logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/07/2013 lúc 11:04:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngày trước nơi ở của Phạm Quỳnh là một biệt thự rộng lớn tại Huế, biệt thự Hoa Đường. Nay hầu như dân Huế không ai còn nhớ, muốn tìm xem dấu tích, hỏi bạn bè lâu năm tại địa phương không ai biết. Tài liệu cổ nói vu vơ “biệt thự Hoa Đường nằm bên bờ sông đào gần Phủ Cam,” “mộ cải táng về trong chùa Vạn Phước,” lắm lúc rất mất thì giờ với những ông viết lách vô trách nhiệm, “nói cho có, nói lấy được.” Dựa theo nguồn tin mơ hồ đó tôi đi tìm biệt thự Hoa Đường.
UserPostedImage
Đường mới về Thuận An.


Con "sông đào" là sông An Cựu vì ngoài sông này chẳng còn con sông nào gần Phủ Cam. Tôi khởi sự từ nhà thờ Phủ Cam lần theo bờ sông An Cựu đi dần về hướng Đông. Từ cầu Nam Giao đổ về, hai bờ sông xây kè, thỉnh thoảng có bến cho người dân xuống tắm giặt. Đặc biệt, có một loại cây bám phủ xanh bờ kè, dòng sông êm đềm, một đôi chiếc thuyền câu. Đây cũng là nét thơ mộng của Huế. Mỗi lần gặp người lớn tuổi tôi dừng lại thăm chừng. Đa số đều trả lời "mần chi có hoa đường hoa bột chỗ ni.” Cũng có người hé lộ một tí "nghe nói rứa chớ biết mô.” Tuy không là nhà khảo cổ nhưng chuyện tìm kiếm dấu tích xưa tôi lại rất thích, không hề thấy mệt nhọc. Không những thế có lúc còn bỏ chạy trối chết (1) mà vẫn chứng nào tật nấy.
Xuống gần cầu An Cựu, may gặp một lão ông cho biết, “Trên ni đất của Duy Tân, Thành Thái, đất Phạm Quỳnh về dưới Hải Triều tề.”
UserPostedImage
Ô.bà Phạm Tuân (hình Nét)


Hình ảnh một biệt thư cổ đã lờ mờ hiện ra trong trí, thế nào cũng còn ít nhiều “bóng dáng xưa.” Dù cho “Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,” ít ra cũng còn chút gì, “cánh cổng xiêu, bức tường đổ” cũng quí. Tôi thấy vui vui.
Nhấn ga băng qua QL1, thấy tên đường đúng là Hải Triều (tên cũ Vạn Vạn ?), nhưng vẫn chưa ai cho biết đích xác biệt thư Hoa Đường nơi nào. Trong lúc loay hoay hỏi thăm, tôi bắt gặp một cảnh tượng rất đặc trưng của "văn hóa nước ta,” cảnh bến chợ An Cựu rác rến lềnh bềnh, thêm một chị tóc "hai lai" ngồi tè thoải mái. Người đi đường không ai để ý, thấy tôi lấy máy ảnh ra chụp, ai nấy nhìn theo hướng ống kính và cười tự nhiên. Đi thêm chừng cây số, tôi dừng xe, nhìn quanh chờ gặp một bác lớn tuổi để hỏi, nhưng toàn tuổi trẻ với cà phê, nhạc xập xình. Đang phân vân, thấy có con hẻm cũ kỹ, tôi chạy xe vào. Chỉ một đoạn vài chục mét, nhà bên đường có một ông đang cắm cúi viết gì đó nơi cửa ra vào. Cổng khóa, tôi nói to “Xin lỗi bác cho hỏi thăm….” Ông già vui vẻ ra mở khóa cổng vừa nói “nhà một mình tui phải khóa cổng sợ trẻ nhỏ vô phá, chớ chỗ ni an toàn, ông vô nhà chơi.” Thấy chủ nhà có vẻ thân thiện tôi vào đề ngay, “Thưa bác, tôi nghe nói trước kia, cụ Phạm Quỳnh có biệt thự Hoa Đường đâu gần đây, chắc bác biết?”
Chủ nhà cười thoải mái, “Dưới ni một đoạn, ông đi xuống chỗ có cây bồ đề cổ thụ, đó là bến Phạm Quỳnh. Còn biệt thự thì chừ dân chúng chiếm làm nhà hết rồi, chỉ còn sa tô đô nước thôi.”
“Như vậy bác ở đây trước giờ?”
UserPostedImage
Bến Phạm Quỳnh


