logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/07/2019 lúc 03:00:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sự kiện người Mỹ đáp lên mặt trăng trong chuyến bay Apollo 11 vào ngày 20 Tháng 7 năm 1969, đúng 50 năm trước, được xem như một kỳ công kỹ thuật, và làm thay đổi hầu như tất cả mọi quan niệm cũng như sự tưởng tượng mà con người có thể nghĩ ra khi nói tới lãnh vực khoa học. Nó còn là một sự kiện truyền thông có một không hai, với số lượng khổng lồ người theo dõi trực tiếp trên truyền hình mà có lẽ chỉ có sự kiện khủng bố 9/11 mới có thể sánh bằng. Và đương nhiên sự kiện đáp lên mặt trăng đã truyền cảm hứng cho những thế hệ khoa học gia sau đó với niềm đam mê khám phá không gian để rồi đưa tới cuộc chạy đua thám hiểm không gian như hiện nay.
Sự thành công của chuyến bay Apollo 11 là một ví dụ điển hình cho những thành quả khoa học vượt bực mà Hoa Kỳ đạt được, và thành quả này sẽ không thể có nếu như người Mỹ ngại tốn kém và không dám chấp nhận rủi ro.
Chương trình không gian Apollo chính là cao điểm của thời đại mà người Mỹ nghiễm nhiên giao phó cho chính phủ tất cả mọi công việc và quyền quyết định khi cần phải đối phó với những thử thách lớn. Chi phí tổng cộng cho chương trình không gian là $25 tỷ, nếu tính ra trị giá ngày nay sẽ là gần $600 tỷ, chiếm một phần không nhỏ của tổng sản lượng nội địa (GDP) của quốc gia. Kể từ đó đến nay, nước Mỹ chưa từng thực hiện thêm một chương trình thí nghiệm nào có mức độ tham vọng hay tốn kém cao đến như thế.
Ngày nay, người Mỹ vẫn còn mang trong người tinh thần chấp nhận rủi ro đó khi phải đối phó với những thử thách lớn, nhưng họ không ngồi chờ chính phủ làm thế cho họ như trước đây nữa. Năm 2015, theo như những dữ liệu mới nhất có được, nước Mỹ dành ra 2.7% GDP cho công việc nghiên cứu và phát triển, ngang bằng với năm 1966. Nhưng hồi đó, chính phủ liên bang, vẫn còn kẹt trong cuộc chạy đua không gian và chiến tranh lạnh, đã chi ra gấp đôi so với giới kinh doanh tư nhân. Ngày nay, phía tư nhân chi gấp ba lần so với chính phủ liên bang. Và nay người ta không chỉ chấp nhận rủi ro và tìm tòi phát minh không chỉ với thám hiểm mặt trăng, mà còn với đầu tư mạo hiểm, với thí nghiệm những dược phẩm mới và đi tiên phong trong các lãnh vực liên quan tới internet, chủ yếu là để làm giàu chứ không để khám phá hay tạo tiếng tăm.
Trong khi những người ủng hộ chương trình Apollo thường nói tới những lợi ích về kinh tế và kỹ thuật, nhưng động lực chính, trước hết và trên hết, chính là ý thức hệ. Năm 1957, Liên bang Sô Viết làm rúng động thế giới và làm mất mặt nước Mỹ sau khi phóng chiếc vệ tinh nhân tạo đầu tiên là Sputnik lên không gian. Trong vòng một năm sau đó, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã cho thành lập Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tân tiến (ARPA) và Tổng thống Eisenhower đã cho gom chung lại một số chương trình nghiên cứu không gian riêng biệt để thành lập Cơ quan Không gian và Hàng không Quốc gia (NASA) do phía dân sự điều hành.
Khi phi hành gia Yuri Gagarin của Liên Sô trở thành người đầu tiên bay vào không gian ngày 12 Tháng 4 năm 1961, lúc ấy Tổng thống John F. Kennedy vừa mới lên nhậm chức đã bị đặt vào tình thế phải nhanh chóng đưa ra kế hoạch để lấy lại vị trí lãnh đạo không gian từ Liên Sô. Ông yêu cầu Phó Tổng thống Lyndon Johnson thiết lập một chương trình không gian thực tiễn có thể mang lại những kết quả thực sự, mà chương trình này phải là sáng kiến mới chưa từng có ai thực hiện. Một thời gian ngắn sau, Johnson đã có câu trả lời: lên mặt trăng. Ngày 25 Tháng 5 năm 1961, Kennedy đọc một bài diễn văn trước quốc hội, đưa ra mục tiêu là cuối thập niên 1960, Hoa Kỳ sẽ đưa người lên cung trăng và sau đó đưa trở về trái đất an toàn.
Kennedy không hề tỏ ra lo lắng về chi phí cho chương trình, với ngân sách đầu tiên đưa ra cho chương trình nghiên cứu không gian là $9 tỷ cho năm năm đầu. Ông còn ngỏ ý với lãnh tụ Liên Sô lúc đó là Nikita Khrushchev rằng hai nước cùng hợp tác chung để cho bớt tốn kém. Khrushchev làm lơ. Phe cấp tiến trong chính phủ thì than rằng số tiền đó nên sử dụng cho các chương trình chống nghèo đói thì tốt hơn, còn phe bảo thủ thì muốn dùng cho quốc phòng. Tuy nhiên, đối với quốc hội, ít nhất là vào lúc đầu, chi phí không không phải là vấn đề. Ngân sách của nước Mỹ tương đối quân bình và sự kiện Liên Sô đang dẫn đầu trong cuộc chạy đua không gian được nhiều người xem như một đe doạ trước mắt cần phải ngăn chặn.
