Photo: RIA NovostiNạn đói sẽ không đe dọa cư dân trái đất, nhưng hết thời các thực phẩm giá rẻ. Đó là kết luận của các chuyên gia Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông nghiệp (FAO). Tuy nhiên, dự báo này giới hạn trong thời gian 10 năm tới. Còn điều gì sẽ diễn ra sau đó, các nhà khoa học không nên lên.
Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, nhà khoa học Anh Thomas Malthus đã lập ra lý thuyết nhân khẩu học, được gọi là Malthusianism. Theo thuyết này, trong tương lai sự tăng trưởng dân số sẽ vượt đáng kể tốc độ sản xuất lương thực, dẫn đến nạn đói không thể tránh khỏi. Vấn đề là sẽ xảy ra vào lúc nào? Báo cáo mới nhất của các chuyên viên Tổ chức Hợp tác kinh tế cùng đồng nghiệp FAO nhắc tới biểu hiện chậm lại của tăng trưởng nông nghiệp, kèm theo giá thịt gia cầm, gia súc và ngũ cốc bị đẩy lên. Bên cạnh đó, tổng diện tích đất màu mỡ trên thế giới tiếp tục chuyển động theo chiều hướng giảm. "Chẳng lẽ ông Malthus đã đúng?" - một số chuyên gia và học giả ca thán. Theo ý kiến của ông Andrei Sizov, giám đốc một trung tâm phân tích Nga nhận định, quả thật vụ mùa năm nay sẽ đẩy mức giá, nhưng đó chưa thể là biểu hiện của nạn đói.
“Tôi vốn lạc quan và không đồng ý với dự đoán của những người theo tuyết Malthus, rằng dân số trái đất sẽ vượt quá khả năng sản xuất lương thực trên hành tinh. Những dự đoán như vậy xuất hiện không phải lần đầu. Ví dụ, vào giữa thế kỷ trước, trong những năm 1950, tổ chức chuyên gia có ảnh hưởng như Câu lạc bộ Rome cũng tích cực nói về thiếu thực phẩm. Nhưng tiên đoán này đã không xảy ra. Còn tôi thì nghĩ rằng, với sự hỗ trợ của công nghệ nông nghiệp vấn đề sẽ được giải quyết trong trung hạn: năm, mười, hai mươi hay ba mươi năm.”
Ông Andrei Sizov nhận định, giá cao của các sản phẩm nông nghiệp không chỉ cho phép nông dân thu lợi, mà còn kích thích bản thân công nghệ nông nghiệp phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
Nhưng sự tăng giá lương thực cũng có một mặt trái, - chuyên gia Nga Vladimir Bragin cho biết ý kiến:
“Những biểu hiện tăng giá lương thực thường quan sát thấy ở các nước đang phát triển. Ví dụ, có ý kiến mà tôi phần nào đồng ý là các sự kiện ở Trung Đông dẫn đến đảo chính, liên quan tới thực tế giá lương thực cao. Các yếu tố này đã dẫn đến bất ổn chính trị, thậm chí cách mạng và lật đổ chế độ. Đối với các nước phát triển, thực phẩm chiếm một phần khá nhỏ trong giỏ chi phí tiêu dùng, nên nhìn chung không phải là biểu hiện thảm họa đối với nền kinh tế.”
Rõ ràng, vẫn chưa tới thời khắc của học thuyết Malthus.
Source: Tiếng nói nước Nga