logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/03/2020 lúc 09:35:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Áp phích phim Les Rivières (Những dòng sông) của Mai Hua. Mai Hua

Năm 2013, Trúc Mai bắt đầu quay bộ phim Les Rivières (Những dòng sông) sau khi một người cậu nói rằng những người phụ nữ trong gia đình chị toàn gặp trắc trở đường tình duyên, vừa lúc chị mới chia tay chồng.

« Lời nguyền » dường như bắt nguồn từ đời bà cố của Trúc Mai, một phụ nữ rất đẹp, có nhiều người theo đuổi, nhưng cuối cùng lại bị chính người chồng thời đó bán cho một người Pháp. Những thế hệ phụ nữ sau này trong gia đình cũng lận đận trong đường tình duyên : hoặc bị làm vợ lẽ rồi bị bỏ rơi, hoặc không được kết hôn với người mình thương hoặc bị chồng đánh. Cuộc đời họ không phải lúc nào cũng êm đềm, phẳng lặng, mà có lúc quanh co như những dòng sông.
Nhưng Trúc Mai có một cô con gái. Bản năng của một người mẹ thôi thúc Trúc Mai phải làm gì đó để định mệnh không lặp lại. Chị bắt đầu tìm hiểu về nguồn cội gia đình, một gia đình thuần Việt, trong khi chị lại sinh ra và lớn lên ở Paris, hấp thụ hai luồng văn hóa.
Từng quay phim về sự đa dạng của vẻ đẹp theo đúng nghĩa rộng với những con người và ngành nghề khác nhau, lần đầu tiên, Trúc Mai ghi lại hình ảnh những người thân trong gia đình, thực ra chỉ là bốn người phụ nữ, bốn thế hệ khác nhau : bà ngoại, mẹ, Trúc Mai và con gái, trong những lúc vui, lúc buồn hay giận dữ.
Mối quan hệ giữa « mẹ và con gái » có những lúc thăng, lúc trầm nhưng luôn gắn bó, mà theo Trúc Mai, khi trả lời RFI Tiếng Việt, là nhờ thừa hưởng truyền thống Việt Nam.

