Người mê cổ vật
Tây Đô là đất của nhiều ông trùm chơi cổ vật. Trong số đó có anh Nguyễn Thanh Huyền 63 tuổi ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Khi đến xem phòng lưu trữ trưng bày cổ vật của anh, chúng tôi bị choáng ngộp với hơn 1,300 món cổ vật từ bình, đĩa, chén thuộc dòng gốm sứ cổ Bát Tràng, ký kiểu, gốm xưa Nam phần... cho đến đồng hồ xưa của Pháp, Đức có từ thế kỷ 19, tượng đồng, khay, liễn, bức đại tự cẩn ốc xà cừ được lưu giữ hơn 5 đời...
Đồng hồ úp ly xuất xứ CHLB Đức thế kỷ 19
Hiện nay, một số gốm xưa Nam phần của anh được tham gia trưng bày triển lãm tại bảo tàng Cần Thơ cùng với một số anh em khác. Anh cho biết:
“Tôi thích chơi cổ vật từ lúc 24 tuổi, do trước đây đời ông cho đến đời cha đã từng chơi cổ vật nên từ nhỏ cũng đã mê theo. Lúc đầu thì cũng sưu tầm một số ít thôi nhưng kể từ năm 1989 tôi bắt đầu tìm mua cổ vật giống như các anh em khác, qua trao đổi làm quen rồi tìm đến các cơ sở thu mua phế liệu, ve chai. Đến năm 1994 bắt đầu sở hữu hàng trăm món và cũng mua vô thôi chứ không hề có bán ra, không kén chọn loại đồ cổ nào hễ thấy có giá trị, đẹp là mua về. Từ năm 1971 đến năm 2002 tôi làm việc ở công ty xây dựng 621 Cần Thơ, trong thời gian nầy cũng có điều kiện đi nhiều nên cũng sưu tầm được kha khá. Giờ nghỉ hưu rồi chơi cổ vật cũng thấy hay và rất lý thú.”
Cái tô bằng gốm sứ của Anh có nguồn gốc sản xuất tại Trung quốc đầu thế kỷ XX
Hiện nay, theo anh Huyền thì anh có trên 100 cái gốm sứ Trung Quốc, Bát Tràng từ thế kỷ 17 -19, 100 đĩa gốm sứ ký kiểu thế kỷ 19, 70 tô chén sứ Trung Hoa loại ký kiểu sản xuất vào thế kỷ 18; 15 cái đồng hồ xưa dạng lên dây thiều đa số là của Đức và Pháp sản xuất vào thế kỷ 18, 19, nhiều bức đại tự, liễn, hoành phi cẩn ốc xà cừ có từ 4, 5 đời vẫn còn khá nguyên vẹn, lên nước bóng loáng.
Tượng bằng đồng của Trung Quốc có cách đây 100 năm
Ngày nay phong trào chơi cổ vật đã thịnh hành và phổ biến ở nhiều tỉnh thành Việt Nam. Chính vì thế mà giá trị của mỗi cổ vật được thẩm định kỹ càng hơn, có điều là giá phần đông ngày một bị đẩy lên cao. Điều này đồng nghĩa với việc các cổ vật trên thị trường chợ đen cũng khan hiếm hơn và giá rất cao. Muốn có được những món cổ vật có giá trị, người chơi phải là những người giàu có, hoặc là quan chức có điều kiện đi đông đi tây, cũng như có nhiều “đàn em, cấp dưới” sưu tầm giúp. Do đó, hầu hết những món cổ vật lần hồi lọt vào tay “cổ chủ” ráo trọi. Ngày nay bảo tàng các tỉnh muốn có những cổ vật để triển lãm thường phải nhờ vả các thành viên hội cổ vật, nhờ họ mang hàng ra trình làng. Sau nhiều lần, mọi người đều có thể đánh giá rằng mỗi nhà sưu tầm cổ vật miền Tây là một “bảo tàng” tư nhân. Có khi số lượng các món cổ vật của một người nhiều hơn cả kho của các bảo tàng công cộng lại. Ngày nay việc chơi cổ vật đã được “mở cửa” không cấm cản như trước đây, nên hễ “đại gia” nào có tiền đều muốn có những món hàng cổ độc chiêu; và đó là thú chơi vương giả của trào lưu nhà giàu mới.
Anh Huyền rất tâm đắc với bộ sưu tập cổ vật vô giá của mình. Có điều kiện anh sẽ mang trưng bày triển lãm cho nhiều người biết những món cổ vật mang dấu tích văn hóa lâu đời của người Việt cổ xưa cũng như nền văn hóa xưa của nhiều nước trên thế giới. Anh Huyền có xu hướng chọn cổ vật là những chiếc đồng hồ cổ điển có niên đại vài trăm năm tuổi.
Hàng trăm tô, chén, đĩa Bát Tràng có từ thế kỷ 18, 19
Tủ chứa hàng 100 độc bình bằng gốm xứ Bác Tràng,
Đồng hồ xưa dạng treo tường, để bàn có nguồn gốc từ Pháp,
Đức từ thế kỷ 18, 19 tất cả còn hoạt động tốt.
