logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/12/2019 lúc 10:15:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage




Tiểu sử và sự nghiệp
Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5 tháng 3 năm 1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, còn quê hiện giờ ở Vĩnh Phúc. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cha của ông là "trùm một phường bát âm của miền quê Vĩnh Phú thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào", sau vào làm thợ máy nhà máy xe lửa Trường Thi ở Nghệ An. Thuở bé, Nguyễn Văn Tý học ở trường Quốc học Vinh và được một giáo viên người Pháp dạy cho những bài hát của Tino Rossi đang thịnh hành thời đó. Trong thời gian tham gia hoạt động hướng đạo, ông được một cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca. Ở đó ông được học nhạc lý cơ bản và nhất là nâng cao trình độ hòa thanh, hát bè. Nguyễn Văn Tý còn được một thầy giáo nhạc sĩ người Hoa tên Mạnh Hinh dạy chơi đàn guitar Hawaii.
Từ năm 1944, ông đi hát trong phòng trà ở Vinh kiếm sống. Năm 1945, Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Việt Minh, sáng lập và xây dựng đoàn kịch thơ, kịch nói của Thanh niên Cứu quốc Nghệ An. Theo lời của Nguyễn Văn Tý, ông bắt đầu sáng tác vào năm 1947 khi là Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền huyện Thanh Chương, nhưng ông coi tác phẩm đầu tay của mình là bài Ai xây chiến lũy được viết 1949.
Năm 1948, Nguyễn Văn Tý ở đoàn văn hóa tiền tuyến thuộc Quân huấn cục. Sau đó, từ năm 1950, ông nhận nhiệm vụ đi xây dựng Đoàn Văn công của Sư đoàn 304 và làm trưởng đoàn. Bản Dư âm nổi tiếng được ông sáng tác khoảng 1950 sau một lần về chơi nhà bạn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, Dư âm viết về cô em gái của người bạn đó[3]. Cũng vì bản nhạc này ông bị đơn vị đưa ra kiểm điểm vì đã sáng tác một bài hát quá ủy mị, không hợp với thời kỳ đó. Tuy nhiên, bài hát Dư âm sau này lại rất nổi tiếng và được hát nhiều tại miền Nam. Ngoài ra ông còn sáng tác bài Mùa hoa nở, Pha màu luống cày...
UserPostedImage
Nguyễn Văn Tý và bà Bạch Lệ, năm 1952
Đến 1951, Nguyễn Văn Tý giải ngũ và chuyển về công tác ở Chi hội Văn nghệ Liên khu IV. Năm 1952, ông quen biết với bà Nguyễn Thị Bạch Lệ, em gái nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương và sau đó hai người thành hôn. Thời gian này ông sáng tác những bài như Vượt trùng dương (1952), Tiếng hát Dôi-a (1953) và đặc biệt là ca khúc nổi tiếng Mẹ yêu con (1956). Ba năm sau, cha ông mất.
Cuối năm 1957, Nguyễn Văn Tý cùng với Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao được chỉ định thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Sau đó, khi đang là ủy viên chấp hành khóa đầu tiên của hội thì báo Nhân Văn ra đời, xảy ra vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, theo lời khuyên của Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Tý đi tránh và nghiên cứu dân ca. Đầu 1961, ông được biệt phái về Hưng Yên. Thời gian này, Nguyễn Văn Tý đã viết một số ca khúc như Chim hót trên đồng đay (1963), Dòng nước quê hương (1963), Tiễn anh lên đường (1964), Múa hát mừng chiến công (1966)...
Ông sống trong căn nhà nhỏ ở 94/19 Trần Khắc Chân, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM.
Ông đã từ trần tại nhà riêng vào lúc 17h15 ngày 26 tháng 12 năm 2019 tại nhà riêng, hưởng thọ 94 tuổi.[1][2]
Sáng tác
Nguyễn Văn Tý sáng tác được khá nhiều bài hát, những sáng tác của ông lại được đông đảo công chúng mến mộ như Dư âm, Mẹ yêu con, Dáng đứng Bến Tre, Bài ca năm tấn, Bài ca phụ nữ Việt Nam, Em đi làm tín dụng, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Cô nuôi dạy trẻ...