Không ai tin tưởng chương trình không gian sẽ thành công hơn Johnson. Trong một biên bản gửi cho Kennedy để thúc đẩy tiến trình thực hiện việc đáp lên mặt trăng, Johnson nhắc nhở Kennedy rằng nếu Hoa Kỳ không cố gắng hết mình, chỉ trong một thời gian ngắn nữa thì việc kiểm soát không gian sẽ ngày càng nghiêng về phía Liên Sô và Hoa Kỳ sẽ không thể bắt kịp chứ đừng nói là lấy lại vị trí lãnh đạo.
Qua những cải cách thành công của chính sách Kinh tế Mới (New Deal) trước đó, Johnson tin rằng chính phủ liên bang có thể thực hiện và hoàn thành được những chương trình lớn như đã từng trước đây với Tennessee Valley Authority (do quốc hội thành lập như một tập đoàn công ty với trách nhiệm cung cấp vận tải, phòng ngừa lụt, điện, phân bón, và phát triển kinh tế trong khu vực Thung lũng Tennessee) và công trình xây dựng đập Grand Coulee trong thời kỳ Đại suy thoái, Dự án Manhattan (chế tạo bom nguyên tử) trong thời Thế chiến II, và Hệ thống Xa lộ Liên bang khởi công từ thập niên 1950. Chương trình Apollo, theo quan điểm của Johnson, thuộc loại chương trình lớn mà chính phủ liên bang có khả năng thực hiện.
Chương trình thám hiểm không gian thực ra cũng có những lợi ích về kinh tế. Hai thành phố Huntsville (Alabama) và Houston (Texas) trở thành những trung tâm nghiên cứu không gian là nhờ công của Johnson đã dùng chương trình này để thúc đẩy việc phát triển kinh tế cho khu vực miền nam. NASA giao hầu hết công việc nghiên cứu và phát triển Apollo cho các công ty thầu khoán tư để có được nhiều nhân tài cùng chung sức. Nhờ vậy, các nghiên cứu kỹ thuật cho chương trình không gian đã đặt nền móng cho những tiến bộ trong lãnh vực máy điện toán, nhu liệu và thiết bị thu nhỏ, và đã phát minh ra loại kính lúp không trầy, mền phát nhiệt và đồ gia dụng không dây. Chương trình không gian còn là nguồn tạo cảm hứng cho hàng ngàn thanh thiếu niên theo học các ngành khoa học và kỹ thuật. Số bằng tiến sĩ thuộc các ngành kỹ sư và khoa học vật lý được cấp cho sinh viên tăng gấp ba lần trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1973.
Tuy nhiên, những lợi ích kinh tế đó không thôi cũng không thể duy trì mãi mức độ chi tiêu lớn cho chương trình không gian. Trong khi những chuyến bay lên cung trăng bớt dần trong những năm của thập niên 1970, thâm thủng ngân sách và lạm phát đã gặm nhấm vào nền kinh tế nước Mỹ. Tổng thống Richard Nixon lại không mặn mà lắm với chương trình không gian như các vị tiền nhiệm, đã thay đổi chính sách năm 1970 và tuyên bố ngân sách dành cho chương trình không gian phải được đặt đúng chỗ cùng với những ưu tiên khác của quốc gia.
Sự chuyển hướng trong các chính sách của chính phủ trong hai thập niên 1970 và 1980 đã ảnh hưởng đến chính sách nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, và chính phủ ngày càng có khuynh hướng nghiêng về quan điểm cho rằng chính phủ nên khuyến khích các công ty thuộc lãnh vực tư nhân tham gia vào công cuộc nghiên cứu và phát triển những kỹ thuật mới, thay vì chính phủ tiếp tục nắm giữ vai trò chính.
Trong khi chương trình nghiên cứu và phát triển của chính phủ liên bang sụt giảm, các ưu tiên ngân sách cũng thay đổi: Ngân sách dành cho y tế và sức khoẻ nay chiếm tới 30% trong tổng số chi tiêu, tăng từ 5% trong thập niên 1960. Việc cấp ngân sách cho các chương trình nghiên cứu khoa học chỉ trong mấy năm qua mặc dù tương đối ổn định nhưng không còn là được xem là ưu tiên hàng đầu như trước nữa, điều này phản ánh quan điểm của chính phủ liên bang cho rằng cách tốt nhất là khuyến khích các công ty tư tham gia nhiều hơn trong các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, đặc biệt trong lãnh vực không gian. Do đó, những chương trình nghiên cứu việc du lịch không gian trong tương lai trong mấy năm qua do một số công ty tư nhân của các tay tư bản như Elon Musk và Jeff Bezos đầu tư có thể nói là đã bùng phát, và vai trò của chính phủ trong việc nghiên cứu thám hiểm không gian không còn là độc tôn như nửa thế kỷ trước nữa.
Mặc dù vậy, tinh thần của chương trình Apollo vẫn còn đó và các vị tổng thống sau này lâu lâu có cơ hội vẫn nhắc đến như một ví dụ về tinh thần phấn đấu của người Mỹ. Tổng thống Obama kêu gọi chính phủ hãy đầu tư vào chương trình nghiên cứu năng lượng tái sinh ở mức độ như chương trình Apollo và công cuộc nghiên cứu chữa dứt căn bệnh ung thư được ví ngang với tham vọng đáp lên mặt trăng trước đây. Tổng thống Trump thì nói rằng ông muốn đưa con người trở lại mặt trăng, và sau đó là thám hiểm hỏa tinh. Điều này cho thấy tinh thần và sự thành công của chương trình Apollo đến nay vẫn còn gây được ảnh hưởng đối với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và là nguồn cảm hứng cho cuộc chạy đua không gian hiện nay.

Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.