logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/12/2019 lúc 10:23:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Giáng Sinh là một mầu nhiệm thuộc phạm trù đức tin tôn giáo

UserPostedImage

Hàng năm vào ngày 25 tháng 12, các giáo hội và tín đồ có chung niềm tin vào Đấng Tạo hóa hay Thiên Chúa, đã mừng kính trọng thể lễ Giáng sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần cứu chuộc nhân loại. Đồng thời lễ Giáng sinh cũng đã trở thành ngày sinh hoạt văn hóa tại nhiều quốc gia và là dịp cho mọi người không có chung niềm tin, có một ngày nghĩ ngơi, sum họp gia đình, bạn bè và vui chơi giải trí.
Nhân dịp này, chúng tôi nghĩ về “Mầu nhiệm Giáng sinh” thuộc phạm trù đức tin tôn giáo vốn là một nhu cầu tâm linh của con người và là một dân quyền hiến định cần được luật pháp bảo vệ chống lại sự xâm hại bất cứ từ đâu tới. Bài viết lần lượt trình bày:
I - GIÁNG SINH LÀ MỘT MÀU NHIỆM THUỘC PHẠM TRÙ ĐỨC TIN TÔN GIÁO
Như chúng ta đều biết, từ khi con người xuất hiện trên trái đất, qua nhiều thời đại đến nay, vấn nạn muôn thuở của loài người vẫn chưa được giải đáp là vũ trụ vạn vật trong đó có con người từ đâu hiện hữu, sinh sống qua thời gian hữu hạn, rồi tiêu vong (chết) sẽ đi về đâu?
Con người qua các thời đại, vẫn không ngừng nỗ lực kiếm tìm câu trả lời cho vấn nạn trên. Tầm tri thức hay mức độ hiểu biết hay ánh sáng khoa học về vũ trụ vạn vật trong đó có con người không ngừng mở rộng, nhưng đến nay thành quả chỉ có mức độ, phần còn lại tạm thời vẫn do các tôn giáo lý giải cách này cách khác bằng luận lý của niềm tin, dưới “cặp mắt đức tin”.
1 - Có sự khác biệt giữa hai phạm trù khoa học (đức lý) và phạm trù tôn giáo (đức tin)
Khoa học là “Tri thức” hay là tầm hiểu biết của con người (chúng tôi tạm gọi là “Đức lý”). Đó là những sự hiểu biết căn cơ, có thể chứng minh bằng luận lý và thực nghiệm. Đó là một chân lý tuyệt đối, vì được mọi người hữu thần cũng như vô thần công nhận như 2+2=4. Con người đã và đang nỗ lực mở rộng “tầm tri thức” để khám phá các quy luật vận hành của vũ trụ vạn vật, với ước mong tìm được chân lý tuyệt đối, để có được câu trả lời trọn vẹn được mọi người công nhận, cho các vấn nạn muôn thuở của lòai người: Vũ trụ, vạn vật trong đó có con người từ đâu tới và sẽ đi về đâu?
Niềm tin tôn giáo là phạm trù “Đức tin” của mỗi con người, tiếp nối phạm trù “Đức lý” (hay khoa học), do mỗi con người tùy theo hòan cảnh sống, đã được chọn lựa cho ngay khi chào đời do gia đình và tiếp tục giữ Đức tin sau này khôn lớn; hay khi có đủ ý thức tự nguyên, tự giác lựa chọn một niềm tin tôn giáo riêng… Tất cả đều để tự giải đáp cho những vấn nạn muôn thuở của lòai người và thể hiện Đức tin trong cuộc sống để đạt cùng đích của cuộc đời sau cái chết. Đức tin tôn giáo không thể chứng minh bằng luận lý và thực nghiệm, vì nó vượt khỏi “tầm tri thức” (phạm trù “Đức lý”) của con người. Những gì mà ánh sáng khoa học ( tầm tri thức) chưa soi rọi tới, thì ánh sáng tôn giáo (phạm trù Đức tin) sẽ soi rọi.