Đồng hồ cổ của Anh
Đồng hồ của Pháp thế kỷ 19
Bài và hình: Thomas Trương
Tây Đô là đất của nhiều ông trùm chơi cổ vật. Trong số đó có anh Nguyễn Thanh Huyền 63 tuổi ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Khi đến xem phòng lưu trữ trưng bày cổ vật của anh, chúng tôi bị choáng ngộp với hơn 1,300 món cổ vật từ bình, đĩa, chén thuộc dòng gốm sứ cổ Bát Tràng, ký kiểu, gốm xưa Nam phần... cho đến đồng hồ xưa của Pháp, Đức có từ thế kỷ 19, tượng đồng, khay, liễn, bức đại tự cẩn ốc xà cừ được lưu giữ hơn 5 đời...
Đồng hồ úp ly xuất xứ CHLB Đức thế kỷ 19
Hiện nay, một số gốm xưa Nam phần của anh được tham gia trưng bày triển lãm tại bảo tàng Cần Thơ cùng với một số anh em khác. Anh cho biết:
“Tôi thích chơi cổ vật từ lúc 24 tuổi, do trước đây đời ông cho đến đời cha đã từng chơi cổ vật nên từ nhỏ cũng đã mê theo. Lúc đầu thì cũng sưu tầm một số ít thôi nhưng kể từ năm 1989 tôi bắt đầu tìm mua cổ vật giống như các anh em khác, qua trao đổi làm quen rồi tìm đến các cơ sở thu mua phế liệu, ve chai. Đến năm 1994 bắt đầu sở hữu hàng trăm món và cũng mua vô thôi chứ không hề có bán ra, không kén chọn loại đồ cổ nào hễ thấy có giá trị, đẹp là mua về. Từ năm 1971 đến năm 2002 tôi làm việc ở công ty xây dựng 621 Cần Thơ, trong thời gian nầy cũng có điều kiện đi nhiều nên cũng sưu tầm được kha khá. Giờ nghỉ hưu rồi chơi cổ vật cũng thấy hay và rất lý thú.”
Cái tô bằng gốm sứ của Anh có nguồn gốc sản xuất tại Trung quốc đầu thế kỷ XX
Hiện nay, theo anh Huyền thì anh có trên 100 cái gốm sứ Trung Quốc, Bát Tràng từ thế kỷ 17 -19, 100 đĩa gốm sứ ký kiểu thế kỷ 19, 70 tô chén sứ Trung Hoa loại ký kiểu sản xuất vào thế kỷ 18; 15 cái đồng hồ xưa dạng lên dây thiều đa số là của Đức và Pháp sản xuất vào thế kỷ 18, 19, nhiều bức đại tự, liễn, hoành phi cẩn ốc xà cừ có từ 4, 5 đời vẫn còn khá nguyên vẹn, lên nước bóng loáng.
Tượng bằng đồng của Trung Quốc có cách đây 100 năm
Ngày nay phong trào chơi cổ vật đã thịnh hành và phổ biến ở nhiều tỉnh thành Việt Nam. Chính vì thế mà giá trị của mỗi cổ vật được thẩm định kỹ càng hơn, có điều là giá phần đông ngày một bị đẩy lên cao. Điều này đồng nghĩa với việc các cổ vật trên thị trường chợ đen cũng khan hiếm hơn và giá rất cao. Muốn có được những món cổ vật có giá trị, người chơi phải là những người giàu có, hoặc là quan chức có điều kiện đi đông đi tây, cũng như có nhiều “đàn em, cấp dưới” sưu tầm giúp. Do đó, hầu hết những món cổ vật lần hồi lọt vào tay “cổ chủ” ráo trọi. Ngày nay bảo tàng các tỉnh muốn có những cổ vật để triển lãm thường phải nhờ vả các thành viên hội cổ vật, nhờ họ mang hàng ra trình làng. Sau nhiều lần, mọi người đều có thể đánh giá rằng mỗi nhà sưu tầm cổ vật miền Tây là một “bảo tàng” tư nhân. Có khi số lượng các món cổ vật của một người nhiều hơn cả kho của các bảo tàng công cộng lại. Ngày nay việc chơi cổ vật đã được “mở cửa” không cấm cản như trước đây, nên hễ “đại gia” nào có tiền đều muốn có những món hàng cổ độc chiêu; và đó là thú chơi vương giả của trào lưu nhà giàu mới.
Anh Huyền rất tâm đắc với bộ sưu tập cổ vật vô giá của mình. Có điều kiện anh sẽ mang trưng bày triển lãm cho nhiều người biết những món cổ vật mang dấu tích văn hóa lâu đời của người Việt cổ xưa cũng như nền văn hóa xưa của nhiều nước trên thế giới. Anh Huyền có xu hướng chọn cổ vật là những chiếc đồng hồ cổ điển có niên đại vài trăm năm tuổi.
Hàng trăm tô, chén, đĩa Bát Tràng có từ thế kỷ 18, 19
Tủ chứa hàng 100 độc bình bằng gốm xứ Bác Tràng,
Đồng hồ xưa dạng treo tường, để bàn có nguồn gốc từ Pháp,
Đức từ thế kỷ 18, 19 tất cả còn hoạt động tốt.
Đồng hồ cổ của Anh
Đồng hồ của Pháp thế kỷ 19
Bài và hình: Thomas Trương