logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 07/12/2019 lúc 12:32:01(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hàng năm, gần cuối tháng 11 dương lịch, mọi người chờ đón ngày Thứ Sáu Đen (Black Friday) mua sắm những món hàng giảm giá. Thứ Sáu Đen được ấn định vào Thứ Sáu đầu tiên sau ngày Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ. Tính ra, thường vào khoảng từ 23 đến 29 tháng 11. Năm nay, Thứ Sáu Đen trùng vào ngày 29/11/2019. Do thích mua hàng giảm giá, nhiều người đã mua hàng giả, hàng nhái thay những mặt hàng nổi tiếng.
Theo thông cáo của Europol (Cảnh sát Liên minh Châu Âu, có trụ sở tại The Hague), Trung Quốc và Hương Cảng là nơi đã làm ra 86% lượng hàng giả, hàng nhái trên thế giới, kiếm về gần 400 tỷ Mỹ kim trong năm 2015. Quốc gia xếp kế sau Trung Quốc là Ukraine chỉ chiếm 0,43% thị phần, với tổng giá trị khoảng 2 tỷ đô Mỹ. Nói Trung Quốc là thiên đường hàng giả, hàng nhái cũng không ngoa chút nào!
Khái niệm về hàng giả, hàng nhái
Hàng giả và hàng nhái là loại hàng không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn kiểm soát về phẩm chất của xí nghiệp hay tiêu chuẩn an toàn của chính phủ. Các loại hàng giả, hàng nhái rất đa dạng: Mỹ phẩm, túi xách, phụ tùng an toàn xe hơi, sữa bột cho trẻ em, hàng điện tử và thực phẩm… Có loại hàng giả có thể giết chết người dùng. Đó là các loại dược phẩm điều trị các căn bệnh nghiêm trọng như ung thư, HIV, sữa bột trẻ em…
Những năm gần đây, hàng giả, hàng nhái trở thành vấn nạn toàn cầu. Theo Cục Trí tuệ hàng giả thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC), số lượng hàng giả chiếm từ 5 đến 7% thương mại toàn cầu. Trong một báo cáo, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development; – OECD) cho biết, năm 2005, hơn 200 tỷ Mỹ kim thương mại quốc tế có thể đến từ các sản phẩm làm giả hoặc hàng lậu. Hai năm sau (2007) lên tới khoảng 250 tỷ. Một nghiên cứu khác đưa ra con số thất thoát nhiều hơn, khoảng 600 tỷ Mỹ kim.
Ở Hoa Kỳ, năm 2013, 68% hàng giả, hàng nhái bắt được ở biên giới có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng giả, hàng nhái Trung Quốc rất đa dạng, từ thịt gia súc đến trứng gia cầm, trái cây, quần áo, thời trang, đồ điện tử …
Theo thống kê của Thuế quan Liên bang Đức, năm 2013, các loại hàng giả tới nhiều nhất đến từ Trung Quốc (59,2%), Hương Cảng (18,8%) và Hoa Kỳ (4,3%).
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, hàng nhái là mặt hàng bắt chước giống vẻ ngoài của các sản phẩm thương hiệu chính gốc để đánh lừa khách hàng. Các loại hàng nhái này chưa được kiểm định và được bảo vệ bởi các quyền sở hữu trí tuệ, như quyền tác giả, nhãn hiệu và thương hiệu. Trong nhiều trường hợp, các dạng vi phạm có thể xuất hiện cùng trong 1 sản phẩm làm giả như, đồ chơi làm giả vi phạm thiết kế của một hãng lớn. Thuật ngữ “hàng giả” còn nói tới việc làm giả và các vấn đề liên quan như sao chép bao bì, nhãn hiệu và bất kỳ đặc tính nổi bật nào của sản phẩm…
Năm 1979, hàng giả lan tràn, Liên minh Quốc tế chống hàng giả (The International AntiCounterfeiting Coalition Incorported – IACC) ra đời trụ sở ở Washington, DC, vận động nhà chức trách ban hành luật pháp ngăn ngừa và truy tố kẻ làm các mặt hàng giả mạo.