Vì thế các tôn giáo thường tin vào các hiện tượng siêu hình (metaphysics) gọi là sự mầu nhiệm (miracle) hay phép lạ. Các tín đồ Thiên Chúa Giáo thì tin vào Mầu nhiệm Giáng sinh cũng như nhiều màu nhiện khác, như màu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Màu nhiệm phục sinh, màu nhiệm Đức Mẹ đồng trinh.v.v…
2 - Mầu nhiệm Giáng sinh.
Đối với các tín đồ Thiên Chúa Giáo, tin vào vũ trụ vạn vật đều là do một “Đấng Toàn Năng” tác tạo, cho nó vận hành theo quy luật chung cũng như riêng cho mỗi loài. Vì vậy sự thể Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh xuống thế làm người để cứu chuộc tội tổ tông của loài người là Adam và Eva là mang một ý nghĩa mầu nhiệm (Miraculous, marvelous. supernatural), được thể hiện qua các hiện tượng lạ phát sinh từ và chung quanh con người siêu phàm mang tên Giêsu ấy.Là một mầu nhiệm vì vượt tầm tri thức hữu hạn của con người nên không thể hiểu được, nếu không được trang bị bằng cặp mắt đức tin tôn giáo.
Thật vậy, với tầm tri thức hữu hạn, con người làm sao có thể hiểu được và chấp nhận một hài nhi bé nhỏ, sinh ra trong cảnh nghèo hèn máng cỏ bò lừa, bởi một trinh nữ có tên là Maria, sống chung mà không phải vợ chồng, với một người bạn có chung niềm tin, làm nghề thợ mộc có tên là Giuse. Nghĩa là Hài Nhi Giêsu ấy, đã được thụ thai trong cung lòng Trinh Nữ Maria bởi quyền năng Chúa Thánh Thần và Hài Nhi ấy sau này lại xưng mình là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần để cứu chuộc nhân loại, đã làm nhiều phép lạ cả thể, nhất là những phép lạ xẩy ra vào ba năm cuối đời đi rao giảng và mạc khải cho loài người về Thiên Chúa và Ơn Cứu Ðộ. Sau cùng đã hoàn tất chương trình cứu độ bằng một cái chết treo khổ nhục trên thập tự giá vào tuổi 33; để rồi sau ba ngày Ðức Giêsu đã sống lại và lên Trời trước mặt nhiều người đương thời.
Những người chứng kiến các phép lạ xẩy ra từ và chung quanh con người phi phàm Giêsu có thể tin vào mầu nhiệm Giáng Sinh, song chỉ là số ít. Còn biết bao người đương thời, cũng như con người các thời đại sau này không được tận mắt chứng kiến các phép lạ thì sao? Hiển nhiên khó mà có lòng tin vào Mầu Nhiệm Giáng Sinh cũng như các mầu nhiệm khác thuộc quyền năng của Thượng Ðế, nếu không có “đức tin tôn giáo”.
Tuy nhiên đây chỉ là nói theo luận lý thông thường của tầm tri thức hữu hạn của con người. Ngoài tầm tri thức hữu hạn này, con người còn tiềm ẩn một khả năng vượt trội, siêu hình, đó là Ðức Tin tôn giáo, một khi được khơi động sẽ có thể hiểu biết và cảm nghiệm được mọi mầu nhiệm trong thế giới siêu hình vô hạn. Các tín đồ có niềm tin nơi Thượng Ðế, chính là những con người được trang bị cặp mắt Ðức Tin, để có thể nhận thức được những gì vượt tầm tri thức hữu hạn của con người.
Hiện tại, sau 2019 năm Hài Nhi Giêsu ra đời, đã có hàng tỉ nhân loại tin vào ơn Cứu Ðộ qua mầu nhiệm Giáng Sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Trần cứu chuộc nhân loại. Bằng niềm tin này, người ta có thể lý giải dễ dàng những sự kiện siêu tự nhiên từ một căn bản: Nếu đã tin và chấp nhận một Thượng Ðế Toàn Năng đã tác tạo vũ trụ vạn vật và cho nó vận hành theo những quy luật riêng cho từng loài và quy luật chung cho mọi loài, thì không có gì Thượng Ðế không làm được.
