Ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 4 tháng 7, 2013 tại Hoa Thịnh Đốn. Courtesynhững ngày này, người Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới và ngay tại xứ Cờ Hoa rộn
ràng đón ngày Lễ Độc Lập. Đã 237 năm trôi qua, mỗi khi đến ngày này, người Hoa
Kỳ lại vui vẻ tận hưởng không khí hội hè bên gia đình và bè bạn với những bữa tiệc
ngoài trời, đi du lịch nghỉ mát, ngắm pháo bông buổi đêm và nhất là không thể thiếu
những bài hát thể hiện niềm kiêu hãnh về một đất nước có nền độc lập, tự do và
dân chủ.
Ca khúc God bless the U.S.ACa khúc God bless the U.S.A (Chúa phù hộ người Mỹ) của nhạc sĩ Lee
Greenwood, bài hát này được viết vào năm 1984.
Với ca từ giản dị đúng chất “đồng quê” bài hát ca ngợi vẻ đẹp thanh bình, trù phú,
những người dân lao động cần cù, chăm chỉ và cả những miền đất nổi tiếng của
Hoa Kỳ.
Bài hát thể hiện sự tự hào và biết ơn đến những người lính dũng cảm đã ngã
xuống, để người dân Mỹ hôm nay được sống trong tự do, để thấy được lá cờ tổ
quốc bay phấp phới với lòng kiêu hãnh của cường quốc số 1 thế giới và hơn hết là
sự trân trọng và tôn kính đến bậc Chúa trời đã ban phước cho một dân tộc kiêu hùng.
Bắn pháo bông nhân ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 4 tháng 7, 2013 tại Hoa Thịnh Đốn. Courtesy VNPSMặc dù Hoa Kỳ mới chính thức bước sang tuổi 237, sau khi tuyên bố độc lập từ
Anh quốc và được công nhận là một quốc gia có chủ quyền, nhưng trên thực tế,
lịch sử của quốc gia này đã có từ lâu đời hơn rất nhiều. Theo khảo cứu, những
người Mỹ bản xứ có mặt tại Hoa Kỳ khoảng gần 2000 năm trước đây, khi
Christopher Columbus đặt chân đến Châu Mỹ năm 1492, lúc đó đã có khoảng 1,5
triệu người da đỏ sinh sống. Sự kiện Christopher khám phá ra Châu Mỹ được đánh
giá là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển và làm thay đổi bộ mặt của nhân loại.
Theo đúc kết, có 3 nguyên nhân chính tạo nên những dòng di cư đến Hoa Kỳ “sự
khắc nghiệt của tôn giáo, áp lực chính trị và khó khăn về kinh tế.” Theo lời của nhà
thơ Walt Whiteman thì Hoa Kỳ là một dân tộc gồm nhiều dân tộc, do vậy, trong
hành trang của mỗi người di cư đến miền đất hứa này, đều ít nhiều mang theo
những bản sắc văn hoá riêng biệt của dân tộc mình. Chính sự đa dạng của một đất
nước hợp chủng quốc như Hoa Kỳ đã hòa trộn để tạo nên sự phong phú, góp
nhập vào kho tàng văn hóa và tri thức đồ sộ, làm nên một bản sắc Mỹ.
Thưa quí vị, lá cờ của Hoa Kỳ có tên là Sao và Sọc, bởi trên đó, có 13 sọc ngang
tượng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địa thời mới lập quốc và 50 ngôi sao tượng
trưng cho 50 tiểu bang hiện giờ. Cờ của Hoa Kỳ được thể hiện bởi 3 sắc màu:
xanh dương, trắng và đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết và lòng dũng cảm,
màu trắng thể hiện sự tinh khiết, trong sáng của cuộc sống và tinh thần, trong khi
xanh dương lại là biểu tượng của lòng trung thành và chân lý.
George Washington, vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từng lý giải về ý nghĩa của
lá quốc kỳ:
Chúng ta lấy các tinh tú từ Thiên đàng, và màu đỏ từ mẫu quốc (Anh quốc), lá cờ
được phân chia bằng các sọc trắng, để chứng tỏ rằng chúng ta đã tách rời khỏi
mẫu quốc, và những sọc trắng sẽ được truyền lại cho thế hệ mai sau như là biểu
tượng của Tự do.
Cũng giống mọi quốc gia, lá cờ của Hoa Kỳ cũng có một ý nghĩa rất quan trọng về
đời sống tinh thần, bởi đó là biểu tượng của biết bao thế hệ đã ngã xuống để giành
lấy nền độc lập. Các buổi lễ trang trọng thường được bắt đầu bằng những lời chào
cờ rất thành kính như: "Tôi xin thề trung thành với lá cờ của Hợp chúng quốc Hoa
Kỳ, và với nền Cộng hòa mà lá cờ đại diện. Một quốc gia dưới Thượng đế, không
bị chia cắt, với tự do và công lý cho mọi người"
Bài Quốc Ca của Hoa KỳBài Quốc Ca của Hoa Kỳ. Thưa quý vị, Quốc Ca của Hoa Kỳ có tên Lá Cờ Ánh
Sao Chói Lọi, phần lời được viết vào năm 1814 bởi luật sư và là nhà thơ nghiệp dư
Francis Scott Key sau khi ông chứng kiến cảnh pháo đài McHenry bị quân Anh
oach tạc trong Cuộc chiến 1812, phần nhạc do một soạn nhạc người Anh có tên
John Stafford Smith viết. Bài hát này trở thành quốc ca chính thức sau khi Quốc hội
Hoa Kỳ thông qua vào năm 1931.
Trong cuốn sách của nhà văn Jean Pierre Fichou được dịch sang Tiếng Việt có
tựa Văn minh Hoa Kỳ đã kết luận:
Tất cả những ai, dù ở phương trời nào, khi đến Mỹ đều được khuôn đúc thành một
khối. Những con người hướng tầm nhìn và bước chân đến miền “đất hứa” không
chỉ mang theo thân xác, ý chí khẳng định mình, mà còn gói trong hành trang văn
hoá của dân tộc họ. Tuy nhiên, khi đến đây - đối diện trước một tồn tại mới, bắt
buộc họ phải tẩy rửa những vết tích quá khứ để hội nhập và “đeo bám”, để “rượt
đuổi” và tìm kiếm sự thành công.
Cũng có lẽ vì vậy, mà tại Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất trên thế giới có một khái niệm
“melting pot” nghĩa là sự hòa trộn của các nền văn hóa được diễn tả như một cái
nồi súp nấu chảy mọi thứ hòa trộn vào nhau.
Về mặt văn hóa là thế, nhưng tính riêng mỗi cá nhân, phương châm sống của
người Mỹ là thân lập thân, họ quan niệm rằng, giá trị hữu dụng không thể có được
từ một sự may rủi nào mà đó phải là kết quả của sự nỗ lực cá nhân. Cũng vì quan
niệm này mà tại Hoa Kỳ, đứng trước giá trị tiền bạc, mọi người đều bình đẳng như
nhau và họ luôn đề cao giá trị của cá nhân và đó chính là “cá tính Mỹ.”
Và thưa quí vị, cùng trong không khí rộn ràng đón ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, chúng
tôi xin được tản mạn đôi lời về đất nước và con người Hoa Kỳ. Một quốc gia vốn
được coi là hội đủ 3 nhân tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa và là miền đất hứa cho
bao người muốn tìm đến chân lý thực sự của tự do, dân chủ và công bằng.
Source: RFA
Sửa bởi người viết 07/07/2013 lúc 08:56:35(UTC)
| Lý do: Chưa rõ