Hình 1: Khánh Ly và Trịnh Công Sơn trong một mùa Đông ở thành phố Montreal
Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của Trịnh Công Sơn tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại.Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ. Ông cũng được xưng tụng là một nhạc sĩ viết tình ca hay nhất thế kỷ
Nnận định về tình yêu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết:
“Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu.”
Nói về những người tình của Trịnh Công Sơn, bà Trịnh Vĩnh Trinh, em ruột của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã xác nhận chỉ có hai bóng hồng trong cuộc đời của anh trai mình là Ngô Vũ Dao Ánh và Khánh Ly. Theo bà Trinh, chỉ có hai người phụ nữ này mới là người gắn bó với nhạc sĩ đúng nghĩa nhất.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết về Khánh Ly: "Gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly
Hình 2: Ngô Thị Dao Ánh trong một lần trở lại thăm Việt Nam
Ngoài Khánh Ly, người tình thứ nhì là cô Ngô thị Dao Ánh, em ruột của cô Ngô Thị Bích Diễm, người mà Trịnh Công Sơn đã một thời si mê, hàng ngày từ ban công nhà, nhìn cô đi học, đi qua cầu Tràng tiền . Sau đó ông đã sáng tác ra bài hát nổi tiếng Diễm Xưa.
Sau khi biết chị mình chia tay với Trịnh Công Sơn, cô em Dao Ánh đã viết thư an ủi. nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trả lời và mối tình đã kéo dài trong khoảng từ những năm 1964 cho đến 1967. Ông đã đơn phương chia tay vì nhận thấy là hai người sống cách xa nhau, và không có những hy vọng về một tổ ấm có ngôi nhà và những đứa trẻ cho người yêu, trong tương lai
Sau năm 1975, Dao Anh theo chồng qua Mỹ, và cũng không quên mang theo những kỷ vật của cuộc tình: những bức thư tình, những bản nhạc viết tay, những cọng cỏ khô, nhưng chiếc lá ép.Tổng cộng có hơn 300 lá thư tình.
Trịnh Công Sơn đã làm hàng loạt những bài hát tặng cho Dao Ánh như Mưa Hồng, Tuổi đá buồn, như cánh vạc bay và những bài sau năm 1975 để tặng người yêu đã đi xa như bài em còn nhớ hay em đã quên.
Trong một bài viết về kỷ niệm, về Ngô Thị Bích Diễm, về bài hát Diễm Xưa, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết :
“Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng cây long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt để cuối cùng đến một nơi hò hẹn.
Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường - giấc mơ liêu trai ngày nào sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.
Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi rất xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỉ niệm. Kỉ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng vẫn phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa.”
Theo Thoibao
Sửa bởi người viết 21/07/2013 lúc 11:59:42(UTC)
| Lý do: Chưa rõ