Một điển hình, nếu ngày nay con người đã mở rộng tầm tri thức để có thể khám phá ra quy luật cấu tạo con người theo quy luật chuyền sinh của Thượng Ðế, là sự phối hợp giữ tinh trùng của người nam với noãn sào của người nữ, kết tụ thành bào thai, phát triển thời gian sớm muộn 9 tháng 10 ngày. Từ đó làm theo quy luật này để tạo ra con người bằng cách lấy chất liệu từ con người vốn là vật thụ tạo của Thượng Ðế, cho thụ thai trong ống nghiệm có điều kiện môi sinh như trong cung lòng người nữ, hay cho thụ thai trong chính cung lòng người nữ, thì đối với quyền năng Thượng Ðế, việc thụ thai của Hài Nhi Giêsu trong cung lòng trinh nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần vào hơn 2019 năm trước đây, là điều hiển nhiên có thể, không có gì phải tranh luận như nhiều thế kỷ trước đây. Trinh Nữ Maria sau khi sinh Hài Nhi Giêsu vẫn còn đồng trinh là hệ quả tất nhiên do cách thụ thai ngoài sự giao hợp lưỡng tính thông thường cũng là điều hiển nhiên không thể biện giải bằng luận lý thông thường (Đức lý) nên được coi là một màu nhiệm theo luận lý của niềm tin (Đức tin) .Như vậy là luận lý của niềm tin tôn giáo đã được luận lý của tầm tri thức (khoa học) mở rộng của con người chứng minh là sự thật.
Ðến đây vấn đề chỉ còn là con người có chấp nhận mầu nhiệm Giáng Sinh cũng như các mầu nhiệm khác của Thượng Ðế hay không. Vì đó là quyền tự do lựa chọn của mỗi con người, mà chính Thượng Ðế là Ðấng sáng tạo ra con người, vạn vật, cũng phải tôn trọng tuyệt đối. Bởi vì chỉ với quyền tự do tuyệt đối, con người mới chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình và Thượng Ðế mới xét công, tội để thưởng phạt công bình mỗi con người sau cái chết, trở về với cát bụi theo niềm tin tôn giáo.
III - KẾT LUẬN
Đối với những người có niềm tin nơi Thượng Ðế, qua mầu nhiệm Giáng Sinh, những tín đồ Thiên Chúa Giáo chỉ muốn xác tín rằng: Hơn 2019 năm trước đây, quả thật đã có một Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Trần, thực hiện sứ mạng cứu chuộc con người khỏi tội nguyên tổ, tạo điều kiện cho con người tái sinh trong nước hằng sống là Thiên đường cực lạc; ở đó chỉ có hạnh phúc, yêu thương, an bình, không khổ đau, chiến tranh hận thù. Các tín đồ tin rằng, nếu như không có tiền đề là mầu nhiệm Giáng Sinh này của Đấng Cứu Thế, số phận con người hẳn đã khác, chắc hẳn là bi thảm hơn nhiều…
Ðể cảm tạ Thượng Ðế, đêm nay cũng như đêm qua và đêm mai, nơi các giáo đường khắp nơi trên mặt địa cầu, những con người có chung niềm tin vào mầu nhiệm Giáng Sinh đều cất cao lời ca chúc tụng của Thiên thần vào đêm Giáng sinh năm xưa nơi hang đá Bethlhem ở vùng Trung Đông, rằng “Vinh danh Thiên Chúa Trên Trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm”; cất cao bằng mọi ngôn ngữ khác biệt của loài người. Chúc tụng và ngợi ca Ơn Con Người đã giáng trần cứu độ muôn dân, đem an bình, ơn phúc và yêu thương đến cho mọi người, mọi dân tộc qua các thời đại hôm qua, hôm nay và mãi mãi trên hành tinh này, cho đến tận thế.

