logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/07/2019 lúc 02:27:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage 
"Này là thân thể ta."
Những lời này, mà theo Tin Mừng là lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, vang lên hàng ngày tại các buổi lễ cầu nguyện trên khắp thế giới trước mỗi bữa ăn.
Thời nay, mỗi khi người Kitô giáo nghe những lời này thì đó là lúc chúng ta được nhắc nhở về quá khứ. Vậy người Kitô giáo được nhắc nhở về quá khứ nhiều tới mức nào?
Chắc chắn là trong hai thiên niên kỷ qua, ngoài các nghi thức tôn sùng Thánh Thể còn rất nhiều những tranh cãi về giáo lý, những cuộc phân nhánh thành các giáo hội khác nhau, những giai đoạn bạo lực, những cuộc rút phép thông công, các công bố về giáo hoàng và các cuộc tranh luận siêu hình, tất cả đều diễn ra xoay quanh bữa ăn hiệp thông.
Nhưng chúng ta có thể quay trở lại quá khứ xa hơn, tìm về thời kỳ bắt đầu có những tập tục truyền miệng, sau được viết thành văn bản rồi được tập hợp vào Tân Ước. Chúng ta cũng có thể băn khoăn muốn tìm hiểu về bữa ăn lịch sử, sự kiện được nhiều phiên bản ghi chép khác nhau về Bữa Tiệc Ly dựa vào để miêu tả.
Chúng ta có thể quay trở lại xa hơn, từ rất lâu trước khi Kitô giáo ra đời. Xét cho cùng, Chúa Giêsu là người Do Thái, và vì vậy, hành động Ngài bẻ bánh chia cho các môn đệ gợi cho ta nhớ về toàn bộ lịch sử của người Do Thái, gồm cả cuộc đào thoát đầy đau đớn của họ khỏi cảnh làm nô lệ cho Ai Cập và đón nhận bộ răn dạy Torah trên cao nguyên Sinai.
Nhưng ta có thể quay trở lại còn xa hơn cả thời điểm đó nữa.
Bữa ăn tôn giáo bất kể thế nào thì trước tiên vẫn là một bữa ăn. Đó là việc ngồi ăn chung với nhau, một nghi thức chắc chắn là rất quan trọng ở vùng Cận Đông cổ đại.
Lễ Vượt Qua của người Do Thái rồi sau đó là lễ thông công của người Ki-tô giáo đã được 'nâng lên' để thể hiện tính thần học và phụng vụ, nhưng những cảm xúc tích cực xung quanh việc ngồi ăn chung với nhau thì vốn đã có sẵn. Những cảm xúc đó đã tồn tại kể từ khi có sự hiện diện của con người hiện đại, khoảng 200.000 năm trước.
UserPostedImage
Việc ngồi ăn chung, chia sẻ thức ăn với nhau là điều phổ biến ở nhiều tôn giáo trên thế giới
Chưa hết - người thông minh (Homo sapiens) không phải là loài duy nhất phát hiện ra lợi ích của việc chia sẻ thức ăn. Người Neanderthal chắc chắn đã góp chung thực phẩm. Một số nhóm người khác cũng đã làm vậy kể từ hai triệu năm trước.
"Hãy nghĩ về việc những người săn bắn - hái lượm vì lợi ích chung của cả nhóm, cùng ăn với nhau," một trong các giáo sư thần học nói khi tôi còn đang băn khoăn tự hỏi về lịch sử tiến hóa sâu sắc đằng sau Bí tích Thánh Thể.
"Những người thợ săn cảm thấy tự hào vì đã làm tốt phần việc của mình và chia sẻ thực phẩm với gia đình họ; những thành viên chế biến chuẩn bị đồ ăn thì được ghi nhận và trân trọng phần công sức đóng góp. Mọi người đều được ăn no và cảm thấy dễ chịu; và rất nhiều các hoạt động tiếp xúc xã hội tích cực diễn ra. Cho nên ta sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy rằng có rất nhiều những câu chuyện thần thoại đã được xây dựng xung quanh bữa ăn."
Nhưng việc chia sẻ thức ăn thậm chí còn có từ trước khi có sự tồn tại của tổ tiên loài người chúng ta, điều mà ngày nay ta có thể nhận thấy ở tinh tinh và vượn bonobos.
Trên thực tế, một bài báo gần đây thậm chí còn ghi nhận nghiên cứu về việc vượn bonobo chia sẻ thức ăn với những con bonobo nằm ngoài nhóm của chúng.
