Cặp song sinh của người cha không tinh trùng
Hai con gái Bảo Ngọc, Bảo Vy cười nói, kể chuyện, múahát ở tuổi lên 5 khiến ngôi nhà của vợ chồng anh Nguyễn Thế Hùng và chị Lê Thị Hương ở Hóc MônSài Gòn luôn tưng bừng rộn rã. Suốt 8 năm chạy chữa vô sinh nhưng không có kết quả, người đàn ông 40 tuổi (sinh năm 1979) không dám nghĩ là vợ chồng mình lại may mắn có được cùng lúc hai cô con gái xinh xắn đáng yêu.
Anh Hùng cưới vợ vào cuối năm 2004 khi 25 tuổi. Ngóng chờ không thấy tin vui, vợ chồng anh đi khám ở mấy bệnh viện lớn đều được kết luậnlà bình thường, không có vấn đề gì. Hiếm muộn đến năm thứ 3, anh sốt ruột quá, đi khám lại thì đượcbiết là không có tinh trùng nên vợ không thể mang thai.
Anh Hùng kể: “Đang mong có con mà nhận kết quả như rimình buồn vô cùng. Ngày xưa ba mạ mình sinh tới 13 người con chớmô có ít, răng mà tự nhiên mình lại bị như rứa”. người đàn ông gốc Huế nhớ lại. Anh bắt đầu hành trình ra Bắc vào Nam, nghe ở đâu chữa giỏi cũng tìm đến, uống đủ các loại thuốc. Có những giai đoạn uống thuốc bị nóng, anh nổi mụn khắp người nhưng vẫn cố gắng kiên trì.
Ròng rã 8 năm trời, tốn hơn 400 triệu đồng nhưng vẫn chưa may mắn, nhiều đêm anh nằm thao thức không sao ngủ được.
Giữa năm 2012, tình cờ đọc một bài báo nói về phẫu thuật chữa vô sinh ở nam giới không có tinh trùng tại Bệnh viện Bình Dân đường Điện Biên Phủ tức Phan Thanh Giản cũ, anh Hùng bỏ mọi công việc, đến khám vàđược bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng trưởng khoa Nam học khám, làm các xét nghiệm, đồng thời hẹn ngày phẫu thuật để tạo tinh trùng. “Cứ yên tâm đi, bệnh viện làm nhiều lần rồi, nhiều người có lại tinh trùng, có con chứ không đến nỗi vô sinh suốt đời đâu”.
Quả đúng như bác sĩ nói, 7 tháng sau khianh Hùng được làm phẫu thuật, vợ anh mang song thai tự nhiên và hai bé gái chào đời khoẻ mạnh năm 2013. Tổng chi phí phẫu thuật, điều trị, thuốc men chỉ tốn khoảng hơn 400 Mỹ kim.
Hai bé gái con anh Hùng nay đã 5 tuổi
Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng cho biết, một trong những bệnh lý gây vô sinh ở nam giới thường là trường hợp vô tinh. Bệnh nhân nam sau khi thực hiện xét nghiệm tinh dịch 2 lần liên tục, vẫn không thấy có tinh trùng trong tinh dịch thì gọi là vô tinh.
“Từ xưa đên nay nhiều người hiểu lầm, cho rằng “cây độc không trái, gái độc không con”, đổ lỗi cho phụ nữ. Sự thực không phải như thế, nguyên nhân vô sinh ở nam và nữ có tỷ lệ gần như tương đương với nhau, nên vấn đề vô sinh ở namgiới cũng rất quan trọng”- bác sĩ Dũng nói.
Kỹ thuật điều trị vô sinh hiện nay đã có những bước tiến lớn. Mỗi bệnh nhân nam được xác định nguyên nhân vô tinh để có biện pháp can thiệp nội hay ngoại khoa phù hợp. Theo bác sĩ Dũng cho biết, trong năm 2018, khoa Nam học BV Bình Dân đã điều trị cho hơn 450 nam giới vô tinh. Tỷ lệ có tinh trùng trở lại trong vòng 3 đến 6 tháng, sinh con bình thường vào khoảng 50%, số còn lại phải xét nghiệm lại và làm lại từ đầu
Bác sĩ nói: “Bệnh nhân có tâm lý chung là mong vừa phẫu thuật xong thì vợ có thể mang thai ngay. Sự thật, để tạo mới tinh trùng hoàn chỉnh phải đợi ít nhất 90 ngày sau phẫu thuật, do đó bệnh nhân phải đợi từ 90 đến 180 ngày tức từ 3 đến 6 tháng mới có thể có tinh trùng để thụ thai tự nhiên hoặc làm thụ tinh trong ống nghiệm được”.
