logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/11/2019 lúc 01:07:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sự phát triển của kỹ thuật điện toán và công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách sâu sắc mọi mặt của xã hội hôm nay, đạo pháp cũng không nằm ngoại lệ. Các mạng xã hội với vô vàn tin tức thật và giả ngày ngày tung hỏa mù làm xáo trộn đời sống, tâm tư, tình cảm con người. Những thông tin về đạo pháp có cả tốt lẫn xấu tác động mạnh đến mọi người. Xưa nay nhà thiền thường ví von:” Cánh bườm bên này khẽ vỗ mà bên kia thế giới dậy sóng sơn hà”. Ngày nay nó thành hiện thực, không còn là ẩn dụ, ví von nữa. Từ một góc nào đó của thế giới, chỉ cần ngón tay khẽ chạm vào bàn phím máy điện toán thì cả xã hội rần rần lên, lòng người dậy sóng bừng bừng, hoặc là vui mừng, hoặc là phẫn nộ… tuỳ theo cái tin tức mà người ta đăng lên. Nếu ngoài đời thì còn có biện pháp chế tài, trong đạo thì không, bởi vậy có nhiều tác hại không nhỏ.
 Đạo Phật truyền thừa qua hơn hai mươi lăm thế kỷ, truyền đến đâu thì kết hợp với bản sắc văn hoá của địa phương ấy, bởi vậy nên đạo Phật ở mỗi xứ có hình thái, sắc vóc khác nhau, khác về: lễ nghi, nghi thức, phẩm phục, cách hành trì… nhưng nhìn chung vẫn là hai dòng chính: Bắc truyền và Nam truyền, về phương pháp thì chia ba nhánh chính là: Thiền, Tịnh và Mật tông ( trong ấy laị chia nhiều môn phái khác nữa). Tuy nhiều khác biệt nhưng tất cả đều thống nhất nhìn nhận: Phật Thích Ca Mâu Ni ( Sakyamuni Buddha) là người khai sáng đạo, giáo lý căn bản là: Khổ, Không, vô ngã, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Ba mưoi bảy phẩm trợ đạo…
 Phật giáo Việt Nam có cả hai dòng chính và ba pháp môn ấy. Đạo Phật Việt Nam cũng như văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề Phật giáo và văn hoá Trung Hoa. Người Việt Nam Phần lớn tu theo Tịnh Độ, lấy việc niệm Phật là chính. Việc niệm Phật quả là có lợi ích lớn, đem laị an lạc, an tâm, bình yên cho biết bao người và đã bao đời nay. Ấy vậy mà hiện nay có một số thầy lên mạng NET nằng nặc bài bác: không có Phật A Di Đà, không có thế giới Tây Phương Cực Lạc, niệm Phật không phải là chánh pháp…Việc có hay không có Phật A Di Đà Và Tây Phương Cực Lạc đâu đáng để tranh cãi hay bài bác. Nhà Phật vẫn bảo:” Nhất thiết duy tâm tạo”, “ Tất cả không ngoài một niệm tâm”… cả sơn hà đaị địa, vũ trụ mênh mông, thời gian vô thuỷ vô chung, chúng sanh vô lượng… cũng không ngoài một niệm tâm. Vậy thì Phật A Di Đà và thế giới Phương Tây cũng từ một niệm tâm. Phật Thích Ca Mâu Ni và thế giới Sa Bà cũng thế thôi! nhiều vị cực đoan đến độ mỉa mai cả kinh điển Đaị thừa ( Bắc truyền), đòi phế bỏ cả chư tổ, chỉ tôn thờ mỗi Phật Thích Ca Mâu Ni thôi. Giả sử không có chư tổ, liệu đạo Phật có truyền tới ngày nay không?  Chư tổ là gạch nối giữa Phật Thích Ca Mâu Ni, là truyền thừa từ đức Bổn cho đến hôm nay, nếu không có khúc kết nối này thì liệu đạo Phật có còn tồn taị chăng? Các vị cao tăng kết tập kinh điển chẳng phải là chư tổ chăng?
