logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/10/2019 lúc 09:10:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
“Hiệp sĩ bóng đêm” Lê Anh Tuấn chạy xe cấp cứu miễn phí hằng đêm. (Hình: Thanh Niên)
BÌNH DƯƠNG, Việt Nam (NV) – “Hiệp sĩ bóng đêm,” danh hiệu mà người dân thành phố Thủ Dầu Một dành tặng cho Lê Anh Tuấn, người đã lái gần 300 chuyến xe cấp cứu miễn phí chạy đua với “thần chết,” giành lại sự sống cho những người mà mình không hề quen biết.
Một ngày đầu Tháng Mười, 2019, bữa cơm nhà vừa dọn ra chưa kịp ăn thì điện thoại reo, Lê Anh Tuấn (22 tuổi, ngụ Bình Dương) buông đũa, nghe máy. Đầu dây bên kia gấp gáp: “Alô, xe cứu thương miễn phí phải không? Trước chợ Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, có tai nạn nặng lắm.”

Anh Tuấn chỉ xác minh chính xác địa điểm, rồi lao ra chiếc xe đậu sẵn trước nhà. Cha mẹ anh cũng dang dở chén cơm, bước theo ra cửa. Tưởng chừng đã quen với công việc này của con, nhưng ông bà vẫn vậy, không quên dặn dò anh Tuấn “đi cẩn thận” và đứng ngóng theo đến khi xe khuất hẳn.
Khuya 12 giờ hôm 18 Tháng Tám, người dân báo tin tai nạn giao thông trên đường Phú Lợi, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một. Anh Tuấn tức tốc lấy xe chạy đến hiện trường chở nạn nhân là một ông say rượu đến bệnh viện. Trên người nạn nhân, anh phát hiện một cọc tiền 50 triệu đồng và một điện thoại di động nên cất giữ tránh bị mất.
Tuy nhiên, trong lúc chờ liên hệ với người nhà, nạn nhân đã tự rời khỏi bệnh viện khiến anh Tuấn chưa kịp giao trả lại tài sản. Dựa vào thông tin trên giấy tờ tùy thân, anh Tuấn xác minh được nạn nhân là anh TTH (36 tuổi, ngụ thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), sau đó đã trực tiếp đến tận nhà trả lại tài sản cho mẹ anh H.
UserPostedImage
Hơn hai năm, anh Lê Anh Tuấn đã chở hàng trăm ca cấp cứu giành lại sự sống cho những người bị tai nạn giao thông. (Hình: Thanh Niên)
Theo báo Thanh Niên hôm 14 Tháng Mười, đó chỉ là một trong trong gần 300 chuyến xe cấp cứu miễn phí của “hiệp sĩ bóng đêm” đã ngược xuôi cứu người bị tai nạn suốt hai năm qua ở Bình Dương, mà nhiều người cho là “chuyện bao đồng.”
“Nhà mình buôn bán rau củ quả ở chợ. Cứ 2-3 giờ sáng mình lại phải đi lấy hàng ở chợ đầu mối. Trời tối nên nhiều lần mình bị tai nạn xe gắn máy vì chó lao ra đường, hoặc người say xỉn lạc tay lái tông trúng. Đêm hôm khuya khoắt, đường vắng teo, chẳng có ai giúp đỡ. Hiếm hoi có chiếc xe chạy ngang qua cũng không dám dừng lại vì sợ liên lụy hoặc dàn cảnh cướp của. Từ đó, mình luôn trăn trở về chuyện nếu nhiều người không may gặp tai nạn giữa đêm như mình, lỡ bị thương nặng nguy hiểm đến tính mạng thì sao?” anh Tuấn kể lại ý tưởng xuất phát ban đầu về việc làm của mình cách đây hai năm với báo Thanh Niên.
Rồi như một sứ mệnh, khi đang lái xe hơi của gia đình đi giao hàng, anh Tuấn gặp một vụ tai nạn giữa đường. Nạn nhân bất tỉnh, máu me bê bết. Chẳng ngần ngại, anh dừng xe, gọi người dân phụ giúp đưa nạn nhân lên xe của mình, chở vào bệnh viện cấp cứu.
