logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/07/2013 lúc 08:29:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Vân Nguyễn bị chính phủ Singapore xử tử hình vào năm 2005 vì tội tang trữ 400gr heroin. (Credit: ABC)
Người phát ngôn Chính phủ Liên bang Úc, bà Anna Burke, đã kịch liệt chỉ trích Hãng truyền hình SBS về việc cho công chiếu bộ phim truyền hình có cảnh hành quyết một người dân Melbourne ở Singapore.

Vân Nguyễn bị treo cổ ở Singapore vào năm 2005 sau khi bị buộc tội tàng trữ 400 gram heroin.

Mẹ Vân Nguyễn, bà Kim Nguyễn, nhiều lần từ chối hợp tác với công ty sản xuất bộ phim và kêu gọi nhà sản xuất từ bỏ dự án này.

Bộ phim hai tập có tựa đề ‘Better Man’ miêu tả hầu hết các chi tiết và người xem hầu như không phải tưởng tượng. Đoạn kết là hình ảnh thời khắc kết liễu cuộc đời Vân Nguyễn, xác anh treo trên chiếc dây thừng hành quyết.

Tạp chí trực tuyến Hoopla của Wendy Harmer miêu tả bộ phim là ‘nghệ thuật làm tổn thương cuộc sống’.

Bộ phim tái hiện sự thật Vân Nguyễn đã qua đời nhưng mẹ anh, bà Kim Nguyễn, và người anh em song sinh Khoa Nguyễn vẫn sống trong đau buồn. Bộ phim cũng đề cập đến cuộc sống của những người bạn của Vân và nhóm luật sư liên quan đến vụ việc này.

Bà Anna Burke, người phát ngôn của Chính phủ Liên bang và là nghị sĩ của Melbourne, nơi mẹ của Vân Nguyễn đang sinh sống, phát biểu: “Bà Kim không muốn gia đình mình bị tổn thương một lần nữa. Họ đã đủ đau khổ. Nỗi đau của họ không kết thúc vào năm 2005 mà kéo dài tới hôm nay. Tôi vừa nói chuyện với bà ấy trên điện thoại cách đây 1 giờ và bà ấy lại khóc rất nhiều. Mỗi lần đoạn quảng cáo bộ phim xuất hiện trên tivi, mọi ký ức lại tái hiện.”

Theo bà Burke, công ty sản xuất bộ phim và đạo diễn Khoa Đỗ đã liên lạc với bà Kim trong vài năm qua. Bà Kim luôn từ chối tham gia và một vài lần bà đã đi tư vấn pháp luật để tìm cách ngăn chặn việc sản xuất bộ phim.

Tuy nhiên, việc những người còn sống không đồng ý hợp tác chưa đủ để ngăn chặn việc thực hiện bộ phim.

Việc chiếu cảnh hành quyết và hình ảnh người tử tội đu đưa trên dây thừng đòi hỏi những lý do rất xác đáng, đặc biệt khi nhà sản xuất biết rõ tác động của nó với những người thân hiện đang còn sống.

Cách đây một tháng, nhà sản xuất bộ phim, công ty truyền thông Fremantle, ban đầu cho biết họ sẵn sàng trả lời phỏng vấn về bộ phim ‘Better Man’ trên chương trình thời sự buổi tối của Hãng truyền thông Quốc gia Úc (ABC) và đề nghị gia đình nên hợp tác trong giai đoạn trước khi sản xuất bộ phim.

Tuy nhiên, hôm nay (25/07/2013), công ty này hỏi ý kiến chuyên gia về các vấn đề thời sự của Hãng truyền hình SBS. Đầu tiên, SBS cho phép phỏng vấn diễn viên đóng vai Vân Nguyễn nhưng cuối cùng họ rút lại ý kiến và đưa ra tuyên bố: “Nhà sản xuất bộ phim ‘Better Man’ đã hành động thận trọng với gia đình bà Nguyễn trong suốt quá trình sản xuất bộ phim. ‘Better Man’ cũng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trong thời gian dài và chúng tôi cảm thấy đây là loạt phim có tính chính trực.”

