logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/06/2019 lúc 12:16:41(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cũng như con cá mập, nếu không bơi thì sẽ bị nghẹt thở, nền kinh tế tư bản hiện đại cũng phải không ngừng gia tăng sản xuất. Nhưng sản xuất không thôi chưa đủ. Cần phải có người mua các sản phẩm. Nếu không các kỹ nghệ gia và các nhà đầu tư sẽ phá sản. Để tránh tai họa và bảo đảm rằng dân chúng sẽ luôn mua bất cứ sản phẩm mới nào được kỹ nghệ sản xuất, người ta phải tạo ra một loại “đạo đức” mới là chủ nghĩa tiêu thụ.

Xuyên suốt lịch sử nhân loại, hầu như mọi người đều đã sống trong những điều kiện thiếu thốn. Chính vì thế mà ai cũng cảm thấy phải biết tiết kiệm. Cuộc sống khắc khổ của những người theo giáo phái Thanh giáo (chú thích của người dịch: Thanh Giáo (Puritan) là tín đồ Tin Lành tại Anh Quốc trong 2 thế kỷ 16 và 17. Họ chủ trương sống khắc kỷ để thanh tẩy Giáo hội Anh khỏi những thực hành của Giáo hội Công Giáo) và những người Sparta (chú thích của người dịch: xã hội Sparta trong thời Hy Lạp cổ đề cao lối sống kỷ luật,đơn giản, đạm bạc và khắc khổ) là 2 thí dụ điển hình. Theo những người này, người tốt là người biết tránh xa xí, không bao giờ phí phạm thức ăn và thà mặc chiếc quần rách hơn là mua cái mới. Chỉ có vua chúa và giới quý tộc mới tự cho phép mình được công khai từ bỏ những giá trị ấy và khoe khoang về sự giàu có của họ.

Chủ nghĩa tiêu thụ xem việc ngày càng tiêu thụ nhiều sản phẩm và dịch vụ là một điều tích cực. Chủ nghĩa này khuyến khích con người phải biết tự chiều chuộng, xả láng và ngay cả tự làm cho mình chết dần chết mòn bằng việc tiêu thụ quá đà. (Đối với chủ nghĩa tiêu thụ) cuộc sống thanh đạm là một căn bệnh cần phải chữa trị. Bạn không cần phải nhìn đâu xa để thấy tác động của nền “đạo đức” tiêu thụ. Chỉ cần đọc phía sau của một hộp thứ ăn bằng ngũ cốc. Sau đây là một hàng quảng cáo in trên hộp đồ ăn sáng bằng ngũ cốc ưa thích của tôi, được một công ty Israel là Telma sản xuất: “Đôi khi bạn cần phải “tự đãi” mình một bữa. Đôi khi bạn cần phải có thêm chút năng lực. Có lúc bạn cần phải xem xét trọng lượng của bạn và có lúc bạn thấy cũng phải cần có cái gì đó…ngay bây giờ đây! Telma cống hiến cho bạn đủ loại ngũ cốc…Hãy vui hưởng mà không phải hối hận!”

Hầu như thời nào con người cũng cảm thấy muốn tìm cách chống chế hơn là bị thu hút bởi những lời như thế. Họ xem đó như những lời dụ dỗ ích kỷ, đồi bại và hủ hóa về mặt đạo đức. Nhưng với sự tiếp tay của tâm lý học, chủ nghĩa tiêu thụ đã cố gắng thuyết phục được con người rằng tự chiều chuộng là một điều tốt cho bạn và sống thanh đạm là tự áp chế.

Và chủ nghĩa tiêu thụ đã thành công. Tất cả chúng ta đều trở thành những người tiêu thụ tốt. Chúng ta mua không biết bao nhiêu sản phẩm mà chúng ta thực sự không cần đến và mãi cho đến ngày hôm qua chúng ta cũng không biết là chúng hiện hữu. Các nhà sản xuất cố tình thiết kế những sản phẩm ngắn hạn và phát minh những mẫu sản phẩm mới vốn không cần thiết, nhưng lại hoàn toàn có sức thỏa mãn khiến chúng ta phải mua để tỏ ra “hợp thời”. Mua sắm đã trở thành một cái thú qua giờ được ưa chuộng và những sản phẩm tiêu thụ đã trở thành những trung gian cần thiết trong các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa vợ chồng và bạn bè.Những ngày lễ nghỉ tôn giáo như Giáng Sinh đã trở thành những liên hoan mua sắm. Tại Hoa Kỳ, ngay cả Ngày Chiến Sĩ Trận Vong, vốn khởi thủy là một ngày để tưởng nhớ các binh sĩ đã hy sinh, nay đã trở thành một dịp để hạ giá đặc biệt. Hầu hết mọi người đều đánh dấu ngày này bằng cách đi mua sắm, có lẽ để chứng minh rằng những người bảo vệ tự do đã không nằm xuống một cách vô ích.