Những vụ tai nạn cứ lần lượt xảy ra trước mắt anh Tuấn mà chẳng lần nào anh phó mặc nạn nhân, cũng không nhận đồng nào sau những chuyến xe.
Trong những chuyến xe tình cờ đầu tiên, anh Tuấn đăng thông tin người bị nạn lên mạng xã hội Facebook, nhờ mọi người chia sẻ để tìm người thân. Cũng từ đó, những chuyến xe cấp cứu miễn phí lan tỏa.
Chiếc xe chở hàng rau quả của gia đình trở thành chiếc xe cấp cứu bất đắc dĩ. Anh Tuấn dần trang bị đèn ưu tiên, xe đẩy, bông băng thuốc đỏ… sẵn sàng chạy đi.
UserPostedImage
Dù lo lắng cho con, nhưng cha mẹ anh Tuấn vẫn mua thêm một chiếc xe để cho con làm thiện nguyện tốt hơn. (Hình: Thanh Niên)
“Điện thoại mình bắt đầu nhận nhiều cuộc gọi thông báo về tai nạn ở tỉnh Bình Dương. Hễ nghe là mình chạy, bất kể đang ăn cơm hay đêm khuya. Cứ nghĩ đến chuyện người ta nằm giữa đường xe cộ qua lại, chưa kể sẽ càng nguy hiểm nếu không đưa vào bệnh viện kịp thời là mình không chịu nổi. Chở người ta đương lúc hoạn nạn, cũng không nghĩ đến việc lấy tiền làm chi. Giúp được ai thì cứ giúp,” anh Tuấn nói.
Anh Tuấn kể, do thường hay đi bất ngờ lúc nửa đêm khi có điện thoại báo tai nạn, anh ráng mở cửa thật nhẹ nhàng vì sợ cha mẹ tỉnh giấc. Ấy vậy mà khi anh trở về, đã thấy họ bật đèn chờ đợi.
“Những lần đầu, nó chở hàng rồi trở về với chiếc xe hôi tanh và bê bết máu, tôi với bả cứ giật mình. Rồi tối nào nó cũng lái xe đi khuya khoắt, tôi lo không ngủ được. Biết bao nhiêu lần cản, nó vẫn lục đục đi. Thấy chiếc xe cũ hay hư hỏng, tôi gom góp mua cho nó thêm chiếc xe khác để làm việc này. Ngẫm lại thôi con người ta đi chơi, nó đi làm việc thiện, cản làm sao được, chỉ biết dặn nó cẩn thận,” ông Lê Trung Tư (52 tuổi, cha anh Tuấn) tâm sự.
Anh Tuấn có một người chị gái đã mất cách đây 10 năm sau một cơn đột quỵ ở trường khi chỉ mới 15 tuổi… nên giờ anh là tất cả những gì còn lại của ông bà Lê Trung Tư.
Làm việc tốt nhưng những chuyến xe đêm cũng đầy nguy hiểm cho chính anh Tuấn. “Mình cũng sợ cướp giật này kia, nhưng nếu sợ thì ai làm? Người bị nạn sẽ ra sao? Chưa kể những lần mình suýt bị hành hung vì người ta tưởng mình là người gây tai nạn. Có lần đưa nạn nhân vào bệnh viện, mình giúp gọi người thân. Khi họ đến chưa kịp hỏi chuyện đã lao vào đánh mình. Mình chịu trận rồi cố giải thích cho họ hiểu. Thấy con cái, vợ chồng mình bị vậy, ai cũng xót ruột, bối rối mà,” anh Tuấn kể.
Những chuyến xe cấp bách, hiếm khi nào anh Tuấn biết tên tuổi hay thông tin của người mình đã giúp. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có vài cuộc điện thoại gọi đến để cảm ơn. Đó là thứ duy nhất anh Tuấn nhận lại.
“Với mình, vậy là đã đủ. Điều duy nhất mình mong mỏi là… ‘thất nghiệp.’ Đêm nào không có điện thoại báo tin tai nạn là đêm đó mình thấy mừng, vì mọi người ngoài kia đều bình an…,” anh Tuấn cười hiền nói.
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.