« Sinh ra ở Pháp, có bố mẹ là người Việt và với văn hóa được hấp thụ, nên khó biết được phần nào trong tôi là Việt, phần nào là Pháp. Đúng là khi lớn lên ở Pháp, tôi không nói tiếng Việt nữa, tôi đã để mất rất nhiều trong phần văn hóa Việt này. Nhưng bộ phim thì lại rất « lai » mà có lẽ sẽ không thể nào có được trong một nền văn hóa thuần Pháp.
Tôi nghĩ rằng tình cảm gia đình, sự phục hồi và khả năng luôn tái sáng tạo mối quan hệ mẹ-con của chúng tôi, dù có nhiều lúc thăng trầm, là điều gì đó khó có thể thành hiện thực trong một nền văn hóa nơi gia đình không phải là một yếu tố mạnh. Trong văn hóa Việt Nam, gia đình là điều gì đó rất rất thiêng liêng ».
Đạo làm con, truyền thống Việt
Mỗi thế hệ phụ nữ trong gia đình, vượt lên số phận, định mệnh, trở thành một « nữ anh hùng » trong mắt người kia. Có thể thấy đạo hiếu làm con trong truyền thống gia đình Việt Nam qua những thước phim đầy xúc động, đặc biệt là cách Hồng Loan, mẹ của Trúc Mai chăm sóc mẹ của bà.
« Bà ngoại tôi từ Việt Nam về Pháp trong tình trạng sức khỏe rất xấu. Bà như sắp chết nên chúng tôi quyết định đưa về Pháp để mẹ tôi, làm bác sĩ, có thể chăm sóc bà. Và mẹ tôi đã chữa khỏi bệnh cho bà một cách gần như thần kỳ. Tôi thấy thật mầu nhiệm vì tôi không nghĩ bà sẽ qua khỏi. Mẹ tôi, trong vai trò là bác sĩ, thì không thấy có gì là kỳ diệu cả, nhưng cũng nhờ vào tình thương yêu mà mẹ tôi trao hết cho mẹ của bà. Tình cảm đó có thể không phải đến một cách nhanh chóng, mạnh mẽ đến như vậy.
Khi ngoại gần như sống những ngày cuối cùng, mẹ tôi đã chăm sóc bà vô cùng tận tình. Mẹ tôi đưa ngoại về nhà sống, đây là điều khó khăn khi mẹ tôi lúc đó cũng 65 tuổi. Tôi thấy mẹ tôi thật sự dũng cảm và táo bạo. Lúc đó, tôi không suy nghĩ nhiều nhưng giờ nhìn lại, tôi thấy mình cũng có thể rơi vào hoàn cảnh đó trong 50 năm nữa, với con gái mình. Để xem chuyện gì sẽ đến ! »
Người xem có cảm giác như Trúc Mai, qua mỗi cảnh quay, quan sát cách mẹ chăm sóc bà ngoại, dường như để chuẩn bị cho mối liên kết trong tương lai giữa chị và mẹ, giữa chị và con gái.
« Khi bố mẹ nhiều tuổi hơn, nhiều người nói rằng con cái trở thành bố mẹ của bố mẹ họ vì họ phải chăm sóc, vì bố mẹ họ có thể không còn tự lập được. Tôi chờ xem chuyện gì sẽ đến. Hiện tại tôi chưa biết thế nào vì điều đó còn tùy thuộc rất nhiều vào mẹ tôi. Nhưng tôi không chắc là bà muốn tôi trở thành mẹ của bà.
Ban đầu, giữa mẹ tôi và tôi không có đối thoại và bộ phim khiến tôi trưởng thành. Và trưởng thành cũng có nghĩa là có thể tự tạo cho mình những điều mà người ta không có trong quá khứ, khi còn nhỏ. Bộ phim đã giúp mẹ và tôi có được điều đó, giúp chúng tôi thực sự hiểu nhau rõ hơn. Người ta cứ nghĩ rằng mối quan hệ ruột thịt giúp chúng ta hiểu rõ nhau nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy. Một mối liên hệ ruột thịt níu kéo chúng ta về mặt văn hóa, theo kiểu quan hệ như trong phim là mối liên hệ bẩm sinh mẹ và con. Nhưng thực ra, không hẳn như vậy mà mối quan hệ đó phải được vun vén và dần hình thành. Chính bộ phim đã giúp chúng tôi làm điều đó ! Và để hình thành được mối liên hệ, thì phải hiểu nhau, và để hiểu được nhau thì phải nói thật. Đó là lúc rất thiêng liêng và giờ chúng tôi vẫn làm thế ».
UserPostedImage
Bốn thế hệ (từ trái sang phải) : Tâm, Trúc Mai, Hồng Loan (mẹ Trúc Mai), Marthe - Nhật Lệ (bà ngoại). Ảnh chụp từ YouTube. Ảnh chụp màn hình YouTube
Mẹ, người phụ nữ anh hùng…
Nhìn cách mẹ chị chăm sóc ngoại, người xem thấy chính mình ở trong đó, với hàng loạt câu hỏi : Mình sẽ ra sao khi về già ? Mình có được may mắn chăm sóc như vậy không ? Có ai đó dồn hết tình yêu thương cho mình đến như vậy không ? Từ một người ốm liệt giường, mất trí nhớ, bà ngoại của Trúc Mai hồi sinh… và nhờ vào cô con gái của bà.