Dư âm có thể coi là ca khúc tiền chiến duy nhất của ông. Ca khúc tuy không được phổ biến ở miền Bắc trong những năm chiến tranh nhưng lại được biểu diễn nhiều ở miền Nam trước năm 1975. Về sau ca khúc được lưu hành rộng rãi, trở thành một trong những bản tình ca được nhiều công chúng yêu thích. Sau này ông có viết thêm bài "Dư âm 2" mang tên Một ánh sao trời (1988).
Nguyễn Văn Tý là một trong những nhạc sĩ nhạc đỏ thành công với chất liệu dân ca. Những sáng tác của ông được chắt chiu và nghiền ngẫm qua những chuyến đi thực tế trong thời gian dài, nhiều sáng tác đã sử dụng khéo léo chất liệu dân ca của nhiều vùng miền (Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre, Mẹ yêu con...). Âm nhạc của ông giàu chất trữ tình được thể hiện qua lời ca trau chuốt cùng với giai điệu mượt mà và bản sắc dân tộc.Một đề tài quen thuộc trong nhiều sáng tác của ông là phụ nữ với những ca khúc như Bài ca phụ nữ Việt Nam, Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa... Nguyễn Văn Tý cũng là một nhạc sĩ có nhiều sáng tác "ngành ca": Em đi làm tín dụng, Anh đi tìm tôm trên biển cả, Chim hót trên đồng đay, Cô đi nuôi dạy trẻ, Bài ca năm tấn.
Ngoài ra ông còn viết một số ca khúc thiếu nhi như Màu áo chú bộ đội, Tôi là gà trống, Gà mái mơ, Út cưng... Ông còn viết nhạc cho phim hoạt hình, múa rối và một số vở chèo: Đảo nổi, Sông Hồng (1967), Nguyễn Viết Xuân (1968)
Ông đã xuất bản các tác phẩm: Những dư âm còn lại, video, (VAFACO, 1993), Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Văn Tý, Nhà xuất bản Âm nhạc, Hội nhạc sĩ Việt Nam 1995; Băng chân dung và tác phẩm của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh.
Giải thưởng
Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: Mẹ yêu con, Vượt trùng dương, Bài ca năm tấn, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre. Trong cuộc đời hoạt động của mình, ông còn giành được một số giải thưởng như:
Giải nhì (không có giải nhất) của Hội văn nghệ Việt Nam cho bài Vượt trùng dương
Giải nhất Cuộc thi vận động sáng tác về đề tài phụ nữ với bài Tiễn anh lên đường (1964)
Giải nhất sáng tác về đề tài nông nghiệp với ca khúc Bài ca năm tấn (1967)
Giải Ngân hà với bài Em đi làm tín dụng.
Tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
Ai xây chiến lũy' (1949)
Bài ca năm tấn (1967)
Bài ca phụ nữ Việt Nam (1970)
Chim hót trên đồng đay (1963)
Dáng đứng Bến Tre (1981)
Dòng nước quê hương (1963)
Dư âm (1950)
Em đi làm tín dụng (1971)
Huyền diệu (1970)
Mẹ yêu con (1956)
Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh (1974)
Một ánh sao trời (Dư âm 2) (1988)
Múa hát mừng chiến công (1966)
Mùa xuân cô đi nuôi dạy trẻ (1980)
Màu áo chú bộ đội (1968)
Người đi xây hồ Kẻ Gỗ (1976)
Ru người trăm năm (1999)
Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa (1973)
Tiễn anh lên đường (1964)
Tiếng hát Dôi-a (1953)
Thành phố Hồ Chí Minh (1969)
Vượt trùng dương (1952)

Chiều ngày 26/12/2019, tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời đem lại không ít ngậm ngùi cho người hâm mộ. Ông mất ở tuổi 94, sắp tròn một thế kỷ đời, để là rất nhiều bài hát. Nhưng nổi tiếng nhất và được người yêu nhạc hát lại nhiều nhất, vẫn là bài hát Dư Âm, viết năm 1950.