Thiện Ý (VOA)
song  
#2 Đã gửi : 24/12/2019 lúc 10:25:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lời chúc giáng sinh

UserPostedImage

Mỗi năm đến dịp Giáng sinh, gia đình nhỏ và gia đình lớn của tôi đều tổ chức ăn mừng. Có lẽ phần chính là vì đây là dịp quan trọng nhất để mọi người gặp gỡ được nhau. Và đặc biệt có lẽ vì trẻ con. Đứa bé nào mà không muốn được quà, nhất là dịp này. Mà đã là con/cháu thì sẽ luôn mãi là con/cháu. Cho nên ngoài Mẹ tôi ra, còn mấy chục con, cháu và chắc. Thuộc nhiều sắc dân và tôn giáo khác nhau. Ngoài ra, bao gia đình thân thương khác là con nuôi hay con cháu của Mẹ tôi cũng tham gia, từ nhiều nơi trên thế giới tụ về.
Mặc dầu phần lớn gia đình tôi không theo đạo Thiên Chúa giáo, và mặc dầu phần lớn các ý nghĩa nguyên thủy về giáng sinh đã biến đổi qua thời gian, giáng sinh ngày nay là thời gian cho gia đình và bạn bè, để chúng ta tập trung vào các giá trị đích thực nhất cho những người mình thương yêu và quan tâm nhất.
Nhưng cũng không có lý do gì để dừng ở đó. Mỗi lần đến giáng sinh, hay nói đúng hơn vào những dịp thích hợp trong suốt năm, tôi thường nhắc nhở con mình nghĩ đến những người bất hạnh hơn mình ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Tôi chia sẻ với các con tôi rằng không chỉ bố mẹ hạnh phúc, mà các con cũng hạnh phúc, và nhiều người chung quanh sẽ hạnh phúc, nếu các con sống “tử tế, dễ thương, rộng lượng, trắc ẩn, khoan dung và tha thứ” (kind, nice, generous, compassionate, tolerant and forgiving). Tôi cũng nói thêm rằng sau này các con muốn làm gì cũng được, nhưng nếu các con chọn những công việc mang tinh thần phục vụ con người, thì các con sẽ tìm được hạnh phúc, ngay trong thử thách.
Bé trai của tôi thì ở trường bạn bè và thầy cô đều quý mến thì rộng lượng và ngoan (mặc dầu ở nhà thì rất cứng đầu). Bé gái thì luôn chủ động, tử tế, đề cao công lý, bảo vệ động vật, môi trường và những người yếu kém. Tôi đặt nhiều tiêu chuẩn cao cho con mình, đôi khi làm cho các con căng thẳng hơn, nhưng phần lớn các con tự đi tìm hiểu và đi đến kết luận mình cần phải làm gì khi có đầy đủ thông tin về môi trường và cuộc sống chung quanh.
Sống chỉ biết mình thôi thì thiệt là thiếu sót. Tất nhiên trẻ con không cần biết mọi nỗi đau trên thế gian này, vì chúng không thể làm gì được cả với nó. Nhưng chúng biết và giúp được một người, hai người hay nhiều hơn trong khả năng của mình để một phần nào đó giáng sinh của những người đó năm nay là đẹp hơn, bớt cô đơn hơn, và có hy vọng và hạnh phúc hơn năm ngoái, chẳng hạn, là điều cần và đủ rồi.
Vào mùa lễ giáng sinh mọi năm, tôi được biết rằng có vô số những cá nhân, nhóm, đoàn thể, tổ chức, nhà thờ v.v… làm tất cả những gì có thể làm được vào thời điểm này để tạo một không gia mầu nhiệm nhưng cũng vô cùng thực tế để cho tất cả mọi người thuộc mọi sắc tộc và tôn giáo cùng tham dự. Ngay cả tổ chức “Người nghiện rượu vô danh” (Alcoholics Ananymous, thành lập năm 1935 tại Hoa Kỳ, bây giờ có mặt trên toàn cầu) cũng muốn gửi thông điệp vào năm 1944 rằng:
… Chúng ta may mắn hiểu được sâu sắc nghịch lý thiêng liêng rằng sức mạnh trổi lên từ sự yếu kém, rằng sự sỉ nhục đi trước sự phục sinh; rằng nỗi đau không chỉ là cái giá mà còn là hòn đá tảng của sự tái sinh tâm linh. Biết đầy đủ giá trị và mục đích của nó, chúng ta không còn có thể sợ nghịch cảnh, chúng ta đã tìm thấy sự thịnh vượng ở những nơi nghèo đói; hòa bình và niềm vui đã xuất hiện giữa sự hỗn loạn. Thực sự là phước lành của chúng ta!
