logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/07/2019 lúc 11:49:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
Đó là một trong những cách giáo dục con trẻ của người VN.
Có nhiều cách dạy trẻ: cưng nựng, khuyên bảo, van lơn. Nói gì đến trẻ con, ngay như người lớn, ai cũng thích được đối xử dịu dàng, được nghe lời nói nhẹ nhàng. Lời nói không mất tiền mua. Mật ngọt chết ruồi mà.
Nhưng đôi khi lời nói không cứu vãn được tình thế khi gặp trẻ lỗi nặng, gặp trẻ ương bướng. Hoặc cha mẹ vất vả bận rộn kiếm ăn, đâu có thì giờ tìm hiểu nguyên nhân, tình cảm của con em. Dạy dỗ nhẹ nhàng mãi không được thì cách cuối cùng là mạnh tay. Chỉ cần sau câu nói: “Tao biểu sao mày không nghe lời tao?”, thế là tát, đánh… đứa trẻ ăn đòn ngay.
Thời xưa, gia đình đông con, cháu lại sống tạm đại đồng đường. Làm gì có sách báo về tâm lý trẻ con, giáo dục giới tính, kỹ năng dạy con… Thông thường sau vài lần khuyên bảo là… đánh. Hư quá là phải đập. Nằm sấp xuống đánh vào mông bằng chổi lông gà, dùng thước khẻ vào bàn tay, nặng hơn nữa là quất túi bụi cây chổi quét nhà vào lưng… Chắc là thời ấy bị đánh là chuyện thường tình nên trẻ con đành chịu mà không oán thán. Từ thầy cô dạy học đến cha mẹ, ông bà, cô dì chú bác, miễn vai vế là người lớn đều có quyền xuống tay.
Vì thế những vật dụng dùng để đánh đòn đều trở thành biểu tượng quen thuộc một thời. Đó là roi mây, thước kẻ, chổi lông gà…
Những vật này nay gần như không thấy. Chổi lông gà giờ ít ai dùng vì được thay thế bằng chổi nylon tước sợi, chổi nylon cũng ít được dùng vì đã có máy hút bụi. Roi mây mới thực là cực hiếm, chỉ đôi khi có thể tìm thấy ở hàng bán chổi đót bày thêm cho vui chứ không ai lăm lăm cái roi mây để hăm dọa chứ đứng nói đến đánh. Mất biệt hẳn chẳng ai còn dùng cây thước kẻ bằng gỗ vuông góc bốn cạnh bốn màu khẻ vào lòng bàn tay đau điếng.
Xưa có câu Mấy đời bánh đúc có xương, nên các bà mẹ kế thường bị mang tiếng là ghét bỏ con chồng. Để tránh điều tiếng ác độc này, nhiều bà mẹ kế bỏ mặc, không dám hoặc không thèm dạy dỗ hay bảo ban con chồng. Đó là ghét cho ngọt, cho bùi.
Tức là ghét nên mới không tích cực uốn nắn chứ thương thì đã dạy bằng… mọi cách rồi. Dĩ nhiên sau cách nói ngọt tiếp theo là đòn roi.
Trẻ ngày xưa chỉ có ham chơi đánh đũa, bắn bi, tắm sông, leo cây… bị đánh là sợ rồi. Và bày ra cách đối phó như ôm chặt chân ông bà hay lót tấm mo cau vào mông, đánh vào chỉ nghe bồm bộp.
Nhưng thời buổi hiện đại này thì khuyên lơn, đánh đập không có tác dụng gì với trẻ không chỉ ham chơi biếng học bình thường mà nghiện game, nghiện ma túy… gây ra gây ra những hậu quả nặng nề như trộm cắp, giết người cướp của.
Thành phố làm gì có roi, có mo cau nên có nhiều cách trừng phạt khác. Xích, trói là vậy nhưng hễ xổng “chuồng” là tìm đến quán net. Đã có nhà phải mang con đến cảnh sát nhờ… giữ hộ.
Cho roi cho vọt lắm khi lại đưa tới kết quả ngược lại. Vừa rồi, một người cha ở quận 8 bận đi kiếm sống, một mình quần quật mưu sinh không có thời gian trò chuyện tìm hiểu, khóa trái cửa nhốt con ở nhà, cậu bé tám tuổi hay bị cha quát đánh, trèo qua cửa số trên gác rồi đi lang thang, may mắn gặp người tốt bụng đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội. Sau bốn tháng bỏ công ăn việc làm đi tìm kiếm, người cha khốn khổ mới gặp được con nhưng cuối cùng cũng phải nhờ trung tâm tiếp tục nuôi hộ vì sợ thằng con bỏ nhà đi lần nữa thì chắc mất tích luôn.