Ngày 13/05/2016, IACC đình chỉ hoạt động của hãng Alibaba Trung Quốc do các hãng Gucci và Yves Saint Laurent tố cáo Alibaba đã thông đồng phân phối một số lượng lớn các mặt hàng giả hiệu…
Hiệp định Thương mại Chống hàng giả (The Anti-Counterfeiting Trade Agreement – ACTA) là hiệp định đa phương thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế về tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ. ACTA thiết lập lên một khuôn khổ luật pháp quốc tế mới mà các quốc gia có thể gia nhập trên cơ sở tự nguyện và tự tạo ra một thể chế bên ngoài các tổ chức quốc tế đã có như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) hay Liên Hiệp Quốc …
UserPostedImage
Thú chơi hàng hiệu
Nhiều người thích nổi trội, làm gì cũng muốn hơn người, khi đi mua sắm, thích mua các mặt hàng thương hiệu nổi tiếng để tỏ ra ta là người sành điệu, thuộc tầng lớp thượng lưu. Lâu dần, sở thích này trở thành thói quen.
Có thể đây là một trong những lý do khiến các dòng điện thoại thông minh của Apple được nhiều người săn đón, dù giá cao và mới đổi điện thoại cách đó không lâu cũng tìm cách mua bằng được.
Một số người thường đánh giá và nhìn người khác qua vẻ bề ngoài. Họ cho rằng người dùng hàng hiệu thể hiện tầng lớp thượng lưu. Trên thực tế, điều này có thể không sai. Hàng hiệu có thể cho thấy đẳng cấp của người dùng, chứng minh mức thu nhập, khả năng tài chính hay tinh tế của người sở hữu.
Ở một vài trường hợp khác, đôi khi cũng chỉ là sự yêu thích hoặc thói quen, bởi đơn giản ai cũng biết hàng hiệu rất bền, rất đẹp, rất tinh tế… Đó là lý do vì sao người ta thích dùng hàng phẩm chất cao, hàng tốt. Tuy nhiên, đi quá đà sẽ trở thành ý xấu, đánh giá con người qua việc sử dụng hàng hiệu là điều không nên.
Cũng vì lý do này mà nhiều người dùng hàng nhái, đơn giản vì họ muốn “mua danh” thay vì “mua phẩm chất”. Tuy nhiên, dùng hàng giả sẽ giảm giá trị bản thân và tự đẩy mình vào cuộc sống mệt mỏi bởi hư danh và những điều không có thật.
Hàng hiệu cao cấp không chỉ bảo đảm về phẩm chất, còn là quá trình dày công vun đắp, những tinh hoa văn hóa được chắt lọc qua thời gian lâu dài của mỗi nhãn hàng.
Hàng giả là sản phẩm đánh cắp, không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người phát minh. Khi hiểu được những vất vả, công sức và sự tỉ mỉ của một cá nhân hay một nhóm người dày công trau chuốt để hình thành nên một sản phẩm chất lượng.
Để không bị cuốn vào vòng xoáy sử dụng hàng nhái, mọi người nên nhớ: Đẳng cấp của con người không tính bằng giá trị bộ đồ họ mặc hay logo gắn trên chiếc áo, nó thể hiện ở trạng thái tinh thần của mỗi người diễn ra hàng ngày.
UserPostedImage
Hàng giả trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung
Các đòn áp thuế sẽ khiến các nhà sản xuất túi hàng hiệu phải tăng giá, dẫn đến khả năng người tiêu dùng mua hàng giả, hàng nhái để đỡ tốn kém.
Khi Tổng thống Donald Trump áp thêm thuế vào hàng hóa Trung Quốc, Lulu, 32 tuổi, từng nghĩ đến số tiền cô sẽ kiếm được và mỉm cười. Đây là thời điểm tốt cho “ngành” kinh doanh hàng giả hay hàng nhái.
Hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng như Coach hay Kate Spade chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc, thông qua các con đường bí mật đến bờ biển Mỹ để né tránh thuế quan và thuế nhập cảng. Trong khi đó, hàng thật, cũng gia công tại Trung Quốc, được vận chuyển thông qua các tuyến đường chính thức sẽ phải đối mặt với mức thuế 10% mà Tổng thống Trump áp với 200 tỷ đô Mỹ các sản phẩm Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 24/09/2019.
Theo Washington Post, khách hàng đến gian hàng chật chội của Lulu tại chợ Tơ lụa 7 tầng ở Bắc Kinh có thể mua những chiếc túi Coach nhái với giá rẻ hơn một nửa. Nếu giá các mặt hàng hiệu tăng vì thuế quan, sẽ có lợi cho hàng nhái của Trung Quốc.