Chi phí phẫu thuật, điều trị từ 3 đến 6 tháng để có tinh trùng hiện nay vào khoảng 15 triệu đồng. Nếu sau phẫu thuật một nămmà vẫn không có tinh trùng, BV sẽ tính đến phương án vi phẫu thuật tinh hoàn để lấy tinh trùng, chi phí vi phẫu thuật phải thêmkhoảng 7-8 triệu đồng. BV Bình Dân hiện đã vi phẫu thuật cho 18 quý ông, kết quả tỷ lệ có tinh trùng do vi phẫu thuật khoảng 30%.
Hơn 450 bệnh nhân điều trị tại BV Bình Dândo trong tinh dịch không có tinh trùng, khoảng 50% trong số họ có tinh trùng trở lại sau 3-6 tháng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 100 cặp vợ chồng vô sinh thì 40% có nguyên nhân do vợ, 30% do chồng, 20% do cả hai và 10% không rõ nguyên nhân.
Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũngcho biết, trong trường hợp vô sinh ở nam giới, nếu xét nghiệm 2 lần liên tiếp mà vẫn không thấy trong tinh dịch có tinh trùng thì đó là trường hợp vô tinh.
BS Mai Bá Tiến Dũng khám nam khoa cho bệnh nhân tại BV Bình Dân
Bác sĩ giải thích răng nguyên nhân vô tinh có 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là do tắc ống dẫn tinh, nhóm thứ hai là do tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng.
bán nữ, không có cơ quan sinh dục) cũng là nguyên nhân gây vô tinh.
Theo bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, kỹ thuật phẫu thuật và điều trị vô sinh tại Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến lớn. Trang thiết bị hiện đại, thuốc men điều trị đa số nhập từ nước ngoài, đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên môn nên hiệu quả có thể nói là rất tốt đẹp.
Chuyện người mẹ bị ung thư di căn cố giữ cái thai dù phải hy sinh tính mạng
Bất ngờ phát hiện mình bị ung thư vú di căn khi mang thai, sản phụ 28 tuổi quyết định giữ thai nhi. Cháu bé nặng 1,5 kg ra đời vào chiều ngày 22/5/2019, mang tên Đỗ Bình An do mẹ đặt từ trước với mong muốn suốt đời con được bình an chứ không tội nghiệp như mẹ. Sau 9 ngày mê man bất tỉnh, chiều 31/5 chị Liên đã tỉnh lại và mong muốn được nhìn thấy con lần đầu tiên. Các bác sĩ hứa là sẽ cho chị được gặp con sớm nhất…
Mang trong mình căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối đã di căn, sản phụ Nguyễn Thị Liên (28 tuổi, quê tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) vẫn cố gắng đến giây phút cuối cùng với hy vọng con ở trong bụng mẹ thêm được ngày nào thì cơ hội sống sót của con càng cao.
Trước diễn biến phức tạp của sản phụ, chiều ngày 22/05, gần 20 bác sĩ Bệnh viện Ung thư Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã quyết định mổ lấy thai cho chị Liên dù thai mới được 31 tuần tức chưa đầy 8 tháng.
Mang thai 3 tháng mới haybị ung thư vú di căn
Thấy xuất hiện cục u ở vú khi thai được 8 tuần tuổi, nhưng chị Liên chủ quan không thăm khám vì chỉ nghĩ đó là dấu hiệu bị viêm tuyến sữa thông thường như nhiều phụ nữ khác trong thời kỳ mang thai. Chỉ đến khi thấy mình ho nhiều, cơ thể mệt mỏi, hay bị tức vùng ngực, hạch xuất hiện ở vai, 2 chân phù, đau nhức, thì chị Liên mới đến Bệnh viện K (BV Ung Bướu Trung ương Hà Nội)để khám. Kết quả cho biết chị bị ung thư vú giai đoạn 4 đã di căn, trong khi cái thai mới ở tháng thứ 4 của thai kỳ.