Từ sau năm 2000, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sống trong hiu quạnh giữa lòng xã hội âm nhạc thương mại. Những bạn bè, người hâm mộ khi gặp ông, đều nhìn thấy ông tiếc nhớ tháng ngày vàng son của mình, nhắc bài hát Dư Âm về số phận của nó sau khi ra đời, cũng mối tình chớm nở của tuổi thanh xuân.
Khi nhắc, mắt ông hấp háy nhìn người đối diện, rồi có lúc lặng người, như nhìn xuyên qua cả không gian để thấy lại những ngày tháng đẹp nhất của mình.
Tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý mất, khiến tôi nhớ nhiều đến ánh nhìn ấy. Có lẽ quá khứ đã từng đẹp đến mức khiến ông có thể đi qua ngày tháng hiện tại bớt nhọc nhằn hơn. Lúc tôi nghe ông mô tả về những ý nghĩa và giai điệu của Dư Âm, mắt ông bừng sáng như khui chiếc rương kỷ niệm bí mật nhất và đáng chia sẻ nhất.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một người tài hoa. Nhạc của ông viết xuống từng nốt nhạc đẹp như tranh thêu. Thậm chí không phải ca sĩ nào cũng có đủ khả năng để diễn đạt các tác phẩm của ông. Đặc biệt từ những năm 60, khi ông lánh về Hưng Yên để chạy trốn không khí thanh trừng nhân văn giai phẩm, mà bất kỳ văn nghệ sĩ nào lúc đó, cũng nơm nớp phần mình bởi những lời kết tội vô chừng - ngủ chưa hết đêm phập phồng đã thấy lao xao trước cửa ai đó gọi tên mình.
Ở mỗi giai đoạn xã hội, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đều có những tác phẩm công phu và danh tiếng cho mình và cho cả chế độ mà ông phục vụ. Năm 1945, khi tham gia Việt Minh và giai đoạn kháng Pháp, Nguyễn Văn Tý đã cống hiến rất nhiều những bài hát cho cách mạng như Ai xây chiến lũy, Tiếng hát Dôi-a, Vượt trùng dương… Thời Bắc Nam nội chiến, ông cũng viết rất nhiều bài cho việc phục vụ tuyên truyền như Dòng nước quê hương, Màu áo chú bộ đội, Hát mừng chiến công, Thành phố Hồ Chí Minh… Rồi sau năm 1975, ông lại tiếp tục là một trong những cây viết hàng đầu của nhà nước với việc đóng góp những bài hát nổi tiếng trên truyền hình, báo chí như Em đi làm tín dụng, Mùa xuân cô đi nuôi dạy trẻ, Dáng đứng Bến Tre… Nhưng dù cống hiến miệt mài và nhiệt tình như vậy, lịch sử của nhạc sĩ vẫn có những vết gợn trong giới lãnh đạo đến năm 2000, ông mới được giới lãnh đạo xét duyệt cho giải thưởng Hồ Chí Minh.
Vết gợn thứ nhất đó là việc cho ra đời bản Dư Âm. Và vết gợn thứ hai là việc ông có tên trong những người thực hiện ấn bản Nhân văn Giai Phẩm, khiến phải làm việc ngày đêm với công an thời đó.
Dư Âm chỉ là một ca khúc tình yêu, thậm chí là ca khúc xuất sắc về tình yêu đôi lứa. Nhưng tiếc là trong không khí hừng hực chiến tranh được chỉ đạo từ Trung ương, Dư Âm bị coi là một ca khúc phá bĩnh, khiến trai gái có thể mềm lòng, không đủ sức chiến đấu.
Lúc đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý 26 tuổi. Ông được mai mối đến làm quen với hai chị em ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Và trong tích tắc nhìn thấy cô em tên Hằng 16 tuổi, ông đã yêu nhưng duyên không thành. Tám năm sau khi gặp lại, thì nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý chỉ còn kịp thấy cô đang đi bộ đội ở Vĩnh Yên, và có lẽ đã có người yêu.