“Từ nhỏ tui ở đây học chung lớp với con trai út của Phạm Quỳnh là Phạm Tuân.”
“Xin lỗi quí danh bác…”
“Tui là Nguyễn Văn Thảo học lớp nhì với Phạm Tuân trường tiểu học An Cựu. Sau ni mỗi khi về Huế, Phạm Tuân hay lấy xe chở tui đi.”
“Thưa có phải Phạm Tuân “phi hành gia?”
“Không mô. Ông là người con thứ 12 của Phạm Quỳnh, sinh năm Bính Tý 1936, định cư tại Hoa Kỳ.”
“Thưa bác, biệt thự Hoa Đường hồi đó chắc lớn lắm?”
“Lớn nhiều, 9 sào 15m, cây cối nhà cửa nghênh ngang. Sau 75 nhà nước quản lý, rồi dân chiếm làm nhà…”
“Xin hỏi thêm, mộ cụ Phạm Quỳnh chừ ở mô bác?”
“Ở trong chùa Vạn Phước gần trên chùa Từ Đàm.”
Bác gần gũi với Phạm Tuân chắc biết rõ về cái chết của cụ Phạm Quỳnh?”
Tui không rõ lắm, theo đồn đoán trước đây Ông bị Việt Minh bắt ngày 23 tháng 8 năm 1945 giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông bị giết sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi).”(2)
Để khỏi mất thì giờ của gia chủ tôi cảm ơn và đi tìm tháp nước biệt thự Hoa Đường. Lúc thấy gốc bồ đề cổ thụ sừng sững trước mặt, tôi dừng lại hỏi người đàn bà đang giặt rửa dưới bến, “Bến Phạm Quỳnh đây phải không bác?”
“Phải.”
Nhìn vào con đường hẻm đối diện, nhà cửa lố nhố của một xóm lao động, một bà già lom khom vào xóm, một tháp nước cao hẳn lên nền trời, đúng là “đất Phạm Quỳnh.” Tôi chụp mấy tấm ảnh làm bằng chứng, chứ chẳng còn gì là biệt thự cả. Con đường nhỏ có tên Trần Thanh Mại, chạy từ Hải Triều ra bến xe phía Nam thành phố Huế.
UserPostedImage
Tháp nước bt. Hoa Đường


Theo một số ảnh cũ để lại, thời ấy ngôi nhà chính của biệt thự là một tòa nhà xây hai tầng kiểu Pháp, có phần phụ dôi ra như lầu “nghênh phong,” “vọng nguyệt.” Một tòa nhà như vậy thời bấy giờ cũng thuộc loại đặc biệt. Phía trước hai trụ cổng đơn giản, hàng rào tường bình dị, nhìn chung nơi ở của vị thượng thư triều đình không có gì kiêu kỳ cách biệt lắm. Trước cổng nhà là bến nước, tam cấp xuống bến nhỏ hẹp, chỉ một lối dựa theo bờ sông. Tập quán người Việt, nhà gần sông là có bến để tắm giặt. Mười hai bến nước làng cổ Phước Tích(3), làng Dương Nổ (Phú Vang Huế), bến nước rộng, tam cấp đi thẳng xuống, không men theo bờ và có thể một lúc 5 – 7 người ngồi giặt thong thả. Do đời sống phát triển, ngày nay ít nơi có bến dạng “cầu ao.” Về mặt “truyền thống” thì hình ảnh chiếc cầu ao gợi nét thơ mộng và nghệ thuật hơn bến xây bằng gạch vữa.

UserPostedImage
Biệt thự Hoa Đường (trước 45, hình Net)