Khi được hỏi, bà Anna Burke cho rằng SBS và công ty truyền thông Fremantle đã khéo léo chối bỏ những gì họ đã phát ngôn. Họ đưa ra tài liệu chứng minh gia đình bà Nguyễn không liên quan tới việc sản xuất và họ yêu cầu bộ phim không chỉ bằng Tiếng Anh mà sẽ được dịch sang cả Tiếng Việt.
Source: ABC Australia
xuong  
#2 Đã gửi : 02/08/2013 lúc 05:56:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Anh quốc làm phim về Nguyễn Tường Vân

UserPostedImage
Tài tử Jonathan, người vào vai Nguyễn Tường Vân trong TRAFFICKER

Hầu như mọi người Việt Nam trong và ngoài nước đều biết đến Nguyễn Tường Vân là người Úc gốc Việt cùng người em song sinh là Nguyễn Đăng Khoa sinh ngày 17 tháng 8 năm 1980 tại trại tị nạn SongKhla thuộc miền Nam Thái Lan và sau đó, định cư tại Úc theo mẹ đã bị kết án buôn lậu ma túy theo luật Singapore và đã chịu án tử hình dưới hình thức bị treo cổ theo Đạo luật Lạm dụng Ma túy, mặc dù có sự can thiệp tích cực của chính quyền Úc cũng như của một số cá nhân và tổ chức, vào ngày 2 tháng 12 năm 2005 sau 3 năm bị giam giữ tại Nhà tù Changi của Singapore.

Tháng 11 năm 2002, Nguyễn Tường Vân được một số người tại Úc móc nối và được đề nghị vận chuyển hàng từ Campuchia đến Melbourne và có thể là đến Sydney. Sau khi trở về Singapore từ thành phố Hồ Chí Minh, Vân được hướng dẫn tán bạch phiến, quấn quanh người. Thế rồi Nguyễn Tường Vân đã bị bắt giữ ở sân bay Changi khi làm thủ tục bay về Melbourne.

Tại phiên toà, Nguyễn Tường Vân thú nhận đã vận chuyển bạch phiến với mục đích kiếm tiền trả các món nợ cũng như các phí tổn pháp lý cho Khoa – người em song sinh đã từng bị ra toà vì tội sử dụng ma tuý và ẩu đả. Số bạch phiến vận chuyển là 396,2 gram, nhiều gấp 25 lần số lượng phải chịu tử hình theo Đạo Luật Chống Sử Dụng Ma Tuý của Singapore là 15 gram.

UserPostedImage
Mục Sư Ngô Đắc Lũy trong vai Linh Mục Peter Hansen, người vào xà lim thuộc nhà tù Changi, ban phép toàn xá, ơn tha thứ mọi tội lỗi… và xức dầu, ban của ăn đường cho Vân…

Toà Thượng thẩm Singapore đã tuyên phạt Nguyễn Tường Vân tử hình vào ngày 20 tháng 3 năm 2004. Đơn chống án của Nguyễn Tường Vân bị bác bỏ. Ngày 17 tháng 11 năm 2005, gia đình Nguyễn Tường Vân được thông báo án tử hình được thi hành ngày 2 tháng 12 năm 2005.

Để can thiệp cho Vân, thủ tướng Úc John Howard đã gửi thỉnh cầu cuối cùng đến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long xin ân xá cho Vân nhưng không có kết quả và án tử hình vẫn được thi hành vào ngày 02 tháng 12 năm 2005.