Bác sĩ Bệnh viện K đã phối hợp cùng bác sĩ chuyên môn về Khoa sản, tư vấn cho chi Liên và gia đình cân nhắc là nếu bỏ cái thai đi thì việc điều trị bệnh ung thư sẽ hiệu quả hơn. Nhưng không đắn đo suy nghĩ, chị Liên nhất quyết giữ cái thai với hy vọng mình sẽ cầm cự được đủ lâu để đứa con trong bụng có thể chào đời.
Trong khi điều trị ung thư, các bác sĩ phải cân nhắc rất kỹ khi áp dụng hoá trị, xạ trị, thuốc men nói chung bởi vì chị Liên có thai, điều này khác với các bệnh nhân khác. Càng ngày chị Liên càng khó thở, xuất hiện nhiều hạch dày đặc. Hơn 2 tháng trong bệnh viện, hễ nằm là chị không thở được mà phải ngồi suốt 24/24 tiếng. Mỗi ngày chị chỉ ngủ được 2 tiếng, lúc nào cũng mệt mỏi, đau đớn do ung thư vú đã di căn vào xương, phổi…
“Đỗ Bình An” là tên mẹ đặt trước cho con
Ngày 22/5, thai nhi ở tuần thứ 31 tức mới được 7 tháng và 3 tuần lễ , các bác sĩ Bệnh viện K nhận thấy sức chịu đựng của chị Liên đã quá giới hạn của một bệnh nhân, có thể nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ lẫn con nên phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sang hỗ trợ,cho chị Liên sinh trước theo cách mổ đẻ.
Trước ca phẫu thuật, chị Liên thều thàonói với các bác sĩ: “Em chỉ mong ca mổ chiều nay diễn ra tốt đẹp, con trai của em được chào đời khỏe mạnh là em mãn nguyện rồi. Em đặt trước tên cho con là “Đỗ Bình An” để mong con suốt đời được bình an chứ không bệnh hoạn tội nghiệp như mẹ”. Câu nói gần như trối trăng ấy khiến các bác sĩ và các cô y tá cảm động.
Cháu bé nặng 1,5 kg đã ra đời với tên Đỗ Bình An
Hai ê kíp bác sĩ và y tá từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội sang Bệnh viện K để thực hiện ca mổ bởi vì trong khi mổ, chị Liên phải ngồi chứ không thể nằm. PGS.TS Trần Danh Cường, giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội, người trực tiếp thực hiện ca mổ đẻ hi hữu này chia sẻ: “Nhìn chị Liên phải ngồi nghiêng, cúi người để thở, tôi cảm thấy dường như sự sống của chị rất mong manh. Chị có thể ra đi bất cứ lúc nào nhưng vẫn cố gượng chút sức lực ít ỏi để đứa con được chào đời. Tình mẫu tử thiêng liêng ấy khiến cả ê kíp phẫu thuật chúng tôi không ai là không thấy xót xa, thương cảm nhưng cũng hết sức nể phục chị” .
Chị Liên sau 9 ngày mổ đẻ và chồng
Tiếng khóc oa oa của bé trai 1,5 kg khiến chị Liên và những người tham gia ca phẫu thuật mừng rỡ. Cháu sinh thiếu tới gần 2 tháng, lại nằm trong cơ thể của của một người mẹ ốm yếu vì bệnh ung thư, bởi vậy ngay lập tứcđược các bác sĩ chuyên ngành Sơ sinh tiếp nhận, đưa vào lồng ấp và chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ê kíp còn lại tiếp tục hoàn thành ca mổ đối với chị Liên, các bác sĩ Bệnh viện K sẽ tiếp tục thuốc men, hoá trị, xạ trị để giành lại sự sống cho chị được ngày nào hay ngày nấy để chị được nhìn thấy đứa con yêu quý ở trong lồng ấp.
Bác sĩ Trần Danh Cường, giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội, là người đã trực tiếp thực hiện ca mổ đẻ cho người mẹ 28 tuổi bị ung thư Nguyễn Thị Liên hôm 22-5. Tám ngày sau ca mổ,ông kể:
“Hai hôm trước, Bệnh viện K nhắn đến: “Chị Liên đang rất khó khăn, đã phải mở nội khí quản. Chúng tôi mong có clip về cháu bé để nếu có cơ may tỉnh lại, chị Liên sẽ được nhìn thấy con trai”.