« Mẹ tôi thật sự là một phụ nữ anh hùng. Đối với tôi, bà luôn như vậy ! Dù cũng có những lúc thăng trầm giữa chúng tôi, nhưng bà luôn là nguồn cảm hứng không tưởng vì đó là một người phụ nữ luôn đứng dậy, một người chữa trị cho người khác, một người đã quyết định dành cả cuộc đời để chăm sóc người khác. Đó là một người phụ nữ vô cùng dũng cảm, can đảm không thể tin nổi. Dĩ nhiên, đó là những điều đã tạo cho tôi rất nhiều cảm hứng, đủ để tôi được trở thành chính mình, không hẳn được anh hùng như vậy, nhưng nhân văn và can đảm ».
Trúc Mai trăn trở về « lời nguyền » như có từ xa xưa. Trong phim, người ta chỉ thấy bốn người phụ nữ, bốn thế hệ, chăm sóc cho nhau. Chị đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi : Liệu người phụ nữ có thể vẫn sống tốt mà không cần đàn ông hay không ?
« Tôi nghĩ rằng về mặt văn hóa, người ta bị nhồi nhét ý nghĩ là phụ nữ không thể là gì nếu không có đàn ông. Đối với tôi, bộ phim là một bước tiến giúp tôi cảm nhận được thâm tâm của mình, và dĩ nhiên không phải là tôi không có ý nghĩa gì nếu không có đàn ông. Tôi thấy là khi tìm hiểu những người phụ nữ bất hạnh trong gia đình, tôi lại tìm được một sức mạnh, một điều quý giá không tưởng.
Đúng là chúng ta phải bỏ những định kiến của quá khứ, không phải để gây chiến về giới tính, mà để tất cả mọi người luôn vui tươi, hạnh phúc hơn và nhân văn hơn. Vì vậy, chúng ta phải thoát khỏi được những vai trò, kiểu có những người phải làm thế này, những người khác phải làm thế kia, để mọi người cùng đứng dậy, sát bên nhau, tay trong tay, tiếp theo là có thể đối thoại với nhau. Và mẹ và tôi đã làm được như vậy ! »
Để tiếng nói của phụ nữ được lắng nghe…
Sau sáu năm, Les Rivières (Những dòng sông) chính thức ra mắt công chúng năm 2019. Sáu năm « phiêu lưu » đã làm thay đổi Trúc Mai. Từ đi tìm nguồn cội nỗi bất hạnh mà chị nghĩ « thừa hưởng » từ gia đình, Trúc Mai trở thành người đấu tranh vì nữ quyền : « Mai của năm 2013 không giống với Mai của năm 2020 », như chị trả lời phỏng vấn báo Le Figaro (17/02/2020).
« Bộ phim này đã khiến tôi thay đổi hoàn toàn. Hơn nữa, đó là một trong số những chủ đề của phim : Đâu là nghệ thuật hoặc là cách tự tạo cho mình số phận riêng ? Làm thế nào bộ phim làm được điều đó ? Và khi tôi bắt tay thực hiện dự án, thì vẫn chưa có phong trào MeToo. MeToo chưa tồn tại, nên người ta chưa có kiểu chia sẻ những trải nghiệm dữ dội. Tiếp theo, vào năm ngoái (2019) khi bắt đầu chia sẻ bộ phim, tôi nhận ra rằng xung quanh tôi, trong môi trường văn hóa nghe nhìn hầu hết là đàn ông, và đặc biệt tại Pháp lại là đàn ông da trắng.
Vì thế đối với tôi, cần phải lên tiếng, để những câu chuyện đặc biệt, ví dụ ở đây là bốn thế hệ phụ nữ Việt Nam sống ở Pháp, có thể được thuật lại và chấp nhận những giá trị phổ quát, vì không chỉ có mỗi phụ nữ Việt Nam sống tại Pháp, mà còn có rất nhiều phụ nữ có nguồn gốc khác nhau, mầu da khác nhau, và dĩ nhiên là có cả đàn ông.
Điều quan trọng là cuối cùng người phụ nữ cũng có thể nói ra câu chuyện của họ, để nam giới có thể nghe được, bởi vì, một xã hội mà không nghe câu chuyện của một phần dân chúng chỉ vì họ sinh ra là phụ nữ, bởi vì họ sinh ra là da đen hay da vàng, thì mất đi một phần nhân loại. Tôi nghĩ điều đó rất quan trọng. Và điều quan trọng nữa là phụ nữ Việt Nam sống tại Pháp có thể kể những câu chuyện gần gũi tất cả mọi người, chứ không chỉ trong một bộ phận chủng tộc hay giới tính ».
Đây là cách riêng của Trúc Mai để cổ vũ cho nữ quyền. Một bộ phim giúp Trúc Mai hóa giải những khúc mắc trong lòng, nhưng cũng là hành động dấn thân về chính trị.


Phim Les Rivières được chiếu tại :
- rạp Les Trois Luxembourg (Paris) từ ngày 21/01/2020.
- Cineclub Yda (Paris, quận 13) ngày 22/03/2020.
- lesrivieres.maihua.fr
- vimeo.com/ondemand/therivers
Theo RFI

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.