logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 27/07/2019 lúc 09:43:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Chuyện cái lu
Tri thức bàn địa hay “kinh nghiệm dân gian”?
Chiều ngày 12/7/2019, trong phiên họp HĐND TPHCM, bà đại biểu (tức Nghị viên Hội đồng Thành phố) Phan Thị Hồng Xuân, chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam Và Các nước Đông Nam Á; phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học Và Nhân học TPHCM; giảng viên Khoa Đô thị học trường ĐH Khoa học Xã hội Và Nhân vănTPHCM(trường ĐH Văn Khoa cũ); đã đưa ra kế hoạch chống ngập lụt khi trời mưa bằng cách trang bị cho dân chúng… những cái lu để hứng nước!
Kế hoạch trên đây đã khiến cho dư luận dân chúng xôn xao, nhiều ý kiến cho rằng đó là một kế hoạch khôi hài, không thể chấp nhận được, vì làm sao có thể trang bị được lu cho cả thành phố, mà dù có trang bị được thì các lu đó có thể chứa hết nước trong các trận mưa hay không? Nói chung, bà đại biểu HĐNDTP bị chế giễu, phê bình, chỉ trích dễ sợ đến mức bà phải gặp gỡ các phóng viên báo chí để thanh minh thanh nga về cái kế hoạch “chống ngập bằng lu” của mình. Sau đây chúng ta thử xem một vài ý kiến chế giễu của dư luận khiến bà Hồng Xuân và các nhà khoa học phải lên tiếng.
Các ý kiến châm chọc
“Bà Phan Thị Hồng Xuân, nay có biệt hiệu “Nàng Lu”, kể rằng ở nông thôn, trước sân mỗi nhà luôn có cái lu nước rất to để đựng nước. Cách nói của bà rõ ràng là giọng điệu một con người bụng đầy chữ nghĩa. Thay vì nói “cái lu dùng được nhiều việc, có thể chứa nước mưa” bà lại nói “cái lu có nhiều tính năng, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa”.
Lối nói văn hoa xứng đáng với các danh hiệu của bà: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân Tộc Học Và Nhân Học TPHCM, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam-Đông Nam Á, giảng viên đại học…
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, một người dân có thể sẽ phải đi mua lu về để chống ngập nếu “đề xuất” của bà Xuân được chấp thuận, đã đặt tên bà là Nàng Lu và viết tám câu thơ lục bát:
“Dáng em thoai thoải hình lu
Khum khum hình vại, lù lù hình chum
Sài Gòn mưa ngập tùm lum
Em xúi mua vại, mua chum, thật… hài!
Xứ ta có lắm người tài
Tiến sĩ chum vại giải bài toán ta
Cả đêm nghĩ mãi không ra
Tại sao chống ngập lại là Nàng Lu?”
Trước chuyện Nàng Lu Chống Lụt, bao nhiêu người dân thành phố đã xuất khẩu thành thơ. Cho nên, nhà thơ Nguyễn Tiến Tường tả những hậu quả của kế hoạch Dùng Lu Chống Lụt như thế này:
UserPostedImage
“Chị Xuân có một cái lu
Mùa đông đựng nước mùa thu đựng cồn…
Sài Gòn nước ngập lút hồn
Chị khuyên dân phải đổ dồn vào lu
Dân tình mắng chị “ngờ-u”
Thật là cay đắng cho lu lẫn hồn
Khổ thân chị Tiến ôm đồm
Đi săn bọ gậy hết bồn tới lu”
“Chị Tiến” trong câu thơ nhắc đến tên bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng bộ Y Tế, người sẽ phải lo ngăn ngừa bệnh sốt rét nếu muỗi đến đẻ trứng trong những cái lu chống lụt của chị Xuân. Trứng muỗi nở ra con loăng quăng, còn gọi là bọ gậy, chị Tiến sẽ phải lo đi diệt những con bọ gậy của Nàng Lu.