Các nhà thiết kế thời trang Mỹ và giới chức toàn cầu đang lo lắng do các công ty Mỹ đã thiệt hại hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm vì hàng nhái. Susan Scafidi, Một luật sư ở New York nhận xét: “Một khoản thuế đánh vào các loại sản phẩm là khoản tiền trợ cấp cho hàng nhái”.
Khi giá hàng hiệu tăng, người mua sắm có thu nhập trung bình dễ có tâm lý chuyển sang dùng hàng nhái, đặc biệt là khi việc tìm kiếm hàng nhái trên mạng rất dễ dàng.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, một người bán hàng nhái Trung Quốc giấu tên nói họ có thể kiếm được từ 730 đến 1.200 Mỹ kim mỗi tháng. Đó là khoản thu nhập khá ở đất nước mà người lao động trên trung bình chỉ kiếm được 700 đô Mỹ mỗi tháng. Hầu hết khách hàng sẽ không chi hơn 150 Mỹ kim cho một chiếc túi nhái.
Lauren Everett, tiếp viên hàng không 29 tuổi từ London đến chợ Tơ Lụa Bắc Kinh vào một buổi chiều để xem hàng. Thông thường, cô không tìm hàng nhái, nhưng đôi khi không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn “bản sao” của một chiếc túi Tote (Tote bag) của Pháp rẻ hơn giá hàng thật rất nhiều.
Tháng trước, nhà thiết kế túi xách New York Rebecca Minkoff gửi cho đại diện thương mại Mỹ văn bản nói rằng thuế quan của Trump sẽ làm tổn hại thương hiệu của mình, vốn nổi tiếng với những chiếc túi đeo chéo có giá từ 150 Mỹ kim trở lên.
Minkoff viết rằng mức thuế mới “chỉ làm lợi cho những nhân tố xấu trong kinh tế Trung Quốc, những người đặt ra mối đe dọa cho doanh nghiệp bằng cách sử dụng thương hiệu của chúng tôi”.
Nhà kinh tế Vincent Wenxiong Yao cũng đồng tình với nỗi lo ngại của Minkoff. Yao viết: “Khi giá hàng thật tăng thì nhu cầu hàng nhái cũng tăng. Đó là hiệu ứng thay thế».
Brent Cleaveland, giám đốc điều hành Hiệp hội Thời trang và Trang sức, đại diện cho 225 công ty Mỹ, nhận xét: “Tăng giá là điều không thể tránh khỏi nếu các doanh nghiệp chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn …”.
Cuối tháng 08/2019, Mỹ thông báo họ đã tịch thu số lượng túi nhái từ Trung Quốc chất đầy 22 container vận chuyển. Giới chức ước tính số hàng này có thể khiến các công ty Mỹ thiệt hại gần 500.000 USD.
Bắc Kinh cam kết rằng họ sẽ triệt phá đường dây làm hàng nhái, phạt các trang thương mại điện tử nếu họ không xóa hàng nhái được đăng bán trên mạng. Các quan chức cũng thường xuyên kiểm tra các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, nhà kinh tế học Yao chỉ ra rằng, họ không nghiêm túc xử lý vì đó là kế sinh nhai của những người bán hàng địa phương. Hơn nữa, các tiểu thương biết cách giấu các mặt hàng giả hay hàng nhái.
Đó là trường hợp xảy ra tại chợ Hồng Kiều, một điểm nóng của hàng nhái. Tháng 07/2018. Trong dịp Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế họp tại Bắc Kinh, hàng trăm du khách Châu Phi đến Bắc Kinh tìm mua hàng rẻ, những người bán hàng nhái cho biết, do cán bộ hải quan kiểm tra gắt gao nên không trưng bày hàng hóa. Thay vào đó, họ dẫn người mua đến những căn hộ tại một con hẻm gần đó để xem hàng. Họ còn bảo quan khách cho bạn bè ở quê nhà biết tài khoản mạng xã hội để dễ dàng mua bán. Từ đó, họ nhận được một số đơn đặt hàng …
Cuối cùng có thể nói, hàng giả, hàng nhái là một vấn nạn xã hội, trong một thời gian ngắn không dễ gì xóa bỏ tức thời.
Bảo Quốc

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.175 giây.