Quan điểm thương cho roi vẫn tồn tại đến nay. Có điều không phải chỉ vài ba roi lấy lệ để thị oai mà lắm khi đòn roi quá đà.
Hai vợ chồng ở quận Tân Phú ly dị, chồng mang con trai về nuôi. Bé trai thường xuyên bị cha đánh đập dã man đổ máu đến nhiều lần bất tỉnh, khuôn mặt chi chít vết sẹo, dấu vết của những trận đòn. Bé nhiều lần bị cha bắt cởi áo quần rồi dùng dây điện quất xối xả đến rách da, chảy máu; bắt đặt bàn tay lên nền nhà rồi dùng chày giã ớt nện chảy máu, đến nỗi bàn tay không cầm nắm gì được. Thật còn hơn trả đòn thù.
Trong giờ học Công nghệ, một nữ sinh ở quận Tân Phú do không thuộc bài, bị cô giáo chập “một nắm” thước kẻ của học sinh đánh vào mông dù nữ sinh có van lơn đánh vào tay. Vốn có bệnh động kinh, nữ sinh này đã ngất xỉu và tử vong. Ở Lạng Sơn, một học sinh lớp 1 bị cô giáo đánh đánh tới mức hỏng thủy tinh thể… Những tai nạn này kể hoài không hết.
Học sinh ở các lớp lớn biết phản ứng khi bị đánh nhưng trẻ nhỏ thì chịu thua. cô giáo trông trẻ ở trường mầm non tư thục huyện Gia Lâm, Hà Nội, tát liên tiếp cháu bé chỉ vì cháu không chịu nuốt. Bị đánh ở trường mầm non thường là những trẻ biếng ăn, ngậm muỗng cơm chảy nước chưa chịu trôi. Còn bao nhiêu việc tiếp theo, cô giáo sốt ruột, đợi không nổi nên hối thúc bé ăn bằng cách tát, đánh…
Lớp lớn hơn không thể đánh tát được nên giáo viên dùng nhiều hình phạt khác.
Một trong những cách hữu hiệu và quen thuộc từ xưa đến nay là chép phạt. Đời học sinh có ai chưa từng không chép phạt. Cách này lại không đụng chạm đến thân thể học sinh nên đỡ mang tiếng, Vì thế giáo viên tận dụng việc chép phạt. Tuy nhiên chép phạt ít quá thì không gọi là phạt được. Chép nhiều mới ra hình phạt. Một học sinh không thuộc bài bị cô giáo bắt chép phạt một trăm lần, ngồi chép cả cuốn tập một trăm trang, không còn thời giờ cho các môn khác. Em học sinh chép mỏi tay và mắc cở với bạn bè quá nên hậu quả là bỏ học luôn đi làm phụ hồ.
Ở Huế một cô giáo trong giờ dạy thế cho đồng nghiệp, vì lớp quá ồn ào nên đã giữ yên lặng bằng cách ra lệnh học sinh ngậm bút chì ngang miệng trong vài phút cuối giờ. Thế nhưng khi nghe con cái về kể, phụ huynh nhao nhao phản đối khiến cô giáo bị kiểm điểm, phải xin lỗi toàn lớp và tất cả phụ huynh học sinh.
Trước đó, ở Long An, một cô giáo phạt học sinh quỳ gối liền bị phụ huynh học sinh bắt phải quỳ gối xin lỗi lại. Đã bị phụ huynh học sinh làm nhục, sau đó cô này còn bị cảnh cáo vì đã bôi xấu hình tượng của nghề sư phạm.
Xưa học sinh bị bắt phạt là chuyện… thường tình: chép phạt, quý gối, đứng úp mặt vào tường, ngậm cây bút, chạy vòng quanh sân trường, thụt dầu, đánh vào mông, khẻ vào bàn tay… Học sinh sợ thày một phép. Quân sư phụ mà. Không thầy đố mày làm nên… Có sợ mới ngoan, mới nên người.
Bây giờ khác rồi.
Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm trong ngành giáo dục quy định phạt từ mười đến ba mươi triệu đồng đối với việc ép buộc học sinh học thêm, xúc phạm danh dự nhà giáo, xâm phạm thể học sinh…
Quyền trẻ em đã đưa vào luật. Trong đó có quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.
Thật ra Quyền Trẻ Em được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, có cả trong chương trình học, nhưng học như mọi môn học, chẳng ai, cả người lớn lẫn trẻ em ý thức áp dụng những điều luật ấy trong thực tế.
Không được xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em… nói gọn lại là không được… đánh, trói, xích…
Nhiều người trung niên nhớ lại dạy dỗ bằng cách đánh đòn thời xưa coi bộ hiệu quả hơn giáo dục tâm lý bằng sách vở bây giờ.
Thế nhưng ngày xưa thày phạt trò, có quê lắm thì chỉ trong phạm vi lớp đám bạn nhìn thấy, trong gia đình vài ba người nhìn. Bây giờ chỉ trong nháy mắt, clip tung lên cho toàn thế giới coi. Sự việc mở rộng. Thiên hạ đâu có im lặng coi mà các anh hùng bàn phím còn comment vào đó đủ lời ác ý chuyện bé xé to. Cả người lớn lẫn con nít biến thành miếng mồi cho dư luận.
Những biện pháp giáo dục rất hữu hiệu ở quá khứ đã không còn thành công ở hiện tại. Bối cảnh khác, thời thế khác, nên có những biện pháp đã rất thành công trong quá khứ lại có thể phản tác dụng trong thời hiện đại.
Do việc hạn chế sinh đẻ thời gian dài nên các gia đình toàn ít con, con cháu cưng chiều quá sinh ngỗ ngược. Thành thử học sinh cứ thoải mái bướng, không chịu học nhưng giáo viên vẫn tươi cười cho qua, để khỏi phải đụng chạm với phụ huynh, để cô còn đạt danh hiệu “cô giỏi trò ngoan”.
Các giáo viên than thở không phải vì kém yêu thương học sinh, không phải vì kém nhiệt tâm mà bởi lớp học quá đông. Một lớp thường trên bốn mươi học sinh nhét vào trong gian phòng chật chội. Lũ trẻ không thể nào ngồi lặng yên như tờ suốt một tiết học bốn mươi lăm phút. Vì thế chúng rì rầm nói chuyện, cãi nhau, đánh nhau, xoay qua quay lại… Giáo viên vất vả để ổn định trật tự chứ chưa nói đến giảng bài, để theo kịp chương trình, để học sinh học giỏi, kẻo phụ huynh và ban giám hiệu cằn nhằn. Bao nhiêu thứ áp lực đè lên, nếu không áp dụng một vài hình phạt thì giờ học làm cách nào cho qua!
Học trò quý tử hơi chút là về mách cha mẹ. Không cần biết ất giáp, cha mẹ liền đâm đơn lên ban giám hiệu hay tiện nhất là lên facebook chửi bới ỏm tỏi.
Thôi thì lành nhất, giữ ấm thân là thầy cô giáo chỉ lo phần giáo án của mình còn đứa trò nào khó dạy thôi mặc kệ, cứ nương tay cho nó lên lớp, rồi hậu quả thì thầy giáo lớp trên gánh chịu!!!
Thể dục thể thao, nhạc, họa… giỏi cách mấy cũng chỉ tính là môn phụ, Chỉ học chữ mới tính là môn chính vùi đầu vào học. Học sinh làm biếng thì giáo viên chỉ còn thúc bằng cách phạt. Thật ra khi phạt, nhiều giáo viên cũng hỏi ý kiến phụ huynh. Biết tính cách con mình nên phụ huynh xin thầy cô cứ thẳng tay. Nhưng phạt rồi, cũng phụ huynh ấy lại vác đơn đi kiện tới nơi tới chốn.
Nghề giáo bây giờ khắc nghiệt và nguy hiểm lắm. Tai nạn nghề nghiệp xíu là mất hết sự nghiệp, danh dự, mất việc luôn bất cứ lúc nào… Phụ huynh cũng không được đánh con cháu, không phải vì ý thức về quyền trẻ em mà tụi nhỏ bỏ nhà đi lúc nào không biết. Kiếm không ra thì cha mẹ ăn năn cả đời.
Thật khổ, buộc phải cho ngọt thôi…!
SGCN

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.068 giây.