Nhà thơ Nguyễn Tiến Tường quá lo xa. Bà Hồng Xuân là người đã đưa ra sáng kiến Dùng Lu Chống Ngập thì bà cũng đủ thông minh để yêu cầu Hội Đồng Nhân Dân TPHCMra kế hoạch… cấm muỗi không được sanh đẻ. Nếu bà Kim Tiến muốn nhúng tay vào để phục vụ nhân dân thì bà có thể “triệt sản” cho những con muỗi đực muỗi cái, không cho chúng sinh đẻ nữa!
Nhưng nhân dân Sài Gòn không thấu triệt sáng kiến của bà Hồng Xuân, còn lời qua tiếng lại nhiều quá, cho nên bà đại biểu giận dỗi, không chơi với họ nữa. Bà sẽ tuyên bố từ chức cho họ biết tay!
Sự thực, đằng sau vụ bà Hồng Xuân đe doạ sẽ từ chức còn nhiều “sự cố phức tạp”. Bởi vì bà Hồng Xuân còn là Trưởng Khoa Đô Thị Học của Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn TPHCM. Đứng đầu môn Đô Thị Học, bà đang dạy dỗ sinh viên các phương pháp xử trí các vấn đề đô thị. Mai mốt các sinh viên này sẽ giữ trọng trách làm sao cho dân sống trong các thành phố được an toàn.
Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, đã ngăn ngừa nạn kẹt xe bằng cách mỗi ngày chỉ cho các xe có bảng số chẵn hay lẻ được chạy, nhờ vậy mà nạn kẹt xe được giảm bớt một nửa. Nay, “sáng kiến” chống ngập bằng lu của bà PGS Tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân đâu có thua gì sáng kiến chống nạn kẹt xe của Trung Quốc!”.

Ý kiến thanh minh của bà Hồng Xuân

Để trả lời trên báo chí, bà Phan Thị Hồng Xuân cho rằng biện pháp ”dùng lu chống ngập” của mình không hề sai, nhưng cách nói dân dã đã làm một số người hiếu lầm và chế giễu.
Theo bà Xuân: “Đề xuất dùng lu chống ngập là kinh nghiệm dân gian chứ không phải do tôi suy diễn”.
Bà Xuân giải thích, ý bà muốn nói rằng chính quyền TP.HCM, bên cạnh các giải pháp công trình và phi công trình thì có thể ứng dụng từ văn hóa bản địa, trang bị cho mỗi nhà dân hoặc một cộng đồng những cái lu lớn có tính thẩm mỹ để bà con phấn khởi, có thể hứng bớt lượng nước mưa, góp phần làm giảm ngập lụt do mưa.
Bà cho biết kinh nghiệm nói trên bà đúc rút từ Nhật Bản và Philippines, những nơi đã được áp dụng rất thành công nhờ phương pháp ”tích nước” khi mưa to.

Nếu dùng những chiếc lu để “chống ngập” thì lu phải rất lớn?

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, phó chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, nói về giải pháp chống ngập nói trên: “Tôi lấy ví dụ ở miền núi phía Bắc, nhiều địa phương đã xây dựng cái lu, cái bể chứa nước mưa rất hiệu quả. Hệ thống này ở vài vùng còn được cả Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) ủng hộ, tham khảo thêm kinh nghiệm để phổ biến và đã khai triển trên vùng cao rồi. Họ dùng các chum lớn, các bể, các hồ chứa, đến mùa mưa thì lấy nước tích trữ vào đấy. Đến mùa hạn, các gia đình lấy nước mưa đó ra dùng. Rất nhiều nơi ở Lào Cai, nơi tôi nhiều năm làm Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch đã làm như thế.