Barbara Fruth, một trong những tác giả của nghiên cứu, nói với tạp chí kỹ thuật số Sapiens rằng việc chia sẻ bữa ăn "phải có nguồn gốc từ tổ tiên chung cuối cùng của chúng ta". Dựa trên phân tích về phân tử, con người và vượn lớn có tổ tiên chung gần nhất (last common ancestor - LCA) là vào thời điểm cách đây khoảng 19 triệu năm.
Khi nghe thấy những từ "Này là thân thể ta" là lúc tâm trí tôi lập tức nảy ra một cuộc đua nhằm chạy đến xuất phát điểm của quá trình tiến hoá.
Nguồn gốc sâu xa của tôn giáo
Tôi sẽ bắt đầu bằng việc thảo luận về Bí tích Thánh Thể, vì tôi là người Kitô giáo.
Nhưng quan điểm mà tôi nêu ra - rằng những trải nghiệm tôn giáo xuất hiện từ những quá trình lịch sử rất cụ thể, rất dài - có lẽ sẽ phù hợp với hầu hết các hiện tượng tôn giáo.
Đó là bởi, theo lời của nhà xã hội học quá cố Robert Bellah, thì "Không có gì mất đi cả". Lịch sử quay trở lại; chúng ta là ai, chúng ta đang như thế nào và chúng ta đang ở đâu, đó chính là kết quả của quá trình lịch sử.
Nếu chúng ta sẽ nghĩ về lịch sử sâu xa của tôn giáo, thì chúng ta cần phải làm rõ rõ, tôn giáo là gì.
Trong cuốn sách Vượn Bonobo và Người Vô thần (The Bonobo and the Atheist), nhà nghiên cứu linh trưởng Frans de Waal chia sẻ câu chuyện hài hước liên quan đến một hội thảo do Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ tổ chức.
Khi một người tham gia đề nghị mọi người bắt đầu với việc đưa ra định nghĩa về tôn giáo, có người đã nhanh chóng lưu ý rằng trong lần hội thảo trước họ đã cố gắng làm thế, nhưng "một nửa số cử toạ đã giận dữ bỏ ra khỏi phòng họp". De Waal nói một cách châm biếm: "Mà đây lại chính là học viện mang danh nghĩa tôn giáo!"
Thế nhưng chúng ta vẫn cần phải bắt đầu từ đâu đó, vì vậy de Waal nêu ra định nghĩa như sau: tôn giáo là "lòng tôn kính chung dành cho đấng siêu nhiên, sự linh thiêng, tâm linh cũng như các biểu tượng, nghi lễ và sự thờ cúng đi kèm".
Định nghĩa của de Waal lặp lại định nghĩa từng được nêu ra bởi nhà xã hội học Émile Durkheim, người cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những trải nghiệm chung "được kết hợp thành một cộng đồng có chung tiêu chuẩn đạo đức".
Sự tiến hóa của tôn giáo ở loài người không thể tách rời khỏi tính xã hội ngày càng tăng của nhân loại. Như Bellah chỉ ra, tôn giáo là một cách để tồn tại. Chúng ta cũng có thể xem tôn giáo như một cách để cùng nhau cảm nhận.
UserPostedImage
Những người theo Giáo hội Baptist Nazareth trèo lên Núi Thiêng Nhlangakazi. Các niềm tin và nghi lễ tôn giáo khác nhau giúp các nhóm cá nhân đơn lẻ hợp nhất lại với nhau
Phần lớn nghiên cứu khoa học về tôn giáo là nhằm tìm hiểu về các loại tôn giáo dựa trên thần học, nhưng nhà tâm lý học tiến hóa Robin Dunbar cho rằng đó chỉ là một cách nghiên cứu hạn hẹp bởi nó đã "hoàn toàn bỏ qua thực tế rằng hầu hết các tôn giáo trong lịch sử loài người đều có một hình thức pháp sư rất khác biệt, thứ không có các vị thần và các quy tắc đạo đức". (Dunbar dùng chữ pháp sư - 'shaman' - để chỉ các tín ngưỡng chủ yếu gắn với việc lên đồng và kết nối với linh hồn người chết.)
Trong khi các hình thức tôn giáo thần học mới chỉ tồn tại vài nghìn năm và là nét đặc trưng cho các xã hội hậu nông nghiệp, thì Dunbar lập luận rằng các hình thức pháp sư đã có từ 500 nghìn năm trước. Những thứ này, ông nói, là đặc trưng của người săn bắn hái lượm.