 Việc giới bình dân ít chữ, việc cụ ông cụ bà niệm Phật bao lâu nay, giờ bảo không đúng chánh pháp, giờ bảo các cụ đi học giáo lý chính thống, học thiền, học quán nguyên thuỷ quả là điều không tưởng! việc bài bác này gây sự xáo trộn, hoang mang trong hàng Phật tử sơ cơ, gây nhiều tranh luận phi lý, vô bổ. Giả sử những vấn đề naỳ giới hạn trong cuộc hội thảo, nghiên cứu cuả các thầy, các học giả Phật học thì hợp lý hơn. Ngoài việc cực đoan bài bài này, hiện nay laị có một hiện trạng cực đoan ngược chiều laị đó là việc chủ trương: Chỉ thờ và niệm duy nhất Phật A Di Đà, các Phật kkhác không niệm; chỉ tụng kinh Vô Lượng Thọ ( hoặc kinh A Di Đà) không học hay tụng các kinh điển khác, chỉ chăm chăm cầu vãng sanh… cực đoan đến độ xưng tán Phật A Di Đà là tối tôn, không có một vị Phật nào có thể sánh bằng. Quá nhiều Phật tử sơ cơ ào ào chạy theo phong trào, lại bày ra áo xống khác, cách lạy mới, tái quy y, đặt laị pháp danh… Việc cực đoan này khiến nhiều người có cảm giác giống như “cuộc chính biến” vậy! mọi trạng thái cực đoan đều không tốt, không hợp lý, không phải lẽ cho dù là ngoài đời, huống chi đây là trong đạo pháp. Các vị quên rằng, đạo Phật luôn chủ trương trung đạo kia mà!
 Phật giáo Bắc truyền quả là có những cái phi pháp, những cái ấy vốn không có trong giáo pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni. Hiện nay nó tăng trưởng và phát tác mạnh mẽ, lan tràn khắp mọi nơi: Nạn chùa to Phật lớn, nạn dâng sớ giải hạn, cúng sao, xin xăm, bói toán… người sơ cơ không rõ lý đã đành. Người khoác cà sa laị hùa theo, khuếch trương thêm vì mục đích trục lợi, vì danh văn lợi dưỡng, vì đạo tâm và chánh kiến không vững…Dấu ấn văn hoá Tàu nó in sâu vào tâm thức người Việt, ngay cả khi ra hải ngoại đã lâu, tiếp xúc văn minh đã lâu ấy vậy mà vẫn cứ nhất thiết phải rước sư tử Tàu, La Hán Tàu, pháp khí Đài Loan… Sử tử Tàu, con cái một chân đạp sư tử con, tượng trưng cho sự duy trì giòng giống. Con đực, một chân đạp quả địa cầu, tượng trưng cho sự thống trị thế giới. Đó là tư tưởng Nho gia, chẳng liên can gì tới giáp pháp Phật đà cả. Hình tượng sư tử bốn mặt trên các trụ đá của vua Asoka, tượng trưng cho sự dõng mãnh, tinh tấn của chánh pháp Như Lai thì chẳng ai biết đến. Thật tình mà nói, những tượng sư tử Tàu, La Hán Tàu… tạc bằng đá trắng mà các chùa ( từ trong nước đến hải ngoại) rước về chưng chẳng có chút giá trị nghệ thuật nào cả, chẳng qua là trang trí để thõa mãn chút thị hiếu mà thôi!
 Không riêng gì Phật giáo Việt Nam, Phật giáo các nước cũng đang đối mặt với những thử thách nghiệt ngã, sự tác động  của công nghệ thông tin, kỹ thuật điện toán, mạng xã hội, sự lũng đoạn của thế lực chính trị…
 Phật giáo Trung Quốc giờ chỉ là cái áo hào nhoáng, tiêu biểu như Thiếu Lâm Tự, vốn là ngôi cổ tự ngàn năm giờ như một công ty giải trí, một cỗ máy làm tiền, hàng năm thu nhập cả trăm triệu đô. Tà sư và phỉ quan kết cấu nhau trục lợi , phá hoại đạo pháp, phục vụ mục đích chính trị thế tục. Hầu hết các chùa đều bị chặn cổng bán vé tham quan, kinh doanh đủ thứ…
 Phật giáo Nhật Bản càng thê thảm hơn, mặc dù ở Nhật không bị chi phối bởi quan quyền và chính trị. Hàng chục ngàn ngôi chùa hoang phế, không có người tu, không có trụ trì, dùng người máy thuyết pháp, thậm chí phế bỏ giới luật, sư được phép lấy vợ, sinh con đẻ cái ( vấn đề này vốn từ lâu, dưới các tướng quân Shogun ) để có người thừa tự giữ chùa. Năm xưa Phật cắt ái từ thân, ly gia đoạn dục… thì nay đi ngược laị.