Nhưng còn chống lụt bằng lu thì tôi chưa rõ. Có thể những cái lu, bể chứa, hồ chứa mà lớn thì cũng có tác dụng, nhưng phải lu to mới được, chứ không phải bà ấy dùng từ “lu” mà chúng ta hiểu là lu nhỏ thì không ăn thua. Bây giờ bạn đến cái dinh thự khổng lồ của gia đình Hoàng A Tưởng ngày trước ở huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai sẽ thấy. Với 20 ngôi nhà, họ xây 2 bể chứa nước mưa, tích trữ toàn bộ nước mưa từ các mái nhà khi mùa mưa đến, rồi tới mùa không có mưathì nọ sử dụng. Kinh nghiệm ”chứa nước” ở dinh thự này rất hay.
Ở miền Nam, tôi chưa biết rõ cụ thể thế nào. Nhưng có thể tính đến kinh nghiệm của người Nhật. Họ làm các bể chứa ngầm rất hiệu quả. Trở lại câu chuyện trên vùng cao mà tôi đã nhiều năm nghiên cứu. Để xảy ra lụt rồi thì rất khó khắc phục. Phải ngăn chặn mưa lũ, ngập lụt bằng cácn trồng và bảo vệ rừng. Chứ để mất rừng thì rất gay go. Chuyện tích nước, chống lụt ở TP. HCM thì không đơn giản, vì mưa bây giờ to hơn, lớn hơn, thời tiết diễn biến cực đoan hơn, lại thêm triều cường nữa, nếu tính đến bể chứa thì phải là bể rất lớn mới được. Như bên Nhật hay Malaysia họ đã làm mà chúng ta đã biết qua báo chí, truyền hình, mạng internet.
Trên vùng caocủa VN họcó những cái bể chứa nước, có nơi xây như cái chum khổng lồ, có nắp đậy đầy đủ. Khi có mưa người ta cho nước vào, sau đó đậy nắp lại để chống muỗi và côn trùng nói chung. Giả dụ muốn dùng cái lu lớn kia cho Sài Gòn, nơi này chật hẹp, lấy đâu ra diện tích để xây được hàng loạt những cái “lu” như thế. Cùng lắm thì nhà nào rộng có 4 – 5 tầng và có “giếng trời” thì mới có thể làm bể được thôi.
Còn Phó GS,TS Khoa học Vũ Cao Minh, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Địa chất VN nói về chuyện chống ngập bằng lu: Theo tôi, có thể hiểu câu nói của chị Xuân như thế này. Nếu hiểu theo ý nghĩa cụ thể thì đúng là việc chống ngập lụt bằng lu không có hiệu quả. Mỗi gia đình một chiếc lu chẳng hạn, mỗi lu không tới một khối nước thì không đáng kể gì so với lượng nước gây ngập lụt, cho nên dễ gây phản ứng gọi là buồn cười một tí.
Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa sâu rộng hơn, cái lu kia là chỗ để chứa nước thì lại khá hay. Chứa nước có nhiều kiểu, ví dụ từ quy mô nhỏ là mỗi gia đình khi xây nhà cửa, công ty xây chung cư hay biệt thự thì đều làm một cái bể chứa nước, có quy mô đến hàng chục khối hay trăm khối, tích tiểu thành đại thì có có tác dụng giảm ngập lụt ít nhiều. Tức là anh có thể dùng mái nhà anh hứng rồi có đường dẫn nước đưa vào các bể chứa. Như vậy, anh có thể sử dụng được. Tùy vào chất lượng nước, anh có thể dùng để tưới cây, nếu sạch thì có thể dùng để ăn.
Nếu quy mô lớn hơn thì có thể làm các bể ngầm. Chúng ta có thể học tập một số nước như Nhật Bản, họ cũng có những công trình ngầm để chứa nước thì quy mô đó cũng rất tốt. Điều đó có nghĩa là làm hồ trữ nước cho một khu đô thị để dồn nước mưa vào đấy. Còn có một hình thức khác là trữ nước ở dạng ngầm. Nghĩa là tăng cường nước từ hồ cho tầng nướcngầm, nó giảm nước bị khai thác.