“Vậy là trong 2 ngày 28, 29 và cả hôm nay 30-5 nữa, mỗi ngày chúng tôi đều gửi clip về cháu bé Đỗ Bình An xuống Bệnh viện K. Có phải là có điều thần kỳ không? Tôi chưa dám nói điều đó. Nhưng chiều 28-5, sau 4 ngày rất mệt, mê man, phải mở nội khí quản để hỗ trợ thở, thì chiều 28-5 chị Liên đã tỉnh hơn. Chị ấy đã nhìn thấy con trai qua màn hình điện thoại.
“Hai ngày nay, Liên đã tốt hơn một chút, chúng tôi bắt đầu hi vọng cô ấy sẽ có cơ hội gặp con mình, dù rất khó vì cháu cũng cần nằm trong lồng ấp, Liên đang thở máy, hai bệnh viện chúng tôi lại cách nhau quá xa…
“Thật ra tôi nghĩ Liên đã khó khăn ngay từ lúc đang mổ. Trong khi mổ, huyết động của cô ấy không ổn định do mất máu trong quá trình bóc bánh nhau và thiếu ôxy. Sau ca mổ, tình trạng của Liên là đã được mổ lấy thai nhưng ung thư thì vẫn tiến triển.
“Khó khăn với Liên là giờ không có biện pháp điều trị nào hiệu quả. Đã từng có lúc tôi nghĩ sự sống của cô ấy chỉ tính bằng ngày.
“Thai nghén là thời điểm đặc biệt của mỗi phụ nữ. Bác sĩ chúng tôi gọi thời điểm ấy là “tình trạng thai nghén”, lúc đó mỗi người phụ nữ thay đổi hoàn toàn, bị suy giảm miễn dịch, không chỉ ung thư mà phụ nữ mang thai có bất kỳ căn bệnh nào thì tình trạng thai nghén cũng làm bệnh ấy nặng lên, riêng ung thư thì có thể tiến triển từ giai đoạn có thể điều trị sang giai đoạn không thể.
“Trong thời kỳ thai nghén, do cơ thể giữ nước, các tế bào đều mềm, tế bào ung thư có thể di chuyển đi xa. Các bệnh nội khoa như thận, gan, phổi, nội tiết, basedow hay bất kỳ bệnh gì khác cũng tiến triển nặng lên như thế.
“Tôi làm bác sĩ sản khoa từ năm 1987 đến nay, đã mổ hàng ngàn ca, đã gặp hàng ngàn câu chuyện, mỗi khi gặp những bà mẹ mới thấy là mình còn biết rất ít về mẹ: Có chị mang con gái 13 tuổi bị bại não đến chữa bệnh, tôi thấy con gái chị bị bại não nên hỏi vì sao chị không sinh thêm? Chị ấy nói phải dành thời gian và sức lực để chăm sóc cô con gái đang ốm đau.
“Có những chị mang thai bị phù, rụng hết tóc, thay đổi hoàn toàn so với hồi con gái. Như chị Liên, nếu chị ấy đình thai hồi tháng 3 thì cơ hội xử trí, điều trị sẽ tích cực hơn. Nhưng chị ấy đã hi sinh bản thân mình cho con.
“Không phải ngẫu nhiên mà người ta đã đặt cho các mẹ cái tên chung là “mẫu”. Tôi cứ nghĩ đó còn là thể hiện sự mẫu mực, chính người mẹ đã tạo ra tính cách của con mình. Có một điều tiếc là ở vị trí của tôi, chúng tôi chưa làm được nhiều để tầm soát ung thư cho phụ nữ bởi vì nhiều chị em đến khi có bệnh mới đến bệnh viện.
“Chỉ mong rằng từ năm nay trở đi chúng tôi làm được nhiều hơn việc tầm soát sớm cho phụ nữ, để làm sao bớt đi những ca mổ khó như ca mổ cho chị Liên và trước đó là ca mổ cho Đậu Thị Huyền Trâm, cũng là một bệnh nhân ung thư đã qua đời ngay khi con trai sinh non chưa tròn một tháng tuổi.
Cầu mong cho chị Liên và con trai có một cái kết có hậu. ■
Đoàn Dự