Ngày nay người dân vẫn gọi “bến Phạm Quỳnh.” Không rõ hồi đó dân ở chung quanh có được sử dụng bến này không. Trên bến, cây bồ đề là “chứng tích” của một thời đã qua. Gốc bồ đề phải mấy người ôm, tán cây nhoài ra mặt sông, phủ bóng râm suốt ngày. Cạnh gốc bồ đề có am thờ cô hồn, đây là một hình thức mê tín lâu đời của người mình. Cứ gốc đa gốc đề là có bát nhang có lễ bái… Lại thêm một bảng xây to bằng chiếc chiếu để viết thông báo của ủy ban xã. Các thứ linh tinh chẳng ăn nhập với khung cảnh, đôi khi phá hỏng bối cảnh của di tích lịch sử.
Sông An Cựu hai bên bờ có nhiều bến, nhưng dân chúng không chịu giữ vệ sinh, nhất là khoảng gần chợ như hình ảnh trong bài. Sông hồ ở VN là hố rác, bao nhiêu đồ dơ bẩn cứ tuôn xuống thoải mái, không chỉ giới bình dân mà ngay những công ty, nhà máy, bệnh viện…cũng tuôn chất thải ra sông hồ. Con sông Thị Vải (Sài Gòn), sông Nhuệ (Hà Đông) bị “bức tử,” bao nhiêu sinh vật sống nhờ sông đều chết trắng theo sông.

UserPostedImage
Nhà thờ Phủ Cam


Kết thúc chuyện tìm biệt thự Hoa Đường, tôi trở về Thuận An. Một người đi đường chỉ cho lối về gần nhất, không lui lại chợ An Cựu để đi đường 49. Chạy thẳng con đường theo sông chưa tới 1km là gặp đường cao tốc xuyên qua một khu gia cư đang xây cất. Đây là công trình chuẩn bị cho nhiều gia đình nằm trong qui hoạch giải tỏa. Chuyện “giải tỏa, giải phóng” mặt bằng đã diễn ra từ bao nhiêu năm nay. Việc mở mang đô thi, nhà máy, công trường là chuyện đương nhiên của một nước đang phát triển. Nhưng, nên có kế hoạch sao cho người dân tương đối thoải mái đừng dồn họ vào thế mang bệnh “tâm thần,” đẩy dân vào đường cùng đến nỗi phải nổ súng “hoa cải hoa cà,” như vụ Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng). Đấy mới là kế sách.
Con đường về băng qua cánh đồng rộng, vắng bóng xe, bầu trời bao la nắng đẹp, thú vị không gì bằng. Một cậu bé đang thong dong theo đàn trâu trên đường, tôi dừng xe, nhờ em bấm cho tấm hình. Cái máy nhỏ xíu, đơn giản thôi nhưng em cũng ngần ngừ e ngại. Giá có ai bấm cho một tấm chúng tôi với đàn trâu thì hay biết mấy.
Quê hương bao giờ cũng đẹp và hiền lành, thiên nhiên lúc nào cũng xinh tươi, chỉ vì con người thiếu hiểu biết, ăn ở không phải đạo, làm cho mọi người ngày nay trở thành nghi ngờ, chán ghét, đầu độc nhau, như ai nấy đều thấy khắp nơi. Tuy biết hàng hóa “lạ” mang mầm độc nhưng vẫn “vô tư” gài bẫy nhau. Xã hội như vậy thì đất nước đi về đâu. Thật đáng buồn! (tcn)
Tháng 12 - 2012
________________________________________________________________________

(1) Núi rừng A lưới trang 158 QHQOK tập 14
(2) Năm 1956, hai con của Phạm Quỳnh là bà Phạm Thị Hảo (1920) và Phạm Tuân (sinh năm 1936) hiện định cư tại Hoa Kỳ theo đoàn tìm mộ cụ Ngô Đình Khôi và con Ngô Đình Huân (anh và cháu TT Ngô Đình Diệm) để tìm hài cốt cha. Theo lời các nhân chứng thì Phạm Quỳnh bị hạ sát vào đêm 6 rạng ngày 7 - 9 năm 1945, khoảng 1 giờ sáng, có trăng câu liêm, tức ngày 1 tháng 8 năm Ất Dậu. Di hài ông được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước (xem bài Mộ Phạm Quỳnh).
(3). Làng cổ Phước Tích QHQOK tập 15 (January 2014)

Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 14, Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện), Về Nhiếp Anh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời người), sách dày trên 200 trang, có 8 phụ bản ảnh màu và cả trăm ảnh đen trắng.
Độc giả muốn có sách nguyên bộ 13 tập (discount 50% + 20$ tập mới) xin Liên lạc với tác giả qua:
PO.Box 163 Garden Grove, CA. 92842. Tel. (714) 657-2177. Website: www.ltcn.net – email: trannhungcong46@gmail.com

Bài và ảnh Trần Công Nhung
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.