Ý kiến của quý vị GS, PGS, TScòn nhiều nhưng chúng tôi xin tạm ngừng kẻo đọc nhiều sợ quý bạn sẽ… mệt. Bây giờ xin chuyển sang câu chuyện thứ hai: bức tâm thư đặc biệt của cô dâu 62 tuổi Lê Thị Thu Sang trả lời những người chỉ trích cô sau khi cô làm đám cưới rất “hoành tráng” với chú rể 26 tuổi Triệu Hoa Cương ở Cao Bằng.
“Tôi là bà già giàu có, 62 tuổi, làm đám cưới với cậu thanh niên 26 tuổi đấy, có gì sai đâu?”
Trở lại câu chuyện cái đám cưới hoành tráng ở Cao Bằng Đoàn Dự đã từng trình bày rồi.
Trong cái đám cưới được tổ chức vào sáng ngày 20/9/2018, “cô dâu” 62 tuổi Lê Thị Thu Sao (ngụ tại phường Sông Bằng, TP Cao Bằng) mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Dao Đỏ của chồng là anh Triệu Hoa Cương (ngụ tại huyện Thạch An). Bộ trang phục này đã được truyền 3 đời, từ bà nội, mẹ chồng, và bây giờ đến nàng dâu là chị Thu Sao.
UserPostedImageChị Thu Sao với bộ trang phục Dao Đỏ chờ giờ đón dâu
Trước đó, chị Sao là góa phụ gần 8 năm. Chị sống với 2 con gái, mở tiệm spa làm đẹp cho khách và một quán cà phê nho nhỏ rất đông khách. Cuộc sống của chị bỗng xôn xao khi hai tháng trước, cơ quan chức năng bỗng để lộ thông tin chị đến đăng ký kết hôn với “chú rể” 26 tuổi, kém chị tới 36 tuổi, gia cảnh không mấy môn đăng hộ đối. Chị trở thành tâm điểm của sự chú ý, đồng tình thì ít nhưng phê bình, chỉ trích, chế giễu thì nhiều.
“Cô dâu” 62 tuổi này nói: “Mọi người chỉ trích thậm tệ, có lúc tôi tưởng không thể vượt qua được. Nhưng rồi chồng tôi trấn an:“Mọi người càng ném đá thì mình càng phải cố gắng đứng lên, sống cho chính mình. Có tình yêu là có tất cả”.
Chị cũng cho biết nhà chồng rất quý mến và coi chị như người trong nhà, điều đó khiến chị vững tin và quyết định làm đám cưới.
Trước đây anh Triệu Hoa Cương – một thợ xây –là khách quen thường đến uống cà phê tại quán của chị. Trò chuyện rồi dần dần họ thông cảm với nhau. Một năm trở lại đây, chị Thu Sao thường qua nhà anh Cương cách đấy tới 30 km chơi. Có khi một tuần chị tời 2 – 3 lần nhưng chưa bao giờ nghĩ là hai người sẽ tiến tới hôn nhân mà đó chỉ là tình chị em.
UserPostedImageĐám cưới giữa anh Hoa Cương và chị Thu Sao, có hai con gái chị tham dự
Nhưng rồi một hôm, đi chơi trên cánh đồng hoa mua, anh Cương bỗng tỏ tình với chị và ngỏ lời cầu hôn. Chị Sao từ chối vì cảm thây không vừa đôi phải lứa. Anh Cương rất buồnnhưng không nản chí. Anh chịu khó làm ăn, quan tâm tới chị nhiều hơn, dần dần chinh phục được chị và hai người tổ chức đám cưới rất hoành tráng vào ngày 20-9-2018 như đã nói trên. Mặc dầu bà mẹ chồng 56 tuổi, kém chị 6 tuổi, bố chồng kém chị 2 tuổi, khi chị quỳ xuống dâng 2 tách trà lên bố mẹ chồng,trông có điều gì đó không phù hợp, nhưng ông bà và cả gia đình nhà chồng vẫn quý mên chị. Chị Sao cho biết, 2 cô con gái riêng của chị cũng rất quý “bố dượng Hoa Cương” và rất thông cảm với việc “bước đi bước nữa” nữa của mẹ, nên hôm đám cưới cả 2 cháu đều có tham dự. Sau đây là bức tâm thư chị Thu Sao đăng trên Facebook để trả lời những người vẫn chỉ trích chị.