 Phật giáo Đaị Hàn đáng báo động đỏ, hầu hết mọi người thành thị ( nhất là giới trẻ) đã chuyển sang đạo Tin Lành
 Phật giáo Việt Nam bị chính trị lũng đoạn và điều khiển, ngày xưa nêu cao đạo pháp và dân tộc thì nay tuyên bố “Đạo pháp và xhcn “. Chùa to Phật lớn vô cùng lộng lẫy như tử cấm thành mọc lên khắp nơi để làm du lịch, để tô vẽ mặt mày. Có những ngôi chùa cổ cũng bị phá dỡ xây mới, mặc cho giới kiến trúc phản đối vì họ biết tình trạng chùa vẫn còn tốt! Nếu ngày xưa Phật bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ lầu đài nhung lụa… thì ngày nay laị dồn hết tâm lực để dựng lầu đài, mặc nhung lụa… nhiều ông tăng danh văn lơị dưỡng, dựa thế lực thế tục, kết cấu quan quyền đăng đàn nói lời xu nịnh, nói nhảm, nói xàm… làm cho hàng Phật tử sơ cơ bất mãn, ảnh hưởng xấu đến mọi người, làm cho cái nhìn của người dân đối với đạo pháp trở nên tiêu cực.
 Phật giáo Việt Nam hải ngoaị cũng có những vấn đề khó. Nhiều tăng, ni không thông tiếng Anh, trong khi giới trẻ thì không rành tiếng Việt. Cách hành trì và quan niệm không thích hợp với môi trường mới, không phù hợp với lớp trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại. Ví dụ như: Trong đạo Phật phải có hương hoa, có tác bạch, có thỉnh lễ… thì mới nói pháp. Trong khi ấy nhà thờ Tin Lành cho người đi đến từng nhà, từng khu phố, gặp gỡ từng người để chiêu dụ. Họ đem theo tài liệu đủ thứ tiếng và nhiều phương tiện khác để lôi kéo người ta theo đạo.
 Sách vở vẫn bảo:” Trung ngôn nghịch nhĩ”, dân gian thì nói:” Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”…Sự thật thường khó nghe, chối tai, dễ bực mình… nhưng nó laị có ích. những lời đãi bôi, lời đường mật xạo sự… tuy nghe sướng tai nhưng laị có haị!  Những giòng chữ naỳ viết ra không phải để chỉ trích, chê bai hay đả phá… mà thật lòng mong sao được lắng nghe để chấn tác cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn.
 Lớp trẻ Việt sinh ra và lớn lên ở hải ngoại có thể nói tiếng Việt nhưng đọc và hiểu thì rất hạn chế, hoặc có thể nói là không. Hàng tuần các em đều đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt…nhiều em cũng thuộc lòng bài niệm hương, tán Phật nhưng khi hỏi ý nghĩa thì các em không biết, đó là những bài kệ ngắn, nói chi đến kinh văn hay giáo lý… Mong sao các bậc tôn đức, các anh chị huynh trưởng, các học giả Phật giáo… quan tâm đến, chẳng hạn như: biên soạn tài liệu tiếng Anh, tìm phương pháp thích hợp cho lớp trẻ. Lối sống Phương Tây nặng về vật chất, hưởng thụ và tiêu xài, đặt cá nhân lên trên. Xã hội phương Tây sung túc, tự do có bao nhiêu là quyến rũ, dụ hoặc… Nếu không có phương pháp phù hợp thì e rằng chẳng bao lâu nữa giới trẻ Việt hải ngoại cũng sẽ đi theo cái vết của Phật giáo Đaị Hàn , Nhật Bản. Bây giờ chúng ta có hối tiếc cũng muộn màng rồi!
 
Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 10/2019
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.