Những bậc cha mẹ nào không có nhiều điều kiện, hay có quá nhiều điều kiện, để không biết mua quà gì cho con mình, thì thật ra điều trẻ con cần nhất không phải là những món quà vật chất. Cái chúng cần hơn là tình thương, là thì giờ của cha mẹ. Dành thì giờ tâm sự, tìm hiểu và chơi trò chơi với các con là các món quà vô giá. Theo tiến sĩ Erin Leonard, người viết nhiều sách về quan hệ giữa cha mẹ và con cái về an toàn và đồng cảm, thì dành 15 phút chơi đổi vai với các con trong mùa giáng sinh để hiểu các con đang nghĩ gì, đang có những ưu phiền nào, đang phiền muộn vì nghĩ mình làm ai đó thất vọng… là vô cùng quan trọng. Qua đó giúp cho con mình hiểu và ý thức cảm xúc của chúng. Hãy để ý đến những lo lắng của chúng. Đồng cảm với cuộc chiến với lòng tự trọng của chúng…
Cách đây hơn 200 năm, bài hát “Đêm thánh vô cùng” (Silent Night) được người phụ tá linh mục có tên Joseph Mohr cùng với một nhà thơ và âm nhạc, Franz Xaver Bruber, người thường chơi Organ tại nhà thờ ở Oberndorf, Salzburg, Áo, cùng nhau sáng tác và trình diễn. Bài phát này lần được tiên được trình diễn vào ngày 24 tháng 12 năm 1818. Mặc dầu bài hát được đón nhận nồng nhiệt từ khi ra đời và cho đến mãi bây giờ, chỉ đến năm 1995, người ta mới biết được đến tác giả lời nhạc là linh mục trẻ Joseph Mohr bắt đầu viết năm 1816 và sau đó đã gặp được Bruber để hòa âm và trình diễn vào giáng sinh năm 1818. Cho đến nay bài hát này vẫn còn được yêu chuộng, được hát mãi, và có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về thông điệp hòa bình cho nhân loại.
Có những khi trong cuộc sống chúng ta quan tâm để ý đến những vấn đề lớn, những ước mơ thành tựu lớn. Để làm gì và cho ai? Bao nhiêu phần trăm trong đó là cho gia đình mình, người bạn đời, con cái mình? Trong cuộc sống căng thẳng này, chúng ta cũng cần cân bằng giữa việc làm, tình yêu và trò chơi (work, love and play) để cuộc sống thật sự lành mạnh, thăng hoa và bền vững. Tôi biết nói thì dễ nhưng làm thì rất khó! Nhưng không cần đi xa hay trốn tránh khỏi cuộc sống này mới có thể thực hiện. Điều có thể làm trong thời điểm này là đừng để mình quá bận tâm, quá lo lắng, đừng xem điện thoại hay ipad, và đừng để đầu óc theo thói quen tự điều khiển lối mòn cũ (auto-pilot). Tức chánh niệm, ý thức rõ những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Làm được như thế, chúng ta sẽ thấy được người chúng ta thương yêu đứng ngay trước mặt mình, mong muốn được yêu thương.
Nhân dịp sáng sinh năm nay, tôi mong chúc tất cả, gia đình bạn bè độc giả và mọi người Việt Nam an lành, hạnh phúc và sức khỏe. Và mong chúc quý vị một năm mới thành công và vui vẻ. Tôi đặc biệt gửi tặng bài viết này đến cô giáo chủ nhiệm của tôi vào lớp 8C trước khi tôi rời Việt Nam. Cô đã góp phần thay đổi cuộc đời tôi trở nên tốt hơn rất nhiều. Cô là người có niềm tin Thiên Chúa giáo mãnh liệt, và cô đã giúp cho tôi cùng bao học trò khác của cô thương yêu nhau và cùng giúp nhau tạm thời vượt qua những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của một thời đảo điên vì ý thức hệ chính trị.
Phạm Phú Khải (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.