logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/06/2019 lúc 10:02:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình chụp chung chư tôn đức Tăng, Ni trong Khóa An Cu Kiết Hạ tại Chùa Phật Đà và Như Lai Thiền Tự, San Diego, Hoa Kỳ.(nguồn: Hoa Vô Ưu)

Nhà thơ Đoàn Như Khuê trong bài “Bể thảm” có đoạn:

“Bể thảm mênh mông sóng lút trời!
Khách trần chèo một lá thuyền chơi.
Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió,
Coi lại cùng trong bể thảm thôi!

Coi lại cùng trong bể thảm thôi!
Nổi chìm, chìm nổi biết bao người
Kiếp người nghĩ cũng lênh đênh quá,
Quá cánh bèo trên mặt nước trôi…”

Kiếp người được nhà thơ ví như chiếc thuyền, như cánh bèo lênh đênh không định hướng giữa sóng gió ba đào, dù trôi dạt về đâu cũng đều nằm trong “Bể thảm”.

Đức Phật của chúng ta ra đời trước nhà thơ cách đây gần 3,000 năm cũng đã gióng lên tiếng trống pháp đầu tiên ầm vang và chấn động cả muôn ngàn thế giới trong bài pháp dầu tiên độ 5 anh em Kiều Trần Như. Đó là bài kinh “Chuyển Pháp Luân”, mà trong đó Ngài đã tuyên thuyết về 4 chân lý: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Khổ đế mà đức Phật đã chỉ ra gồm có 8 loại: “Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt những gì mình ưa thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ." Như vậy Khổ đế là bản chất của cuộc đời mà không ai có thể tránh khỏi, trừ người đã giác ngộ. Chúng ta là sứ giả Như Lai, lại mang trong trong mình một sứ mệnh thiêng liêng và cao cả, “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”, thì việc giúp đời giúp người bớt khổ là trọng trách của chúng ta. Đây là việc mà chư Phật, chư Bồ tát, chư Thánh hiền tăng trong mười phương pháp giới đã làm trong mấy nghìn năm qua. Chúng ta là người kế thừa và tiếp nối lý tưởng cao đẹp đó. Bằng cách này hay cách khác, quý hành giả đã và đang dấn thân vào cuộc đời rồi thì hãy nỗ lực, tinh tấn và mạnh dạn hơn nữa để giúp cho người bớt khổ, được vui.

“Còn hơi thở còn đi vào cõi mộng

Nguyện chung tình với vạn loại sinh linh”. (Hàn Long Ẩn)

Cuộc sống vốn vô thường, thần chết không hẹn ngày mà đến thì đừng nên hẹn lần hẹn lữa việc giúp đời giúp người để rồi lãng phí một đời được làm trưởng tử Như Lai. “Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn” là mục đích tối hậu mà những ai là sứ giả Như Lai đều phải thực hiện nó. Con đường Tự giác, Giác tha đó tuy không bao giờ bằng phẳng, mà có đôi khi phải “lên thác xuống ghềnh”, phải ê chề mỏi mệt. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ đơn độc. Chúng ta đã có chư Phật, Bồ tát, Thiên long Bát bộ, Hộ pháp Thiện thần luôn luôn soi sáng, che chở; chư Tôn đức giáo phẩm tăng-già luôn bên cạnh thương yêu và giúp đỡ chúng ta.

“Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại.” Đây là phương châm mà tất cả sứ giả Như Lai phải thuộc nằm lòng. Tăng nói đầy đủ là tăng-già, tiếng phạn gọi là sangha, đoàn thể xuất gia đã thọ giới cụ túc từ 4 vị trở lên, chấp nhận một đời sống “cát ái từ sở thân”, loại bỏ cái tôi, cái của tôi, cái tự ngã của tôi để khép mình trong giới luật của chư Phật, xây dựng nên một bản thể thanh tịnh và hòa hợp của tăng-già. Tăng lìa chúng là suy tàn có nghĩa là một cá nhân tỳ-kheo lìa bỏ “bản thể thanh tịnh và hòa hợp” ắt hẳn là sẽ suy yếu, hay cho dù sống trong tập thể của Tăng mà gây bất hòa, xáo trộn không giữ “bản thể thanh tịnh và hòa hợp” cũng không mang lại ích lợi gì. Cũng vì để giữ bản thể thanh tịnh và hòa hợp của tăng-già cho nên đức Phật đã chế ra pháp Bố-tát Yết-ma mỗi kỳ trăng sáng và pháp An cư kiết hạ hằng năm vào mùa côn trùng sinh sôi nẩy nở. Mục đích của đức Thế Tôn không chỉ để giữ tinh thần hòa hợp và thanh tịnh, mà còn tạo cơ hội cho tăng-già ngồi lại với nhau, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức; cùng nhau ôn lại lời Phật dạy, khuyến khích nhau vượt qua những cạm bẫy của cuộc đời, hướng đến đời sống giác ngộ cao thượng.