Trước đó, một bản thăm dò ý kiến – Morgan Poll – được đưa ra tháng 11 năm 2005 cho thấy rằng 47% dân Úc tin Vân phải bị tử hình, 46% nói rằng không nên thi hành án tử hình và 7% không có ý kiến. Riêng trong cộng đồng người Việt cũng tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều về việc thi hành án tử đối với Nguyễn Tường Vân: Một số cho rằng chịu án tử hình là đúng đắn, bởi buôn bán ma túy gây ra nhiều hệ lụy khó lường cho xã hội, số khác cho rằng, dù sao Nguyễn Tường Vân cũng chỉ là một nạn nhân của các ông trùm trong đường dây mua bán cái chết trắng đó, nhất là Vân đã khai báo rõ ràng kẻ chủ mưu, để cơ quan công quyền có thể bắt giữ để xỏa bỏ đường dây gieo rắc cái chết trắng này, thì cũng là một tình tiết để Nguyễn Tường Vân được khoan hồng, vả lại, chỉ có Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên Trời đất, muôn vật cùng loài người, thì chỉ có Chúa mới có quyền quyết định sự sinh tử của con người mà thôi. Việc ai đó tước đoạt quyền sống của người khác, dù với lý do gì cũng là một hành động thiếu nhân tính, khó chấp nhận. Và những cuộc tranh luận như thế giữa hai luồng tư tưởng của trong các cộng đồng người Việt đã khá sôi nổi suốt một thời.

Riêng đối với những người thuộc Hiệp Hội Điện Ảnh Vương Quốc Anh thì lại nhìn nhận sự việc với một góc độ khác, một tư duy khác mang tính chất Cause and Effect tức là nguyên nhân và hệ quả. Đó là lý do mà thuộc Hiệp Hội Điện Ảnh Vương Quốc Anh quyết định thực hiện bộ phim về Nguyễn Tường Vân, dưới tiêu đề TRAFFICKER bởi nguyên nhân sâu xa của cái hệ quả này là việc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam của cộng sản Bắc Việt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và với chính sách cai trị độc tài, sắt máu của tập đoàn cộng sản Việt Nam với các chính sách ngu dân và bần cùng hóa xã hội trên toàn cõi Việt Nam như chúng đã từng áp đặt nền thống trị đó trên toàn lãnh thổ Bắc Kỳ XHCN từ sau năm 1945 cho đến ngày cộng sản nhuộm đỏ cả đất nước sau tháng Tư năm 1975. Chính nền thống trị đó, cũng như chính sách trả thù hèn hạ đối với quân cán chính và đồng bào miền Nam, đã tạo ra làn sóng bộ nhân và thuyền nhân Việt Nam với hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do mà không ít trong số họ đã vĩnh viễn gởi lại nắm xương tàn giữa rừng sâu núi thẳm hay vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển lạnh – Số còn lại, đến được bến bờ tự do, nhưng cũng tại bến bờ tự do đó thảm kịch như Nguyễn Tường Vân cũng không phải là hiếm hoi.

Chính vì vậy, khi xây dựng kịch bản cho TRAFFICKER, Ken Kwek đã xoáy sâu vào vào cái nguyên nhân sâu xa gây ra thảm kịch đó như là một tội ác chống lại loài người đó là Chủ Nghĩa Cộng Sản và Chế Độ Cộng Sản Việt Nam, bởi nếu không có Chủ Nghĩa Cộng Sản thì đã không có Chế Độ Cộng Sản Việt Nam, và nếu không có chế độ cộng sản Việt Nam thì đã không có thuật ngữ Thuyền Nhân Việt Nam xuất hiện trong từ điển, nghĩa là đã không thể có hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do bằng thuyền đánh cá, và nếu không có làn sóng thuyền nhân Việt Nam phải bỏ nước ra đi tìm tự do, thì không thể có một Nguyễn Tường Vân một người Úc gốc Việt bị lên giá treo cổ ở Singapore…