UserPostedImageĐôi uyên ương 62 – 26 tuổi chuẩn bị cắt bánh cưới

Bức thư đặc biệt và rất hay trên trang cá nhân của chị Thu Sao
“Đúng. Các bạn nói đúng hết. Tôi là một bà già lắm tiền, mua trai trẻ. Chồng tôi là một thằng dân tộc lười biếng. Tôi bằng tuổi bà nội của anh ấy ư? Cũng đúng nữa.
Hôm nay, tôi dành cho các bạn phần đúng hết. Và từ 9h sáng, comment nhiều quá, tôi không còn đủ sức để đọc và xoá đi nữa.
Các bạn à. Tôi không may mắn được như các bạn để được sống bên cạnh người chồng trước của tôi, cùng nhau đi đến cuối cuộc đời. Chồng tôi đã mất và tôi một thân một mình làm ăn, chèo chống. Cũng như những người đàn bà kém may mắn khác, tôi không còn cách nào và tôi vẫn phải cố gắng vượt qua.
Nếu tôi may mắn được như các bạn. Được có chồng bên cạnh, được khi đau ốm có người quan tâm, chia sẻ. Nếu tôi may mắn có được hạnh phúc giản đơn như một con người bình thường. Hoặc nếu tôi cướp chồng người khác hay tôi ăn mất của nhà bạn cái gì thì bạn chửi rủa tôi thế nào tôi cũng xin lắng nghe hết. Tôi nghe, để tôi biết mình sai, và chắc chắn là tôi sẽ sửa.
Nhưng trong câu chuyện này, thực lòng tôi không biết mình đã sai ở chỗ nào?
Câu chuyện bắt đầu là do ban Tư pháp xã để lộ việc đăng ký kết hôn của chúng tôi. Chứ trước đó cuộc sống của tôi hoàn toàn bình yên mà. Tôi đủ từng trải để hiểu đời và đón nhận mọi thứ. Nhưng người tổn thương là chồng tôi.
Tiếp theo là dư luận. Theo các bạn, thực sự các bạn mong muốn điều gì ở tôi? Tôi tin chắc một điều rằng tôi có chết đi thì các bạn vẫn không ngừng chửi rủa đâu. Bời vì tôi đang sống rất hạnh phúc bạn cũng không tha chửi rủa.
Các bạn à. Đời sống chỉ có một lần thôi. Nếu bạn đủ bao dung như lời bạn nói thì có thể bao dung nốt giùm tôi rằng bạn nhường chồng bạn cho tôi được không? Già hơn tôi hay đui què sứt mẻ cũng được. Vì đó là điều bạn cho rằng tốt thì chắc chắn tôi sẽ làm và sẽ đón nhận. Nhớ nhường cho tôi người đàn ông bạn yêu thương nhất ấy nhé. Vì bạn sẵn lòng bao dung mà. Hoặc có thể thì khi tôi về già hoặc đau ốm, bạn qua nấu giùm tôi một bát cháo được không?
Lớn tuổi, ai rồi cũng sẽ khác đi. Chỉ có thời gian là không thay đổi và chắc chắn tôi cũng giống như bạn, sẽ phải già đi và sẽ đau ốm.
Hoặc, nếu bạn đã từng từ bỏ hết cảm xúc cũng như sự đau khổ của bản thân để lo cho người đàn ông của bạn mà rất khó khăn mới tìm được nhau, và nếu bạn chấp nhận từ bỏ họ như bạn đã khuyên tôi thì tôi sẽ nghe theo bạn.- Thu Sao
Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.