“Hạnh phúc thay Đức Phật giáng sinh

Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh

Hạnh phúc thay tăng già hòa hợp

Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu.”

( Kinh Pháp cú, phẩm Phật Đà 194)



Chúng ta đang hạnh phúc và may mắn khi gặp được gặp giáo pháp, được sống trong tập thể tăng-già hòa hợp, được thuận duyên khi có 4 chúng cùng tu. Đừng nên đánh mất thiện duyên ấy mà hãy vun bồi và nuôi dưỡng nó trong kiếp này và mãi trong những kiếp về sau!

Vì thế, là một vị tỳ-kheo, dù đi đâu, sống trong môi trường và hoàn cảnh nào đi nữa cũng nên nương tựa vào tập thể của tăng-già. Một cá nhân tự mình tách rời bản thể tăng-già dù với một lý do gì đi nữa cũng được xem là chưa thành tựu. Tăng là phải cùng một ý hướng, một bản thể khi đó mới được gọi là Tăng Bảo, một trong ba ngôi báu mà trời người quy ngưỡng. Khi nương tựa vào đoàn thể tăng-già rồi, chúng ta mới có nhiều cơ hội để phụng sự chúng sanh.

Chúng ta đang có sẵn tinh thần phụng sự, nhưng ít hay nhiều mà thôi! Nếu không có lý tưởng phụng sự thì chắc là chúng ta đã không xuất gia. Chư Hành giả không nên tự mình đánh giá thấp bản thân mình mà rụt rè, nhút nhát trong việc phụng sự chúng sanh cao cả. Tinh thần phụng sự không đòi hỏi sự hi sinh cá nhân quá lớn, bởi vì hạnh nguyện Tự giác, Giác tha có thể thực hiện cùng một lúc mà không hề trái nghịch nhau. Chúng ta không cần thiết phải giác ngộ hoàn hoàn mới độ chúng sanh. Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn đã được mấy ai thành Phật? Nhưng tại sao Phật giáo lại ngày càng phát triển? Tất cả cũng do những bậc trưởng tử của Như Lai, những người mang trong mình lý tưởng phụng sự cao đẹp, dù có thể họ chưa giác ngộ hoàn toàn như đức Phật. Quan trọng là chúng ta cần nuôi dưỡng tinh thần phụng sự, biết thu xếp thời gian bận rộn không đáng của cá nhân, dành thời gian cho lý tưởng phụng sự cao thượng. Phụng sự theo cá nhân riêng lẻ cũng tốt, nhưng hiệu quả ít hơn. Nhưng nếu chúng ta tập hợp lại như một đoàn thể tăng-già hùng mạnh thì việc phụng sự hay độ tha sẽ có sức lan tỏa rộng hơn, có quy mô và hiệu quả lớn hơn.

Xã hội chúng ta hôm nay đang bị chia rẽ bởi những thế lực mù quáng, những tư tưởng cực đoan và những thể chế chính trị độc tài. Nếu chúng ta sống rời xa giáo lý của đức Phật; sống không biết nương tựa vào nhau để phụng sự cho một lý tưởng cao cả giúp đời giúp người thì xã hội có nguy cơ loạn lạc.

Hãy sống theo lý tưởng cao cả và đầy lòng bi mẫn như thông điệp mà đức Thế Tôn đã để lại: “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật.”


Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2019
Thích Thiện Long
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.