logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/07/2013 lúc 05:19:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chiều thứ Bảy tuần trước nữa, tôi đã có dịp tham dự một buổi sinh hoạt tôn giáo khá đặc biệt. Số là Chùa Phổ Đà tại Santa Ana, nhân lễ đại tường vị cố Hòa Thượng khai sáng ngôi chùa này, đã thiết lễ Đàn Tràng Cầu Siêu, Giải Oan Bạt Độ, Thuyết Pháp Độ Vong, Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn, cầu âm siêu dương thái trong ba ngày mà chiều đó là buổi cuối cùng và cũng là phần quan trọng nhất.
Thú thật, tuy mang danh là Phật tử, tôi hãy còn xa lạ với những danh từ như “đàn tràng giải oan bạt độ,” “chẩn tế âm linh” nói chi đến việc tham dự. (Nói cho đúng, những từ như “đàn tràng” và “giải oan” tôi chỉ biết loáng thoáng qua bài thơ Vịnh Miếu Vợ Chàng Trương của Vua Lê Thánh Tôn mà tôi học hồi lớp Bảy lớp Tám chi đó: “Ngọn đèn dù tắt, đừng nghe trẻ/ Giải oan chi lọ mấy đàn tràng”). Vài năm trở lại đây, nhân lui tới các chùa, được gặp nhiều Phật tử thuần thành và từng nghe một đạo hữu diễn tả niềm xúc động sâu xa khi dự buổi cúng tế này, tôi cũng đâm tò mò muốn trải qua cho biết.
May mắn sao, cơ hội ấy đã tới với tôi, tuy rằng giữa một hoàn cảnh thời tiết không được thuận tiện cho lắm vì quận Cam hôm ấy trời nóng ơi là nóng. Nghi lễ bắt đầu khoảng gần 6 giờ chiều mà cơn nóng vẫn chưa dịu xuống chút nào. Cái áo tràng phủ ngoài càng làm mồ hôi mồ kê tôi tuôn ra nhễ nhại. Chung quanh tôi, vài người phải phe phẩy quạt ngay trong lúc quỳ dự lễ. Bởi vậy tôi thầm ái ngại cho quý thầy đang hành lễ trên kia hết sức. Người nào người nấy chắc chắn là phải vận nhiều lớp y áo hơn chúng tôi rất nhiều, chưa kể quý thầy còn phải ra sức tụng kinh nữa, nhất là thầy chủ sám. Ấy vậy mà quý thầy vẫn điềm nhiên tiến hành buổi lễ suốt gần năm tiếng đồng hồ, bao nhiêu đó đủ khiến cho tôi cảm động và khâm phục sát đất rồi.
Có lẽ vì theo nghi thức tụng niệm truyền thống từ xưa để lại, các thầy đọc kinh bằng tiếng Hán Việt với giọng trầm bổng lại thêm ngân nga kéo dài chen lẫn với những tiếng trống đệm giữa các câu, khiến tôi khó theo dõi và hiểu được tất cả ý nghĩa của lời tụng đọc. Thế nhưng tôi cũng chiêu cảm được một bầu không khí thiêng liêng bao phủ đạo tràng qua thần thái oai nghi nghiêm nghị của vị tăng chủ lễ trong bộ áo mão trịnh trọng khá phù hợp với các thao tác bắt ấn đầy huyền bí của đôi tay thầy.
Khi ánh mặt trời đã tắt, giữa khung cảnh nhá nhem của buổi hoàng hôn khá muộn của mùa hè, tôi chợt rúng động khi nghe được mấy câu bắt đầu trong “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” của thi hào Nguyễn Du qua giọng tụng đọc thành khẩn của vị tăng chủ sám. Bài văn tế trứ danh của tác giả Truyện Kiều này tôi đã từng được đọc qua, vậy mà, xấu hổ chưa, từ trước tới giờ tôi chỉ nhớ nổi một câu duy nhất, đó là câu mở đầu: “Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt.”
Hôm ấy không là tháng bảy âm lịch, không phải mưa dầm, vậy mà, trời ơi, lần này bài văn tế với từng lời từng chữ đi sâu vào lòng người khiến tôi nao nao thương cảm lạ lùng:

“Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt;
Toát hơi may, lạnh buốt sương khô.
Não người thay buổi chiều thu;
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác mưa sa,
Lòng nào lòng chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Xót khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Phách đơn hồn chiếc lênh đênh quê người…”

Thi tài của Nguyễn tiên sinh, ai trong chúng ta lại không rõ, nhưng đặc biệt đối với bài văn tế này, ngọn bút tài hoa cùng tấm lòng từ ái của thi nhân thật đáng cho tôi kính cẩn nghiêng mình bái phục. Từng cảnh huống đau thương của những kiếp đời bất hạnh thuộc đủ mọi thành phần xã hội, vì bôn ba lăn lộn trong cuộc sống đã phải bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc, giữa ngọn giáo đường gươm, nơi cầu sông quán chợ, hoặc chết tủi nhục trong thời thất thế sa cơ, bơ vơ vất vưởng… đã được ông vẽ ra bằng tất cả nỗi niềm thương cảm chân thành. Nguyễn tiên sinh còn đẩy xa hơn, nhắc người ta nhớ lại cái chung cuộc bắt buộc phải có của kiếp người, đó là chốn âm cảnh, nơi trôi nổi của những hồn côi chưa kịp siêu độ. Trong đêm tối, tiếng tụng niệm trầm buồn hòa với tiếng trống nhạc xa xôi làm tôi xúc động muốn khóc khi nghe:

“Mỗi người một nghiệp khác nhau
Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ?
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi,
Hoặc là vương ngọn suối chân mây;
Hoặc là điếm cỏ, bóng cây,
Hoặc là quán nọ cầu này bơ vơ;
…………..
Sống đã chịu mọi bề thảm thiết,
Ruột héo khô dạ rét căm căm;
Dãi dầu trong bấy nhiêu năm,
Thở than dưới đất ăn nằm trên sương.
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra;
Lôi thôi bồng trẻ dắt già,
Có khôn thiêng nhẽ, lại mà nghe kinh.”

Tuôn chảy như mạch suối, mỗi câu là một gợi ý, gợi hình vô cùng linh động, lồng trong một tinh thần đạo giáo thâm sâu, đây quả là một áng văn tuyệt tác trong nền văn chương Phật Giáo. Một niềm cảm kích dâng lên trong lòng tôi như thể bất ngờ tìm thấy một viên ngọc quý khi nghe những câu thơ vừa đẹp vừa vang vọng như kinh này:

“Tiết đầu thu dựng đàn giải thoát,
Nước tịnh bình tưới hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi
Giải oan cứu khổ, độ về Tây phương”
…………….
“Kiếp phù sinh như bào như ảnh
Có chữ rằng: vạn cảnh giai không
Ai ơi lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi”

Xin cám ơn tất cả những cơ duyên và đặc biệt cám ơn tiền bối Nguyễn Du đã cho tôi một buổi tối biết chia sẻ với những oan hồn uổng tử, để trái tim tôi tập đập những nhịp đập thương yêu. Đối với những người không cùng một niềm tin tôn giáo, có thể bạn cho rằng chuyện thế giới bên kia chỉ là những hình ảnh tưởng tượng do con người vẽ dựng mà thôi. Tin hay không, đó là quyền của bạn, nhưng với tôi, niềm tin ấy chính là một dòng nước mát có tác dụng tưới tẩm nuôi lớn được hạt giống thiện lành từ lâu vẫn ngủ ngầm trong tâm thức của mình. (hv)

Hạnh Viên (Viendongdaily)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.