Để hiểu được làm thế nào và tại sao tôn giáo phát triển, Dunbar nói rằng chúng ta cần phải bắt đầu bằng cách xem xét các tôn giáo theo cách "gạt bỏ các yếu tố phát triển văn hoá". Chúng ta cần bớt chú ý vào các câu hỏi về các vị thần quan trọng và các tín ngưỡng, và cần đặt trọng tâm vào câu hỏi những năng lực gì đã khiến tổ tiên xa xưa của chúng ta tiến tới sống chung với nhau thành cộng đồng.
Thích ứng hay sản phẩm phụ?
Mọi xã hội xét cho cùng dường như đều có tôn giáo dưới hình thức này hay hình thức khác. "Không có ngoại lệ," de Waal nói với tôi qua điện thoại.
Có hai quan điểm chính lý giải điều này.
Một được gọi là thuyết chức năng, hay thuyết thích nghi. Thuyết này cho rằng tôn giáo đem lại lợi ích tích cực cho quá trình tiến hóa, chủ yếu là nhờ vào sự đóng góp của các thành viên trong nhóm vào đời sống chung. Như de Waal, thì "Nếu mọi xã hội đều có [tôn giáo], thì tôn giáo hẳn phải có mục đích xã hội."
Thuyết thứ hai thì cho rằng tôn giáo là một 'mắt cửa' ('spandrel'), hay một sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa.
'Mắt cửa' là từ được dùng để chỉ một hình dạng kiến trúc ít ai để ý, nằm giữa phần mái vòm và trần nhà. Tôn giáo, theo cách giải thích này, giống như một cơ quan chỉ để lại vai trò mờ nhạt trong cơ thể. Có thể là nó từng thích nghi được trong môi trường đã khiến nó phát sinh, nhưng trong môi trường khác, nó lại không thích nghi nổi. Hoặc có lẽ niềm tin tôn giáo là kết quả của việc các cơ chế tâm lý phát triển nhằm xử lý những vấn đề sinh thái không liên quan đến tôn giáo.
Dù là giải thích theo cách nào thì cả hai thuyết trên đều cho rằng sự tiến hóa đã không "hướng tới" tôn giáo; tôn giáo chỉ trỗi dậy khi sự tiến hóa "hướng tới" những thứ khác.
Mặc dù những người ở cả hai phía của cuộc tranh luận này đều có cái lý của mình, nhưng dường như việc đóng khung sự phát triển tôn giáo theo một trong hai cách trên không giúp đem lại lời giải đáp thoả đáng.
Một thứ dù chỉ là sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa mù quáng vẫn có thể được con người nắm bắt để thực hiện một chức năng, hoặc để xử lý một vấn đề cụ thể nào đó.
UserPostedImage
 Người Hồi giáo làm lễ cầu nguyện tối (Isha) tại Kaaba
Điều này là đúng đối với nhiều hành vi ứng xử - bao gồm cả âm nhạc - nhưng tôn giáo đưa ra một câu đố cụ thể, vì nó thường liên quan đến các hành vi cực kỳ đắt giá, chẳng hạn như lòng vị tha và có những lúc là cả sự tự hy sinh.
Vì lý do này, một số nhà lý thuyết như Dunbar cho rằng chúng ta cũng cần phải nhìn xa ra bên ngoài phạm vi một cá nhân, để nhìn vào vấn đề sinh tồn của cả nhóm.
Đây được gọi là sự lựa chọn đa cấp, theo đó "thừa nhận rằng các cá nhân đôi khi được hưởng lợi nhiều hơn nhờ vào kết quả mà cả nhóm đạt được thay vì lúc nào cũng chỉ trực tiếp dựa vào hành động đơn lẻ của từng cá nhân", Dunbar nói.
Một ví dụ có thể nêu ra là việc cùng nhau săn bắn - việc đi cùng với nhau cho phép các thợ săn bắt được con mồi to hơn so với việc bất kỳ cá nhân đơn lẻ nào đi săn một mình.
Con mồi lớn hơn cũng đồng nghĩa với việc phần thịt mỗi người nhận được sẽ nhiều hơn, ngay cả khi họ phải chia sẻ với những thợ săn khác (vì con thú săn được lớn hơn nhiều so với bất kỳ con thú nào mỗi người có thể tự mình bắt được).
Những phối hợp ở cấp độ nhóm như vậy "đòi hỏi cá nhân phải nhạy cảm với nhu cầu của các thành viên khác trong nhóm", Dunbar nói.
Không có lịch sử tôn giáo của một sinh vật đơn lẻ. Câu chuyện của chúng ta là nói về chúng ta.
Brandon Ambrosino viết bài cho New York Times, Boston Globe, The Atlantic, Politico, Economist và các báo khác. Ông sống tại Delaware. Đây là phần một của loạt bài đặc biệt, tìm hiểu về cội rễ tiến hoá của tôn giáo.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.