Bài hát Dư Âm là tâm sự của chàng thanh niên ấy, và chỉ đàn hát loanh quanh nhưng cũng đủ trở thành cơn sốt trong thanh niên thời ấy. Ai cũng ngâm nga Dư Âm, ai cũng chép lời để dành làm kỷ niệm. Và Nguyễn Văn Tý trở thành cái tên gây tò mò dữ dội ở Hà Nội.
Nhưng rồi thời kỳ chỉnh huấn 1953 đã thay đổi tất cả. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bị họp đấu tố, bị buộc viết kiểm điểm để xác nhận là đã sai lầm khi sáng tác Dư Âm. Quyết liệt hơn, các cán bộ văn hóa và tuyên giáo còn tổ chức các buổi nói chuyện ở nhiều nơi trước quần chúng đông đảo, mà nơi đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý phải tự sỉ vả mình, phải chối bỏ đứa con tinh thần và đề nghị quần chúng nhân dân… đừng nghe nữa.
Cái khó nhất, là ở miền Bắc thì đạp lên Dư Âm, nhưng ở miền Nam, khán giả ngày càng hâm mộ. Hàng ngày, đài phát thanh Sài Gòn vẫn nhận được thư yêu cầu phát lại bài hát này. Do đó, “tội” của ông lại càng nặng.
1957, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được lệnh chuẩn bị thành lập Hội nhạc sĩ Việt Nam, cùng với những văn nghệ sĩ hàng đầu của miền Bắc như Văn Cao, Lưu Hữu Phước… thế nhưng một lần nữa ông lại lao đao vì tên của ông xuất hiện trên tạp chí Nhân văn Giai Phẩm – một diễn đàn nói thẳng, nói thật và đòi dân chủ xã hội ngay trong thời điểm đó, hoạt động trong thời gian 1955-1958. Theo thanh minh của ông, là do tình thân với Đặng Đình Hưng (thân phụ của nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn) nên chỉ đứng cùng trên danh sách ban biên tập. Nhưng vào thời buổi ấy, đó cũng chỉ là một lời khai, nhất là khi mỗi người khai, chỉ vì nhìn thấy duy nhất một con đường sống của mình.
VÌ lẽ đó, ngoài việc không thể còn tham gia việc dựng Hội nhạc sĩ Việt Nam, ông phải tìm cách xin đi Hưng Yên để nghiên cứu dân ca (1961), mục đích là ở ẩn, thoát khỏi không khí thanh trừng kinh hoàng ở Hà Nội về Nhân văn Giai phẩm. Tận dụng chuyến đi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cắm cúi sáng tác liên tục, không dám màng đến thế sự. Đến năm 1967 ông mới quay về Hà Nội. Ông kể lại chuyện này với ánh mắt đầy vẻ sợ hãi, nói ông là người may mắn thoát được, còn tất cả bạn bè ông đều phải chịu những số phận khốn khổ vô cùng. “Ác lắm”, ông chỉ lắc đầu, kết luận nhanh như vậy.
Cuộc đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một ví dụ rõ về thân phận của một nghệ sĩ tài hoa, phải chấp nhận nhiều bi kich âm thầm để tồn tại trong một cuộc sống không có ngã rẽ chọn lựa nào. Sau năm 2006, nhiều lần ông đã phản ứng mạnh mẽ về đời sống, về chính trị khi được các đài nước ngoài phỏng vấn, nhưng mọi thứ lọt thỏm trong thời đại mới nhộn nhịp thương mại. Bi kịch là khi ông muốn nói, và nói thẳng thì lại không còn ai quan tâm.
“Tôi chỉ tự hào nhất là bài Dư Âm của mình”, ông nói dứt khoát khi được hỏi về các tác phẩm của mình. Thật trớ trêu. Khi khán giả nhìn thấy cái tên Nguyễn Văn Tý bên cạnh bài hát Dư Âm, ít ai biết rằng ông luôn mang theo mình dư âm của thời son trẻ. Một dư âm đẹp đẽ vang lên nhưng phía sau nó, thật buồn.
Theo Tuấn Khanh (Blog RFA), vi.wikipedia.org/wiki
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.143 giây.