thực phẩm.
UserPostedImage
Cơn thèm sô-cô-la không phổ biến ở các nước phương Đông
"Khi bạn có thể diễn đạt cơn thèm ăn, bạn có thể xác định và định nghĩa chúng, điều này có nghĩa là bạn có thể trải nghiệm chúng," Nicole Avena, phó giáo sư về khoa học thần kinh tại Trường Y Mount Sinai ở New York nói.
"Khi đã có một từ định nghĩa về cơn thèm ăn, thì thèm ăn là hiện tượng thực sự có tồn tại. Còn nếu điều đó không được định nghĩa rõ ràng, không ăn sâu vào nền văn hóa thì mọi người sẽ không tự động cho rằng mình thèm ăn khi điều đó xảy ra - họ sẽ dễ thoái thác được cảm giác đó hơn."
Thậm chí trong những ngôn ngữ có tồn tại một từ để chỉ cơn thèm ăn thì vẫn còn thiếu sự đồng thuận xem cơn thèm ăn thực chất nghĩa là gì. Konova tranh luận rằng điều này là rào cản để ta có thể hiểu cách vượt qua cơn thèm ăn, vì ta có thể gọi rất nhiều quá trình khác nhau là cơn thèm ăn.
Sự thao túng của vi khuẩn
Có bằng chứng cho rằng hàng triệu vi khuẩn đường ruột có thể thao túng và khiến ta thèm ăn, và ăn những gì chúng cần - mà đó không hẳn là những gì cơ thể ta cần.
UserPostedImage
Vi khuẩn trong ruột có thể thao túng ta để ăn thứ mà chúng cần - chứ có thể không phải đó là thức ăn ta cần
Đó là vì các vi khuẩn tìm cách đạt được lợi ích của chúng, Athena Aktipis, phó giáo sư tại Đại học bang Arizona, khoa tâm lý học nói. Và chúng rất giỏi điều này.
"Những loại vi khuẩn đường ruột giỏi nhất trong việc biết cách sinh tồn bên trong cơ thể ta thì sẽ cuối cùng sẽ càng trở nên giỏi hơn trong thế hệ kế tiếp. Chúng có ưu thế về mặt tiến hóa, giỏi tác động đến ta hơn theo cách khiến ta ưu tiên cho chúng ăn trước," bà nói.
Mỗi loại vi khuẩn đường ruột khác nhau sẽ ưa thích môi trường khác nhau, như nhiều hoặc ít tính axit hơn, và những gì ta ăn vào sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong ruột của ta, ảnh hưởng tới những gì phù hợp cho sự sinh tồn của vi khuẩn. Chúng có thể thao túng buộc ta ăn những thứ chúng cần theo một số cách khác nhau.
Chúng có thể gửi tín hiệu từ ruột tới não qua dây thần kinh phế vị và khiến ta cảm thấy xuống sức nếu ta không ăn đủ một số dưỡng chất nào đó, hoặc khiến ta cảm thấy khỏe nếu ta ăn những gì chúng muốn, bằng cách tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin. Chúng cũng có thể thay đổi vị giác của ta để ta ăn nhiều hơn một loại thức ăn nào đó để có cùng cảm giác ngọt chẳng hạn.
Chưa có ai từng quan sát quá trình này xảy ra, Aktipis nói, nhưng điều này dựa trên hiểu biết của nhà khoa học về cách vi khuẩn vận hành.
Nhưng bà cũng nói thêm, những vi khuẩn này không nhất thiết tạo tín hiệu khiến ta ăn thứ gì đó tốt cho ta. Rốt cuộc thì có một số loại vi khuẩn gây bệnh và gây chết người.
"Có quan niệm cho rằng vi khuẩn là một phần trong cơ thể ta, nhưng nếu bạn bị mắc bệnh truyền nhiễm khiến bạn cảm thấy mệt, thì khi đó vi khuẩn đang xâm chiếm cơ thể bạn chứ không phải một phần cơ thể bạn nữa," bà nói. "Bạn có thể bị tấn công bởi hệ vi sinh suy yếu."
UserPostedImage
Chế độ ăn lành mạnh dẫn đến hệ vi sinh lành mạnh, có thể nghĩa là bạn sẽ thèm ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe
Nhưng nếu bạn ăn theo chế độ giàu carbohydrate phức hợp và chất xơ, bạn sẽ có hệ vi sinh đa dạng hơn, Aktipis nói. Điều này có nghĩa là chế độ ăn uống lành mạnh hơn có thể dẫn đến hệ vi sinh lành mạnh hơn, nghĩa là bạn sẽ thèm ăn những thức ăn tốt hơn cho sức khỏe.
Chặn cơn thèm ăn
Vì môi trường của chúng ta ngập tràn những kích thích khiến cơn thèm ăn trỗi dậy, như quảng cáo và hình ảnh trên mạng xã hội, cho nên việc vượt qua cơn thèm ăn không hề đơn giản.
"Bất cứ nơi nào ta đến, ta đều thấy quảng cáo những loại thức ăn bỏ rất nhiều đường, và ta rất dễ tiếp cận với các loại thực phẩm này. Những quảng cáo liên hồi này tác động đến não bộ và ngửi thấy những thức ăn này khiến não bộ muốn ăn chúng," Avena nói.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Bất cứ nơi nào ta đến, ta đều thấy quảng cáo thức ăn nhiều đường - điều này có thể kích thích cơn thèm ăn
Vì không có cách nào thực tế để cắt giảm kích thích từ thứ gì đó như sô-cô-la trong môi trường mà ta tồn tại, các nhà khoa học đang nghiên cứu cách ta có thể vượt qua được điều kiện của cơn thèm ăn bằng cách sử dụng chiến lược nhận thức.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy một trong những cách hiệu quả nhất để kìm hãm cơn thèm ăn là cắt giảm lượng thức ăn mà ta thèm ăn khỏi khẩu phần ăn - cách này đi ngược lại với ý kiến cho rằng ta thèm ăn thứ mà cơ thể ta cần.
Các nhà nghiên cứu tiến hành một thử nghiệm kéo dài hai năm, trong đó họ để hơn 300 người tham gia chọn ngẫu nhiên một trong bốn chế độ ăn với mức độ chất béo, protein và carbohydrate khác nhau, sau đó đo đạc tình trạng thèm ăn và mức độ ăn của họ. Tất cả các nhóm tham gia đều giảm cân, nhưng khi họ ăn ít hơn một loại thực phẩm nào đó, họ lại ít thèm đến chúng hơn.
Các nhà nghiên cứu nói phát hiện của họ cho thấy, để giảm tình trạng thèm ăn, mọi người nên ăn giảm bớt việc ăn những thứ mà họ thèm - có lẽ vì trí nhớ của ta về thức ăn sẽ phai mờ theo thời gian.
Đa số đều đồng ý rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định và hiểu rõ hơn về chứng thèm ăn, và để tìm ra những cách giúp ta vượt qua phản xạ có điều kiện đối với những món ăn không lành mạnh.
Thế còn trong lúc này thì có một số cơ chế cho thấy chúng ta càng có chế độ ăn lành mạnh thì cơn thèm ăn của chúng ta cũng sẽ càng lành mạnh hơn.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.