Và chắc chắn là cộng động quốc tế chỉ mới nghe qua chuyện hàng triệu thuyền nhân Việt Nam đã phải đi tìm tự do sau ngày mất nước 30 tháng tư năm 1975, nhưng điều chắc chắn là họ không thể biết được để có được hai người đến được bến bờ tự do, thì một người khác phải vào tù vì tội vượt biên, phản quốc và một người khác phải bỏ mình giữa Đại Dương vì bão tố, vì hải tặc cướp giết, hoặc do bộ đội cụ Hồ bắn chết vì tội phản quốc… Và chắc chắn cộng đồng quốc tế cũng không thể biết được rằng ngoài những thuyền nhân phải đi tìm tự do bằng những con thuyền mong manh, bởi họ phải ra đi bất hợp pháp, thì cũng có hàng trăm ngàn người khác đã được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tổ chức cho đi bán công khai với mỗi đầu người ra đi phải cấp nộp cho nhà nước đến 10 cây vàng ròng, nhưng khốn nạn thay, họ chẳng bao giờ đến được bến bờ tự do như mong đợi, mà thay vào đó, khi tàu vừa rời khỏi hải phận Việt Nam thì đã có các đơn vị bộ đội biên phòng của cộng sản Việt Nam đón đợi để bắn giết hết tất cả thuyền nhân, rồi quăng xác xuống biển để phi tang…. Và đây chính là điểm xuyết của phim TRAFFICKER mà nhà biên kịch Ken Kwek và đạo diễn Larry Smith muốn gởi đến khán giả.

Tất nhiên, nhà cầm quyền CSVN đã không cho phép bất cứ một cảnh quay nào của TRAFFICKER được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, dù đó là cảnh người Việt Vượt biên từ các vùng duyên hải của Việt Nam, hay chỉ là cảnh Nguyễn Tường Vân trở lại Sài gòn vào năm 2002, mà thay vào đó tất cả đều phải tạo đựng ngay trên đất Thái Lan, với quang cảnh Sài gòn phải được xây dựng tại Bangkok, và quang cảnh các miền duyên hải Việt Nam thì phải xây dựng tại các tỉnh duyên hải Phetchabury, Andaman của Thái.

May thay, The British Association of Cinematographer và đạo diễn Larry Smith đã mời được một tiến sỹ ngôn ngữ học là người Việt đang tỵ nạn cộng sản làm trợ lý đạo diễn, đặc trách về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, nhờ đó mà TRAFFICKER đã giảm thiểu được những rào cản do giao thoa văn hóa – Cross cultural barriers-. Đặc biệt chính tiến sỹ Pastor Louis, cũng đã quyết định hủy bỏ một số cảnh quay người Việt vượt biên, do ngư dân Thái Lan đảm nhiệm, mà thay vào đó, những thuyền nhân Việt Nam được vào vai bởi chính những người Việt tỵ nạn cộng sản, mà không ít là những cựu thuyền nhân Việt Nam từng trải qua các trại tỵ nạn Sathu, Panatnikhorn, Sikiw của những thập niên 80s và 90s của thế kỷ trước, nhờ đó mà toàn cảnh một bức tranh về thuyền nhân Việt Nam trên đường đi tìm tự do được thể hiện rất sinh động bởi chính những nạn nhân của chế độ cộng sản Việt Nam, nhờ đó mà thông điệp mà kịch tác gia Ken Kwek và đạo diễn Larry Smith muốn gởi đến cộng đồng quốc tế về tội ác của CSVN qua TRAFFICKER được chuyển tải khá đầy đủ và trọn vẹn.

Theo kế hoạch phim TRAFFICKER sẽ được công chiếu tại Úc Châu và nhiều quốc gia có đông đảo người người Việt định cư khác vào đầu tháng 12 năm 2013, thời điểm mà 8 năm trước đây Nguyễn Tường Vân bị hành hình tại nhà tù Changi thuộc đảo quốc Sư Tử Singapore.

© Nguyễn Thu Trâm (Danchimviet)

Sửa bởi người viết 02/08/2013 lúc 06:00:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.114 giây.