logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 14/03/2020 lúc 10:48:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dòng nhạc Aznavour trong phim Hollywood và quảng cáo truyền hình REUTERS/Gonzalo Fuentes

Đôi khi một đoạn nhạc phim quảng cáo làm sống lại những giai điệu tiêu biểu cho một thời. Sau trường hợp của nhạc phẩm ‘‘L’Amour l’amour’’ (Tình Yêu, Tình Yêu) của Marcel Mouloudji, lại đến phiên ca khúc để đời ‘‘La Bohème’’ (Kiếp phóng lãng) của Charles Aznavour. Đây là dịp để khám phá lại các bản nhạc Pháp kinh điển qua các bản phối khác lạ.

Bài hát ‘‘Kiếp phóng lãng’’ mà ban đầu ca sĩ kiêm tác giả Aznavour viết cho vở nhạc kịch ‘‘Monsieur Carnaval’’ vào năm 1965 rốt cuộc lại trở thành tình khúc gắn liền với tên tuổi của ông. Bài hát này kể lại cuộc sống lây lất nghèo khổ nhưng tự do phóng khoáng của giới nghệ sĩ đang chờ thời ở khu phố Montmartre.
Chính cái tư tưởng phóng khoáng thích tự do ấy đã khiến cho hiệu thời trang Yves Saint-Laurent chọn bài hát này làm nhạc nền quảng cáo cho mùi nước hoa mới của mình tên là "Mon Paris Intensément". Bài hát đã được nhà sản xuất Mỹ Stelios phối lại thành một phiên bản hoà âm điện tử, đôi khi đảo ngược hẳn cấu trúc của bài hát nguyên tác.
Nhạc La Bohème cho nước hoa Yves Saint-Laurent
Vĩnh viễn ra đi vào tháng 10 năm 2018, danh ca người Pháp Charles Aznavour đã để lại một di sản khổng lồ với 1.200 bài hát. Bộ vựng tập của ông cũng là một trong những répertoire được khai thác nhiều nhất sau ngày ông qua đời, dưới dạng nhạc hòa tấu không lời hay là qua các phiên bản hoà âm mới, trong phim quảng cáo hay trong các bộ phim truyện điện ảnh cũng như truyền hình.

Cách đây hai năm, bộ phim Băng cướp thế kỷ ‘‘Ocean's 8’’ của đạo diễn Gary Ross đã chọn hai giai điệu quen thuộc với giới yêu nhạc làm nhạc nền của bộ phim. Đầu tiên là ‘‘Bài hát của Lara’’ (La Chanson de Lara) mà nhạc sĩ Maurice Jarre từng soạn cho phim Bác sĩ Jivago (Docteur Jivago), kế đến là tình khúc ‘‘Parce que tu crois’’ cũng trích từ tuyển tập ‘‘La Bohème’’ (Kiếp phóng lãng) của nam danh ca Aznavour.
Vào trung tuần tháng Tư năm 2020, nữ ca sĩ Chimène Badi trình làng tuyển tập "Entre nous" bao gồm 43 ca khúc. Bộ đĩa chọn lọc này được xem như là tuyển tập đầy đủ nhất phản ánh 15 năm sự nghiệp của nữ ca sĩ người Pháp. Nhân dịp này, Chimène Badi ngoài những ca khúc đã từng làm nên tên tuổi của cô như "Entre nous" (Chuyện đôi ta) hay là "Je viens du Sud" (Người từ phương Nam) ca khúc của Michel Sardou, còn giới thiệu các bản song ca ăn khách, lần đầu tiên được phát hành trên băng đĩa.
Bộ tuyển tập của Chimène Badi
Đó là nhạc phẩm ‘‘Je te promets’’ (Hứa với em) sáng tác của Jean-Jacques Goldman do Chimène Badi ghi âm live với Johnny Hallyday trên sân vận động Parc des Princes vào năm 2003. Bài song ca này mở đầu cho các bản ghi âm hợp tác với Julie Zenatti qua nhạc phẩm "Zina" trên tập nhạc "Méditerranéennes" (Các tâm hồn Địa Trung Hải) hay song ca với Billy Paul (Ain't No Mountain High Enough) trên tuyển tập "Gospel & Soul". Chính trên tuyển tập dành riêng cho hai dòng nhạc soul và phúc âm, Chimène Badi đã ghi âm phiên bản ‘‘Viens, viens’’ (C’est ma prière).
Bài hát này từng ăn khách trước đây qua tiếng hát của Marie Laforêt. Trong nguyên tác, bài này có tựa đề tiếng Anh là ‘‘Rain, Rain, Rain’’ của nam ca sĩ người Đức Simon Butterfly (tên thật là Bernd Simon). Bản nhạc này từng được phóng tác sang nhiều thứ tiếng. Dalida ghi âm bài này trong tiếng Ý. Còn Marie Laforêt thu thanh trong tiếng Pháp. Đối với giới yêu nhạc, đây là dịp để khám phá lại bản nhạc nổi tiếng này qua phần trình bày của Chimène Badi và cũng là một cách để tưởng nhớ diễn viên kiêm ca sĩ Marie Laforêt qua đời hồi tháng 11 năm 2019.
Tinh khúc Joe Dassin theo cách phối Kazakhstan
Âm thanh khác lạ nhất trong tuần này đến từ ban nhạc mang tên là Made in KZ (Kazakhstan). Ba thành viên của nhóm chuyên trình bày lại các bản nhạc quen thuộc trong nhiều thứ tiếng kể cả tiếng Kazakhstan, Nga, Anh, Pháp hay là Tây Ban Nha. Ban nhạc này chuyên kết hợp âm thanh hiện đại với đàn dombyra, một nhạc cụ truyền thống của Kazakhstan, cây đàn có hình dáng giống như chiếc đàn nguyệt, nhưng do chỉ gồm có hai dây cho nên cách chơi dombyra lại gần với đàn nhị.
Cách đây ba năm, nhạc sĩ Bauyrzhan Itikeyev (thành viên chính của nhóm) đã có ý tưởng tạo ra một dự án hầu đem tiếng đàn dombyra truyền thống ra thế giới bên ngoài. Kết quả nằm ngoài sự chờ đợi của họ, vì tên tuổi của ban nhạc này đã vượt xa ngoài biên giới của Kazakhstan. Sau khi chinh phục thị trường nội địa, nhóm này còn đi biểu diễn thường xuyên tại các thành phố của Nga, Phần Lan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ hay Malaysia …..
Chính trong những vòng lưu diễn quốc tế như vậy, ban nhạc Made in KZ (Kazakhstan) mới nắm bắt được sự chờ đợi của giới hâm mộ, và từ đó đi tìm thêm những bài hát kết nối chặt chẽ các thành viên của nhóm với lượng fan đông đảo của họ. Từ những giai điệu cực kỳ nổi tiếng như ‘‘Hotel California’’ của nhóm The Eagles trong tiếng Anh, ‘‘Besame Mucho’’ trong tiếng Tây Ban Nha hay là ‘‘Et si tu n’existais pas’’ của Joe Dassin trong tiếng Pháp, ban nhạc này đã liên tục gây ngạc nhiên cho giới hâm mộ với những bản phối khác thường, dùng âm thanh ‘‘cổ xưa’’ để tạo thêm phiên bản mới, thổi một chút âm nhạc thế giới vào trong những tình khúc để đời …..
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.