Sự thăng hoa của chủ nghĩa tiêu thụ được thể hiện một cách rõ nét nhứt trong thị trường thực phẩm. Các xã hội nông nghiệp truyền thống đã từng sống dưới chiếc bóng hãi hùng của đói khát.Còn trong thế giới dư dật ngày nay, một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu lại là nạn béo phì mà nạn nhân là người nghèo(vốn phải thồn cho đầy bụng các thứ hamburger và pizza) hơn là người giàu (là những người chỉ ăn những món sà lách và trái cây “hữu cơ” (organic). Mỗi năm dân Mỹ chi cho thức ăn kiêng nhiều hơn số tiền cần để nuôi tất cả những người nghèo trên toàn thế giới. Béo phì đã tạo ra một chiến thắng đôi cho chủ nghĩa tiêu thụ: thay vì ăn ít, vốn sẽ làm cho kinh tế bị đình trệ, con người ăn quá nhiều và sau đó lại đi mua các loại thức ăn kiêng nhờ vậy mới giúp cho kinh tế găng gấp đôi.
Tại sao nền “đạo đức” tiêu thụ và nền “đạo đức” tư bản của các doanh gia cũng là một? Theo họ, lợi nhuận không nên bị phung phí, nhưng thay vào đó phải được đầu tư lại để sản xuất.Cũng như trong những thời kỳ trước, ngày nay lao động cũng được phân chia thành thành phần ưu tuyển và khối quần chúng. Ở Âu Châu vào thời Trung Cổ, giới quý tộc tiêu tiền một cách hoang phí trong các thứ xa xí phẩm, trong khi đó người nông dân sống thanh đạm, chắt chiu từng đồng xu nhỏ. Ngày nay, tình thế đảo ngược. Người giàu tính toán so đo trong việc quản lý tài sản và công cuộc đầu tư của họ trong khi người nghèo phải vay nợ để mua những chiếc xe và các thứmáy truyền hình mà họ thật sự không cần đến.

Nền “đạo đức” tư bản và tiêu thụ là 2 mặt của cùng một đồng tiền. Cả hai hợp lại thành một “giới điều”: với người giàu, giới điều tối cao là “hãy đầu tư”. Còn đối với chúng ta thì giới điều tối cao là “hãy mua sắm”.
Nhìn dưới một khía cạnh khác, nền “đạo đức” tư bản-tiêu thụ là một cuộc cách mạng.Trước kia, hầu hết các hệ thống đạo đức đều đề cao sự chiến đấu cam go. Con người được hứa hẹn sẽ vào thiên đàng, nhưng với điều kiện họ phải sống cảm thông và khoan nhượng, chiến thắng sự tham lam và cơn giận dữ cũng như giới hạn các quyền lợi ích kỷ của mình. Điều ấy quả là quá khó khăn đối với hầu hết mọi người. Lịch sử của các nền đạo đức là một câu chuyện buồn của những lý tưởng cao đẹp mà không ai có thể thực hiện được. Hầu hết các tín hữu Kitô đều không thể bắt chước Đức Kitô, hầu hết các phật tử đều thất bại trong việc đi theo Đức Phật và hầu hết các môn đệ của Đức Khổng Tử đều có thể khiến cho Ngài phải nổi giận!

Trái lại, ngày nay hầu như mọi người đều có thể sống theo lý tưởng tư bản-tiêu thụ. Nền đạo đức mới này cũng hứa hẹn thiên đàng nhưng với điều kiện người giàu phải tiếp tục tham lam và bỏ tiền ra để làm ra nhiều tiền hơn và đám đông quần chúng thì phải thả lỏng cho sự thèm khát và các đam mê của họ và ngày càng mua sắm nhiều hơn. Đây là thứ tôn giáo đầu tiên trong lịch sử trong đó các tín đồ sẵn sàng làm bất cứ điều gì họ được yêu cầu phải làm. Vậy thì làm thế nào để chúng ta biết rằng chúng ta sẽ được lên thiên đàng? Chúng ta đã thấy nó trên màn ảnh truyền hình rồi!

Yuval Noah Harari
Chu Văn

(Yuval Noah Harari, Sapiens, A Brief History of Humankind, Penguin Random House, UK 2011, trg 388-391)
Trích từ: https://hoang-dia.blogspot.com/


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.